Chảy máu cam vốn được xem là một hiện tượng thông thường và chỉ cần ngửa cổ, nằm nghỉ một chút là ổn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn, cần phải theo dõi khi bị chảy máu cam vì rất có thể, đó là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
Nguyên nhân chính khiến bạn bị chảy máu mũi
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chảy máu mũi:
1. Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.
Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.
2. Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi "đi" qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.
3. Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.
Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).
4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.
5. Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.
Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe...
6. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn…
7. Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.
Nếu mũi thường xuyên bị chảy máu do những nguyên nhân thông thường như kích thích, dị ứng... thì tốt nhất nên khắc phục và hạn chế tình trạng này bằng cách:
- Tránh các chất độc hại hoặc các chất kích thích tác động vào mũi.
- Sử dụng khẩu trang sạch khi ra ngoài trời.
- Tránh ngoáy mũi
- Rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi để cải thiện lưu thông mũi.
- Không cắt hết lông mũi để đảm bảo chức năng bảo vệ khoang mũi.
- Xì mũi đúng cách.
Thông thường, bị chảy máu cam là do các mao mạch ở cuốn mũi không bền, bị vỡ gây chảy máu. Cũng có thể là do chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...), do viêm đường hô hấp trên, do thời tiết quá khô…
Nếu chảy máu cam do giảm sức bền thành mạch thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở lứa tuổi từ 20 trở lên mà bị chảy máu cam, ngoài những nguyên nhân kể trên phải nghĩ đến một số dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khác.
Hơn nữa, cũng phải căn cứ vào tần số chảy máu, hay bị chảy máu một bên mũi hay hai bên mũi… để xác định tính chất nguy hiểm của bệnh. Nếu thỉnh thoảng mới bị chảy máu cam, chảy đều cả hai bên mũi thì không mấy đáng ngại.
Ngược lại, chỉ bị chảy máu cam ở một bên mũi, kèm theo triệu chứng nhức đầu ở cùng phía với mũi bị chảy máu thì không thể coi thường. Rất có thể dó là dấu hiệu của dị tật trong mũi; do ung thư vòm họng; do các khối u mũi: Polip, ung thư cuốn mũi...; do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu); do rối loạn các yếu tố đông máu… rất nguy hiểm.
Khi bị chảy máu cam, cần phải dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. Cũng có thể dùng bông, gạc để cầm máu.
Bình thường, máu cam chỉ chảy một lúc, số lượng không nhiều, còn nếu đã có những tác động mà máu không ngừng chảy, chảy nhiều máu thì tốt nhất gọi cho bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân gây chảy máu.
Nhìn chung, khi bị chảy máu lâu, khó cầm máu, chỉ bị ở một bên mũi cố định kèm theo nhức đầu phía bên mũi bị chảy máu, hay chảy máu cam lặp lại… thì người bệnh nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tránh để lại những biến chứng sau này.
Điều trị chảy máu cam
Điều trị chảy máu cam cấp cứu:
Cho bệnh nhân ngồi thẳng để áp suất máu trong mũi giảm bớt, lấy mấy ngón tay bóp mũi để máu đừng chảy ra phía trước, ngồi nghiêng về phía trước, đừng ngửa cổ lên như nhiều người lầm tưởng. Ngước về phía trước để nếu máu có chảy xuống miệng thì nhổ ra. Giữ lượng máu chảy ra trong một chén hay thau để bác sĩ có thể lượng định khi gặp bác sĩ.
Giữ tay trên mũi cho đến khi ngưng chảy máu, nếu thả tay ra mà chảy lại thì giữ tay thêm 5-10 phút nữa. Nếu sau 20 phút vẫn còn chảy thì nên đi bác sĩ hay phòng cấp cứu.
Chảy máu cam và cách điều trị
Chữa trị chảy máu cam tại bệnh viện:
Ðây là những trường hợp nặng, người ta thường phải nhét bông, sợi vải, bong bóng cao su để ép chặt mạch máu. Nếu thấy cao áp huyết thì cho uống thuốc hạ áp huyết. Nếu thiếu máu thì truyền máu, nếu bị bệnh loãng máu thì trị thêm các bệnh này. Vì mũi bị nghẹt có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang nên luôn luôn cho bệnh nhân dùng thêm kháng sinh trong lúc mũi bị nhét bông. Thuốc chống đau cũng rất cần thiết để giúp bệnh nhân nghỉ ngơi và giữ cho áp huyết đừng lên cao.
Chữa trị chảy máu cam tận gốc:
Sau khi máu ngừng chảy và mọi việc tương đối yên ổn, bệnh nhân nên đi khám về tai mũi họng do một bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tìm nguồn gốc bệnh để điều trị dứt điểm cũng như bảo vệ mũi tốt hơn. Bác sĩ có thể tìm những mạch máu để đốt, có thể giải phẫu để sửa vách ngăn bị lệch…
Nếu đã từng bị chảy máu cam, hãy tăng cường bổ sung vitamin C theo đợt cho cơ thể. Ở trẻ nhỏ từ 8 – 9 tuổi, ngày uống từ 2 – 4 viên (1 viên = 1mg) trong vòng từ 6 – 7 ngày, uống nhiều nước. Người lớn trên 20 tuổi, uống bổ sung vitamin C từ 4 – 6 viên/ngày kéo dài từ 8 – 10 ngày (2 tháng uống một đợt). Còn nếu uống hàng tháng chỉ uống kéo dài từ 5 – 6 ngày. Còn uống liều cao 10 viên chỉ nên uống trong 5 ngày.
Tỉ lệ chảy máu cam ở trẻ em thường mắc cao hơn người lớn (Ảnh minh họa)
huốc cổ truyền trị chảy máu cam
Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay…Nếu bị chảy với lượng ít, sô lần ít, thì ảnh hưởng cũng không lớn. Song nhiều trẻ việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các cháu.
Y học cổ truyền (YHCT) cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân “huyết nhiệt” gây ra “huyết nhiệt sinh phong”, tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho “bức huyết vong hành”, tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. Do vậy mà YHCT thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.
Một số bài thuốc thường dùng
Khi chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là “loạn phát”, loạn là “rối”, phát là “tóc”. Trường hợp không có tóc rối thì cắt ngay một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, và đặt ngay vào bên trong lỗ mũi bị chảy máu, hít sâu vào trong, máu sẽ ngừng chảy ngay.
Sau đó hãy dùng các bài thuốc sau đây:
Bài 1: Ngó sen tươi 40g , móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách hai ngay ăn lại. Làm liền như vậy hai tuần là được. Cách này dễ làm và tiện cho trẻ nhỏ.
Bài 2: Lá sen tươi 50g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.
Bài 3: Lá cây huyết dụ 12 – 16 g, cỏ nhọ nhồi, lá trắc bách diệp, đồng lượng, sao đen, sắc uống, ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.
Bài 4: Hoa hòe (sao cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia hai lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút, uống liền hai tuần.
Bà 5: Thực địa 16g, trạch tả 6g, hoài sơn 8g, bạch linh 6g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì 6g.
Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ 30 phút. Uống liền 3 tuần lễ. Cũng có thể làm dưới dạng viên hoàn với mật ong, ngày uống 2 lần mỗi lần 9g. Phương thức này thích hợp cho những trường hợp cơ thể bị huyết nhiệt, do chứng âm hư hảo vượng, chứng chảy máu cam nhiều lần, cơ thể gầy và xanh…
Ngoài việc dùng thuốc YHCT ra, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là bổ xung thêm các loại rau quả tươi, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Trong trường hợp cần thiết uống thêm vitamin C và hoa hòe sao đen hàng ngày, dưới dạng chè hãm. Vì trong hoa hòe chứa rutin, một chất có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính thấm của thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Do đó, nó là thành phần hữu hiệu để đề phòng những yếu tố của bệnh xơ vữa động mạch và suy yếu tĩnh mạch, gây chảy máu cam, ho ra máu và các chứng sốt huyết khác.Bài thuốc chữa bệnh theo cách chữa của Đông y
- Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh.
Ngó sen là thân rễ thắt khúc từng đoạn của cây sen, mọc ngập trong bùn ở ao, đầm, hồ, có đường kính 3-5 cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác.
Để chữa chảy máu cam, lấy ngó sen 30g (có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ, lượng bằng nhau) để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay.
- Lấy lá trắc bách diệp 100g, sao đen, cho vào ấm sắc (đổ 150ml nước, sắc còn 50ml), lọc bỏ bã lấy nước. Ngoài ra lấy một củ tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền lấy gạc băng lại. Đắp tỏi trước khi uống nước trắc bách diệp.
- Lấy một nắm lá cây nhọ nồi, hoặc hai chiếc lá sen non, rửa bằng nước muối cho sạch, rang với một ít muội trôn nồi. Cho cả hai thứ vào một cái cối đã rửa sạch. Giã thật nhỏ, rửa sạch tay, vắt lấy nước cốt gạn trong để uống. Khi uống nên hòa vào một thìa nhỏ đường đỏ đánh tan.
- Lấy vài ngọn bạc hà vò nát vắt nước nhỏ vài giọt vào lỗ mũi. Hoặc lấy 10g hạt nhãn, gọt hết phần vỏ đen quanh hạt nhãn, sấy khô, tán bột. Lấy tăm bông chấm bột hạt nhãn rắc vào lỗ mũi.
Ngoài ra, có thể cho uống bột sắn dây pha đường và chanh, hay dùng 15g táo tàu ninh với móng giò (1 chiếc) mỗi ngày ăn một lần (ăn cả nước và cái).
Chữa bằng thuốc Tây Y
Nếu chữa bằng những cách trên mà vẫn thấy chảy máu, nên đưa con đi khám. Bác sĩ sẽ dùng gạc hút nước thấm một trong những dung dịch dưới đây vào niêm mạc mũi nghi chảy máu:
Dung dịch oxymetazolin: Lọ thuốc nhỏ giọt 0,025-0,05%. Thuốc có tác dụng co mạch tại chỗ, dùng trong các trường hợp viêm cương tụ mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, chấn thương, chảy máu cam.
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi, glaucoma góc đóng, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, bí đái. Tác dụng phụ có thể gặp là hắt hơi, rát tại chỗ, khô miệng họng. Thuốc chỉ dùng ngắn ngày. Nếu dùng dài ngày sẽ gây đau đầu, mất ngủ, hồi hộp, kích thích.
Dung dịch phenylephrin 2,5-5%: Thuốc có tác dụng co mạch nhỏ, chống chảy máu trong các trường hợp phẫu thuật nhỏ, chảy máu cam. Chống chỉ định trong các trường hợp glôcôm, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, bí đái, xơ cứng động mạch, trẻ dưới 6 tuổi. Chỉ dùng thuốc ngắn ngày. Đặc biệt không được dùng cùng lúc với các thuốc trị tăng huyết áp, thuốc ức chế aminooxydase, các amin cường giao cảm khác, trước khi gây mê bằng halogen.
Sau khi đặt thuốc ngừng chảy máu, cần đắp chất dầu đông hoặc nhỏ mũi dung dịch natri chlorid 0,9% để giữ cho mũi luôn luôn được ẩm. Đặc biệt, dặn trẻ không được cạy mũi hoặc xì mũi mạnh, nhất là khi mới đỡ chảy máu.
Bài thuốc phòng bệnh
Ðể phòng chảy máu cam, có thể dùng bài thuốc sau: thục địa 32g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, đan bì 12g, phục linh 12g, trạch tả 12g. Tất cả tán bột mịn làm hoàn với mật, mỗi viên hoàn 5g; ngày uống 3 lần mỗi lần một viên.
Lưu ý:Nếu thường xuyên có chứng chảy máu mũi, đã cho dùng cách trên mà vẫn không thấy cầm máu, và chân răng cũng bị chảy máu ròng ròng, hoặc khi chỉ có vết thương nhỏ mà vẫn cứ ra máu lâu không cầm được, cần phải đi khám bệnh ngay.
Phòngngừa chảy máu cam
Lý do thông thường nhất của bệnh chảy máu cam là khô mũi, do đó nên để ý đến thời tiết để giữ mũi đừng khô. Những lúc trời lạnh, khô, gió mùa Đông Bắc thổi làm không khí hanh khô và bụi bay đầy thì nên giữ cho mũi ẩm bằng cách bôi vaseline hay ointment vào trong mũi, chỉ bôi vào bên trong cánh mũi rồi bóp lại, không nên bôi sâu, làm cho đau.
Một biện pháp nữa rất tốt là xông mũi bằng hơi nước, có thể là cốc nước trà nóng, bát cơm hay canh nóng bốc hơi, máy xông cũng rất tốt nhưng tốn tiền và cần chỗ cắm điện. Xông mũi khoảng 15 phút mỗi lần, một ngày 3 lần trở lên để giữ cho mũi ẩm và sạch. Hơi nước trong phòng tắm hay phòng tắm hơi cũng rất tốt trong việc giữ vệ sinh cho mũi.
Kết luận
Chảy máu cam là điều thông thường, các biện pháp cấp cứu nói trên sẽ giúp trong đa số các trường hợp. Nếu mũi chảy máu lại sau một thời gian ngắn thì nên khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm bệnh và điều trị dứt bệnh.
Đối với trẻ sơ sinh, nên khám sớm vì chảy máu mũi có thể do những bệnh của cơ thể.Đối với trẻ ở tuổi biết đi, rất dễ chảy máu, nếu tái phát, nên khám bác sĩ.
Đối với những người ở tuổi trung niên thường do chấn thương hay vách ngăn, nên khám một lần để biết nguyên do.
Đối với những người ở tuổi già, nên khám sớm về các bệnh liên quan, máu khó đông và thường thì có áp huyết cao cần chữa trị.
Chảy máu cam khi mang thai
Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục kịp thời
Xử lý khi bị chảy máu cam
Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em
Quẳng gánh lo chảy máu cam ở bà bầu
Cạch cầm máu nhanh hiệu quả nhất
Cách cầm máu khi chảy máu cam nhanh nhất
(ST)