Cấu trúc câu trong tiếng Thụy Điển
Câu khẳng định:
Chủ từ hoặc thời gian hoặc nơi chốn | Động từ 1, có thể là trợ động từ hoặc động từ thường | Chủ từ | Trạng từ | Động từ 2 | Vị ngữ | Thời gian, nơi chốn |
1.Anna | arbetar | i en affär. | ||||
2.Där | säljer | Hon | skor | |||
3.Nästa vecka | ska | Annas man | hjälpa | henne | ||
4. I affären | måste | hon | alltid | servera | sin kunder |
Ví dụ 1: Anna arbetar I en affär – Anna làm việc trong cửa hàng.
Ví dụ 2: Ở đó cô ấy bán giày.
Ví dụ 3: Tuần tới chồng cô ấy sẽ giúp đỡ cô ấy.
Ví dụ 4: Ở cửa hàng cô ấy phải luôn luôn phục vụ khách hàng của mình.
Trong tiếng thụy điển có 1 điểm ngữ pháp hơi khác với những ngôn ngữ khác như tiếng anh, đó là sự chuyển ra phía trước của 1 cụm từ hoặc trạng từ chỉ thời gian hoặc nơi chốn trong câu khẳng định như mọi người thấy ở trên.
Câu hỏi có từ hỏi:
Từ hỏi | Động từ 1 | Chủ từ | Trạng từ | Động từ 2 | Vị ngữ | Thời gian, Nơi chốn |
Vad (cái gì) | ska | du | göra | då? | ||
Vem (ai) | träffade | du | i går | |||
Vilket (cái nào, dùng cho danh từ ett) | ||||||
Vilken (dùng cho danh từ en) | ||||||
Vilka (dùng cho danh từ số nhiều) | ||||||
Var (ở đâu) | bor | du? | ||||
Vart (đến đâu) | åker | du? | ||||
Varifrån (từ đâu tới) | är | du? | ||||
När (khi nào) | ska | du | komma | hit? | ||
Hur dags (khi nào) | ska | vi | börja | progammet? | ||
Hur (như thế nào) | ska | du | göra? | i den här situationen? | ||
Varför (tại sao) | behöver | man | alltid | mycket pengar? | ||
Hur längre (bao lâu) | har | du | varit | I sverige? | ||
Hur kostar(giá bao nhiêu) | det? | |||||
Hur ofta (thường) | går | han | till bio? |
Vilket företag startar du? Bạn mở công ty gì vậy?
Vilken musik intresserar han? Anh ta thích thể loại nhạc nào?
Vilka faktorer hjälper man för att bli framgångsrik i joobet? Những nhân tố nào giúp người ta thành công trong công việc?
Vad ska du göra då? Bạn sẽ làm gì khi đó?
Vem träffade du i går? Bạn đã gặp ai hôm qua vậy?
Var bor du? Bạn sống ở đâu?
Vart åker du? Bạn đang đi đến đâu vậy?
Mấy câu con lại mọi người tự dịch nhé:-D.
Sự khác nhau giữa när và hur dags ở chỗ, nếu bạn hỏi hur dags người ta bắt buộc sẽ phải trả lời cụ thể về ngày giờ xảy ra, còn khi bạn hỏi när người ta sẽ trả lời chung chung, không cụ thể.
Câu hỏi vâng, không (Yes, no question)
Dạng câu hỏi này cũng tương tự như câu hỏi có từ hỏi ở trên, chỉ khác là không có từ hỏi.
Và khi bạn trả lời thì bắt buộc phải theo nguyên tắc như sau:
Khi câu hỏi có trợ động từ thì ta lặp lại trợ động từ đó theo cấu trúc như sau:
Ví dụ: Ska vi ta rast nu? Chúng ta sẽ nghỉ giải lao bây giờ phải không?
Ja, det ska vi. Vâng, chúng ta sẽ nghĩ giải lao.
Nej, det ska vi inte. Không, chúng ta chưa nghỉ giải lao đâu.
Khi câu hỏi có động từ är (giống động từ to be trong tiếng anh) hoặc har (có) thì sẽ lập lại động từ đó theo cấu trúc tương tự như trên.
Ví dụ: Har du fråga? Bạn có câu hỏi gì không?
Ja, det har jag. Vâng, tôi có.
Nej, det har jag inte. Không, tôi không có câu hỏi gì.
Khi câu hỏi có những động từ thông thường, chúng ta sẽ sử dụng động từ göra để trả lời.
Ví dụ: Läser du svenska? Bạn đang học tiếng thụy điển hả?
Ja, det gör jag. Vâng, tôi đang học tiếng thụy điển.
Nej, det gör jag inte. Không, tôi không học tiếng thụy điển.
Tính từ
Lớn: Stor | Nhỏ: liten |
Dài: lång | Ngắn: kort |
Cao: hög | Thấp: låg |
Rộng: bred | Hẹp: smal |
Mập: tjock | Ốm: smal |
Giỏi: bra | Tệ: dålig |
Đẹp: vacker | Xấu: ful |
Vui: glad | Buồn: ledsen |
No: mätt | Đói: hungrig |
Bình tĩnh: lugn | Lo lắng: orolig |
Buồn cười: rolig | Nhạt nhẽo: tråkig |
Khỏe mạnh: pigg | Mệt: trött |
Khỏe: stark | Yếu: svag |
Lành mạnh: frisk | Bệnh: sjuk |
Già: gammal | Trẻ: ung |
Mới: ny | Cũ: gammal |
Sáng: ljus | Tối: mörk |
Thẳng: rak | Cong: krokig |
Khô ráo: torr | Ẩm ướt: våt |
Nguyên vẹn: hel | Bị hư, hỏng: tráig |
Đầy: full | Rỗng: tom |
Mềm mại: mjuk | Cứng: hård |
Sạch: ren | Dơ: smutsig |
Rảnh rỗi: ledig | Bận rộn: upptaget |
Nhanh: snabb | Chậm: långsam |
Nhẹ: lätt | Nặng: tung |
Dễ: lätt | Khó: svårt |
Rẻ: billig | Đắt: dyr |
Nghèo: fattig | Giàu: rik |
Được phép: tillåten | Cấm: förbjuden |
Đóng: öppen | Đóng: Stängd |
Thoải mái; bekväm | Không thoải mái: obekvam |
Hiện đại: modern | Lạc hậu: omodern |
Ấm: varm | Nóng: het |
Mát: sval | Hanh lạnh: kylig |
Lạnh: kall | Thành công: framgångsrik |
Thành công: lyckad | Thất bại: misslyckad |
Thích: intresserad (giống interested) | Không thích: ointresserad |
Năng động: aktiv | Nhiệt tình; hängiven |
Lạc quan: positiv | Bi quan: negativ |
Trắng: vit | Xanh nước biển: blå |
Xanh lá cây: grön | Đen. Svart |
Đỏ: red | Hồng: ros |
Nâu: brun | Tím: lila |
Nắng đẹp: solen | Mưa: regnig |
Thông thường: vanlig | Khác thường: konstig |
Khác nhau: olik | Giống nhau: lik |
Đặc biệt: särskild | Tự nhiên: naturlig |
Dễ thương: snäll | Thân thiện: vänlig |
Thoải mái: trevlig | Vất vả: jobbig |
Thật: sann | Thông minh; duktig |
Ngu: dum | Độc lập: självständig |
Phụ thuộc: beroende | Sang trọng: snygg |
Bổ ích; nyttig | Dũng cảm, gan dạ: modig |
Đại từ nhân xưng
Đại từ nhân xưng |
Dạng chủ ngữ |
Dạng túc từ |
Dạng sở hữu danh từ en |
Dạng sở hữu danh từ ett |
Dạng phản thân |
Dạng phản thân sở hữu danh từ en |
Dạng phản thân sở hữu danh từ ett |
Tôi |
Jag |
mig |
min |
mitt |
mig |
min |
mitt |
Bạn |
Du |
dig |
din |
ditt |
dig |
din |
ditt |
Anh ấy |
Han |
honom |
hans |
hans |
sig |
sin |
sitt |
Cô ấy |
Hon |
henne |
hennes |
hennes |
sig |
sin |
sitt |
Nó (danh từ en) |
Den |
den |
dess |
dess |
sig |
sin |
sitt |
Nó(danh từ ett) |
Det |
det |
dess |
dess |
sig |
sin |
sitt |
Chúng tôi |
Vi |
oss |
vår |
vårt |
vart |
oss |
oss |
Các ban |
Ni |
er |
er |
ert |
sig |
sin |
sitt |
Họ, chúng |
De |
dem |
deras |
deras |
sig |
sin |
sitt |
Ví dụ:
Dạng chủ ngữ: Cô ấy có 1 quyển sách - Hon har en bok. Hon là chủ ngữ.
Dạng tục từ: Tôi đã gặp cô ấy ở nhà ga trung tâm hôm qua – Jag träffade henne i centralstation i går.
Dạng sở hữu: Tôi muốn mượn quyển sách của cô ấy – Jag vill låna hennes bok.
Dạng phản thân: Cô ấy cảm thấy hơi mệt – Hon kännar sig lite trött.
Dạng phản thân sở hữu: Dạng này chỉ sử dụng cho Han (anh ấy), Hon (cô ấy) và den, det. Được sử dụng khi chủ từ và dạng sở hữu trong câu là đồng nhất. ví dụ: - Anna đang đứng nói chuyện với bạn học – Anna står och pratar med sina kompisar. (sina là số nhiều của sin). Lưu ý là sin, sitt, sina không bao giờ được đứng ở vị trí chủ ngữ, ví dụ: không được nói: Anna och sin man åker bil till hem mà phải nói: Anna och hennes man åker bil till hem.
Du học Thuỵ Điển và những nét hấp dẫn đối với du học sinh
Vòng quanh Thụy Điển tìm cơ hội du học
Đứng trước ngưỡng cửa du học cũng đồng nghĩa với việc bạn phải lựa chọn một trong vô số các cơ hội đến từ nhiều trường cũng như nhiều nước khác nhau. Trong đó, du học Thụy Điển có nhiều nét nổi trội hấp dẫn du học sinh.
Các trường đại học ở Thụy Điển có một môi trường mở, tập trung mạnh vào làm việc nhóm. Điều này sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng có giá trị. Thị trường việc làm toàn cầu luôn đánh giá cao những thành viên làm việc tốt trong một nhóm, tuy nhiên cũng cần tham vọng, sáng tạo và sâu sắc. Các trường đại học Thụy Điển nuôi dưỡng những phẩm chất này thông qua một nền văn hóa tiên tiến, nơi bạn có thể tiếp xúc với những ý tưởng và các xu hướng mới nhất.
Du học Thuỵ Điển và những nét hấp dẫn du học sinh
Chương trình học của Thụy Điển cung cấp cơ hội để sinh viên được thực hành nhiều hơn là học lí thuyết khô khan. Nhiều chương trình hợp tác chặt chẽ với các ngành công nghiệp, sinh viên kết hợp nghiên cứu và làm việc thực tế. Đây là một lợi thế khác biệt khi bạn bước vào thị trường việc làm.
Trong vài năm gần đây, chính phủ Thuỵ Điển đẩy mạnh việc quốc tế hoá giáo dục đại học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chủ đạo, tạo nhiều cơ hội cho sinh viên quốc tế đến Thụy Điển. Đặc biệt, học bổng chủ đạo của Liên Minh Châu Âu - Eramus Mundus - cũng ưu tiên nhiều khoá học tại các trường đại học của Thuỵ Điển như trường Chalmers, trường Upsala, viện Karolinska…
Những ngành học nổi tiếng khi du học tại Thuỵ Điển
Một số ngành học nổi tiếng của Thuỵ Điển là Y học nói chung, công nghệ năng lượng, môi trường và thiên văn học. Ngoài ra, một số ngành kỹ thuật như xây dựng, cơ khí, đóng tàu, viễn thông cũng được sinh viên quốc tế ưa chuộng.
Thụy Điển có 3 trường đại học trong top 100 và 11 trường trong top 500 bảng xếp hạng Academic Ranking of World Universities được soạn bởi Đại học Shanghai Jiao Tong, Trung Quốc.
Các trường đại học Thụy Điển khuyến khích bạn khám phá và phát triển những điểm mạnh và tài năng thực sự. Hệ thống giáo dục lấy học sinh làm trung tâm và mối quan hệ giữa sinh viên và giáo viên rất thoải mái, gần gũi. Là một sinh viên Thụy Điển, bạn có thể gọi giáo viên của mình bằng cái tên thân mật – điều bị cấm kị ở một số nước châu Âu, đặc biệt là những nước tôn trọng lễ nghĩa như Anh.
Sự chủ động của cá nhân và tư duy độc lập được đánh giá cao, giải thích vì sao bạn phải tích cực đóng góp các ý kiến và ý tưởng tại các bài giảng, hội thảo và thảo luận nhóm. Sự chủ động ấy sẽ cho bạn cơ hội để phát triển các thế mạnh cá nhân và hoàn thiện khả năng học tập của bạn.
Nằm trong top những quốc gia hiện đại nhất thế giới, Thụy Điển là nơi sản sinh ra nhiều tập đoàn quốc tế thành công.
Sự nghiên cứu sáng tạo mang tính đột phá tại các trường đại học và các công ty Thụy Điển đã đem đến một số sáng chế thành công như chuột máy tính, Bluetooth cho di động internet, máy điều hòa nhịp tim, ổ bi, hệ thống đóng gói nước giải khát Tetra Pak, máy lọc máu và các ứng dụng Internet như dịch vụ âm nhạc Spotify trực tuyến và dịch vụ gọi điện thoại miễn phí Skype – một phát minh vĩ đại của doanh nhân Niklas Zennstrom vào năm 2003. Con số chính xác của người sử dụng Skype là rất khó để ước tính do sự tăng trưởng nhanh chóng của nó. Nhưng những lúc cao điểm, số lượng users online của Skype đã lên tới 23 triệu người.
Những phát minh ấy đều được xây dựng trên một nền lịch sử học thuật và nghiên cứu lâu đời. Thụy Điển chính là quê hương của giải Nobel danh tiếng và có rất nhiều trường đại học danh tiếng có niên đại từ thế kỷ 15.
Thụy Điển có một số tập đoàn lớn đa quốc gia, chẳng hạn như Ericsson cung cấp dịch vụ viễn thông, các công ty ô tô Volvo và Scania, tập đoàn thiết bị gia dụng Electrolux và tập đoàn kỹ thuật công nghệ cao Sandvik và Atlas Copco. Đây cũng là một quốc gia có thế mạnh về thiết kế thời trang và âm nhạc với các thương hiệu nổi tiếng quốc tế như đồ nội thất IKEA khổng lồ và hãng bán lẻ quần áo H & M. Đất nước này chính là một trong những nước “xuất khẩu” âm nhạc lớn nhất trên thế giới.
Tìm hiểu cơ hội học bổng du học Thụy Điển
Cũng như các quốc gia khác, Thụy Điển cũng có những học bổng dành cho du học sinh xuất sắc. Học bổng học tại Thuỵ Điển thường xuất phát từ hai nguồn: từ chính phủ Thuỵ Điển, hoặc từ ngân sách của các trường (thông qua các dự án hợp tác của trường với công ty hoặc chính phủ).
