Tiếng Trung quốc gọi là dongxiao hoặc xiao.
Tiếng Anh không có tên gọi chính xác nhưng thường gọi là vertical dongxiao flute .
Tiêu du nhập vào Việt nam đã hàng ngàn năm. Tiêu tham gia trong Dàn nhạc Tài tử, Ban nhạc Tang lễ, Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Chèo, Tuồng, Cải lương. Ngày nay Tiêu đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hòa tấu, giữ phần hòa âm hoặc độc tấu các giai điệu đẹp và trữ tình.
1. Giới thiệu
Tiêu là nhạc cụ thổi cổ xưa của Trung Quốc. Cách đây mấy nghìn năm, Tiêu đã được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc. Về vội nguồn của Tiêu thì phải kể từ loại Tiêu Bài. Khi mới xuất hiện Tiêu Bài cách đây mấy nghìn năm, đã được gọi là Tiêu . Về sau trong quá trình thổi Tiêu Bài, phát hiện trên thân một cây Tiêu khoét một số lỗ trên vị trí khác nhau, cũng có thể thổi âm thanh cao thấp khác nhau, thế là loại Tiêu Bài có nhiều ống dần dần hình thành Tiêu một ống có nhiều lỗ.
Tiêu ngày nay ta thường thấy là có từ thời nhà Hán, nhưng hồi đó gọi là “Tiêu Khương”, Tiêu Khương vốn là loại nhạc cụ của bà con dân tộc Khương sinh sống tại các vùng Tứ Xuyên, Cam Túc, thế kỷ 1 trước công nguyên lưu truyền đến khu vực sông Hoàng Hà, trải qua quá trình phát triển, dần dần trở thành loại Tiêu có 6 lỗ, rất giống như cây Tiêu ngày nay.
Kết cấu của Tiêu tương đối đơn giản, Tiêu rất giống cây Sáo, thường làm bằng các loại tre tím, tre vàng hoặc tre trắng, thân Tiêu dài hơn Sáo, phía trên được nối bằng chính đốt tre, trên đó khoét một lỗ để thổi, trên thân Tiêu có năm lỗ hổng, phía trên đằng sau đó còn một lỗ nữa, ngoài ra, mặt sau phía dưới thân Tiêu còn có ba bốn lỗ thoát âm và lỗ trợ âm, dùng để điều chỉnh âm chuẩn, khiến cho âm thanh càng du dương và càng vang.
Âm thanh của Tiêu êm tai , thanh nhã, âm thanh của tầm âm thấp trầm lắng, khi thổi nhẹ, âm thanh của nó rất độc đáo; âm thanh trong tầm âm vừa nghe đầy đặn, du dương. Kỹ xảo thổi tiêu nói chung giống thổi Sáo, nhưng mức linh hoạt của nó kém xa Sáo, không sành thể hiện âm thanh hoạt bát nhanh nhẹn, chỉ hợp với thổi những bản nhạc du dương, trữ tình, ai oán, phần lớn để mô tả phong cảnh tươi đẹp của thiên nhiên và tình cảm trong nội tâm con người. Sức thể hiện của Tiêu rất phong phú, vừa có thể độc tấu, lại có thể hòa tấu và trùng tấu, vừa có thể hoà nhập với các loại nhạc cụ tơ trúc Giang Nam, nhạc Phúc Kiến, nhạc Quảng Đông, ngoài ra còn đệm nhạc cho các lọai tuồng địa phương.
Có rất nhiều loại Tiêu, thường thấy có Tiêu Động bằng tre tím, Tiêu Ngọc Bình, Tiêu 9 nấc v v ...
2. Cấu tạo và kĩ thuật
Căn cứ vào âm cơ bản ở từng chiếc tiêu, người ta đặt tên cho nó, ví dụ : tiêu gọng đô, giọng mib .v.v…
Hình thức cấu tạo
Tiêu thường làm bằng ống nứa, ống rùng , ống trúc…đường kính từ 2 đến 2,5 cm…dài 40cm đến hơn 1m, có trường hợp dài khoảng 3m và 3 người mới có thể sử dụng được ( ở Trung Quốc , còn ở Việt Nam có thầy Hồ Bằng làm tiêu tone A3 dài hơn 1m).
Đầu ống có thể có mấu bịt kín. Lỗ thổi được khoét ở một góc hình bán nguyệt, một số nơi thì không để đầu mấu mà khoét thông suốt, dòi hỏi người thổi phải có cách tì cằm hợp lý.
Các lỗ bấm gồm có 6 lỗ và một lỗ định âm. Có 3 cách bố trí lỗ bấm: loại 5-1 :tức 5 lỗ trước 1 lỗ sau, loại 4-2: tức 4 lỗ trước 2 lỗ sau, loại 4-1-1: tức 4 lỗ trước 1 lỗ sau, 1 lỗ bên ( lỗ bên do ngón tay út của tay bấm dưới phụ trách, đây là kiểu thường thấy từ tiêu của thầy Lê Thái Sơn). Ta thấy tiêu phải có một lỗ bấm sau, vì ống tiêu dài,đường kính rộngm các lỗ bấm phải cách xa nhau, nếu 6 lỗ đều ở trên một hàng thẳng thì các ngón tay sẽ không đủ sức gang ra để bấm.
Cung bậc
Cung bậc của các loại tiêu cũng như cung bậc của các loại sáo ( tuỳ thuộc vào âm cơ bản mà hình thành) nhưng thấp hơn sáo một quãng tám.
Tiêu giọng Đô ( gọi tắt là tiêu đô) cung bậc như sau:
Bịt cả 6 lỗ bấm , thổi nhẹ được âm đô
Mở lỗ 1, bịt lỗ 2,3,4,5,6 thổi vừa được âm rê
Mở lỗ 1,2 bịt lỗ 3,4,5,6 thổi được âm mi
Mở lỗ 1,2,3 bịt lỗ 4,5,6 thổi được âm fa
Mở lỗ 1,2,3,4 bịt lỗ 5,6 thổi được âm sol
Mở lỗ 1,2,3,4,5 bịt lỗ 6 thổi đựoc âm la
Mở cả 6 lỗ thổi đựơc âm si
Với cách bịt mở như trên nhưng ta mím môi thổi mạnh hơn sẽ được các âm cao hơn một quãng tám. Một số loại tiêu khác có cung bậc như sau:
Tiêu Si trầm : si-đô#-rê#-mi-fa#-sol#-la#
Tiêu Rê : rê-mi-fa#-sol-la-si-do#
Tiêu Đô# : đô#-rê#-fa-fa#-sol#-la#-đo.
Muốn thổi được các nửa âm, áp dụng cách bấm như sáo ngang, hoặc khoét thêm lỗ phụ, nhưng đối với tiêu, không nên dùng nhiều các nửa âm và càng không nên dùng ở các nét nhạc nhanh.
Mầu âm
Tiêu có mầu âm trang nhã, mộc mạc thích hợp với các giai điệu trữ tình , để diễn tả các laọi tình cảm sâu sắc hoặc trung hậu, dịu dàng. Không thích hợp biểu hiện tình cảm sôi nổi, bồng bột…
mầu âm của tiêu phần nhiều quyết định do chất lượng của vật liệu làm nên, trúc , nứa , rùng , gỗ…đều mang đến cho tiêu mầu âm khác nhau, thậm chí cùng là trúc nhưng các cây tiêu lại mang các mầu âm khác nhau.
Tầm âm
Tầm âm của ống tiêu được 2 quãng tám, một số cây có thể lên được 2,5 quãng tám. Xét một cây tiêu tone đô:
Khoảng âm dưới : đồâ , rê, mi: kém vang, nhưng có thể diễn tả tình cảm sâu lắng buồn thương.
Khoảng âm giữa: fa, sol, la, si, đô, rế, mí, fá, sól : tiếng đầy đặn ngọt ngào, dễ thể hiện các mặt tình cảm sâu sắc.
Khoảng âm cao : những nốt trên, thường lẫn với sáo ngang, ít dùng, mặc dầu vậy âm của tiêu vẫn mang chất riêng hay của nó.
Kỹ thuật diễn tấu
Có thể tham khảo các ngón bấm, ngón hơi ở sáo ngang, đưa vào áp dụng với tiêu, trừ một số kỹ thuật không thích hợp như ngón phi, ngón lướt…và do đặc điểm cấu tạo của loại nhạc khí này, tiêu chỉ nên đảm nhiệm những nét nhạc đơn giản, tiến hành với tốc độ chậm vừa, tiêu cũng có thể thổi được một số âm bội, nhưng nên dùng hạn chế.
Vuốt: Là đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh lã lướt.
Láy: láy tức là thổi phớt qua thật mau một âm phụ mà không bị lạt âm chính
Ngân và rung: Có nhiều lối diễn tả theo mỗi cách khác nhau, trong khi thổi có thể dùng nhiều lối ngân và rung để khỏi nhàm tai khi phải nghe một hơi rao hoặc một câu dài.
Láy rền: Đập ngón tay trên lỗ sáo nhiều lần và thật mau
Rung: Hơi thổi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.
Cách khoét các loại sáo, tiêu thủ công
1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Trước hết anh chị và các bạn cần có một ống rỗng lòng, chiều dài từ 350mm đến 600mm (tốt nhất là 406mm), đường kính từ 10mm đến 25mm (tốt nhất là 13mm), không quá cứng để có thể dễ khoét. Để có được ống rỗng, có thể lấy từ các chất liệu sau:
+ Trúc: Là chất liệu tốt nhất, phổ biến ở làng quê Việt Nam. Nếu không tìm thấy trúc, anh chị và các bạn có thể liên hệ với em, em sẽ tặng trúc miễn phí hoặc sẽ dẫn đi đến chỗ có nhiều trúc. Trúc dễ tét và vọp trong mùa mưa, khi chặt trúc xin lưu ý: dùng dao thật sắc chặt chéo xuống thân trúc (chặt ngang là tét liền), chọn khúc trúc đã trưởng thành (không còn phấn trắng trên thân, đã dần chuyển sang màu vàng). Sau khi chặt trúc xong về nhà dùng cưa để cưa lại cho đẹp.
Trúc tốt
Thu hoạch trúc
+ Nhựa: Ra tiệm điện, nói với nhân viên lấy cho một ống luồn dây điện cỡ 16mm. Loại ống này người ta không bán lẻ chiều dài theo yêu cầu mà phải mua luôn ống dài 2,92m. Ống này dễ tìm hơn trúc, nhưng anh chị có muốn vác cái ống dài ngoằn đi ngoài đường không thì tùy.
Ảnh minh họa ống luồn dây điện các kích cỡ
+ Đu đủ: chổ nào của cây đủ cũng rỗng trừ lá của nó thôi. Anh chị và các bạn có thể lấy nhánh, thân miễn sao có chiều dài và đường kính thích hợp là được.
Ảnh minh họa cây đu đủ
+ Ngoài ra còn ống tiếp nhôm, ống thủy tinh rất đắt tiền và khó khoét. Không thích hợp với điều kiện kinh tế của một học sinh.
- Thứ hai, cần phải có mút hoặc cật bần:
+ Mút: Mút trong mũ bảo hiểm hoặc truyền hình, tủ lạnh mua, về thường có các miếng mút đệm. Chúng ta cắt mút sau cho tròn, chiều dài khoảng 1,5 cm, đường kính lớn hơn lòng ống một chút để nhét vào nó không bị tụt ra. Cái này dễ kiếm, dễ làm.
+ Bần: Anh chị nào siêng, có thể lội ra sông, ra kênh mà chặt rễ bần vào. Cái này mềm èo, lấy dao Thái Lan gọt cũng được tuốt. Lột bỏ phần vỏ ngoài, lầy phần trong của rễ. Chiều dài và đường kính như nút mút ở trên.
- Thứ ba, là dụng cụ để khoét, có hai dụng cụ là dao mổ hoặc dùi:
+ Dao khoét: ra tiệm thuốc tây, nói bán cho một cán dao mổ (10.000 VNĐ --> 20.000 VNĐ / 1 cán) và khoảng 5 lưỡi dao mổ (1.000 VNĐ / 1 lưỡi). Nhớ là phải mua cả cán lẫn lưỡi nhé! Cần phải mua nhiều lưỡi dao mổ vì trong quá trình khoét, gãy lưỡi là chuyện cơm bữa. Mua về bóc vỏ lưỡi ra, tra vào cán. Chỉ cần mò 5 phút là mò được con dao này!
Cán và lưỡi dao mổ
+ Dùi bằng lửa: ra cửa hiệu vật liệu xây dựng, hoặc công trường đang thi công, "xin" một que thép hoặc sắt dài dài. Hoặc bất cứ cái que nào bằng kim loại có thể nung nóng được. Xài cách này cần có một lò lửa dùng than củi hoặc than đá. Em ít xài cách này.
Ngoài ra anh chị và các bạn có thể mua thêm giấy màu để quấn quan cho đẹp, giấy nhám để đánh bóng trúc, sơn để sơn lên chống mối mọt, dây treo lủng lẳng cho đẹp. Tùy, mấy cái này ra tiệm tạp hóa và cửa hàng đinh sắt
2. Khoét sáo ngang
(Để học thổi sáo ngang, mọi người có thể tải tại liệu về từ vietflute.tk cuốn sách "Tự học thổi sáo và ngâm thơ" của Nguyễn Đình Nghĩa)
Một số cây sáo ngang và tư thế thổi sáo ngang:
Xem các ảnh
* Khoét sáo ngang đường kính chuẩn 13 mm, dài 406mm cho Tone Đô
(Ống nhựa đáp ứng được nhu cầu này)
- Trước hết, xin đưa lên thông số của cây sáo chuẩn "Tone Đô":
Thông số sáo ngang
- Tiếp đó, chúng ta dùng thước kẻ và bút chì vạch dấu, vẽ lổ sao cho đúng với kích thước mẫu. Hãy kiểm tra thật kĩ lưỡng điều này, sai một li đi một dặm.
- Sau khi đã đánh dấu, vẽ lổ xong, ta đến bước khó nhất: "KHOÉT"
- Phải chắc rằng trong tay anh chị và các bạn đã có một con dao mổ sẵn sàng. Cầm dao mổ lên sao cho hơi giống với tư thế cầm viết
Tư thế cầm dao mổ
- Bắt đầu đưa mũi dao lên bề mặt chất liệu, vừa ấn vừa xoay mũi dao để tạo thành một lổ nhỏ trên bề mặt(nhưng không thấu đến tận bên trong). Thao tác này phải thực hiện một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, chậm rãi, nếu không có thể dẫn tới gãy lưỡi hoặc trượt lưỡi dao mổ vào tay, rất nguy hiểm.
Lổ nhỏ được tạo trên bề mặt ống
- Khi đã tạo thành lổ nhỏ, tròn rồi thì dừng xoay vì xoay nữa vì lưỡi dao mổ sẽ bị vướng vào thành lổ gây gãy lưỡi. Kể từ lúc này, nới rộng lỗ ra bằng cách hơi nghiêng lưỡi dao, khoét vào thành lổ từ từ
Nới rộng thành lổ ra bằng cách nghiêng lưỡi dao
- Nới rộng lổ ra từ từ đến khi đạt kích cỡ thích hợp so với kích thước mẫu
* Công việc này sẽ làm thành thạo khi đã thực hành nhiều, trong lần thực hành đầu tiên, chúng ta có thể sẽ gặp nhiều sự cố như gãy lưỡi, lổ chưa ngay, chưa đẹp, chưa đúng kích cỡ. Sau khoảng một tuần làm quen, mọi thứ sẽ đâu vào đấy.
* Còn cách khoét lổ bằng dùi lửa thì quá dễ, chị việc nung que kim loại rồi châm vào lổ đã vạch sẵn, vậy thôi !
Các bạn cũng có thể tham khảo những hướng dẫn làm sáo trúc dưới đây nhé:
Ngày nay dẫu công nghệ giải trí có phát triển đến choáng ngộp, thì vẫn còn rất nhiều bạn đam mê tiếng vu vươn của ống sáo trúc, nhưng để chọn mua một ống sáo (chuẩn) thì không phải dễ. Đừng bao giờ nghĩ đến những ống sáo vớ vẫn bày bán ở các siêu thị đó chỉ là thứ để trẻ con chơi thôi. Dưới đây là những gì mình sưu tầm được, mình sẽ trình bày đơn giản nhất cho các bạn tự tay làm một ống sáo. Có gì không đúng mong các cao thủ thỉ giáo thêm cho.
Hướng dẫn làm món tôm rang muối
Hướng dẫn làm ruốc tôm ăn cực đưa cơm
Hướng dẫn làm chạo tôm cực ngon
Hướng dẫn làm chả tôm đủ món
Hướng dẫn làm tôm chiên giòn tan
(St)