Thai 1 tuần tuổi

seminoon seminoon @seminoon

Thai 1 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,215

Thai kỳ bắt đầu

Đây là một thời gian hết sức tuyệt vời của bạn – có một đứa bé đang lớn dần trong bụng mình là một kinh nghiệm khó tưởng tượng! Bạn sẽ cảm nhận được điều gì đang lớn lên trong cơ thể mình và con của bạn sẽ lớn lên rồi thay đổi ra sao.

Bạn không hề cô đơn trong thai kỳ của mình. Mỗi năm có hàng triệu phụ nữ hoàn tất công việc mang thai của mình khá thành công.

Một điểm mấu chốt của cuốn sách này chính là giúp bạn hình dung được những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ và hạnh phúc của bạn cũng như của đứa con đang lớn trong bụng. Nếu bạn đã nhận thức được rằng những xét nghiệm đặc biệt trong thời điểm nhất định, chẳng hạn như chụp tia X-quang, có thể có những ảnh hưởng thế nào đên thai nhi đang lớn lên trong bạn, bạn sẽ có những quyết định khác để dùng đến các biện pháp khác. Nếu bạn hiểu rằng việc dùng các loại thuốc kích thích có hại cho con bạn như thế nào hoặc có thể gây nên những tác động xấu kéo dài thế nào, có thể bạn sẽ quyết định việc ngừng sử dụng chúng. Nếu bạn biết rằng chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có thể gây nên chứng ợ nóng hoặc buồn nôn của bạn và qúa trình phát triển chậm của con bạn, có thể bạn sẽ thực hiện chế độ ăn có nhiều dinh dưỡng hơn. Nếu bạn nhận thức được rằng những hành động của mình dù ít dù nhiều có ảnh hưởng thế nào đến thai kỳ của mình, có thể bạn sẽ thông minh hơn khi tự giải thoát mình khỏi những lo lắng và tận hưởng cảm giác làm mẹ được nhiều hơn chăng.

Các thông tin trong cuốn sách này được chia theo từng tuần mang thai khác nhau. Những hình minh hoạ sẽ cho bạn thấy rõ hơn bạn và con mình thay đổi và lớn lên như thế nào mỗi tuần. Những chủ đề chung mỗi tuần sẽ bao gồm những mối băn khoăn và cả những mô tả cụ thể cho thấy con bạn lớn như thế nào, trông hình dáng bạn ra sao và những hành động thường ngày của bạn có ảnh hưởng gì đến con của bạn.

  Những thông tin trong cuốn sách này không có nghĩa sẽ thay thế được những cuộc thảo luận trực tiếp của bạn với chuyên gia y tế của bạn. Hãy nhớ rằng bạn nên thảo luận tất cả hay bất cứ băn khoăn gì với ông ấy hay cô ấy. Hãy sử dụng những thông tin có trong cuốn sách này để mở đầu cho những cuộc thảo luận thẳng thắn đó. Nó có thể giúp cho bạn diễn đạt những băn khoăn của bạn bằng lời dễ dàng hơn.    

Dấu hiệu hoặc triệu chứng khi mang thai.

Một số những thay đổi trong cơ thể bạn có thể cho bạn thấy rằng bạn đã mang thai. Nếu bạn có một hoặc nhiều hơn 1 các triệu chứng nêu ra dưới đây và bạn nghĩ rằng bạn có khả năng mang thai, hãy liên hệ ngay với chuyên gia y tế của mình nhé:

Tắc kinh.

Buồn nôn, có thể kèm hoặc không kèm theo ói mửa.

Chán ăn hoặc thèm ăn.

Mệt mỏi.

Đi tiểu thường xuyên.

Ngực thay đổi, nhũn ra.

Có cảm giác khác lạ ở khu vực khung xương chậu.

Có vị kim loại trong miệng.

Điều gì sẽ khiến bạn chú ý đầu tiên? Ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Khi bạn thấy rằng chu kỳ kinh nguyệt của mình không bắt đầu hoạt động trở lại, đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của sự mang thai.

Khi nào con bạn ra đời?

Thời điểm bắt đầu mang thai có thể được tình là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Có nghĩa là, theo mục đích tính toán cảu các bác sĩ, bạn có mang 2 tuần trước khi bạn thực sự thụ thai! Điều này có thể gây nhiều hiểu lầm, hãy kiểm tra nó kỹ càng hơn nhé.

Khái niệm về thời gian

Thời điểm mang thai (thời điểm có kinh) - Bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ cuối cùng, 2 tuần trước khi bạn thụ thai có nghĩa chính xác là gì. Đấy là giai đoạn mà bác sĩ của bạn dùng để dự đoán thời điểm mang thai của bạn. Thời gian kéo dài trung bình của thai kỳ là 40 tuần.

Tuổi rụng trứng (độ tuổi sinh nở) - Bắt đầu từ khi bạn thụ thai. Độ dài trung bình của thai kỳ là 38 tuần.

