Sự lưu thông máu kém lâu ngày có thể là nguyên nhân hình thành bệnh tim, đột quỵ . Tuy nhiên bạn có thể giải quyết được vấn đề trên phần nào nhờ chế độ ăn hợp lý. Dưới đây là các thực phẩm giúp máu lưu thông lên não dễ dàng.
Thực phẩm giúp máu lưu thông rất đa dạng, có loại chứa salicylate a-xít béo omega-3, catechin, lycopen… Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng chúng ở mức vừa phải, điều độ. Nếu dùng quá nhiều có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như gây chảy máu bên trong các vết bầm Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, hay chuyên gia dinh dưỡng khi muốn bắt đầu “lên lịch” cho một thực đơn với mục đích hỗ trợ khả năng lưu thông máu.
THỰC PHẨM CHỨA SALICYLATE
Những thực phẩm như gừng, nghệ, tỏi và hành tây có chứa salicylate, một hóa chất có thể ngăn chặn các tiểu cầu kết dính và làm chậm quá trình hình thành các cục máu đông. Các loại thực phẩm khác có chứa salicylate làm loãng máu và cải thiện sự lưu thông gồm ớt, nho khô, nho tươi, quả chà là, việt quất, dâu tây, quế, cam thảo…
Những loại thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Gừng có tác dụng chống ô-xy hóa hiệu quả, giúp ngăn chặn sự hình thành các hợp chất gây viêm nhiễm và có tác dụng kháng viêm trực tiếp.
THỰC PHẨM GIÀU A-XÍT BÉO OMEGA-3
Thực phẩm giàu a-xít béo omega-3 thường được xếp vào nhóm các loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe. Thườngxuyên tiêu thụ a-xít béo omega-3 không chỉ giúp ngăn ngừa sự kết dính các tiểu cầu, mà còn làm giảm sinh ra hợp chất leukotrienes (gây viêm nhiễm), nguyênnhân làm tổn hại thành mạch máu. A-xít béo mega-3 cũng ức chế sự sản sinh chất béo thromboxane (chất tạo ra tiểu cầu làm đông máu).
A-xít béo omega-3 có nhiều trong các loài cá như: cá thu, cá cơm, cá hồi, cá ngừ, cá trích và một số loại hạt như hạt lanh, đậu, dầu ô-liu, hay quả óc chó.
THỰC PHẨM CHỨA PHYTOESTROGEN
Thực phẩm có chứa phytoestrogen như hạt bí, các sản phẩm đậu nành,hạt lanh, hạt hướng dương, hạt vừng, cỏ ba lá đỏ làm tăng cường sự lưu thông máu.Phytoestrogen tăng sự giãn nở hoặc mở rộng các động mạch hẹp giúp cải thiện dòng chảy của máu, điều hòa huyết áp.
THỰC PHẨM CHỨA LYCOPENE
Các loại trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, cà chua có một lượng lớn lycopene ngăn chặn sự tích tụ các mảng bám, giúp lưu thông máu.
Mảng bám làm nghẽn mạch máu và cản trở sự lưu thông tự do của máu. Ngoài ra, dưa hấu cũng có chứa citrulline chuyển hóa thành arginine (một a-xít amin tăng cường chức năng của tim và hệ miễn dịch, giúp cải thiện hoạt động hệ tuần hoàn, Argininelàm tăng a-xít nitric giúp thư giãn các mạch máu cho người bị đau thắt ngực, huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác bằng cách tăng lưu lượng máu.
THỰC PHẨM CHỨA CATECHIN
Đồ uống như trà xanh, nước ép quả nam việt quất và nho có chứa catechin là chất giúp cải thiện sự lưu thông máu.Catechin trong trà xanh giúp ức chế sự hình thành a-xít arachidonic, một hợp chất làm cho các tiểu cầu kết dính lại với nhau. Trà xanh cũng ức chế sự sảnsinh thromboxane. Nồng độ thromboxane trong máu thấp hơn ức chế sự hình thành máu đông và cải thiện sự lưu thông máu.
THỰC PHẨM CHỨA VITAMIN B3, C VÀ E
Thực phẩm giàu vitamin B3 như hạnh nhân, rau lá xanh, các loại củ như khoai tây và cà-rốt giúp cải thiện tuần hoàn máu bằng cách làm cho các mạch máu lớn hơn. Cam là thực phẩm chứa vitamin C tốt cho sự lưu thông máu, giúp tăng cường các thành mao mạch. Còn thực phẩm giàu vitamin E như hạt bí giúp làm giảm sự tắc nghẽn máu, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
5 sai lầm trong ăn uống khiến chị em bị thiếu máu
Sai lầm 1: Rau quả không giúp bổ sung sắt
Rất nhiều người không biết rằng, ăn rau quả cũng có lợi cho việc bổ sung sắt. Bởi vì trong rau quả chứa rất nhiều vitamin C, axit citric và axit malic, các loại axit hữu cơ này có thể cùng với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó tăng độ hòa tan sắt trong đường ruột, có lợi cho sự hấp thu sắt.
Sai lầm 2: Ăn nhiều thịt không tốt cho cơ thể
Một số chị em tin vào các những lời tuyên truyền rằng ăn thịt có hại cho sức khỏe, nên chỉ chú trọng vào cộng dụng bảo vệ sức khỏe của các thực phẩm thực vật, dẫn tới việc kiêng ăn các thực phẩm động vật giàu chất sắt.
Trên thực tế, thực phẩm động vật không chỉ giàu sắt, tỷ lệ hấp thụ của nó cũng cao hơn, lên tới 25%. Nguyên tố sắt trong thực phẩm thực vật bị can thiệp bởi phytate, oxalate trong thực phẩm, nên tỷ lệ lệ hấp thụ rất thấp, khoảng 3%. Do đó, kiêng thịt sẽ dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, rau và thịt nên được ăn uống cân bằng.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh bị thiếu sắt gây ra thiếu máu. Ảnh minh họa
Sai lầm 3: Trứng, sữa có lợi cho những người thiếu máu
Sữa có đủ dinh dưỡng, nhưng hàm lượng sắt thấp, tỷ lệ sắt mà cơ thể hấp thụ từ sữa chỉ có 10%. Chẳng hạn như những đứa trẻ nuôi bằng sữa ngoài, nếu bố mẹ bỏ qua việc ăn thêm thực phẩm bổ sung, chúng thường có triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt.
Trứng bổ sung sắt rất tốt, hàm lượng sắt trong trứng khá cao, nhưng tỷ lệ hấp thụ sắt chỉ là 3%, nên trứng không phải là thực phẩm tốt để bổ sung sắt. Một vài protein nào đó trong trứng có thể kiềm chế cơ thể hấp thụ chất sắt.
Gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà tỷ lệ hấp thu đạt trên 30%, thích hợp với mục đích bổ sung sắt.
Sai lầm 4: Ngừng uống sắt khi triệu chứng thiếu máu được cải thiện
Những người thiếu máu thường uống thuốc bổ máu theo chỉ thị của bác sỹ, nhưng khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện hoặc ổn định liền lập tức ngừng uống thuốc. Đây cũng là cách làm sai lầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Phương pháp chính xác là uống thuốc sắt để điều trị bệnh thiếu máu, cho đến khi bệnh ổn định hắn, rồi lại tiếp tục uống thêm 6 – 8 tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ nhằm bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.
Sai lầm 5: Uống cà phê và trà bao nhiêu cũng chẳng hề gì
Đối với phụ nữ, uống quá nhiều trà và cà phê, có thể gây thiếu máu. Đó là do chất polyphenol trong lá trà và nhiều axit tannic trong cà phê có thể kết hợp với sắt hình thành các loại muối khó hòa tan, ức chế sự hấp thụ sắt. Do đó, phụ nữ uống cà phê và trà nên uống vừa đủ, một ngày 1-2 cốc là đủ.
Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ
Hiến máu có tốt không?
Tìm hiểu về bệnh thiếu máu cơ tim
Dinh dưỡng cho bé bị thiếu máu
Tính cách nhóm máu A
(ST)