Trở ngại đối với việc xin học bổng Chính phủ là sự phụ thuộc vào chính sách của chính phủ hàng năm đối với ứng viên từ các quốc gia. Chính phủ Thuỵ Điển có chính sách cấp học bổng theo các ngành đặc thù và có ưu tiên theo khu vực cũng như điều kiện phát triển của quốc gia của các ứng viên xin. Còn nguồn học bổng ngân sách trường, ngoài các yêu cầu chung về giấy tờ, các chứng chỉ cần thiết (TOEFL ≥ 550, iBT ~ 80 hoặc IELTS tương đương), điểm cần lưu ý là thông tin về các khoá học được ưu tiên cấp học bổng và thông tin về học bổng trên website của nhà trường, đặc biệt là học bổng từ các dự án nghiên cứu khoa học. Thời điểm cấp học bổng của trường không cố định vì phụ thuộc vào nguồn tài chính của các doanh nghiệp, các tổ chức.
Cuộc sống cho du học sinh tại Thuỵ Điển
Thụy Điển là một xã hội đa văn hóa cởi mở với một truyền thống lâu đời luôn mở rộng vòng tay chào đón sinh viên quốc tế.
Hiện, có khoảng 30.000 sinh viên nước ngoài đang theo học ở Thụy Điển tạo nên một môi trường học tập quốc tế sôi động. Là một sinh viên ở Thụy Điển, bạn có nhiều cơ hội để kết bạn bởi một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội của bạn sẽ xoay quanh hội sinh viên. Các tổ chức này luôn sẵn sàng giúp bạn tìm kiếm chỗ ở và giải quyết những vấn đề thực tế khác.
Khi đến bất kì một quốc gia nào, bạn cần xin visa bằng cách chứng minh bạn có đủ tiền để trả chi phí sinh hoạt. Nhưng có một cách mà bạn có thể giảm thiểu sự căng thẳng tài chính: Thụy Điển cho phép học sinh làm việc trong suốt thời gian nghiên cứu của họ.
Nhà trọ là một trong những vấn đề rất quan trọng của du học sinh tại Thụy Điển. Nếu bạn là một sinh viên trao đổi có thể bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ sắp xếp chỗ ở của trường bạn theo học. Nếu là du học sinh tự do, bạn có thể tìm được nơi ở bằng cách liên hệ với hội sinh viên hoặc đơn vị hỗ trợ cung cấp nhà ở trực tiếp.
Các hiệp hội và công ty cung cấp nhà ở sinh viên cũng đã thiết lập một trang web cung cấp dịch vụ nhà ở địa phương để các du học sinh tiện theo dõi và liên lạc. Tùy thuộc vào khả năng kinh tế và sự thuận tiện cho việc học, bạn có thể chọn sống một mình hoặc chia sẻ căn hộ với một người khác. Nhiều sinh viên lại thích sống trong ký túc xá. Điều này có thể là một kinh nghiệm thú vị vì nó mang lại cho sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới một cơ hội để hiểu nhau và kết bạn xuyên lục địa. Hầu hết các khu ký túc xá có 10-15 phòng đơn trong mỗi hành lang. Nhà bếp được chia sẻ bởi 4-15 sinh viên. Học sinh nam và nữ sống trong cùng một hành lang.
Campus của trường đại học Lund, Thụy Điển còn có phòng tập gym cho học sinh. Ảnh: lundununiversity.lu.se
Phương tiện đi lại ở Thuỵ Điển khá thuận tiện, thông thường mọi người hay sử dụng xe buýt, tàu điện ngầm, sinh viên có thể mua vé tháng để tiết kiệm chi phí. Đa số thức ăn đều cớ sẵn ở siêu thị, mặc dù có thể mua với giá rẻ tại các chợ đầu mối nhưng sẽ tốn kém thời gian và chi phí đi lại. Đồ ăn ở Thuỵ Điển khá ngon và đảm bảo vệ sinh, mạng lưới siêu thị rộng. Nếu tự nấu ăn và mang đến trường, sinh viên có thể tiết kiệm được chi phí đáng kể.
(St)