Quý - mỗi quý kéo dài khoảng 13 tuần. Có 3 quý trong một thai kỳ.

Tháng âm lịch - Mỗi thai kỳ kéo dài trung bình khoảng 10 tháng âm lịch (mỗi tháng có 28 ngày).

Tìm hiểu về ngày bạn sinh nở.

Hầu hết tất cả các phụ nữ đều không biết chính xác ngày thụ thai, nhưng họ thường nhận biết được ngày dầu tiên của kỳ kinh cuối. Đấy chính là một thời điểm dùng để xác định ngày thai kỳ chấm dứt. Ngày cuối của thai kỳ đóng vai trò khá quan trọng vì nó giúp bác sĩ của bạn có thể xác định được thời gian để thực hiện các xét nghiệm và các quy trình thao tác. Nó cũng có thể giúp cho việc áng chừng được sự phát triển của con bạn và nói rõ cho bạn thấy là bạn đã quá kỳ sinh chưa. Đối với hầu hết các phụ nữ, thời điểm thụ thai của tháng (thời điểm rụng trứng) là vào khoảng giữa tháng của chu kỳ kinh nguyệt hay nói một cách khác là khoảng thời gian 2 tuần tính đến ngày đầu tiên cua chu kỳ tiếp theo.

Một thai kỳ kéo dài khoảng 280 ngày, hay 40 tuần, bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Bạn có thể tính ra ngày sinh nở của bạn bằng cách đếm đúng 280 ngày kể từ ngày đầu tiên xuất huyết của bạn trong kỳ cuối cùng. Hoặc bạn có thể đếm ngược lại 3 tháng tính từ ngày đầu trong chu kỳ cuối cùng rồi cộng thêm 7 ngày. Cách này cũng có thể đưa ra cho bạn một thời điểm tương đối chính xác về ngày bạn sẽ sinh. Ví dụ, nếu như chu kỳ cuối cùng của bạn bắt đầu vào ngày 20 tháng 2, thì ngày bạn sinh sẽ vào ngày 27 tháng 10.

Tính thai kỳ theo cách này sẽ cho biết được thời kỳ thai nghén (thời kỳ hành kinh). Và đây cũng chính là cách mà các bác sĩ và các y tá dùng để theo dõi thời gian trong suốt thai kỳ. Nó khác hẳn với thời kỳ rụng trứng (thời kỳ sinh nở), vì giai đoạn này ngắn hơn 2 tuần và bắt đầu ngày thụ thại chính xác.

Một số chuyên gia y tế ngày nay khuyên rằng thay vì “ngày sinh”, có thể đưa cho phụ nữ mang thai “tuần sinh” - một thời gian 7 ngày mà trong đó việc sinh nở có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Giai đoạn này có thể rơi vào thời điểm 39 tuần rưỡi hoặc 40 tuần rưỡi. Do là có quá ít phụ nữ (chỉ khoảng 5%) có thể sinh được đúng ngày của mình, nên khoảng thời gian 7 ngày có thể giúp giảm thiểu những lo lắng của người mẹ về thời điểm khi nào thì con họ được sinh ra.

Một số người thì đếm thời gian trong suốt thai kỳ tính theo tuần. Đây chính là một cách dễ dàng nhất. Nhưng nó cũng có thể rất dễ nhầm lẫn là nhớ được khi nào bạn bắt đầu tính từ ngày đầu tiên của kỳ cuối cùng và cũng có thể bạn không thực sự mang thai cho đến 2 tuần sau đó. Ví dụ, nếu như bác sĩ của bạn nói rằng bạn đã mang thai được 10 tuần (tính theo kỳ kinh cuối cùng của bạn), nhưng thời điểm thụ thai của bạn lại xảy ra 8 tuần trước đó chẳng hạn.

Bạn cũng có thể nghe nói đến việc thai kỳ của mình được chia ra theo quý. Qúy chia thai kỳ của bạn ra 3 giai đoạn, và mỗi thời điểm kéo dài 13 tuần. Điều này sẽ giúp nhóm được các giai đoạn phát triển vào một. Ví dụ như, tất cả cấu trúc cơ thể con bạn chủ yếu được hình thành cũng như các cơ quan trong cơ thể chúng chủ yếu diễn ra vào quý đầu tiên. Trong suốt quý thứ 3, hầu hết tất cả các vấn đề của người mẹ với các trường hợp huyết áp cao được sinh ra so thai kỳ gây ra hoặc trường hợp tiền kinh giật có thể xuất hiện.

Có thể bạn đã nghe đến tháng âm lịch, liên quan đến việc hoàn thành một chu kỳ tuần trăng, có nghĩa 28 ngày. Vì thai kỳ thường kéo dài đến 280 ngày tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng đến ngày sinh nở, nên thai kỳ tính theo tháng âm lịch kéo dài 10 tháng.

