Một số loại trái cây thông dụng sau đây không chỉ giúp giải nhiệt mà còn có tác dụng ngăn ngừa và chữa bệnh.
Trái cây giải Nhiệt
Trái thanh long
Thanh long có vị ngọt, tính mát, mùi thơm đặc trưng, hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đặc biệt, những ngày trời nóng bức, khát nước, dùng trái thanh long sẽ giúp mát mẻ, sảng khoái, làn da đẹp hơn.
Trái dừa
Dừa có vị ngọt, tính mát, giảm tiêu khát, trị say nắng, giúp đen tóc, chữa sỏi tiết niệu, trị sán sơ mít, tiêu chảy... Dừa là loại quả có nước tinh khiết nhất. Cơm dừa chứa nhiều kali 3.53 và nước dừa chứa 23 kcal/100g. Dừa chứa nhiều chất khoáng vi lượng như kali, sắt, kẽm, đồng... rất thích hợp khi trời nắng làm việc ra nhiều mồ hôi, cơ thể mất nước. Vitamin nhóm B của dừa có tác dụng tốt cho hệ thần kinh. Nước và phần cùi dừa rất tốt để giải khát vì có nhiều dưỡng chất như chất khoáng, các axit amin, axit hữu cơ và đường...
Dưa hấu
Dưa hấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải khát, giảm say nắng, lợi tiểu, giải rượu, chữa viêm hầu họng, lở miệng, trị nhiệt độc, các chứng phế nhiệt, vị nhiệt, cảm nắng, sốt cao, tiểu tiện đỏ, huyết áp cao, tiểu buốt, viêm thận phù thũng...
Trái cam
Cam có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, chống co giật, lợi tiểu, nhuận phế, trừ ho, thông đại tiện, giúp da mịn màng...
Trái bưởi
Bưởi có vị chua, ngọt, tính mát, có tác dụng chữa nghén, chữa kém ăn, đau bụng, ăn không tiêu, bổ thận, chống xuất huyết, trừ đờm... Bưởi được xem như một loại "thần dược", nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường, thường xuyên ăn bưởi sẽ hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Atisô
Atisô có tác dụng giải nhiệt rất tốt, nó còn được sử dụng để chữa nhiều bệnh như gan, đái tháo đường, dành cho người giảm cân.
Khổ qua
Tuy khổ qua có vị đắng nhưng rất lành và mát.
Là người phụ nữ lo nội trợ cho cả gia đình, chắc chắn bạn sẽ quan tâm điều này hơn cả. Những loại trái cây nên lựa chọn phải tốt cho sức khỏe và phù hợp cho các đối tượng từ trẻ em đến người lớn trong gia đình. Vì vậy, đừng chần chừ nữa, hãy chọn luôn top 10 trái cây tuyệt vời dưới đây.
Táo
Bạn có biết rằng bằng cách kết hợp 1 quả táo vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình sẽ cung cấp cho bạn 3 gram chất xơ mỗi ngày? Trong khi đó thông thường, bạn cần ít nhất 20 - 30 gram chất xơ trong chế độ ăn uống mỗi ngày, vì vậy chỉ cần một quả táo sẽ góp phần đưa bạn đi đúng hướng! Chếđộ ăn uống có hàm lượng chất xơ cao có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim của bạn, và táo là một trong những loại trái cây cung cấp cho bạn lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Chuối
Chúng ta đều biết rằng chuối là một nguồn tuyệt vời của kali, nhưng bạn có biết rằng kali thực sự đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tim và chức năng cơ bắp? Nếu ăn một quả chuối trung bình mỗi ngày thì bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều! Đây thực sự là một trong các loại trái cây lành mạnh lại có hương vị tuyệt vời.
Những loại quả mọng đến nay vẫn được coi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất mà con người nên ăn. Không chỉ 1 chén của những quả nhỏ này đã cung cấp cho bạn ít nhất 10 gram chất xơ, mà chúng còn chứa đầy chất chống oxy hóa. Vì vậy, không chỉ là những loại trái cây khỏe mạnh, ngon, nhưng chúng cùng còn là quả siêu dinh dưỡng!
Quả mơ
Cam không phải là trái cây duy nhất chứa nhiều vitamin C và A, những loại trái cây khỏe mạnh có đủ beta-carotene để trang trải tất cả các nhu cầu vitamin của bạn. Xoài có thể là một loại quả thay thế rất tốt. Một quả xoài trung bình có khoảng 57 mg vitamin C, rất tốt cho cơ thể của bạn và hệ thống miễn dịch của bạn!
Cam
Khi bạn đang bị bệnh, nước trái cây đầu tiên bạn muốn uống là gì? Chắc chắn là nước cam. Loại quả tuyệt vời lành mạnh này có chứa tất cả các loại vitamin C và canxi nên rất tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bạn, đặc biệt trong mùa hè này.
Chỉ cần 1 cốc đu đủ là đã cung cấp cho bạn vitamin C và cũng có khoảng 2,5 gam chất xơ.
Quả anh đào
Quả anh đào có rất nhiều vitamin và khoáng chất trong nó nên rất tốt! Có thể bạn chưa biết rằng quả anh đào thực sự có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Quả anh đào thật sự là một trái cây lạ thường và nên được bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn cho dù là tại thời điểm nào.
Những quả tuyệt vời này chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất và thực sự có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị bất kỳ nhiễm trùng nào ở bàng quang. Quả việt quất sẽ cản trở vi khuẩn dính vào các thành ở đường tiết niệu, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng tiểu!
Chanh tươi: Chanh tươi chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tinh dầu và acid citric đặc trưng. Những chất dinh dưỡng này trợ giúp rất nhiều đối với việc xúc tiến chuyển hóa các chất. Một ly nước chanh đường vào mùa nóng thật là tuyệt cho việc giải khát và mang lại cho chúng ta năng lượng để làm việc hiệu quả hơn.
Dưa leo: Dưa leo ngoài vị ngọt, mát, còn có tác dụng trong việc làm đẹp. Dưa leo ăn sống có tác dụng giải khát, thanh nhiệt, chống say nắng, lợi tiểu. Ngoài ra, dùng dưa leo thái mỏng đắp lên mặt không những giúp làm mờ nếp nhăn, mà còn giúp điều trị da bị rám nắng và viêm da.
Nấm rơm: Vị ngọt, tính hàn, có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất đạm, vitamine C và các acid amin rất cần thiết cho cơ thể, có công dụng bồi bổ, thanh nhiệt và tiêu độc.
Dưa hấu: Có vị ngọt, lạnh, thanh nhiệt, giải khát. Vỏ quả dưa hấu cũng là một vị thuốc có công dụng thanh nhiệt, dùng dưới dạng sắc, hãm uống thay trà hoặc chế thành các món gỏi ăn khá ngon. Dưa hấu là loại trái cây có tác dụng giải khát rất tốt.
Đu đủ là loại trái cây đứng đầu trong danh sách các vị thuốc tốt giúp cơ thể giải nhiệt. Theo quan niệm của Đông y, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Ăn vào mùa nào cũng tốt.
Dâu tây: Quả dâu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ huyết trừ nhiệt. Đây là một loại quả nên dùng nhiều trong mùa hè dưới dạng sirô dâu làm nước giải khát, trà dâu hoặc chế thành mứt dâu.
Quả mơ: Chứa nhiều kali, magiê, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Quả mơ cũng chứa vitamine C, sắt và beta caroten. Mơ ngâm đường cũng là món nước giải khát tuyệt vời cho mùa hè và có thể chữa trị chứng ăn không tiêu, đầy bụng.
Nho: Là một trong những loại quả chứa rất nhiều nước, có khả năng thanh nhiệt, giải khát trong mùa hè.
Ngoài ra, trong mùa nóng bức nên hạn chế ăn đồ cay, nóng, các món ăn có tẩm nhiều gia vị, hạn chế ăn hành, hạt tiêu, gừng, ớt… Không nên phơi nắng quá nhiều và nhớ uống đủ nước, ít nhất 1,5 lít/ngày.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Các loại rau giải nhiệt
Ăn rau diếp cá giúp thông khí: Rau diếp cá chứa hàm lượng chất xơ thực vật cao, có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể trị bệnh táo bón. Đây cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu. Rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, nên thích hợp sử dụng trong ngày hè.
Cà tím có tác dụng chống lão hóa tốt nhưng nên ăn lượng vừa phải. Ảnh minh họa |
Cà tím chống lão hoá: cà tím hay còn gọi là cà dái dê được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực mùa hè. Trong cà tím chứa nhiều vitamin E, có chức năng chống xuất huyết, ngăn ngừa lão hóa. Ăn cà tím thường xuyên có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Cà tím cũng là mộ3t trong những loại rau củ có màu tím ít ỏi. Hàm lượng vitamin E và P trong lớp vỏ cà tím không loại rau củ nào có thể thay thế.
Rau mồng tơi: tên khác là lạc quỳ. Có 2 loại xanh và tía. Loại tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Với dược năng là lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon. Thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ (ma cắn). Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 - 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.
Rau cần tây: còn gọi là cần tàu, cần, có vị ngọt, thơm, hắc, không độc, tính mát. Với dược năng giải nhiệt, hạ khí, giãn thần kinh, lợi tiểu. Giúp tiêu hóa, điều hòa khí huyết. Trừ phong nhiệt, thành ruột. An thần tĩnh trí, trị nhức đầu. Điều kinh, trị xích bạch đới. Có thể ăn sống hoặc xào nấu với thịt, tôm cá. Có thể phơi khô (âm can), nấu nước uống. Trị chứng tăng huyết áp, nhức đầu: lấy 150g cần tây thái nhỏ, xay với một lon Root Beer cho thật nát, chia làm hai phần uống trong ngày, nhưng phải uống cách nhật, 3 ngày là đủ. Lâu lâu làm lại như vậy. Làm điều kinh, trị xích bạch đới: cần tây tươi 100g, lá ngải tươi 30g, nghệ vàng 30g, nấu 1 lít nước, uống mỗi ngày 3 lần, trong 3 ngày.
Rau dền: còn gọi là hiện thái. Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần. Trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày. Có thể phơi khô, nấu nước uống. Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.
Khoai lang: còn gọi cam thự, hồng thự, có vị ngọt, thơm, không độc, tính mát. Với dược năng giúp tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt, củ sát khuẩn. Có công năng như dây khoai lang, vì có 1 hoạt chất giống như insulin nên có thể trị đái đường. Lá khoai lang luộc ăn chữa táo bón. Củ khoai lang trị các chứng lỵ, tiêu chảy, táo bón, trĩ lậu, thương hàn.
Cách dùng trong ăn là lá khoai lang luộc hay nấu canh ăn. Dây khoai lang nấu nước uống. Củ luộc hay nướng ăn, có thể chắt lấy nước uống sống. Trị kiết lỵ: buổi sáng lúc bụng rỗng ăn khoảng 100g khoai lang sống, cầm bệnh liền. Trị táo bón: trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau lang luộc hoặc dùng 100g củ khoai sống giã lấy nước cốt uống lúc đói, ngày 2 lần.
Canh khổ qua nhồi thịt vừa ngon, bổ và mát lúc mùa hè. Ảnh minh họa |
Rau má: còn gọi liên tiền thảo, có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, hốt hoảng, gan nhiệt. Trị phụ nữ đau bụng máu. Bổ gan, điều hòa tạng phủ. Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 - 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.
Đậu phụ: Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua...
Đậu phụ còn chế biến thành những món ăn vị thuốc để chữa bệnh, có tới 100 vị thuốc như canh đậu phụ rau dền, canh đậu phụ dưa chuột, canh đậu phụ mộc nhĩ, đậu phụ cá trạch, đậu phụ nấm, đậu phụ chân giò...
Mướp đắng (khổ qua): Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
Rau ngót có tính hàn, sử dụng vào mùa hè điện giải rất tốt. Ảnh minh họa |
Dưa hấu: Được người xưa mệnh danh là "thiên nhiên bạch hổ thang", ý muốn nói nó có tác dụng thanh nhiệt mạnh không kém gì bạch hổ thang, một trong những bài thuốc điển hình về thanh nhiệt tả hỏa.
Củ mã thầy: Nếu bạn thích ăn củ mã thầy thì sở thích này cực kỳ có lợi cho bạn, nhất là trong mùa hè. Mã thầy vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giúp phòng các bệnh nhiệt như viêm đường hô hấp, viêm môi miệng, viêm dạ dày và ruột, tiêu thực, tiêu đờm. Mã thầy còn trị được chứng lưỡi đỏ tấy, miệng khô, họng rát, táo bón, say rượu. Khi dùng ăn sống cần gọt sạch vỏ, có thể ép lấy nước uống giải khát rất tốt.
Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
Quả dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
Quả chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
Món canh cua, mướp, mồng tơi, rau đay: Cua đồng rất giàu dinh dưỡng, nhiều đạm, chất béo và nhất là canxi, phốt pho; ngoài ra còn có sắt và các vitamin B1, B2, PP... Cua có tác dụng giảm đau nhức cơ xương khớp. Người ta thường giã cua, lọc nước uống sống trong trường hợp bị ngã, bị đòn, bị đụng dập các bắp cơ, mình mẩy đau nhức, chân tay mệt mỏi, không muốn vận động.
Mướp vị ngọt, tính bình, không độc, vừa là rau ăn lại có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, cầm máu và lợi sữa. Chị em phụ nữ sau sinh nở ăn mướp rất lành.
Mồng tơi vị chua, hàn, không độc, tác dụng lợi tiểu, chữa táo bón, đau đầu do trúng nắng. Đặc biệt, lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da, làm cho mất nếp nhăn ở mặt, da mịn màng mềm mại, chống thô ráp bằng cách giã nhỏ lá mồng tơi non lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Kiểu trái cây trộn giúp giải nhiệt ngày hè
Giải nhiệt ngày hè không gì tuyệt bằng trái cây trộn. Bạn hãy ghi nhớ 2 cách làm trái cây trộn kinh điển này nhé!
Kiểu 1: Trái cây trộn mật ong
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm trái cây trộn mật ong:
- Trái cây: các loại trái cây mà bạn yêu thích, nên chọn những loại có nhiều màu sắc đa dạng và hương vị khác nhau như kiwi, dâu tây, lê, dưa, nho, dứa,…
- Mật ong hoặc đường đun sánh
Bước 1:
Rửa sạch trái cây và gọt vỏ cho những loại cần bỏ vỏ, thái lát và xắt nhỏ cỡ quân cờ. Đổ chung trái cây vào một tô lớn, rưới mật ong hoặc nước đường đun sánh đều khắp. Trộn nhẹ tay và để khoảng 2 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2:
Múc trái cây trộn mật ong ra đĩa bày ăn, có thể bày cùng lá bạc hà thanh mát.
Kiểu 2: Trái cây trộn nước cam
Chuẩn bị:
- Trái cây: các loại trái cây mà bạn yêu thích, nên chọn những loại cho bạn cảm giác vị giác khác nhau như chuối ngọt, đu đủ mềm mịn, dứa giòn,… và tất nhiên không thể thiếu cam
- Nếu bạn không dùng nước cam thì có thể dùng nước trái cây ép khác hoặc nước trái cây đóng hộp
Bước 1:
Xắt nhỏ đều các loại trái cây bạn định trộn, bỏ chung vào một tô lớn, vắt nước cam và đổ ngập trái cây, trộn đều. Ướp trái cây trong nước cam tại ngăn mát tủ lạnh cho mát và ngấm đều vị giữa các loại trái cây.
Bước 2:
Múc trái cây trộn ướt ra cốc, rót theo cả nước trộn. Bạn có thể bày thêm kem phía trên cùng của cốc.
Ngày hè oi bức, tự làm và thưởng thức cốc trái cây trộn nước cam như thế này thật tuyệt! Trái cây trộn trong nước cam rất giàu vitamin khiến bạn dễ ăn, dễ uống, vừa đã khát vừa đỡ háo.
Nếu thích nhâm nhi từng miếng trái cây nguyên khối và đa dạng sắc màu thì bạn dùng cách trộn khô trái cây với chút mật ong hay nước đường sánh nhé! Sẽ rất thú vị khi cảm nhận sự chuyển đổi cảm giác về hương vị giữa những miếng trái cây quyện lẫn vào nhau.
Bí quyết sử dụng rau quả
Chỉ nên mua đủ số lượng cần thiết để sử dụng trong vài ngày, ngoại trừ táo, lê và khoai tây có thể để được 1 tuần nếu bảo quản tốt.
Sau khi rửa xong, cho vào các túi ni-lông rồi đặt vào ngăn có độ ẩm cao nhất trong tủ lạnh và phải chắc chắn rằng tủ lạnh của bạn sạch và đủ độ lạnh.
Nhưng khoai tây và cà chua là hai trường hợp ngoại lệ, bạn không cần để chúng trong tủ lạnh. Cà chua sẽ cho hương vị ngon và tươi lâu khi để trong phòng bình thường, khoai tây tốt nhất là để trong phòng tối nhưng phải khô ráo và mát mẻ.
Một số loại trái cây như táo, lê, chuối, khoai tây sau khi gọt vỏ sẽ bị thâm đen khi để ngoài không khí. Để ngăn chặn điều này các bạn bôi nước cốt chanh, cam hoặc nho xung quanh bề mặt sau khi gọt vỏ hoặc cắt.
Không nên để trái cây và rau đã quả chế biến bên ngoài quá 2 giờ, vì nếu bạn để quá 2 giờ vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong, cộng với nhiệt độ phòng, không khí sẽ làm cho mùi vị và chất lượng của rau củ không còn ngon nữa.
Ở các bữa tiệc, không nên dọn trái cây tươi ra trước, bạn sơ chế xong đặt chúng vào tủ lạnh để bảo quản. Hãy đợi tới khi nào thực khách sắp dùng tới món này thì mới đem ra như vậy sẽ bảo đảm chất lượng và độ tươi của món ăn.
Món ăn giải nhiệt
Cách làm nước uống mùa hè thanh mát giải nhiệt cơ thể
Cách nấu chè bưởi cực ngon giải nhiệt cho ngày hè
Hướng dẫn làm chè ngon giải nhiệt mùa hè
Cách làm các loại đồ uống đơn giản giải nhiệt mùa hè
Làm thạch cam ngon cho cả nhà giải nhiệt
Công thức làm bánh rau câu thanh mát giải nhiệt mùa hè
Giải nhiệt mùa hè với món chè hạt sen cực ngon
(ST)