Bé cần được chăm sóc răng miệng ngay khi có những chiếc răng sữa đầu tiên. Nhưng việc tập cho trẻ đánh răng cũng khiến cho không ít phụ huynh bối rối, hãy tham khảo một số gợi ý sau để việc đánh răng mỗi ngày trở thành thói quen và niềm vui của trẻ.
. Từ khi bé mọc răng đến dưới 3 tuổi
Làm sạch răng cho bé ngày hai lần với một chiếc khăn mềm hoặc miếng gạc ngay sau khi răng mọc. Men răng của trẻ nhỏ mỏng hơn rất nhiều so với men răng người lớn nên việc làm sạch đơn giản này đã có thể ngăn ngừa sâu răng. Sử dụng nước để đánh răng cho bé đến khi bé lên 2 tuổi, sau đó bắt đầu đánh răng với kem đánh răng có chứa fluoride, ban đầu chỉ dùng một lượng bằng hạt đậu. Điều này không chỉ làm sạch răng mà còn mang đến cho bé cảm giác nhẹ nhàng cho nướu răng.
Lứa tuổi 3 - 7
Trẻ em trên 3 tuổi nên bắt đầu tự đánh răng cho mình, bằng cách sử dụng bàn chải đánh răng mềm dành riêng cho trẻ nhỏ. Hướng dẫn bé đánh trong một chuyển động tròn nhẹ nhàng, rửa kỹ bằng nước, và nhổ nước bọt. Ban đầu việc đánh răng của bé nên được giám sát kỹ bởi cha mẹ cho đến khi trẻ được 6 hoặc 7 tuổi.
Trẻ em thích bắt chước người lớn, để đánh răng ở độ tuổi này có thể là một hoạt động gia đình thì cha mẹ nên cùng đánh răng với trẻ để thể hiện kỹ thuật đánh răng đúng cách. Trẻ cũng thích thú và chăm chỉ hơn nhiều khi có cha mẹ làm cùng đấy!
Trẻ cũng nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa khi trẻ được 3 tuổi.
Các mẹ nhớ thay bàn chải đánh răng 6-12 tháng một lần, đồng thời thay đổi kích thước tăng dần theo độ tuổi của trẻ. Nên chọn bàn chải có đầu nhỏ và lông vừa các mẹ nhé
răng sao cho đúng. Bạn nên mua bàn chải đánh răng có màu rực rỡ (giống như đồ chơi) với lông bàn chải mềm mại và thuốc đánh răng loại dành riêng cho trẻ em để tạo sự hứng thú cho trẻ. Bác sĩ nha khoa khuyên trẻ nên đánh răng trong thời gian 3 phút.
Sau khi đánh răng cho bé xong, bạn cũng cần lưu ý rửa mắt, tai và mũi cho trẻ. Thường xuyên ngoáy tai và mũi cho bé để tránh bụi bẩn là cách giúp bé không bị viêm nhiễm ở các vùng đó.
Kinh nghiệm hay của một bà mẹ tập cho bé đánh răng
Mẹ lên kế hoạch mua bàn chải, chọn loại kem đánh răng cho con nhưng với một thứ lạ lẫm như đánh răng, mẹ phải dùng rất nhiều “chiêu” mới dụ được con hợp tác. Sau đây là kinh nghiệm của mình về việc này:
Ảnh minh họa
Theo mình thì nên tập cho bé đánh răng bằng bàn chải và kem khi toàn bộ hàm răng sữa của con đã mọc hết. Đối với những bé mọc răng muộn (khoảng 2 tuổi chưa mọc hết hàm răng sữa) thì có thể đến tầm đó cũng cho bé tập đánh răng.
Việc đầu tiên trong “công cuộc” dạy con đánh răng mà mẹ cần làm là chọn mua bàn chải và kem đánh răng. Nếu có thể được, khi đi mua những đồ này, các mẹ hãy cho con đi cùng.
Trước và trong khi đi hãy trò chuyện với con. Nói với con rằng: Hôm nay, mẹ sẽ đi mua kem và bàn chải đánh răng cho con. Làm những thao tác mô phỏng việc đánh răng của bạn giúp con có thể hình dung dễ dàng thế nào là đánh răng?
Sau đó, hãy chọn những loại bàn chải có đầu nhỏ và lông bàn chải mềm; chọn một số bàn chải đạt tiêu chuẩn với các hình thù ngộ nghĩnh khác nhau rồi cho con tự chọn một trong số các bàn chải ấy để con có thể vui và thoải mái nhất khi đi mua bàn chải cùng mẹ.
Sau đó, bạn hãy chọn loại kem đánh răng có thể nuốt được phù hợp nhất với lứa tuổi của con. Mục đích là làm sao giới thiệu và cho con làm quen dần với việc đánh răng trong một tâm thế vui vẻ và thoải mái nhất có thể.
Ảnh minh họa
Từ tập xúc miệng
Các bé thường có thói quen là nước vào miệng thì sẽ nuốt ngay chứ không nhổ ra, nói chi đến việc biết xúc miệng. Rất nhiều bà mẹ than phiền rằng, bé dù đã chịu đánh răng nhưng cứ đến đoạn xúc miệng là lại nuốt “cái ực” chứ nhất quyết không chịu nhổ kem đánh răng ra. Dù rằng, mẹ đã chọn loại kem đánh răng có thể nuốt được.
Tuy nhiên, nếu cứ để cho con nuốt hoài vậy cũng không ổn. Chính vì vậy, việc dạy con cách xúc miệng luôn là vấn đề khiến các mẹ “đau đầu” nhất.
Kinh nghiệm của mình cũng như của một số mẹ đã tập cho con đánh răng thành công thì: Khi dạy con đánh răng, mẹ nên đánh răng mẫu cho con xem, tức là mẹ đánh răng cho con nhìn một vài lần, từ việc đưa bản chải đi lại trên răng đến khi xúc miệng. Mỗi một động tác mẹ nên làm sao cho thật ấn tượng. Ví dụ như động tác nhe răng ra để chuẩn bị đánh: Mẹ vừa làm vừa trêu đùa để con buồn cười và thấy việc đó giống như một trò chơi.
Khi mẹ chải răng, kem đánh răng sẽ có bọt, lúc này, mẹ cũng hãy làm một vài động tác gây cười khiến con cảm thấy thoải mái như là việc hé miệng ra và tiến gần sát vào mặt con rồi oà một cái. Con hẳn sẽ cười rất khoái chí vì việc này đấy.
Sau đó, mẹ nhổ kem đánh răng ra. Hãy nhổ trúng một cái gì đó: như chậu, con kiến dưới sàn hoặc một thứ đồ chơi nào đó. Cứ làm đi làm lại động tác đó một vài lần giống như là bạn đang chơi một trò chơi cho đến khi con có thể nhìn rõ và cũng muốn làm theo.
Hãy chuẩn bị một cốc nước lọc sạch, có thể uống được và tập đi tập lại cho con động tác này nhiều lần để con có thể xúc miệng và nhổ nước một cách thuẩn thục. Nên để cho con thấy phấn khích và coi đó như một trò chơi.
Ảnh minh họa
Đến học chấp nhận vị của kem đánh răng
Thực tế thì có một số trẻ khá thích thú với vị của kem đánh răng, nhưng cũng có một số trẻ nhè ngay và rùng mình với những mùi vị đó. Hiện nay, hầu hết các loại kem đánh răng đều có các mùi rất thơm và có vị loại quả, hoặc các loại kẹo. Vì vậy, hãy để ý xem con bạn thích loại quả gì, mùi vị gì nhất để lựa chọn loại kem đánh răng có mùi hương mà bé thích.
Nếu bé khó tiếp nhận kem đánh răng thì hãy kiên nhẫn để thử qua nhiều loại kem khác nhau về mùi vị và màu sắc. Quan trọng nhất là không để bé mất ấn tượng ban đầu về kem đánh răng bằng cách chọn đúng mùi và vị mà bé yêu thích.
Như bé nhà mình rất thích vị dâu nên mình chọn loại kem vị dâu cho con. Thời gian đầu khi con mới học đánh răng, nếu con muốn tự đánh hãy để cho bé được thoải mái dưới sự kiểm soát của mẹ.
Về phần mình, mẹ cũng phải chuẩn bị một bàn chải nhỏ để mẹ đánh răng hỗ trợ cho con. Như vậy mới đảm bảo rằng, việc đánh răng của con mang lại hiệu quả tốt.
Và tự đánh răng, tự xúc miệng
Biết xúc miệng, chịu cho kem đánh răng vào miệng và tự cầm bàn chải đánh răng thì lúc này, bé đã tự biết đánh răng rồi đấy. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải là người thường xuyên giám sát quá trình này của con.
Có nhiều mẹ phàn nàn rằng, con dù đã biết xúc miệng, biết tự cầm bàn chải nhưng thi thoảng vẫn nuốt kem, đánh răng xong đến đoạn xúc miệng cho nước vào thì lại nuốt luôn, dù trước đó đã tự biết nhổ ra.
Bé nhà mình giai đoạn đầu khi mới học cũng vậy. Mình thường phải tập đi tập lại cho con nhiều lần đến khi con không cần phải nhớ mà đánh răng theo quy trình đúng như một phản xạ.
Sau khi con đã đánh răng xong, các mẹ nhớ khen miệng con thơm và tán thưởng để con cảm thấy hào hứng. Con trai mình cứ đánh răng xong là tự nói miệng thơm rồi!
Ảnh minh họa
Đánh răng bằng bàn chải điện
Hiện nay, mình thấy nhiều mẹ chia sẻ trên các diễn đàn về việc dùng bàn chải điện cho con đánh răng?
Có nhiều mẹ cho rằng: Đánh răng bằng bàn chải điện rất sạch và con mình hứng thú hơn hẳn. Tuy nhiên, cũng có nhiều mẹ than phiền rằng, con họ không chịu được tiếng kêu của bàn chải điện và đưa ra một số phương pháp để con quen dần với tiếng kêu đó như: Đưa tiếng kêu của bàn chải điện ra xa con, sau đó cho nó bật đúng 1 giây rồi tắt đi. Mỗi ngày làm vài lần như thế, tăng thời gian lên sau mỗi ngày, mỗi tuần đển khi con chấp nhận tiếng kêu đó.
Tuy nhiên theo mình: Dù đánh răng bằng bàn chải thường hay bàn chải điện thì các mẹ đều nên có kế hoạch, cố gắng kiên trì không bỏ cuộc và cùng con làm tất cả những điều trên bằng tình yêu thương, sự ân cần của một người mẹ. Răng bé chắc chắn sẽ đẹp, sáng bóng và khoẻ mạnh.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Các mẹo 'dụ' bé đánh răng
Mỗi tối, bố cu Bin lại dụ con đánh răng bằng cách sáng tác một bài hát vui nhộn về việc chải răng. Bin thích lắm, cứ ngoắc miệng ra cười rồi cầm bàn chải phụ họa và hào hứng hẳn với việc mà trước đây cu cậu vẫn rất ghét.
Nhìn cảnh cậu con trai 5 tuổi mỗi sáng tự giác đánh răng rồi còn lăng xăng lấy giúp bàn chải, bóp kem và có khi "phê bình" cách bố mẹ chải răng, anh chị Bình vui lắm. Để có được kết quả này, hai người cũng phải khá vất vả và thử rất nhiều cách khác nhau. Ban đầu, mỗi lần bị bố mẹ lôi vào nhà tắm, ấn cái bàn chải vào tay là cu cậu lại oằn người, thậm chí còn kêu toáng lên.
Sau rồi, anh chị dù có nói ngọt hay dọa dẫm: "Không đánh răng rồi răng sâu, bố đưa đến cho bác sĩ nhổ hết, đau lắm" cũng chẳng ăn thua. Mãi sau này, nghe một người bạn mách, anh chị mới áp dụng mẹo bày trò chơi, sáng tác bài hát khiến cu Bi thích chí và tự nguyện đánh răng.
Bố mẹ cần chăm sóc răng miệng cho bé đúng cách
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện Răng hàm mặt trung ương, trẻ cần được chăm sóc răng miệng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ bởi lúc ấy răng sữa đã bắt đầu hình thành. Người mẹ cần ăn đa dạng, đủ chất, nhất là những thức ăn giàu chất xơ và canxi.
Từ khi bé chào đời, bố mẹ vệ sinh răng miệng cho con bằng cách cho bé tráng miệng bằng nước sạch sau mỗi lần bú, uống sữa.
Khi răng của con hình thành, bạn hãy dùng khăn, gạc mềm sạch, thấm nước muối loãng để lau rửa. Thỉnh thoảng, bạn có thể quấn gạc tẩm mật ong lau miệng, vừa giúp lưỡi bé sạch lại rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Bé có thể bắt đầu làm quen với việc đánh răng lúc 2 tuổi nhưng chỉ nên cho nhúng bàn chải vào nước muối loãng để tập dần, chưa vội dùng kem đánh răng và xúc miệng nước lã vì trẻ dễ nuốt các thứ này.
Khi con 3 tuổi, bố mẹ cho con dùng kem đánh răng trẻ em với lượng nhỏ bằng hạt đỗ và nên chải răng giúp bé.
Trẻ sau 6 tuổi có thể đánh răng một mình nhưng vẫn cần bố mẹ kiểm tra. Từ 12 tuổi trở đi, khi răng vĩnh viễn đã mọc đủ, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Bác sĩ Hồng Minh còn cho biết, hiện nay, tỷ lệ trẻ bị sâu răng vẫn rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là các bé hay ăn vặt, nhất là đồ ngọt và chưa biết vệ sinh răng sạch sẽ. Vì vậy, để bảo vệ răng miệng cho con, bố mẹ cần hướng dẫn con chải răng đúng cách sau mỗi bữa ăn hay ít nhất là 2 lần sáng và tối, chải đủ ba mặt: trong, ngoài và mặt nhai trong vòng 3-5 phút. Đồng thời, bạn nên hạn chế cho con ăn vặt, bổ sung nhiều chất xơ và canxi trong bữa ăn để răng phát triển tốt hơn.
Các mẹo để bé hứng thú và tự giác đánh răng
Các chuyên gia cho rằng để các bé thích và tự đánh răng đúng cách, bố mẹ cần nhẹ nhàng hướng dẫn, làm mẫu để bé bắt chước. Các bậc phụ huynh nên kiên nhẫn, giúp con làm quen dần với việc này, không ép buộc hay dọa dẫm kiểu như: "Nếu con không đánh răng mẹ sẽ cho đến bác sĩ" hay "không đánh răng thì không được ăn kem (hay một món bé thích) nữa"... Tốt nhất, bạn hãy tạo ra không khí vui vẻ, các trò chơi sống động làm bé hứng thú với việc này. Bố mẹ nên cùng đánh răng với bé và mua cho bé các loại thuốc đánh răng có mùi thơm của kẹo ngọt, hoa quả, những bàn chải có màu sắc sinh động với các hình thù ngộ nghĩnh.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo vài mẹo nhỏ mà các bậc cha mẹ khác đã áp dụng thành công với bé nhà mình:
- Đặt ghế trong phòng tắm và ngồi đánh răng cùng bé
- Dẫn bé đi chợ, cho bé tự chọn bàn chải, kem đánh răng, có thể nhiều loại một lúc.
- Treo các bức tranh có hình bé đang tự chải răng, hình toàn răng sâu... lên tường nhà tắm và chỉ cho bé thấy nếu đánh răng thì sẽ xinh hơn, ăn ngon hơn, còn không đánh sẽ có hàm răng đen xì, xấu xí như trong hình.
- Mua đĩa phim "Chú chó Trắng" hoặc "chú chuột Stuart Little" cho bé xem. Bé rất thích đoạn các con vật đánh răng và nhổ nước ra nên thường đòi làm theo.
- Hai mẹ con thi xem ai đánh răng kỹ sẽ được một mặt cười. Nếu một tuần có đủ 5 mặt cười thì bé sẽ được đi công viên. Nếu sau một, hai tuần, bé không còn hào hứng với giải cũ nữa thì mẹ có thể đổi bằng phần thưởng khác. Sau một thời gian, bé sẽ tự giác hơn.
- Sau khi con đánh răng một lượt mẹ đánh lại cho, vừa đánh vừa nói: "Răng này ăn bánh, răng này ăn kẹo, răng này ăn cơm, răng này ăn cháo"... nghĩa là liệt kê hết những thứ mà con đã ăn trong ngày, nếu ít quá thì thêm: "Đánh cho con sâu ở trong này ra, đánh cho cái chân của nó không chui vào đây này"... Cứ thế, bé đánh răng kỹ và rất hứng thú, sau 1-2 lần chẳng cần nhờ đến mẹ nữa.
- Nhờ những anh chị lớn hơn (đã biết đánh răng) mà bé thích chơi cùng đến nhà đánh răng và chỉ cho bé làm theo. Bé rất thích bắt chước các anh chị này.
Trong quá trình "dụ" con, có thể bạn sẽ tự mình sáng tạo ra nhiều cách hay và hiệu quả khác.
Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, phụ huynh nên tập thói quen dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Không phải đợi đến khi trẻ đã mọc răng chúng ta mới cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Ngay từ những năm tháng đầu đời, khi răng trẻ còn chưa mọc, phụ huynh nên tập thói quen dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu sau mỗi bữa ăn, và ngay trước khi trẻ đi ngủ.
Giai đoạn chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ nhú lên đến khi chiếc răng sữa cuối cùng mọc, tức là lúc trẻ khoảng 6 tháng tuổi tới 2 tuổi rưỡi; nên sử dụng bàn chải đánh răng nhỏ của trẻ em cùng với nước muối sinh lý hay kem đánh răng không có chứa fluor. Vì giai đoạn này trẻ không tự đánh răng được, phụ huynh nên giúp trẻ đánh răng.
Từ 3 tuổi trở đi, phụ huynh có thể khuyến khích và tạo môi trường vui thích để trẻ tự chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, từ đó xây dựng ý thức tự chăm sóc răng miệng của trẻ.
Đánh răng thường xuyên bằng loại kem thích hợp
Ngoài thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng, tuy nhiên ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần loại kem nhất định.
- Chẳng hạn từ 6 tháng tuổi đến khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên đánh răng cho trẻ với nước muối sinh lý hoặc kem đánh răng không có chứa fluor vì ở giai đoạn này trẻ không biết nhổ kem đánh răng.
- Từ 3-6 tuổi nên dùng kem đánh răng dành cho trẻ em.
- Từ 6 tuổi trở đi bé có thể dùng kem đánh răng của người lớn, nhưng chỉ sử dụng với một lượng nhỏ kem đánh răng cỡ bằng hạt đậu.
Nhiều nguồn thông tin nói fluor giúp phòng ngừa sâu răng. Vậy có nên bổ sung fluor cho mọi trẻ em?
Fluor giúp men răng trẻ em khoáng hóa, tăng sức đề kháng của răng chống lại tác động axit của các vi khuẩn gây sâu răng. Kể cả răng sữa và răng vĩnh viễn fluor tác động tại chỗ là chủ yếu.
Trên thực tế, việc bổ sung fluor chỉ cần thiết trong các trường hợp nhất định như:
- Trẻ thuộc các gia đình có nhiều người bị sâu răng.
- Trẻ hay ăn vặt, ăn nhiều thực phẩm ngọt.
- Trẻ suy dinh dưỡng.
- Trẻ có thói quen bú bình về đêm, bú sữa hay uống nước ngọt, nước trái cây bằng bình.
- Trẻ có thói quen ngủ mà ngậm vú mẹ.
Những trẻ này có nguy cơ bị sâu nhiều răng. Tuy nhiên, việc lạm dụng fluor ở trẻ nhỏ còn có thể gây nhiễm độc fluor. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng không nên bổ sung fluor cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ.
Có những em bé có thói quen bú sữa trước khi ngủ. Thói quen này có hại gì cho răng?
- Khi trẻ bú bình sữa hoặc uống nước hoa quả, nước ngọt khi đi ngủ, lượng đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng dẫn đến sâu răng.
- Sâu răng do bú bình thường tiến triển nhanh làm cho nhiều răng bị sâu cùng lúc. Dạng sâu răng này thường xảy ra trẻ có thói quen bú bình hoặc ngậm dung dịch ngọt vào ban đêm.
- Sâu răng do bú bình có thể dẫn đến hậu quả răng bị đau nhức khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, nguy hiểm hơn là nếu sâu răng trầm trọng răng có thể bị nhiễm trùng nặng cần phải nhổ.
• Cách phòng ngừa sâu răng do bú bình:
- Sau mỗi lần ăn hay bú sữa phụ huynh nên dùng gòn hay gạc lau sạch răng cho trẻ.
- Trước hết, phải lưu ý không để trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ, vì trong sữa có đường sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng. Nếu trẻ cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho trẻ ngậm bình nước thường và lấy ra khi trẻ đã ngủ. Khi trẻ khỏang 1 tuổi nên tập cho trẻ uống sữa bằng ly.
Chế độ ăn uống đúng cách
Đúng là ngoài việc chải răng, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất lớn đến răng miệng của trẻ. Trước tiên, trẻ nên hạn chế ăn vặt đặc biệt là các chất đường, bột dính...như bánh kẹo, nước ngọt...Cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng tốt cho răng và nướu như rau quả, trái cây tươi, phô mai...
Tăng chiều cao cho bé 2 tuổi, 3 tuổi
Chữa bệnh táo bón cho trẻ 3 tuổi an toàn hiệu quả nhất
Thức ăn cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Thức ăn cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Dạy con từ thuở lên 3
Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
(ST)