Thực phẩm giúp chuyển dạ nhanh cho mẹ bầu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm giúp chuyển dạ nhanh cho mẹ bầu

19/04/2015 01:14 PM
988


Những thực phẩm vừa giúp bổ sung dinh dưỡng vừa có tác dụng làm cho chị em phụ nữ dễ dàng vượt cạn, bỏ túi những mẹo nhỏ này mẹ bầu nhé.


Phụ nữ mang thai những tháng cuối thường được các mẹ, các chị từng trải qua cơn đau đẻ miêu tả quá trình vượt cạn của mình đều phải "lắc đầu lè lưỡi" , đúng là không đau gì hơn đau đẻ nhưng với một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua thời khắc "đau đớn" dễ dàng bằng những thực phẩm vô cùng dễ tìm

1. Dứa 

Trong dứa tươi có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Chính vì điều này mà việc các mẹ bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa tươi được biết đến như là một liều thuốc tự nhiên để giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Liều thuốc này đặc biệt cần thiết với những mẹ bầu đã quá ngày sinh nở. 

Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn dứa trong 1 vài tuần cuối thai kỳ, còn trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu không nên uống nhiều nước dứa bởi vì chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung có thể dẫn tới tiêu chảy rất khó chịu cho các phụ nữ mang thai. 

những-thực-phẩm-giúp-vượt-can-dễ-dàng

Nước dứa giúp cổ tử cung mở nhanh hơn (Hình minh họa)

2.  Chè vừng đen

Vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic. Ngoài ra hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.

Vừng đen đem nấu với sắn dây thành món chè vừa dễ ăn lại vừa thơm ngon. Mẹ bầu có thể ăn hàng sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35 nhé. Mỗi lần các mẹ chỉ cần ăn 1 bát ăn cơm là đủ.

những-thực-phẩm-giúp-vượt-can-dễ-dàng

Chè vừng đen giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng (ảnh minh họa)

3. Nước lá tía tô

Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thôi nhé. Nhớ là nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít.

4. Ăn rau húng quế

Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể thêm loại rau thơm này vào bữa ăn hàng ngày. Rau húng quế cũng có tác dụng giúp bà bầu những tuần cuối dễ dàng sinh nở hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn lại giúp mẹ bầu vượt qua “hành trình đau đớn” một cách nhanh chóng.

5.  Cà tím

Cũng như rau húng quế, mẹ bầu nên chịu khó thêm cà tím vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé. Theo kinh nghiệm dân gian, cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối của thai kỳ thôi.

những-thực-phẩm-giúp-vượt-can-dễ-dàng

Cà tím giúp co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở thuận tiện (ảnh minh họa)

6. Uống trà cam thảo

Mẹ bầu đã biết chưa, uống trà cam thảo thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt giúp quá trình lâm bồn được dễ dàng hơn đấy.

Cơn co thắt đến sớm, đến nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ, sinh con diễn ra nhanh hơn giúp mẹ bầu sớm được gặp bé yêu của mình.

7. Nước dừa nóng

Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng.

Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Quá trình sinh sớm hoàn tất, lúc ấy mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ kéo dài hành hạ nữa rồi.

những-thực-phẩm-giúp-vượt-can-dễ-dàng

Nước dừa nóng giúp mẹ bầu dễ vượt can (ảnh minh họa)

8.Rau lang luộc

Rau lang không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, là “kẻ thù” của táo bón và trĩ mà còn có tác dụng giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Ăn rau lang luộc thường xuyên trong những tuần cuối thai kỳ cho đến khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm thời gian đau đẻ.

Ngoài ra, sau khi sinh xong, ăn rau lang còn giúp sản phụ có nhiều sữa cho bé yêu bú nữa đấy. Các mẹ cùng thử xem sao nhé.

Ngoài những mẹo nhỏ thông qua việc ăn uống như đã nêu ở trên, mẹ bầu nên kết hợp với những hoạt động sau:

9. Massage

Hãy tìm cho mình một chuyên gia massage chuyên nghiệp và thực hành thường xuyên trong những tháng cuối thai kỳ. Massage đúng cách cũng giúp quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.

Nếu việc tìm chuyên gia massage chuyên nghiệp gây khó khăn, các mẹ có thể đến các trung tâm massage một vài buổi để học hỏi kỹ thuật massage đúng cách. Hãy biến mình và chồng yêu thành những chuyên gia massage hàng đầu trong gia đình nhé.

10. Kích thích ‘nhũ hoa’

Kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh và chị em bầu sẽ dễ dàng sinh nở hơn. Đây là phương cách phổ biến và hữu hiệu trong quá trình lâm bồn mà các chị em nên áp dụng.

11. Tạo cực khoái

Dù bất cứ hành động nào có thể tạo ra cực khoái cho chị em đều được khuyến khích thực hiện khi bà bầu đã lên bàn sinh nở. Cực khoái sẽ giúp quá trình lâm bồn dễ dàng hơn rất nhiều.

12. Đi bộ

Việc di chuyển khi bắt đầu có những cơn đau đẻ sẽ khiến thai nhi dễ dàng “rơi” vào vị trí sinh nở. Đây cũng là cách phổ biến nhất mà mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ khoa sản khi bắt đầu trở dạ đấy.

những-thực-phẩm-giúp-vượt-can-dễ-dàng

Vận động nhẹ nhàng giúp mẹ bầu dễ dàng sinh thường (ảnh minh họa)

Bí quyết chuyển dạ nhanh cho mẹ bầu


Massage

Nhờ chồng, mẹ hay người thân bên cạnh giúp bạn massage lưng, chân hay bất kỳ phần nào khác trên cơ thể để bạn được thư giãn và thoải mái. Massage làm giảm mỏi cơ, đỡ đau và giữ cân bằng tâm lý khi chuyển dạ.


Thay đổi tư thế

Bạn cố gắng đứng lên, đi lại một chút, nên vịn vào tay một người thân để tránh không bị ngã. Có thể xoay người nhẹ, ngồi tựa lưng hay bất kỳ một tư thế nào khiến bạn dễ chịu nhất.

Các nhà khoa học đã chứng minh việc đi lại vừa giúp bạn bớt đau đớn, vừa làm cho giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ ngắn hơn. Tư thế đứng thẳng sẽ làm cho cổ tử cung nhanh mở, giúp cho máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nhất thiết bạn phải đứng thẳng, có thể ngồi xổm, quỳ gối hay dựa lưng vào một điểm tựa nào đó… để luôn dễ chịu.

Tắm nước ấm

Nhớ là bạn chỉ nên tắm nước ấm chứ không phải nước quá nóng hay xông hơi trong thời gian dài. Tắm giúp bạn thư giãn thật hiệu quả và hạn chế tối đa cảm giác khó chịu, bức bối khi chuyển dạ.

Lưu ý: Hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện, khi đã quá đau hoặc có cảm giác sắp sinh, bạn không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu.

Âm nhạc

Đeo một chiếc headphone vào tai để nghe những âm thanh êm dịu bất cứ khi nào bạn muốn. Âm nhạc là cách tốt nhất để giúp bạn bớt căng thẳng và lo lắng.

Dùng dầu thơm

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những loại dầu thơm phù hợp có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giúp bạn giảm đau, giảm sự co thắt khi chuyển dạ. Một số tinh dầu thơm hữu ích gồm: oải hương, hoa cúc, khuynh diệp, trà xanh, bưởi…

Thở đúng cách

Kỹ thuật thở cũng giúp ích cho những cơn chuyển dạ. Nên thở nông khi tử cung bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt. Hít vào thở ra chủ yếu tập trung ở miệng.

Điểm cuối của những cơn co thắt, bạn nên thở sâu để tránh cảm giác đau đớn, hít vào bằng mũi thật sâu và thở ra chậm rãi.

Châm cứu

Cách này cũng giúp thai phụ đỡ đau và các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt, giảm stress, buồn phiền, chống đau lưng... Trên thực tế, ít trường hợp phải vận dụng đến biện pháp này.

Tưởng tượng đến những gì thú vị

Kết hợp với quá trình thở đúng cách, bạn nên giữ tinh thần được thoải mái tối đa, hình dung ra những khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, cánh đồng hoa hay bãi biển thơ mộng chẳng hạn, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.

Lưu ý: Khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện hay các trung tâm y tế. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là đau bụng từng cơn tăng dần, tử cung co bóp mạnh, nhiều cơn đau mạnh hơn. Âm đạo tiết dịch màu hồng.

Nhiều trường hợp vỡ ối lúc chuyển dạ. Khi ấy, âm đạo chảy nước, có thể nhiều hoặc ít tùy từng cơ thể mỗi người. Bạn cũng có thể thấy mỏi, đau vùng thắt lưng.

Nên chú ý đi tiểu, đại tiện trước để cơ thể sảng khoái hơn trong cơn chuyển dạ.


Tham khảo 4 cách thở giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ
 

Có nhiều phương pháp hỗ trợ đắc lực cho mẹ bầu đỡ đau hơn khi chuyển dạ, một trong những phương pháp đó là thở đúng cách.

Thở đúng cách vừa giúp giảm đau khi chuyển dạ vừa làm tăng lượng oxy cho cả mẹ và bé. Khi căng thẳng hay hoảng hốt, hơi thở trở nên nhanh và nông, có thể khiến bạn mất bình tĩnh và sớm kiệt sức. Vì thế, học cách thở đúng sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong cơn chuyển dạ.

1. Thở chậm - sâu

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ, cổ tử cung mở dưới 3cm.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm - sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.

Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.

2. Thở ngực nhanh - nông

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.

Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.

4 cách thở giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ 1
3. Thở thổi nến
Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.

Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.

4. Rặn

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".

Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.
 
Chuyển dạ (kèm theo những cơn đau, co thắt mạnh) có thể kéo dài 5 đến 10 tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn. Lúc này, thư giãn, thở đúng cách là những biện pháp làm bạn dễ chịu hơn.


Mẹo vặt khi chuyển dạ để giảm đau, dễ sinh
'Bí kíp vàng' để chuyển dạ dễ dàng
Có nên ăn uống khi chuyển dạ?
Chuẩn bị chuyển dạ


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý