Các loại rau sống ăn ngon, tốt cho sức khỏe

seminoon seminoon @seminoon

Các loại rau sống ăn ngon, tốt cho sức khỏe

19/04/2015 01:21 PM
9,299


Rau sống là tên gọi chỉ chung cho các loại rau và lá được dùng làm món ăn kèm theo trong các bữa ăn, bữa tiệc ở Việt Nam, thường là các loại rau có lá. Thông thường đây là các loại rau có thể ăn sống hoặc ăn thông qua việc trần qua nước sôi.

Kết quả hình ảnh cho Các loại rau ăn sống

Các loại rau sống và rau gia vị

Một số cách gọi tên các loại rau sống và rau gia vị ở Hà Nội hay dùng:

Rau xà lách: lá tròn, mềm, vào mùa xà lách thường cuộn tròn lại nhưng rau trái mùa thì lá hơi thuôn dài nhưng lá mềm dễ bị dập nát.

Rau diếp: Lá dài, sống lá cứng, thân lá thì xoăn xếp nếp nhiều và cứng hơn hẳn xà lách, vị của rau cũng hơi đắng hơn 1 chút xíu.

Kết quả hình ảnh cho Các loại rau ăn sống

Húng quế hay húng chó (basil): Thường ăn kèm với thịt chó, thịt vịt, tiết canh, lòng lợn, ... vị hơi có mùi quế, rất thơm. Lá dài, nhọn, thân màu tím và hoa tím.

Húng bạc hà/ húng lủi (menthe): Loại này hơi giống rau bạc hà (mint) nên rất khó phân biệt Vị bạc hà, the mát, lá hơi tròn, xoăn lăn tăn.

Tía tô: Lá cứng, mặt lưng màu đỏ tía, mặt trên xanh. Hay dùng trong nấu chuối đậu ốc, nấu cháo.

Kinh giới:

Lá lốt: Để gói chả thịt lợn hoặc bò, chả ốc. Ngon!

Xương xông: Chủ yếu để gói chả nhưng mùi lá xương xông hơi khó ăn nên nhiều người kêu là giống mùi dầu hỏa

Rau ngổ: Thân mềm, xốp, dài, màu hơi trắng xanh. Hay cho vào canh cá.

Mùi ta:

Mùi tàu/ Ngò gai:

Rau thì là: Thích hợp với các món cá, đồ tanh, ...

Hành: Được dùng rất phổ biến trong các món ăn, các món canh,...

Hẹ: Hẹ trông hơi giống hành nhưng lá hẹ bẹp không thành ống như hành và lá ngắn hơn hành. Hay dùng trong mì vằn thắn, canh hẹ trứng, ...

Rau răm Ăn cùng trứng vịt lộn, miến lươn, lươn xào, ...


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Ăn rau sống thế nào cho đúng?

Rau sống thường là các loại rau thơm gia vị, có tác dụng làm ngon mịệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu, mỡ, hay các món chiên, xào, nướng, quay….Rau sống thường ăn theo các kẹp, cuốn với các món mặn, trụng trong các món lẩu, hoặc thái nhỏ rồi bỏ vào các món mì nước. Một số loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế…)

Kết quả hình ảnh cho Các loại rau ăn sống 

Rau sống là món ăn rất tốt cho sức khoẻ vì rau sống với đa dạng các loại rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật. 

Nguy cơ khi ăn rau sống

Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng. Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định…) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính. 

Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là: giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ. Thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy. Chưa kể đến việc không chỉ có các loại bào nang amip, trùng lông, trùng roi… các loại rau sống trên thị trường hiện nay còn chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa, giun đũa chó mèo, sán lá gan.. 

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. Có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như rau xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%. Các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu. Sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%. 

Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang, có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỷ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình 11,5%.  

Ăn rau sống thế nào cho đúng?

Theo các bác sĩ của Viện dinh dưỡng, để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. 

Qua một số thí nghiệm cho thấy, trong môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. Như vậy nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn. 

Ngoài ra, trong việc chế biến và cất trữ cần lưu ý không trữ rau trong tủ lạnh quá lâu vì cứ sau 1 ngày, rau xanh mất đi 1 lượng lớn chất dinh dưỡng. Chế biến rau không đúng cách cũng làm mất chất dinh dưỡng trong rau, xào rau nhỏ lửa không xanh rau nhưng ở nhiệt độ cao, vitamin C, B1 rất dễ hòa tan và bay hơi hết. Có 1 số loại rau dùng tốt nhất khi ăn sống như dưa chuột, cà …

Làm đẹp da hiệu quả với các loại rau sống

Rau má làm mờ sẹo

Hình ảnh có liên quan

Trong rau má có chứa rất nhiều tritepenoids giúp ức chế việc sản xuất quá mức collagen trong các mô sẹo. Từ đó nâng cao chất oxy hóa và thúc đẩy sự tái tạo da mới cho những vết sẹo đã cũ. Chính vì vậy, rất nhiều loại thuốc trị sẹo đã được chiết xuất từ chính loại rau phổ biến này. Tuy nhiên, để hiệu quả và dễ dàng nhất, bạn chỉ việc giã nát rau má rồi dùng để đắp lên vết sẹo 1 lần/ngày, vết sẹo của bạn sẽ mờ đi nhanh chóng.

Rau má dưỡng ẩm cho da

Không chỉ dừng lại ở công dụng trên, loại rau bổ rẻ này còn có tác dụng tuyệt vời trong việc dưỡng ẩm cho làn da cháy nắng ngày hè. Hằng ngày, đặc biệt đối với người có làn da khô, hãy xay nhuyễn rau má lấy nước thoa lên mặt hoặc dùng làm nước rửa mặt mỗi sáng. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, làn da của bạn sẽ lấy lại vẻ mềm mịm đến bất ngờ.

Rau diếp cá trị mụn
Diếp cá là 1 loại thảo dược lành tính và khá phổ biến. Bên cạnh là loại rau sống trong mỗi bữa ăn của gia đình, các quý cô có làn da sần sùi còn có thể "hưởng lợi" từ loại rau này với công dụng trị mụn bọc và mụn đầu đen hiệu quả.
Cách đơn giản nhất là dùng 10 lá rau diếp rửa sạch rồi xay nhuyễn lấy nước. Dùng bông gòn thấm nước này thoa đều lên mặt và cổ. Để 15 phút cho mặt nạ khô đi rồi tiếp tục thấm thêm 1 lớp khác. Chờ khô rồi rửa sạch bằng nước mát. Thực hiện 2-3 lần/tuần, bạn sẽ thấy những đốm mụn giảm dần.
Rau diếp xóa nếp nhăn

Bạn lấy 20 lá rau diếp, giã nát lấy nước cốt. Trộn đều cùng 3 giọt dầu oliu và 1 thìa cafe bột mì để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp lên mặt rồi nằm thư giãn trong khoảng 15 - 20 phút chờ cho mặt nạ khô đi. Cuối cùng là rửa sạch mặt bằng nước mát. Nếu bạn thực hiện cách này 2 lần/tuần, chỉ trong 1 tháng, những nếp nhăn nơi đuôi mắt hay khóe miệng sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.

Giá đỗ trị tàn nhang
Trong giá đỗ chứa rất nhiều vitamin A, C giúp chống oxy hóa, giảm sự hình thành melannin và ngăn chặn các sắc tố da hiệu quả. Chính vì vậy, nó được rất nhiều chị em sử dụng thành công trong việc làm mờ vết nám chỉ trong thời gian ngắn.
Để làm được điều này, bạn chỉ việc chọn giá đỗ loại thân mập mọng nước. Xay nhuyễn lấy nước rồi thoa lên vùng da bị nám, để trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Đây là loại rau khá lành tính nên bạn có thể thực hiện hằng ngày.
 
Rau mùi tây cho da khô
Đối với các quý cô sở hữu làn da khô và mụn bọc, thì đây chính là 1 loại "mỹ phẩm" vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ việc lấy 1 nắm rau mùi tây giã nát lấy nước cốt rồi trộn cùng 1/3 thìa cafe bột nghệ. Dùng hỗn hợp này đắp lên da trong 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, bạn sẽ thấy da mịn màng và những vết mụn cũng biến mất hiệu quả.

(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý