Bị viêm họng thường đi kèm triệu chứng như họng sưng đau, khô và ngứa... tình trạng do nhiễm trùng nhẹ hoặc kích ứng tại chỗ gây ra. Bạn có thể xoa dịu triệu chứng viêm họng bằng các thực phẩm sau.
7 loại thực phẩm giúp giảm bớt chứng viêm họng
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bí quyết đối phó với chứng viêm họng
Cổ họng bị viêm làm bạn luôn có cảm giác ngứa và đau rát khi nói hoặc nuốt thức ăn. Nguyên nhân gây viêm họng thường là do sự tấn công của vi khuẩn.
Điều này có thể xuất phát từ việc bạn hút thuốc lá, môi trường không khí quá khô, hay do bị dị ứng. Một số phương pháp sau đây sẽ giúp bạn làm dịu cổ họng:
- Để “cứu vãn tình thế” một cách nhanh chóng và hiệu quả, không gì có thể vượt qua được giải pháp truyền thống, đó là súc miệng bằng nước muối loãng. Muối hoạt động như là một chất khử trùng nhẹ đồng thời làm giảm bớt lượng đờm trong cổ. Cách làm cũng khá đơn giản: chỉ cần hòa tan muối vào nước ấm, súc miệng rồi nhổ ra ngoài, làm khoảng 4 lần mỗi ngày.
- Sử dụng máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ. Việc tăng cường thêm độ ẩm cho không khí sẽ giúp ngăn ngừa lớp niêm mạc cổ họng không bị khô quá mức, gây đau rát. Nếu không có máy tạo độ ẩm cho không khí, bạn hãy đặt một chậu nước ở chỗ có sức nóng hoặc thông thoáng trong phòng để hơi nước tỏa ra, làm dịu mát không khí.
- Bỏ thuốc lá. Khói thuốc lá chính là nguyên nhân khiến lớp niêm mạc cổ họng bị kích thích cực độ.
- Thở bằng mũi thay vì bằng miệng. Đây chính là cách để bạn làm ẩm không khí một cách tự nhiên nhất thông qua đường thở.
- Nếu những cơn đau họng cứ tái đi, tái lại thường xuyên, bạn nên mua bàn chải đánh răng mới. Lông bàn chải chính là nơi vi khuẩn thường trú ngụ. Nếu bạn lỡ gây ra vết thương ở lợi trong lúc đang đánh răng, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và làm bạn nhiễm bệnh.
- Tăng cường “sức khỏe” cho hệ miễn dịch trong suốt giai đoạn có dịch cảm, cúm bằng cách bổ sung vitamine, khoáng chất, các loại thảo mộc và những dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamine C và E, kẽm, ma-giê, tỏi, gừng, nấm… Những thứ này đều có khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một số phương pháp tự nhiên chữa trị đau họng
1. Mật ong
Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng làm thuốc trị đau họng. Chúng có công dụng kháng khuẩn và làm bệnh chóng khỏi. Mật ong có khả năng thấm lọc nên sẽ giúp thoát dịch tại các tế bào bị viêm. Điều này góp phần giảm sưng và mang lại cảm giác thoải mái hơn cho người bệnh. Bạn chỉ cần cho một vài muỗng mật ong vào ly nước nóng hoặc ly trà thảo dược và uống nước mật ong này thường xuyên.
2. Nước chanh nóng
Ly nước chanh nóng pha kèm mật ong cũng có tác dụng xoa dịu các cơn đau họng. Cách làm cũng đơn giản: pha thêm một ít chanh vào ly nước mật ong ấm.
3. Cây bạc hà đắng
Bạc hà đắng làm giảm sưng tấy ở những tế bào cổ họng bị viêm. Để làm trà bạc hà đắng, bạn ngâm 2 muỗng thảo dược đã được thái nhỏ này vào 1 ly nước sôi trong khoảng 10 phút rồi lọc lấy nước và uống.
4. Thục quỳ
Phần rễ của cây thục quỳ có chứa chất giúp che phủ được các tế bào trong cổ họng. Cách làm trà thục quỳ như sau: cho 2 muỗng thục quỳ khô vào 1 ly nước, đun sôi trong vòng 10 phút rồi lọc lại và uống từ 3 đến 5 ly mỗi ngày.
5. Bổ sung vitamine C ba lần mỗi ngày.
Trong trường hợp cổ họng bị đau do cảm, cúm hoặc bị liên cầu khuẩn, vitamine C sẽ giúp tăng sức đề kháng và chống lại sự viêm nhiễm. Cần lưu ý là phải giảm bớt liều lượng nếu bạn bắt đầu có triệu chứng tiêu chảy.
6. Tỏi
Đây cũng là một phương thuốc dân gian truyền thống giúp chống lại các căn bệnh nhiễm trùng. Tỏi khô có khả năng kháng khuẩn và khử trùng hiệu nghiệm.
7. Thuốc bổ sung kẽm
Chữa viêm họng hiệu quả bằng xoa bóp
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng.
Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng, hoặc phải sống trong môi trường nhiều bụi, khí độc,… là những yếu tố thuận lợi làm mắc bệnh. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm họng mạn tính hoặc gây viêm phế quản, phổi…Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Do ngứa họng nên người bệnh hay khạc nhổ, ho khan, đặng hắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc. Gặp điều kiện thuận lợi như những ngày trời rét đậm hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (người bệnh có đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…).
Theo đông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Ngoài việc uống thuốc, nên kiên trì thực hiện xoa bóp hằng ngày sẽ có hiệu quả.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.
Xoa day huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.
Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.
Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:
- Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.
- Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.
- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.
- Tránh bị cảm cúm và viêm mũi họng cấp. Khi bị viêm họng cấp hoặc đợt cấp của viêm họng mạn tính, cần dùng thuốc của y học hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.
Vị trí huyệt:
- Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.
- Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.
Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
(ST)