Rau rừng từ lâu đã là thức ăn vô cùng quý giá. Tuy nhiên nó không chỉ giúp chúng ta no bụng, mà nó còn ẩn chứa nhiều tác dụng chữa bệnh rất hay.
Các loại rau rừng ăn ngon, chữa được bệnh
Cải soong: Nasturticum officinale R. Br. Họ Cải Brassicaceae. Cây thảo nhiều năm, bò dài. Mọc hoang ven suối cạn. Được trồng khắp nơi, ngon, bổ, được cả thế giới ưa chuộng. Trong kháng chiến Bác Hồ vẫn thu hái cải soong mọc ven suối Lê Nin để ăn và làm quà, khuyên cán bộ và dân quanh vùng phát triển loại rau này. Rau có thành phần dinh dưỡng rất cao. Là loại cải duy nhất có chứa iốt làm thức ăn phòng chữa bệnh bướu cổ, giải độc nicôtin của thuốc lá, chống chảy máu, thiếu máu, giảm đường huyết, được nghiên cứu để chống ung thư và rất nhiều bệnh khác.
Rau sắng (Rau ngót núi, ngót rừng) Melientha Suavis Pierre. Họ Rau sắng Opiliaceae. Cây gỗ cao 4 – 8m, đường kính thân 25 – 30cm (Khác với các loài rau khác là cây thảo, bụi thấp trên dưới 1m). Rau là ngọn non bánh tẻ hoa, quả, hạt để ăn. Mọc phổ biến ở rừng, ven suối, ven núi đá ở nhiều tỉnh phía bắc Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La, Hà Tây (Chùa Hương) miền Nam Việt Nam ở núi Đinh (Đồng Nai).
Rau tầm bóp (Thù lù cái) Physalis angulata L., họ là Solanaceae, cây thảo hàng năm, mọc ven rừng. Quả ăn sống, chồi lá non luộc, nấu canh. Quả còn dùng làm thuốc thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho, lợi tiểu: Chữa phù thũng. Đắp ngoài chữa đinh nhọt. Rễ tươi nấu với tim lợn và chu sa chữa bệnh
.
|
Rau sắng (rau ngót rừng)
Rau sắng thường có vào khoảng đầu mùa hè. Ở nhiều nơi bán với giá lên tới 100.000 đồng/kg. Nhưng ở Sơn La thì chỉ khoảng 10.000 đồng là bạn có thể mua được một bó rau đủ cho cả nhà ăn thoải mái. Rau sắng được chế biến và nấu như rau ngót, nhưng khác ở cái vị bùi bùi, ngầy ngậy rất khó tả.
|
Rau dớn (dương xỉ)
Với những người Kinh như tôi, có lẽ lần đầu tiên nhìn thấy rau dớn sẽ nghĩ ngay đây là dương xỉ không ăn được. Nhưng kỳ thực rau này ăn rất giòn. Thú vị nhất là khi làm nộm hoặc xào tỏi.
|
Hoa đủ đủ đực
Hoa đu đủ đực thường được bán kèm quả cà rừng để làm nộm. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại hoa này trong các phiên chợ của người Thái ở vùng Tây Bắc.
|
Cây vón vén
Loại cây này thường được các mế (mẹ) gọi vui là cây vén váy. Lá cây vón vén có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua. Đặc biệt là dùng để nấu với cá hoặc ninh xương thì ngon chưa từng thấy.
|
Măng rừng
Măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… có thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím…
Tất tần tật các loại măng này đều có thể luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần. Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức.
|
Hoa ban
Hoa ban thường được nấu canh cùng măng đắng như khẳng định thêm về mối tình khăng khít giữa chàng Kho và nàng Han trong truyền thuyết của người Thái. Quả non của cây hoa ban cũng thường được dùng xào hoặc nấu xôi, tạo vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt rất ngon.
|
Cây móc, cây song mây
Hai loại cây này hơi khó kiếm. Những quả non của cây móc, cây song mây thường được dùng để nấu cháo, nấu canh, ngăn ngắt đắng, nhưng sau lại có vị ngọt rất sâu.
|
Tất cả những loại rau rừng, rau dại của người Thái kể trên đều sạch, bởi chúng mọc tự nhiên trong rừng hay ven suối chảy qua các làng bản. Hy vọng, khi đến Tây Bắc bạn có dịp thưởng thức những món rau rừng tuyệt ngon này!
Rau chùm bao (Lạc tiên, Nhãn lồng) Pasiflora foetida L. Thuộc họ Lạc tiên Passifloraceae. Mọc hoang khắp rừng núi hoặc được trồng. Dùng ngọn non của dây lạc tiên làm rau ăn. Có tác dụng an thần gây ngủ. Chữa mất ngủ, ngủ hay mộng mị, hồi hộp tim. Còn dùng để lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau chữa ho, phù nề, viêm da, ngứa lở. Dùng uống trong và đắp ngoài. Khi chữa bệnh phối hợp thêm các vị khác theo yêu cầu cụ thể từng bệnh.
Rau tàu bay. Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth. Họ Cúc Asteraceae. Có tên Tàu bay vì hoa bay khắp nơi khi có gió. Rau có phổ biến ở các bãi hoang nương rẫy, bìa rừng, khe suối. Còn mọc ở Lào, Campuchia, Trung Quốc. Ngọn và lá non dùng làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa. Thành phần dinh dưỡng của rau tầu bay như sau % nước 91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protêin tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g, phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn. Rau tàu bay được bộ đội ta thường nói đến trong các loại rau rừng được dùng làm rau ăn.
Rau mớp. Mớp gai, chóc gai, rau gai. Sơn thục Lasia spinosa (L) Thw. Họ Ráy Aeaceae cây thảo nguồn gốc Ấn Độ sang các nước khác. Ở nước ta mớp mọc hoang khắp nơi chỗ ẩm ướt, ven suối, bờ ao, bãi lầy, mương rạch từ đồng bằng lên rừng núi. Mọc thành đám. Lá non dùng làm rau luộc ăn hoặc muối dưa.
Để làm thuốc dùng thân rễ, tính mát, vị cay chát. Có tác dụng lợi tiểu mạnh, mát gan, tiêu viêm. Chữa phù thũng, đau nhức, khớp, ngứa lở ngoài da xơ gan cổ chướng (sắc 15 – 20g) trị chứng sốt rét.
Rau tai voi (R – lưỡi bò), Pentaphragma gamopetalum Gagnep. Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.
Rau bép (Rau danh) Gnetum gnemon L. var griffithii Markgr. Họ Giây gắm Gnetaceae. Cây bụi. Gặp nhiều ở rừng Tây Nguyên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Lá và hạt đều ăn được, lá nấu canh suông hoặc với thịt ăn ngọt. Hạt rang ăn bùi như lạc.
Với cây bép chưa biết có được dùng làm thuốc không. Còn những loài gần với dây bép như dây gắm (Gnetum montanum Mgf) thì hạt rang ăn, và dây, rễ làm thuốc giải độc, trị sốt rét, chữa tê thấp, bổ huyết.
Cải rừng tía. Rau cẩn Viola inconspicua Blume. Họ Hoa tím Violaceae. Cây thảo, mọc ở nhiều nơi thường ở các bãi suối có cát. Dùng phần non luộc, xào vị đắng nhạt, hơi the tính mát, vào tâm, can. Tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm họng, vú, mắt, mụn nhọt. Trong uống ngoài đắp. Chữa quai bị: lấy 40g lá cải tím, 4g phèn chua giã nhỏ đắp. Chữa dịch tả: Lấy cải tía và hương nhu mỗi vị 40g, sắc uống.
Rau vẩy ốc (Đơn rau má, cỏ bi) Pratia nummularia (Lam) A. Br. et Aschers (P.begoniifolia (Wall) Lindl), họ Lô biên Lobeliaceae, cây thảo, nằm bò. Phân bố các nước châu Á. Ở nước ta cây mọc nơi ẩm thấp ven rừng, nương rẫy lối đi vào rừng của vùng núi cao 700 – 2000m. Lá và ngọn non nấu canh, để ăn và làm thuốc. Thu hái mùa hạ, thu. Có vị cay đắng, tính bình. Tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, tiêu viêm trừ thấp. Chữa di mộng tinh, khí hư.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Những loại hoa có thể... ăn được |
Rất nhiều loại hoa có thể ăn được như bông bí, hoa chuối, bông điên điển, bông lục bình, hoa sen, hoa thiên lý, hoa ban... Mỗi vùng miền lại có cách chế biến độc đáo. Vô vàn món ngon từ hoa ban Loài hoa bừng sáng núi rừng Tây Bắc những ngày xuân không chỉ tô đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên nơi đây mà còn là dịp để những người mẹ, người chị dân tộc Thái trổ tài nấu các món ăn ngon từ lá và bông hoa ban tuyệt đẹp. Món phổ biến nhất hoa ban hấp. Những người phụ nữ Thái chọn bông hoa ban mới nở, rửa sạch bằng nước trong khe suối, rồi mang hấp cách thủy. Chỉ khoảng 15-20 phút là xôi hoa ban chín. Món này châm với chéo-một món chấm truyền thống của người Thái gồm muối trắng giã nhuyễn trộn với hạt dổi, mắc khén, mùi tàu, tỏi, ớt. Món hoa ban xào có vị rất đặc biệt, bùi bùi của những chiếc lá bánh tẻ, ngọt thanh của bông hoa chớm nở. Người Thái xào món hoa ban như xào rau cải, cho ít mỡ lợn, đun nhỏ lửa, xào vừa chín tới, không nên cho thêm gừng để không mất vị thơm tự nhiên của hoa.
Hấp dẫn thực khách khi ghé qua Tây Bắc mùa hoa ban nhất chính là món nộm. Vẫn dùng cả hoa và những chiếc lá bánh tẻ, nhưng món nộm được làm rất cầu kỳ. Đầu tiên, hoa ban và lá cũng được hấp cách thủy, sau đó trộn với gia vị chính là chéo cho vừa miệng ăn. Nêm chút giấm tự nhiên hoặc chanh cho vị thanh mát. Món này ai ai cũng ưa bởi hương vị quyến rũ của lá, quyện cùng với gia vị tự nhiên của núi rừng. Đặc biệt, với những người thích nhậu, món ăn này đủ làm bạn "say" dù mới chỉ uống vài chén rượu... Trong mâm cỗ đãi khách của người Thái, món canh hoa ban chiếm một vị trí khá quan trọng. Cũng giống như món xào, canh hoa ban được xào sơ qua, thêm nước vừa sôi là được. Bạn có thể đặt những món ăn từ hoa ban tại các khách sạn, nhà hàng tại Điện Biên, Sơn La. Hoặc nếu ghé qua những bản người Thái, bạn sẽ được thưởng thức những món ngon từ hoa ban đậm đà hương vị dân tộc. Đậm đà hoa chuối Không lạ như hoa ban, hoa chuối là món ăn rất phổ biến và có từ lâu đời ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hoa chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm bún bò cũng rất ngon.
Món nộm hoa chuối có lẽ là thân quen nhất với nhiều người. Tùy từng nơi mà món nộm này được gia giảm thêm thịt gà, thịt bò khô hay hải sản.
Nhiều người còn rán hoa chuối lên để dùng như một món chay. Trong hoa chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu. Hoa thiên lý Hoa thiên lý còn gọi là Dạ ly hương, không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn dinh dưỡng mà còn được xem là một bài thuốc. Có rất nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thiên lý rất hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt lợn, xương hay hầm với giò lợn rất ngon.
Mùa hè, bạn cũng có thể cho thêm vào nồi canh cua nấu với rau đay, mồng tơi để tăng thêm vị ngọt. Hoa thiên lý nấu cua cũng là một món ăn khá lạ miệng. Ngoài ra, hoa thiên lý xào thịt bò hay dùng chung với các món lẩu cũng rất đặc sắc. Hoa hẹ
Phổ biến ở trong miền nam, vừa để trang trí, vừa làm món xào với hương vị hấp dẫn. Hoa hẹ có màu trắng, món ăn ngon và dễ chế biến nhất hoa hẹ nấu đậu phụ, thêm ít thịt nạc băm, ăn mát và giải nhiệt trong ngày nóng bức. Hoa Atisô
Là một món ăn "đặc sản" và khá đắt khi bạn ghé thăm thành phố mộng mơ Đà Lạt. Khi nhắc đến Atiso, mọi người thường nghĩ ngay đến đấy là một vị thuốc, một loại trà thanh nhiệt, giải độc. Hoa Atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò). Hoa bí Hoa bí là món ăn dân dã, phổ biến khắp cả nước. Hoa bí có thể ăn được là hoa bí đực của cây bí rợ, không ra quả. Bông bí lớn, màu vàng tươi rất vui mắt. Bông bí được cắt chừa cuống dài, bó thành bó nhỏ đem ra chợ bán. Tuy nhiên, mùa hè, bông bí mới có nhiều. Người miền Bắc thường luộc hoa bí vì có vị ngọt thanh, phần cuối bí có vị giòn dai, ăn rất thú vị. Món canh mùa hè cũng thường được nấu cùng với hoa bí, nêm thêm ít vị chua, cùng với thịt băm. Riêng ở miền Nam, bông bí cũng như các loại bông khác như điên điển, bông so đũa làm thành món "lẩu hoa" đầy màu sắc và ngon miệng. Người miền Nam luộc bông bí chấm nước kho cá, kho thịt hay tương dầm ớt. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu…xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn giòn.
Món đặc sắc nhất của bông bí là “bông bí dồn thịt chiên“ hay còn gọi là chả bông bí. Muốn bông bí ngon, phải hái ngay từ khi bông mới chớm nở, tước sơ qua ở cuống, rửa qua nước để ráo. Sau đó, các thứ như tôm, mực, thịt nạc vai heo quết nhuyễn, trộn tiêu hành, mắm muối, bột năng làm nhân. Để những bông hoa không bị nát khi chiên, bẻ gập các cánh hoa úp đè lên nhau, nhẹ tay bỏ vào chiên với lửa nhỏ để bông bí còn màu vàng tươi, không bị cháy xém. Ngoài ra, ở Huế còn có món chả bông bí beo béo, thơm thơm, chấm nước tương dầm ớt. Món ăn này thường được làm trong những ngày giỗ, tết của gia đình hay tụ họp Bông điên điển Hoa điên điển còn được người dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ gọi bằng cái tên rất dân dã: hoa mùa lũ, hoa cứu đói. Loại hoa này nở theo mùa nước lũ tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Mùa lũ cũng là mùa đói của nhiều người dân ở đây, lúc này ngoài cá thì các loại rau củ quả khá hiếm hoi. Giữa mênh mông nước, chỉ có bông điên điển nở rực. Với nhiều người, bông điên điển có thể làm món dưa chua, món canh, món nộm, kho cùng với cá linh...
Ngoài ra, để có thêm thu nhập, nhiều người dân đã đi hái điên điển để bán cho nhà hàng làm món ăn, đổi gạo với những người khác... Bông lẻ bạn Cây lẻ bạn có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, được trồng rộng rãi ở Việt Nam. Cây trồng trong chậu làm cây cảnh, trồng ngoài vườn để làm thuốc. Cây có thân rất ngắn, lá mọc gần như sát đất. Lá không cứng, có bẹ, đầu thuôn dài, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tím. Cụm hoa nhỏ, mọc ở nách lá, ngoài có hai mo úp vào nhau, giống như vỏ con sò, nên còn được gọi là bông sò huyết (oyster plant). Hoa màu trắng, dùng làm thuốc trị ho, hay nấu canh với xương heo ăn cho mát, bồi bổ cơ thể suy nhược. Bông so đũa Cây so đũa hoặc mọc hoang, hoặc được trồng nhiều ở các vùng bờ quanh ruộng của đồng bằng sông Cửu Long. Cây so đũa thon cao, thẳng, vỏ nham nhám, xù xì, nứt nẻ. Trái so đũa nhỏ dài, hình dáng như chiếc đũa.
Bông so đũa mọc ở trên cao, kết thành từng chùm, có 2 màu: trắng và tím. Bông so đũa có vị nhân nhẫn đắng, nhưng ngọt hậu. Đầu tháng 10 âm lịch trở đi, cây so đũa đồng loạt ra hoa, cùng lúc với mùa cá linh để có món ăn nức tiếng là cá linh nấu canh chua bông so đũa. Cũng gần giống với điên điển, bông so đũa được hái xuống, rửa sạch. Bông so đũa khá "mong manh", vì vậy, khi nấu hay xào, kho, cũng chỉ cho vào một lúc, vài phút rồi bỏ ra thì mới giữ được vì giòn giòn của hoa. Còn có một vài món ngon khác phải kể tới đó là món canh chua so đũa với tôm he hoặc tôm nõn, món cá lóc bọc bông so đũa hấp cách thủy... cũng dậy hương vị đồng quê, dân dã, thơm ngon khó tả! |
Cách chế biến rau Dớn rừng
Cách chế biến rau Ngót rừng
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Tác dụng của rau tầm bóp
Món ăn ngon ở Cao Bằng đậm đà khó quên
(ST)