Mẹ bầu ăn nhiều cua, ba ba, táo mèo, nha đam... có thể tăng nguy cơ sảy thai. Khi bầu bí mẹ bầu phải luôn thận trọng với những thực phẩm mà mình ăn uống hằng ngày. Sau đây là một loại rau và thực phẩm dễ gây sảy thai mà mẹ bầu cần chú ý và tránh sử dụng.
Những loại rau quả có thể gây sẩy thai tự nhiên
Dưới đây là một số loại thảo dược có thể gây hại đến sức khỏe mẹ bầu:
1. Lô hội: là loại thuốc tẩy cực kỳ mạnh có hại cho thai nhi.
2. Cây bạch chỉ: kích thích tử cung co bóp và gây xuất huyết.
3. Cây Vitae: kích thích kinh nguyệt và có thể gây hại cho bào thai.
4. Củ nghệ tây mùa thu: ảnh hưởng đến tế bào và có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh thai nhi.
5. Cây hoàng liên gai: Kích thích các cơn co thắt tử cung và có thể dẫn đến sẩy thai.
6. Cây húng quế: Tinh dầu húng quế kích thích co thắt tử cung và thường khiến bạn có thể bị sẩy thai.
7. Gốc rễ cây Beth: kích thích tử cung co bóp và chỉ nên được sử dụng trong quá trình sinh nở.
8. Rễ cây huyết dụ: gây co thắt tử cung và ói mửa.
9. Cây mao lương hoa xanh, vàng: kích thích tử cung co bóp, nhưng nó chỉ an toàn để sử dụng trong quá trình sinh nở.
10. Cây đậu chổi: gây ra các cơn co thắt tử cung.
11. Đinh hương: các tinh dầu của đinh hương gây ra các cơn co thắt tử cung.
12. Cây Comfrey: có độc tố xâm nhập vào nhau thai và có thể dẫn đến sẩy thai, dị tật ở thai nhi.
13. Rễ, gốc cây bông: gây co thắt tử cung.
14. Cây lưỡi mèo: kích thích các cơn co thắt tử cung.
15. Rễ cây đầu lân: ảnh hưởng đến sự cân bằng kích thích tố trong cơ thể và chỉ nên sử dụng khi có sự khuyến cáo của bác sĩ.
16. Cây cúc thanh nhiệt (Feverfew ): Là loại thuốc kích thích các cơn co thắt tử cung.
17. Nhân sâm: có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi.
18. Cây bách xù: gây ra các cơn co thắt tử cung.
19. Cây long não: là một chất kích thích co thắt tử cung.
20. Tầm gửi: có hoá chất độc hại xâm nhập vào nhau thai.
21. Cây ngải Mugwort (không phải là cây ngải thường): là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, gây ra các cơn co thắt tử cung.
22. Cây bạc hà hăng: là một chất kích thích tử cung.
23. Vỏ cây Peru: có thể dẫn đến mù loà. Nó chỉ được phép sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ cho phụ nữ có thai bị sốt rét.
24. Cây phong thảo: nguyên nhân gây chảy máu kinh nguyệt.
25. Cây cửu lý hương: dẫn đến các cơn co thắt tử cung.
26. Vỏ cây de vàng: nếu sắc dùng làm thuốc dẫn đến co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.
27. Cây hành biển, củ hành biển (dùng làm thuốc lợi tiểu): là một chất kích thích tử cung và dẫn đến khuyết tật bẩm sinh.
28. Cây cúc ngải: dẫn đến các cơn co thắt tử cung và dị tật bẩm sinh.
Trong trường hợp mẹ bầu muốn hoặc bắt buộc phải dùng bất cứ loại thảo dược nào trong thời gian mang thai, ngay cả với những loại thảo dược hỗ trợ tốt cho thai nhi thì vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và chỉ sử dụng ở liều lượng cho phép.
- See more at: http://mecon.vn/me-bau/rau-thom-cung-khien-me-bau-say-thai/#sthash.w5egtNLp.dpufThực phẩm gây sảy thai
1. Cua
Cua không những là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung nguồn canxi dồi dào cho cơ thể giúp xương và răng chắc khỏe mà còn rất được nhiều mẹ bầu ưa thích khi chuẩn bị bước vào những ngày nắng nóng của mùa hè.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý dù có "bồ kết" cua đến mấy cũng nên hạn chế tối đa ăn cua trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ nhé. Bởi vì ăn cua dễ làm cho tử cung thu co, gây chảy máu âm đạo, thậm chí gây ra sảy thai ở mẹ bầu đấy.
Ngoài ra, hàm lượng cholestrerol trong cua cũng rất cao, mẹ nào mắc chứng huyết áp cao, tiền sản giật khi bầu bí thì không nên ăn cua nhé.
2. Ba ba
Mẹ bầu đã biết về những nguy hại nếu ăn ba ba khi đang mang thai chưa? Mặc dù ba ba có tác dụng bổ thận, nhưng ba ba lại có vị tanh, tính hàn, có tác dụng tán u, thông huyết mạch, vì vậy có nguy hại nhất định cho mẹ bầu khi mang thai, đặc biệt khả năng gây sảy thai của chân ba ba mạnh hơn nhiều so với thịt ba ba đấy.
3. Dứa
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu không nên ăn dứa. (Hình minh họa)
4. Hạt Ý dĩ ( bo bo)
Hạt ý dĩ hàm chứa rất nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều hạt ý dĩ có thể bổ sung kịp thời thể lực bị tiêu hao do nhiệt độ cao trong những ngày nắng nóng và có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Đối với phụ nữ, uống một lượng ý dĩ thích hợp sẽ giúp cho làn da sáng bóng, trơn mượt, giảm nếp nhăn, tẩy trừ tàn nhang, vết sạm.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, ăn hạt ý dĩ lại chưa hẳn đã tốt. Hạt ý dĩ có thể gây kích thích cơ tử cung nhẹ nhàng và tạo các co tử cung. Nếu các mẹ ăn nhiều hạt ý dĩ trong quá trình mang thai rất có thể sẽ có nguy cơ gây ra sảy thai.
5. Rau sam
Rau sam là loại rau dễ trồng, dễ chăm, dễ kiếm, vừa là thảo dược lại vừa là thực phẩm chế biến món ăn, có dược tính hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sẩy thai.
6. Táo mèo
Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.
7. Đồ uống có chứa caffeine
Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) sẽ có nguy cơ bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.
8. Quả nhãn
Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
Nhãn gây nóng trong không tốt cho mẹ bầu. (Hình minh họa)
9. Sữa chưa tiệt trùng
Sữa chưa tiệt trùng tức là sữa tươi, chưa qua nhà máy xử lý. Tuy ngoài thị trường không bày bán nhiều nhưng không phải là không có. Trong sữa chưa qua xử lý này có chứa vi khuẩn listeria có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai cho mẹ bầu.
10. Đu đủ xanh
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.
Tuy nhiên, đu đủ thật chín lại rất tốt cho mẹ bầu. Chính vì vậy, đừng đánh đồng đu đủ xanh với đu đủ chín mà kiêng cả hai các mẹ nhé.
11. Nha đam
Nha đam được ví như một loại "thần dược" với sắc đẹp phụ nữ, có thể giúp chị em chăm sóc mọi loại da, chống nếp nhăn và giúp giảm cân.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên uống nước ép nha đam, bởi nếu uống sẽ dẫn đến xuất huyết vùng chậu, thậm chí còn gây ra sẩy thai.
12. Lúa mạch
Lúa mạch là một loại ngũ cốc thường được chế biến thành nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng. Tuy nhiên lúa mạch có tác dụng kích thích cơ trơn tử cung, dễ thúc đẩy cơn co tử cung và do đó có khả năng gây sẩy thai cho mẹ bầu.
13. Gan động vật
Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho mẹ bầu vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.
14. Thực phẩm chứa nhiều vitamin A
Điều quan trọng là để tránh vitamin A trong thời kỳ mang thai bởi vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu, thiệt hại cho phôi thai. Thực phẩm có chứa lượng lớn vitamin A (như gan...) thai phụ nên hạn chế ăn nhé.
15. Thịt chế biến sẵn
Loại thịt chế biến sẵn bao gồm xúc xích, pate, thực phẩm nhồi thịt,… là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, khi bà bầu ăn quá nhiều loại thịt này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Trong trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai.
Nếu mẹ bầu nào thèm loại thực phẩm này thì cũng có thể ăn với một lượng nhỏ, các mẹ cần chú ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn nhất nhé.
Mẹ bầu không nên ăn đồ còn sống hay chưa chín kỹ. (Hình minh họa)
16. Thịt tái hoặc nấu chưa chín
Ký sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín, và có thể gây các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu mẹ bầu ở trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ. Các mẹ nên chú ý nấu chín thịt và các món ăn cũng chế biến kỹ để tiêu diệt bất kỳ loại ký sinh trùng nào ẩn náu nhé.
>> Tham khảo thêm: thức ăn cho bà bầu / món ngon / món ngon dễ làm ,... tại món ngon mỗi ngày
17. Trứng tái, sống
Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm salmonella khiến mẹ bầu và thai nhi gặp rắc rối. Salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.
Để được an toàn nhất, các mẹ nên tránh những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ như salad, kem tự chế, mayonnaise… Khi chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.
18. Phomat
Phomat là thực phẩm thực sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kỳ bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa một số loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Các mẹ chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng thôi nhé.
Cá đóng hộp
Nếu bạn là người thích ăn cá, bạn nên hạn chế ăn cá đóng hộp nói riêng và các loại cá nói chung khi bầu bí để tránh có thể bị ảnh hưởng bởi các chất ô nhiễm của cá khi sống trong sông, hồ, ao.
Thực tế, cá là một nguồn giàu protein và vitamin nhưng để được toàn hơn và ngăn ngừa nguy cơ sẩy thai, bạn nên tránh cá hoàn toàn. Đặc biệt, không nên ăn cá đóng hộp vì nó có chứa chất bảo quản và nhiều muối, hóa chất có thể làm tăng huyết áp của người phụ nữ mang thai. Và điều này cũng có thể dẫn đến khả năng giữ nước với các bà bầu.
2. Thịt hoặc trứng sống
Tránh thịt sống hoặc thịt hải sản, gia cầm chưa nấu chín. Bạn cần phải nấu thức ăn chín cẩn thận để tiêu diệt vi khuẩn (Salmonella). Bởi vì, thịt trứng mà nấu chưa chín, đặc biệt là thịt gia cầm, thịt gà, thịt gà tây và hải sản như hàu có thể dẫn đến sẩy thai.
3. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa chưa được tiệt trùng
Listeria là vi khuẩn có thể gây ra sẩy thai ở bất kỳ giai đoạn của thai kỳ. Khi thịt gà, hải sản chưa được nấu chín hay pho mát chưa được tiệt trùng, sữa hoặc các sản phẩm sữa cũng vậy đều có số lượng lớn vi khuẩn Listeria. Vì thế bạn phải chú ý ăn chín, uống sôi.
Nhiều mẹ bầu bị sảy thai hoặc sinh non mà không biết nguyên do tại sao. Tuy nhiên, có một số thực phẩm sau bạn nên tránh xa lúc bầu bí vì nó là thủ phạm của 2 triệu chứng này. |
4. Phô mai nhập khẩu mềm
Vì những phô mai này chủ yếu được làm bằng sữa chưa được tiệt trùng và có thể có hại, không an toàn trong khi mang thai.
5. Pate, hải sản đóng hộp
Tốt nhất trong thai kỳ, bạn cũng nên tránh ăn các loại thịt hoặc pate, hải sản đóng hộp hoặc thịt đông lạnh.
Ngoài ra, tránh ăn các loại trái cây như dứa và đu đủ cũng nguy hiểm cho thai nhi.
6. Thức ăn bẩn, chưa rửa sạch
Khi mang bầu, là thời kỳ rất quan trọng để duy trì vệ sinh thực phẩm khi mang thai. Bởi việc tiêu thụ thức ăn dơ bẩn như trái cây và rau quả có thể gây ra sẩy thai.
Nguyên nhân là vì những thực phẩm này có coli có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Vì thế, luôn luôn rửa trái cây và rau trước khi nấu. Cẩn thận hơn nữa trong khi rửa bắp cải, súp lơ và các loại rau lá xanh dính nhiều các vi trùng và vi khuẩn trên lá.
Bạn có thể ngâm các loại rau trong nước ấm pha muối loãng để tiêu diệt vi khuẩn và sau đó mới nấu ăn.
7. Nước ép trái cây đóng hộp
Luôn kiểm tra nhãn sản xuất của các loại nước ép để chắc chắn xem chúng có được tiệt trùng hay không. Coli được tìm thấy trong các gói nước trái cây. Vì vậy hãy phòng ngừa bằng cách không uống chúng để ngăn ngừa sẩy thai.
Khi mang bầu, tốt nhất là bạn tự làm nước ép trái cây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Những yếu tố có thể gây sảy thai
Khi mang bầu, đồng nghĩa với việc sức đề kháng của bạn bị giảm sút, từ đó dễ bị mắc bệnh hơn trước, chưa kể loại thực phẩm bạn dùng, chế độ sinh hoạt, thậm chí các hoạt động thường ngày như ngủ, nghỉ ngơi, chọn trang phục bầu bí v.v… cũng có thể ảnh hưởng đến hai mẹ con. Hơn nữa, mẹ bầu cũng nên biết rằng, ngoài những tác động trực tiếp này, môi trường sống và các yếu tố khách quan khác bên ngoài cơ thể mẹ cũng có thể gây hại cho bé yêu của bạn, mà đôi khi bạn không ngờ đến. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Phụ sản Hoàng gia Anh được công bố trên tờ Telegraph đã khẳng định, phụ nữ có thai khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Đồng thời nhiệt độ cao còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong 12 tuần đầu tiên, làm cho bé sinh ra bị nhẹ cân. Trong những tháng cuối, nhiệt độ cao có thể làm cho mẹ dễ bị sinh non. Bên cạnh đó, nhiệt độ của nước tắm cũng có thể gây hại đến thai nhi. Tắm nước quá nóng sẽ khiến cơ thể bà bầu tạm thời tăng cao, làm nhiệt độ trung bình của nước ối cũng gia tăng, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của bé, gây ra các dị tật như không có não, vẹo cột sống v.v…. Do đó, để bảo vệ bé yêu, tốt nhất mẹ bầu nên tránh phơi nắng trực tiếp ở nhiệt độ cao, uống nhiều nước, giữ cơ thể mát mẻ, mặc các loại áo quần có chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt … Đồng thời không tắm nước quá nóng, nhiệt độ nước tắm thích hợp cho mẹ bầu là từ 34 đến 36 độ C. 2. Khói thuốc lá Theo thống kê, có trên 50% đàn ông Việt Nam là người hút thuốc, kéo theo đó là khoảng 2/3 trẻ em, phụ nữ thường xuyên bị tiếp xúc với khói thuốc thụ động tại nhà và các điểm công cộng. Điều này gây ra nhiều nguy cơ rất lớn đe dọa đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Do trong thuốc lá có chất nicotin ngăn cản việc cung cấp oxy cho bé, mà chất này lại đi qua nhau thai dễ dàng và tập trung trong bào thai cao hơn 15% so với lượng nicotin có trong cơ thể mẹ, vì vậy dù trực tiếp hút thuốc hay hút thuốc thụ động thì thai phụ vẫn phải đối diện với nguy cơ trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân, giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sinh non, vỡ ối sớm, bong nhau non, nhau tiền đạo v.v… 3. Các bệnh truyền nhiễm
Các bệnh nhiễm trùng thường bị lây từ người mà bà bầu tiếp xúc. Nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm sẽ càng gia tăng khi bà bầu thường xuyên làm việc trong môi trường công cộng, thậm chí nhà có người bị bệnh cũng có thể là tác nhân lây nhiễm cho người mẹ và thai nhi. Trong 12 tuần đầu thai kỳ, chị em nên cố tránh tiếp xúc với bất kỳ ai, nhất là trẻ nhỏ, đang bị sốt cao, ngay cả khi không nghi ngờ bị bệnh sởi. Nếu bà bầu bị sốt cao sẽ có thể dẫn đến tình trạng dị tật tim bẩm sinh ở bé, sẩy thai, thai chết lưu hay sinh non. Mẹ mắc bệnh quai bị vào 3 tháng đầu tiên của kỳ thai nghén cũng sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, nhưng các bác sĩ sẽ không tiêm vacxin quai bị cho phụ nữ mang thai vì đó là vacxin sống, có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Bà bầu mắc bệnh đậu mùa thì nguy cơ thai nhi bị dị dạng cũng tăng lên. Đặc biệt, với Rubella, nếu mắc phải bệnh này trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bào thai, làm thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh…, nhất là nếu người mẹ nhiễm bệnh vào 13 tuần đầu tiên thai kỳ sẽ gây ra các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở bào thai như mắt bị đục thủy tinh thể, điếc, gan lách to, viêm màng não, v.v… Một căn bệnh dễ lây khác là cảm cúm, là loại dịch bệnh dễ lây nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt với những người có sức đề kháng kém như chị em trong thời gian bầu bí. Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến thai phụ như làm cho nhiệt độ cơ thể tăng nhanh gây sốt, sổ mũi, rát họng, v.v…, chúng còn làm rối loại sự trao đổi chất sinh ra độc tố ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi. Nguy hiểm hơn, virus cúm còn xâm nhập qua nhau thai vào cơ thể bé, gây nên bệnh tim bẩm sinh, sứt môi, não tụ huyết, không có não hay dị dạng đầu nhỏ. Nếu người mẹ sốt cao, độc tố còn kích thích tử cung co bóp, gây sẩy thai hoặc sinh non. Để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm này, ngoài việc chích ngừa Rubella trước khi chuẩn bị có thai, bà bầu nên cẩn trọng hơn nếu đến các khu vực đông người và hạn chế tối đa sự tiếp xúc với người bệnh. Mẹ bầu có thể trang bị khẩu trang cẩn thận khi ra ngoài, ăn các loại rau quả có chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn v.v… 4. Vật cưng trong nhà
Mèo là vật cưng phổ biến, thường xuyên tiếp xúc với bạn nhưng cũng là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm gây hại cho thai nhi (hình minh họa) Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có đến 40% thai phụ ở Anh đã bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với mèo, hoặc chó cưng trong nhà. Những con vật đáng yêu này lại là nguồn lây nhiễm nhiều loại vi khuẩn, trong đó có ký sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe thai nhi, dù chỉ gây các triệu chứng như cúm nhẹ ở người mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh này có thể gây hại đến não bộ thai nhi, làm bé bị mù lòa, hoặc tệ hơn là tử vong. Nguy hiểm lớn nhất xảy ra trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén. Ký sinh trùng gây hại Toxoplasmosis này được tìm thấy nhiều trong phân của các loài vật mắc bệnh, nhất là mèo. Nhưng cũng có phần không nhỏ người lớn bị mắc bệnh do ăn thịt chưa nấu thật chín, nhất là thịt gia cầm. Do đó, để tránh việc lây nhiễm trong thời gian bầu bí, chị em cần phải tuân theo các nguyên tắc đã được khuyến cáo như sau: không ăn thịt còn sống hoặc nấu không kỹ, nhất là thịt heo, bò tái, bò chiên; không cho chó, mèo ăn thịt sống và để các tô đựng thức ăn của chúng xa khỏi mọi đồ vật khác trong nhà; không làm vườn trong đất thường có mèo lui tới và mang bao tay khi làm vườn; không nựng thú vật nuôi của người khác; không hốt phân chó mèo; rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi làm vườn hoặc nựng thú nuôi v.v…. 5. Tiếng ồn Một nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ đã cho thấy trẻ sơ sinh sinh ra tại những gia đình sống gần khu vực sân bay có tỷ lệ dị tật bẩm sinh tăng từ 0,8 – 1,2%, gồm các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng, dị tật não. Ngoài ra, có rất nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai chịu tác động từ tiếng ồn lớn và thường xuyên sẽ dẫn đến nguy cơ thai nhi bị mất độ nhạy thính giác trước khi ra đời, bên cạnh tác hại về phía người mẹ là gây nên tình trạng cáu gắt, tính khí thất thường, khó ngủ. Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ làm cho mẹ bầu trở nên cáu gắt, tính khí thất thường mà còn làm giảm thính giác và gây dị tật thai nhi (hình minh họa) Do bé sẽ rất khó chịu, sợ hãi khi nghe những tiếng động lớn, đột ngột, hay tiếng ồn quá mức và kéo dài, nên để tránh tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khi mang thai, chị em hãy cố gắng trò chuyện từ tốn, nghe nhạc êm dịu, có tiết tấu chậm, chọn môi trường sống yên tĩnh hay rời khỏi môi trường thường xuyên có tiếng ồn quá lớn để bảo vệ thính giác và sức khỏe của thai nhi. 6. Chấn động mạnh Khi mang thai, nếu không may bị té ngã, gặp tai nạn v.v… chị em sẽ phải đối mặt với tình trạng vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi ngoại lực tác động không quá nghiêm trọng, nhưng nếu thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh (VD như khi mẹ bị giật mình v.v…). Do đó, mẹ bầu cần phải tuyệt đối cẩn trọng trong việc đi lại, nếu đi bộ cần chọn loại giày đế bằng có độ bám đất tốt, không trơn trượt. Khi đi cầu thang nên chú ý đến độ dốc, tốc độ lên và xuống, tránh té ngã. Nếu vẫn đi làm khi bầu bí thì những tháng cuối, do thai đã quá to và cơ thể mẹ nhiều biến đổi làm cho chị em xử lý tình huống kém, dễ gây tai nạn, vì thế nên để cho người khác lái xe để giảm thiểu tối đa các tai nạn có thể gây hại cho bé.
Sau khi bị sẩy thai nên làm gì (ST) |