Bà bầu bị bệnh gan ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu bị bệnh gan ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

19/04/2015 01:11 PM
515
Thai kỳ ảnh hưởng đến gan như thế nào? Người mẹ nếu nhiễm viêm gan siêu vi có thể mang thai được không? Nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể phòng ngừa?...

Bà bầu và bệnh viêm gan

Đây là nỗi lo lắng của nhiều chị em về vấn đề bệnh gan và thai kỳ. Xung quanh những thắc mắc này, BS Trần Kinh Thành (khoa Nội tiêu hóa – Gan mật, BV 115, TP.HCM) chia sẻ:

Gan có nhiệm vụ chuyển hóa đường, mỡ, protein, dự trữ các vitamin và chất sắt, sản xuất và bài tiết mật, giải độc máu, sản xuất các protein trong huyết tương và đảm nhiệm yếu tố đông máu.

Gan thai nhi được hình thành rất sớm, khoảng từ tuần thứ ba của thai kỳ trở đi. Từ tuần thứ sáu đến tuần thứ 10 thì gan thai nhi mới bắt đầu hoạt động, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Các hoạt động của gan tiếp tục được hoàn chỉnh dần trong suốt thời gian còn lại của thai kỳ. Gan hoạt động như người lớn khi trẻ 6-12 tháng tuổi.

Trong thời gian mang thai, gan của người mẹ có những thay đổi mà chỉ khi làm xét nghiệm sinh hóa mới thấy được sự biến đổi. Men gan tăng nhẹ, Bilirubin do mật tiết ra giảm suốt quá trình thai kỳ. Chất đạm, Albumin giảm do hiện tượng pha loãng. Giai đoạn này chất mỡ ở mức bình thường hoặc tăng đáng kể và sẽ giảm trong vòng 24 giờ sau sinh. Chức năng đông máu thay đổi không đáng kể.

Viêm gan siêu vi cấp gây ra bởi các siêu vi hướng gan A, B, C, D, E và G, có thể phân biệt về mặt huyết thanh học và siêu vi học. Viêm gan cũng có thể gây ra bởi các siêu vi hướng gan thứ phát khác, trường hợp này thường ít gặp hơn. Triệu chứng kèm dấu hiệu tiền vàng da trước 1-2 tuần, đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn. Sau khi vàng da xuất hiện các triệu chứng trên giảm và phục hồi sau 1-2 tháng đối với viêm gan siêu vi A, B, C.

Bà bầu và bệnh viêm gan - 1
Viêm gan siêu vi B: gặp nhiều ở châu Á, châu Phi. Bệnh thường lây qua đường tình dục, đường máu và có nguy cơ viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan về sau.

Viêm gan siêu vi A: bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm mầm bệnh, thời gian ủ bệnh từ 2-3 tuần. Với thai phụ tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong chu sinh tăng cao. Vì thế thai phụ bị viêm gan phải nhập viện điều trị, có chế độ ăn uống cân bằng, nghỉ ngơi cho đến khi ăn uống được, chức năng gan cải thiện hay tình trạng bệnh diễn tiến tốt mới xuất viện.

Viêm gan siêu vi B: gặp nhiều ở châu Á, châu Phi. Bệnh thường lây qua đường tình dục, đường máu và có nguy cơ viêm gan mạn, xơ gan, ung thư gan về sau. Thai kỳ không làm thay đổi diễn tiến của sản phụ nhiễm siêu vi B trước đó, tuy nhiên có nguy cơ cao lây truyền sang con khi sinh. Ở nước ta tình hình nhiễm viêm gan siêu vi B ở phụ nữ có thai chiếm tỷ lệ khoảng từ 10-13%. Nếu phụ nữ nhiễm siêu vi B và mang thai thì sự lây truyền bệnh sang thai nhi phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh của mẹ và phản ứng huyết thanh. Tỷ lệ % nhiễm bệnh cho con phụ thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh của mẹ. Trong ba tháng đầu tỷ lệ truyền bệnh cho con là 1%, sáu tháng là 10% và giai đoạn cuối là 60-70%.

BS.Thành cho biết thêm: nguy cơ truyền bệnh cho thai nhi có thể lên tới 90% nếu không có biện pháp bảo vệ ngay sau khi sinh. 50% số trẻ này bị viêm gan mãn tính và có nguy cơ xơ gan lúc trưởng thành. Tỷ lệ trẻ bị viêm gan B cấp là 5-7% và không có biểu hiện triệu chứng.

Các nghiên cứu cho thấy cơ chế lây bệnh lúc sinh và sau sinh chưa rõ ràng (có thể qua nhau thai khi chuyển dạ), vì thế biện pháp phẫu thuật (mổ lấy thai) cũng không ngăn chặn được sự lây bệnh.

Sự truyền bệnh trong tử cung (từ mẹ sang con) là trường hợp ngoại lệ. Nhiễm viêm gan siêu vi B ở mẹ có thể xảy ra trước khi có thai hoặc đang mang thai (ít gặp). Việc có thai không phải là yếu tố làm cho bệnh viêm gan siêu vi B ở mẹ nặng lên mà ngược lại, bệnh siêu vi B không gây ảnh hưởng xấu cho quá trình mang thai cũng như cho bào thai. Việc mang thai tiến triển bình thường, thai nhi vẫn phát triển tốt và không có nguy cơ bị dị dạng thai nhi. Chỉ khi mẹ mắc viêm gan siêu vi B nặng, lúc ba tháng cuối, thai nhi mới có nguy cơ sinh non.
 

Thai phụ bị nhiễm viêm gan B và những điều nên biết

Nếu mắc viêm gan B, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt). Một số trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng nên thậm chí, người bệnh không thể tự nhận biết mình đã mắc bệnh.

thaiphu400 Thai phụ bị nhiễm viêm gan B và những điều nên biết

Cơ chế lây nhiễm

Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao qua máu, chất dịch vùng kín (cả ở nam giới và nữ giới) và các chất dịch khác trong cơ thể. Thai phụ sẽ mắc viêm gan B theo những con đường sau:

  • Quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B.
  • Bẩm sinh.
  • Sử dụng chung bàn chải đánh răng (có dính máu của người mắc viêm gan B).
  • Nhận máu từ người nhiễm bệnh.

Triệu chứng

Nếu mắc viêm gan B, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, chán ăn và vàng da (mắt và màu da trở nên vàng nhợt). Một số trường hợp mắc bệnh mà không có triệu chứng nên thậm chí, người bệnh không thể tự nhận biết mình đã mắc bệnh.

Cách nhận biết bệnh

Bác sĩ sẽ tiến hành phân tích mẫu máu của mẹ. Với nhóm thai phụ mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm khác để kiểm tra chức năng gan cho thai phụ.

Nguy cơ cho mẹ và bé

Nếu mẹ mắc viêm gan B mà không được điều trị, virus gây bệnh từ mẹ sẽ được chuyển qua bé với tỷ lệ 10-20% (nguy cơ lây bệnh cho con có thể lên tới 80-90% nếu mẹ mắc viêm gan B trong quý III của thai kỳ). Khi ấy, bé sẽ mắc viêm gan B mạn tính, những bé mắc viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng của bệnh khi mới chào đời nhưng bé có nguy cơ cao về bệnh ung thư.

Trường hợp mang bệnh, bé sẽ được điều trị ngay sau khi chào đời. Nếu không mắc bệnh, bé vẫn cần được tiêm phòng viêm gan B. Đây là cách phòng viêm gan B tốt nhất cho bé.

Nguy hiểm cho mẹ:

Khi chuyển dạ hoặc bị sảy thai, người mẹ có nguy cơ tử vong cao do mất các yếu tố đông máu và rơi vào tình trạng hôn mê do gan mất chức năng chống độc.

Cách xử trí

Nếu kết quả xét nghiệm máu là dương tính với viêm gan B, thai phụ sẽ được chỉ định tiêm globulin miễn dịch (HBIG) – một loại kháng sinh để cơ thể chống lại những triệu chứng nặng của viêm gan B.

Vì virus viêm gan B trực tiếp ảnh hưởng đến gan nên thai phụ cần tránh đồ uống có cồn.

Phụ nữ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai.
 

Mẹ bị bệnh viêm gan B ảnh hưởng đến con như thế nào?


viem-gan-B

Hỏi: Em năm nay 25 tuổi đang mang thai được 2 tháng và em đi xét nghiệm máu thì bị nhiễm virut bệnh viêm gan B. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi khi sinh ra không? Duong Thi Ha

Trả lời:

Nếu mẹ bị bệnh viêm gan B, thì Thai nhi vẫn có thể mắc bệnh viêm gan B là 80-90%. Biện pháp hạn chế là sau sinh trong vòng 24h phải tiêm vắc xin phòng chống cho bé, nên theo dõi và có sự tư vấn của bác sĩ sản khoa.

---

Hỏi: Tôi 26 tuổi, dự kiến cuối năm nay tôi lập gia đình. Tôi có điều lo lắng kính mong quý báo giúp đỡ: vợ sắp cưới của tôi hiện đang bị viêm gan siêu vi B mãn tính và đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố HCM, bác sĩ điều trị nói đến tháng 10/2011 có thể ngưng thuốc để theo dõi và có thể lập gia đình, mặc dù vậy virut siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể chứ không hết hoàn toàn. Xin quý báo tư vấn giúp: - Khi chúng tôi lập gia đình thì có thể có con liền được không? - Khả năng lây từ mẹ sang con là bao nhiêu phần trăm? - Nếu lây từ mẹ sang con thì có cách nào giúp virut trong cơ thể bé không phát triển không? - Khi con tôi sinh ra chích ngừa viêm gan siêu vi B trong vòng 24 giờ sau sinh được không? Hân

Trả lời:

Hiện tại chưa có biện pháp gì để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B. Bạn vẫn có thể có con nhưng sau khi sinh em bé trong vòng 24h em bé cần được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B. Khi đó sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh.

---

Hỏi: Năm nay em 25 tuổi, đã có gia đình gần 1 năm, em có đi xét nghiệm thì kết quả là bệnh viêm gan B mãn tính, men gan bình thường. Em muốn hỏi bác sỹ giờ em muốn có em bé thì cần có những biện pháp phòng tránh gì để không lây từ mẹ sang con? Trước khi có bầu em có cần phải tiêm loại vacxin gì không ạ? Nhung Phạm

Trả lời:

Thai nhi vẫn có thể bị lây virus từ mẹ với tỷ lệ khoảng 80-90%. Trước khi mang thai bạn có thể tiêm phòng 1 số loại vắc xin như cúm, Rubella, thủy đậu...Biện pháp để hạn chế tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B của con bạn là ngay sau khi sinh trong vòng 24h em bé cần được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B.


Món ngon dễ làm cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Cách chọn tai nghe bà bà bầu cực tốt
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý