Cùng tham khảo những hướng dẫn học tiếng Anh thiếu nhi nhé các bạn. Ở cấp độ này cần một sự kiên trì trong cả dạy và học các bạn ạ
Dạy tiếng Anh thiếu nhi: 6 nguyên tắc vàng
Đề án “Dạy và học ngoại ngữ” trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008. Đặc biệt, trong đề án, dạy và học tiếng Anh có vị trí vô cùng quan trọng, nhất là việc dạy và học cho thiếu nhi. Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho thiếu nhi để việc dạy và học có hiệu quả
Chơi hơn dạy. Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh. Từ đó, hướng dẫn học sinh tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
Hướng dẫn phương pháp dạy tiếng Anh cho bé 2,3 tuổi đúng chuẩn
Về mặt khoa học, khi được 2 đến 3 tuổi là trẻ có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới, song song với tiếng mẹ đẻ… Do đó, nên cho trẻ học tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhưng phải đúng phương pháp.
Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ. Bởi vậy cũng không có vấn đề gì nếu cha mẹ muốn trẻ tiếp xúc với tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ.
Giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn tốt nhất để học ngoại ngữ, đây là giai đoạn mà trẻ có thể thẩm thấu và phát âm ngoại ngữ một cách chuẩn xác nhất. Hầu hết các trẻ học tiếng Anh giai đoạn này đều có khả năng nói tiếng Anh như người bản ngữ.
Trẻ nhỏ học tiếng Anh như thế nào?
Trẻ nhỏ là những người tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên. Khác với người lớn, các em tiếp nhận ngôn ngữ mà không nhận thức được rằng mình đang học ngôn ngữ đó. Các em có khả năng bắt chước cách phát âm và tự mình tìm ra các quy tắc. Chỉ có những người học tiếng Anh một cách bài bản thông qua những quyển sách ngữ pháp khi đã nhiều tuổi mới cảm thấy việc học nói bằng tiếng Anh thật là khó chứ với trẻ thì không như vậy.
Ích lợi của việc bắt đầu học tiếng Anh từ sớm
Trẻ nhỏ vẫn đang vận dụng những chiến lược học ngôn ngữ có tính bẩm sinh của riêng các em vào việc tiếp nhận tiếng mẹ đẻ và sẽ sớm nhận thấy rằng các em cũng có thể áp dụng những chiến lược này vào việc học tiếng Anh.
Trẻ nhỏ có thời gian học ngôn ngữ thông qua những hoạt động giống như trò chơi. Các em học ngôn ngữ thông qua việc tham gia vào hoạt động có sự tham gia của người lớn. Trước tiên các em sẽ tìm ra ý nghĩa của hoạt động đó rồi tìm ra nghĩa của ngôn ngữ mà người lớn sử dụng.
Những em có cơ hội học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ khi các em còn nhỏ sẽ sử dụng những chiến lược học ngôn ngữ bẩm sinh tương tự suốt cuộc đời các em khi học thêm những ngôn ngữ khác. Học ngôn ngữ thứ ba, thứ tư hay nhiều hơn thế dễ dàng hơn là học ngôn ngữ thứ hai.
Dường như những trẻ nhỏ tiếp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cái cách mà những đứa trẻ lớn hơn và người lớn vẫn làm, có khả năng phát âm và cảm thụ ngôn ngữ và văn hóa tốt hơn. Khi những đứa trẻ mới chỉ biết nói một thứ tiếng đến tuổi dậy thì và có khả năng tự ý thức hơn về bản thân, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên của các em biến mất và các em cảm thấy không có cách nào khác là phải học tiếng Anh một cách có ý thức thông qua những chương trình học ngữ pháp. Độ tuổi diễn ra sự thay đổi này tùy thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của từng trẻ cũng như kỳ vọng của xã hội nơi các em sống.
Phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em
Việc học và thông thạo tiếng Anh như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế thông dụng đã được xác định là thiết yếu cho mọi lứa tuổi. Vì lẽ đó, tiếng Anh đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào chương trình học chính khóa từ lớp 3. Quyết định này đã thể hiện rõ chiến lược trong giáo dục Việt Nam khi chọn tiếng Anh là trọng tâm hàng đầu để tiến vào tương lai.
Tuy nhiên, để giúp người học đạt được hiệu quả như mong muốn, cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi, trình độ và mục tiêu yêu cầu. Bài báo này tập trung vào đối tượng người học là trẻ em và việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em. Dựa vào yếu tố tâm lý lứa tuổi và các đặc trưng riêng biệt của trẻ em, bài báo đề nghị áp dụng một số hoạt động vui chơi vào việc giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh cho trẻ em như là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của người học.
Nhiều bậc phụ huynh đã tính đến việc cho trẻ em học tiếng Anh ngay từ mẫu giáo. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng lo lắng liệu việc này có ảnh hưởng gì đến tiếng mẹ đẻ của bé không? Trái với suy nghĩ này của nhiều người, việc cho bé yêu học tiếng Anh ngay từ khi còn rất nhỏ lại mang đến những hiệu quả bất ngờ quan trọng hơn là làm sao để tìm được một môi trường tốt nhất và một phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho trẻ em.
Xin lưu ý với phụ huynh một số phương pháp dạy tiếng anh cho trẻ em:
- Cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt.
- Nguồn tiếng Anh phải chuẩn (băng đĩa chuẩn, người nước ngoài – vì trẻ học phát âm sai từ đầu sẽ rất khó sửa)
- Khi cho trẻ học tiếng Anh tuyệt đối ko dịch nghĩa sang tiếng Việt. Hãy để trẻ hiểu bằng khái niệm.
- Bạn có thể cầm quả táo – hoặc chỉ vào bức tranh quả táo và nói với trẻ: “Apple” – nhưng tuyệt đối ko dịch “word by word” kiểu: “apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam, bus là xe buýt”
- Hãy dùng ngôn ngữ làm phương tiện chuyển tải chứ đừng là một môn học riêng biệt. Hãy cho con học bằng ngôn ngữ đó thay vì học ngôn ngữ riêng biệt.
- Đây là giai đoạn trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ 2: hãy cho trẻ tiếp xúc với môi trường tiếng Anh: nghe đĩa nhạc tiếng Anh, vận động theo các bài hát, khi trẻ vừa hát vừa vận động thì ngôn ngữ sẽ thấm vào trẻ một cách tự nhiên nhất. Trẻ sẽ học được các câu lệnh qua động tác, ví dụ: “clap your hand” “turn around” “sit down”.
Các bài hát nên có từ ngữ đơn giản, tiết tấu vừa phải để trẻ có thể nghe rõ lời và hát theo được.
- Cho trẻ làm quen với từ mới qua tranh ảnh, qua vật thể: chỉ vào quyển sách và nói ” a book”, chỉ vào bức tranh con chim và nói “a bird” nhưng tuyệt đối ko dịch nghĩa từ đó sang tiếng Việt – hãy để trẻ học bằng khái niệm. Ví dụ nó sẽ hiểu 1 vật có nhiều trang, có chữ, có tranh được gọi là “book”, 1 con vật có cánh, có mỏ, có lông, đậu trên cây được gọi là “bird”.
Có 6 nguyên tắc vàng trong dạy tiếng Anh cho trẻ em để việc dạy và học có hiệu quả.
Chơi hơn dạy
Chính xác phải nói đây là phương pháp “Dạy mà không dạy”, trong đó, giáo viên lên lớp không theo một giáo trình nhất định nào cả và tư tưởng chủ đạo không phải là dạy mà là tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho trẻ em. Từ đó, hướng dẫn các em tự làm chủ sân chơi và từng bước tự bổ sung các hoạt động khác nhau.
Hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết
Hình ảnh, trò chơi, nhạc họa, diễn kịch… nói chung là các hoạt động nhằm giúp trẻ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên, không gượng ép. Các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ từng bước hình thành phong cách riêng trong học tập. Phong cách riêng chính là nền tảng của chất lượng và hiệu quả học tập tiếng Anh cho trẻ em.
Học cụ hơn giáo trình.
Việc bám theo một giáo trình nào đó sẽ hạn chế năng lực sáng tạo của cả thầy lẫn trò. Hơn nữa, để có thể đa dạng hóa các hoạt động trong lớp, việc tăng cường học cụ là điều cần thiết.
Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần chú ý những học cụ (kể cả bài hát, trò chơi, diễn kịch…) bình thường dễ kiếm để làm tăng hoạt động của các em, nhất là cần khuyến khích trẻ tìm kiếm thêm các học cụ làm phong phú hóa quá trình học tập, khuyến khích trẻ nghe nói, giao tiếp Tiếng Anh nhiều.
Việc sử dụng các loại thiết bị công nghệ cao như máy nghe nhạc, điện thoại, truyền hình hay máy tính và các phần mềm kèm theo sẽ giúp đẩy nhanh việc nắm bắt ngôn ngữ nhưng không phải là cái duy nhất làm tăng hiệu quả sử dụng.
Nói nhiều hơn nghe-viết.
Thực tế cho thấy kỹ năng nói dễ học và bắt chước nhất trong học ngoại ngữ. Và khi nói được, trẻ đã từng bước xây dựng được tâm lý tự tin trong sử dụng tiếng Anh. Đây vốn là điểm yếu cơ bản trong giao tiếp Tiếng Anh đối với nhiều thế hệ đi trước.
Ngoài ra, do tập trung nhiều vào kỹ năng nói, các em cũng cần phải phát âm chuẩn. Điều này phụ thuộc rất lớn vào giáo viên, giáo viên phát âm chuẩn dễ giúp trẻ phát âm chuẩn. Qua đó trẻ em cũng phát âm Tiếng Anh chuẩn hơn.
Một cách hạn chế việc dạy tiếng Anh cho trẻ em phát âm không chuẩn là tăng cường các chương trình hướng dẫn phát âm qua băng đĩa, tivi, nghe nhạc…
Bắt chước hơn ngữ pháp.
Bắt chước là không thể thiếu được đối với trẻ em, đặc biệt trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ em. Bắt chước giúp quá trình học tập đi nhanh hơn, trong đó kể cả việc sử dụng các mẫu câu căn bản.
Ngữ pháp được hình thành từng bước trong quá trình học nhưng tránh không để ngữ pháp là trở ngại trong bắt chước. Tuy nhiên, bắt chước gồm cả xấu lẫn tốt. Việc xác định tốt hay xấu là do giáo viên và phụ huynh chủ động hướng dẫn để các em tự xác định và hành động phù hợp. Việc bắt chước sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng phát âm của trẻ, các em sẽ có thể phát âm Tiếng Anh với mức độ chuẩn gần với người bản xứ.
Vui hơn cho điểm
Thông thường, ở nước ta sau mỗi buổi học không riêng gì ngoại ngữ, phụ huynh thường hỏi là “hôm nay được bao nhiêu điểm” hơn là “hôm nay học có vui không, có gì mới không” như trong các hệ thống giáo dục khác. Chính vì tư tưởng này, trẻ phải chú ý lấy được điểm cao và vui chơi lại là thứ yếu. Từ đó, qua từng bậc học hình thành thói quen học vì điểm và bằng mọi cách phải có điểm số cao.
Điểm số cũng cần vì đó cũng là cách động viên trẻ nhưng động viên thì có nhiều cách khác nữa. Phải thay đổi để làm cho lớp học sinh động, trẻ có vui mới hình thành động cơ học tập tốt, có động cơ tốt mới nỗ lực đạt kết quả.
Ở nước ta, vẫn chưa có chuyên ngành dạy tiếng Anh cho trẻ em như ở nhiều nước khác. Sắp tới, cần chú ý xây dựng những lớp bồi dưỡng chuyên đề về dạy tiếng Anh cho trẻ em để không những nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mà còn rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới cả về phương pháp, kỹ năng và tạo nền tảng, thói quen cho trẻ học tập suốt đời trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh cho trẻ em
Các nguyên tắc dạy ngoại ngữ cho trẻ nhỏ 2,3 tuổi
Học ngoại ngữ càng sớm càng tốt
Một số ý kiến cứ nói là trẻ con nhỏ biết gì mà học, tiếng Việt còn chưa sõi… Các bố mẹ có biết là hiện tại, ở đâu tôi không nhớ, hôm nọ đọc trên CNN hay gì đó, có trường dạy ngoại ngữ cho trẻ 6 tháng tuổi không, và waiting list thì thôi rồi, cung không đủ cầu. Đơn giản bố mẹ cứ đặt con mình vào địa vị một đứa con lai, nó phát triển 2 ngôn ngữ cùng một lúc và đồng đều như nhau (với một điều kiện, sẽ giải thích sau), vì nó tiếp xúc với hai ngôn ngữ từ khi nó mới sinh ra. Đối với trẻ nhỏ thì Tiếng Việt cũng là ngoại ngữ khi chúng nó còn nhỏ, đúng không? Vì thế học ngoại ngữ càng sớm thì khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ lại càng cao. Bên cạnh đó, việc học ngoại ngữ sớm không chỉ giới hạn ở việc nó giỏi cái ngoại ngữ đó, mà còn làm cho trẻ thông minh, phát triển hơn vì đối với trẻ nhỏ, phát triển ngôn ngữ là quan trọng, và ngôn ngữ phát triển làm trẻ nhỏ sẽ khá hơn trong tất cả mọi lĩnh vực khác.
Phân biệt rạch ròi hai ngôn ngữ (ví dụ tiếng Việt và tiếng Anh)
Lại nói về con lai, đúng là có những đứa nói hai thứ tiếng rạch ròi, không lẫn lộn, và tốt như nhau, còn có những đứa lại bị loạn ngôn ngữ. Một vấn đề rất đơn giản thôi: Bố mẹ nói lẫn lộn. Nếu bố là người Anh chỉ nói tiếng Anh với con và nếu mẹ người Việt chỉ nói tiếng Việt không thì đứa bé sẽ phát triển được hai ngôn ngữ song song như thế, ngược lại nếu cả bố lẫn mẹ dùng cả hai thứ tiếng lẫn lộn ngay từ khi con còn bé thì hậu quả loạn ngôn ngữ là vô cùng cao, vì khi đó não bộ đứa trẻ không phân biệt được hai ngôn ngữ khác nhau, và nó mất đi khả năng phản xạ cần thiết nhất khi con người cần giao tiếp với nhau: nếu đứa trẻ biết mẹ nó chỉ hiểu tiếng Việt, nó sẽ phải tập nói tiếng Việt để mẹ nó hiểu nó, tương tự với bố…Vì vậy, thực sự nếu không đủ điều kiện để phát triển song song hai ngôn ngữ từ khi còn rất là nhỏ (ví dụ bố mẹ không có khả năng nói tiếng Anh, hay không có khả năng thuê một cô bảo mẫu nói tiếng Anh từ khi con còn rất bé, hay môi trường không cho phép – nếu con bạn là người Việt và bạn đang ở nước ngoài chẳng hạn, thì đó là môi trường lý tưởng để phát triển hai ngôn ngữ song song) hãy đợi con đến 3-4 tuổi và bắt đầu, thì chúng nó sẽ biết được đấy là ngôn ngữ thứ 2 vì tiếng Việt đã khá là phát triển.
Bé học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải
Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.
Cha mẹ phải kiên trì khi cho bé học ngoại ngữ
Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid, tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: mưa lâu thấm dần, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích… Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.
Phải dạy bé chuẩn ngay từ đầu
Accent không quan trọng, người ta có thể nói giọng Úc, giọng Mỹ, giọng Sing… nhưng apple phát âm phải là apple. Thiết nghĩ là bố mẹ đừng quá câu nệ người bản xứ với không bản xứ một cách thái quá. Được bản xứ mà có chứng chỉ là quá tốt rồi nhưng bây giờ Tây ba lô nhiều lắm. Người nước ngoài với một giọng chuẩn là ổn, vì người nước ngoài có 2 lợi thế hơn so với người Việt: trẻ con bắt buộc phải nghe và hiểu họ vì họ không nói và không hiểu được tiếng Việt (khả năng phản xạ đã nói ở trên); và nói gì thì nói, phương pháp dạy của họ luôn tiên tiến hơn, họ cũng giỏi khuấy động phong trào hơn người Việt mình, không ngại nhảy, không ngại hát, không ngại nói và họ vẫn có 1 lợi thế hơn với các giáo viên bản xứ đấy: họ thường có bằng cấp tử tế hơn và có kinh nghiệm của bản thân mình khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2!!! Nói thế không phải là người Việt mình tiếng Anh không giỏi, đơn giản là giáo viên Việt Nam có giọng chuẩn thì hầu hết phải tu nghiệp tốt nghiệp ở nước ngoài, mà những người đó về thì 1/không đi dạy tiếng Anh giá thấp, giá của họ cũng phải bằng người nước ngoài, mà image thì lại không bằng người nước ngoài vì không phải mác bản xứ; 2/họ thường chỉ dạy đại học hay các khóa học cao cấp;3/khả năng tạo fun của họ vẫn kém người nước ngoài!!! Túm lại: vẫn phải người không phải Việt Nam dạy cho trẻ em là tốt nhất.
Bé học ngoại ngữ với nhiều hình thức khác nhau
Cứ tưởng tượng con bạn ở nước ngoài, nó sẽ giao tiếp với người nước ngoài, nó sẽ xem TV nước ngoài, nghe nhạc nước ngoài… Vậy nên hãy cố tạo cho con bạn một môi trường ngôn ngữ như thế: Xem TV bằng tiếng Anh (đĩa, cable TV), nghe nhạc tiếng Anh, kể cả nhạc người lớn, giao tiếp với người nước ngoài (đi học, đi giao lưu). Mà cũng đừng bắt con chỉ xem mấy cái đĩa học Tiếng Anh, nhanh chán lắm, cho chúng nó xem phim bằng tiếng Anh là ổn nhất. Một công đôi việc đấy: 1/chúng nó phải suy nghĩ và đoán khi chúng nó không hiểu, làm giảm tác hại của TV là hạn chế sức suy nghĩ của con người; 2/học tiếng Anh qua nội dung (content-based) mà lại hấp dẫn. Nếu con bạn không thích xem, hãy khuyến khích chúng nó bằng cách ngồi cạnh và sau đó thì kể thêm về các nhân vật đó, và để cái interest của chúng nó luôn luôn nóng hổi, hãy chọn các phim có nhiều series, kiểu như pooh hay barbie, hay strawberry shortcake, hay totally spices dang chieu tren disney channel, nhân vật thân thuộc nhưng sự kiện lại luôn luôn mới. Máy tính và internet cũng là một nguồn học tiếng Anh tốt, các trò chơi bằng tiếng Anh cũng tốt vì chúng nó phải nghe và làm theo instructions ở đó, và điều căn bản là chúng nó thích. Vấn đề hạn chế thế nào thì bố mẹ biết rồi.
(St)