Thới khoá biểu dành cho 40 tuần.

Trong cuốn sách này, thai kỳ được dựa trên thời khoá biểu 40 tuần. Sử dụng phương pháp này, bạn thực sự có thể có mang trong khoảng tuẩn thứ 3. Tất cả những thông tin chi tiết về thai kỳ của bạn sẽ được thảo luận theo tuần một bắt đầu từ tuần thứ 3. Ngày cuối cùng của thai kỳ chính là ngày cuối cùng của tuẩn thứ 40.

Trong các cuộc thảo luận theo tuần sẽ cho biết độ tuổi chính xác của đứa con đang lớn trong bụng bạn. Ví dụ, trong tuần thứ 8, bạn sẽ nhìn thấy những thông tin sau:

Tuần thứ 8 (độ tuổi thụ thai).

Tuổi của thai nhi – 6 tuần (độ tuổi sinh nở).

Với cách này, bạn sẽ biết được chính xác độ tuổi của con bạn vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ.

Một điều quan trọng mà bạn nên hiểu đó là việc xác định ngày cuối cùng của thai kỳ cũng chỉ là một sự ước đoán, không phải chính xác tuyệt đối. Như chúng ta đã nói ở trên chỉ có khoảng 1 trong 20 phụ nữ có thể sinh vào đúng ngày của mình. Việc tính toán vào một ngày chính xác hoá ra lại là một sai lầm (ngày cuối cùng của thai kỳ hoặc sớm hơn thời điểm đó). Có thể bạn sẽ thấy rằng ngày lại ngày trôi qua mà con bạn vẫn chưa ra đời. Hãy nhìn vào ngày cuối cùng của thai kỳ giống như một mục tiêu cần đạt tới - một khoảng thời gian mà bạn đang chờ đợi và chuẩn bị chào đón nó. Rất có ích nếu biết được bạn đang tiến bộ rõ rệt về tư tưởng.

Không kể bạn áp dụng cách tính thời gian như nào trong thai kỳ, nó thường phải trải qua một khoảng thời gian dài mà nó cần phải trải qua. Một điều kỳ diệu thực sự đang diễn ra - một con người đang sống và lớn lên trong người bạn! Hãy tận hưởng khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời này nhé.

  Chu kỳ kinh nguyệt của bạn.   

Hành kinh là một sự thải máu, dịch nhầy và các mảng tế bào theo chu kỳ tuần hoàn bình thường từ khoang của tử cung. Khoảng cách bình thường cho một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 ngày, nhưng nó có thể khác nhiểu và như vậy vẫn được coi là chuyện bình thường. Khoảng cách và số lượng của chu kỳ kinh có thể khác, một chu kỳ bình thường là từ 4 đến 6 ngày.

Trên thực tế, hai chu kỳ quan trọng có thể xảy ra đồng thời một lúc đó là - chu kỳ rụng trứng và chu kỳ của màng nhầy tử cung. Chu kỳ rụng trứng cung cấp trứng cho quá trình thụ tinh. Chu kỳ của màng nhầy tử cung là nhiệm vụ cung cấp môi trường cho trứng đã thụ tinh bên trong tử cung. Bởi lẽ những thay đổi về màng nhầy tử cung được điều tiết bằng hoóc môn sinh ra từ buồng trứng, nên hai chu kỳ này có liên quan mật thiết đến nhau.

  Chu kỳ rụng trứng sản xuất ra trứng cho quá trình thụ tinh (tế bào trứng). Có khoảng 2 triệu trứng trong cơ thể một bé gái mới sinh. Số lượng này sẽ giảm đi xuống còn 400.000 quả trong cơ thể bé gái khi gần đến tuổi dậy thì. Số lượng trứng lớn nhất đạt được vào đúng thời điểm trước khi sinh. Khi một thai nhi nữ giới được 5 tháng tuổi (tức là 4 tháng trước khi sinh), có thể đạt tới con số 6,8 triệu trứng!   

Một số phụ nữ (khoảng 25%) phải trải qua những cơn đau bụng dưới hoặc cảm thấy khó chịu trước ngày trứng rụng, gọi là cơn đau giữa kì kinh nguyệt. Điều đó có thể gây ra bởi sự khó chịu khi có chất lỏng hoặc máu sinh ra từ sự vỡ nang. Sự có mặt hay văng mặt của triệu chứng này không phải là một bằng chứng để chỉ ra rằng kỳ rụng trứng có hoặc không xuất hiện.

Những mánh nhỏ trong tuần 1 & 2

Những xét nghiệm thời kỳ trực tiếp của thai kỳ là rất đáng tin cậy và có thể rất tích cực (chỉ rõ sự mang thai) vào thời điểm 10 ngày sau khi thụ thai.

Sức khoẻ của bạn có ảnh hưởng đến thai kỳ

Sức khoẻ của bạn là một trong những nhân tố quan trọng nhất khi bạn mang thai. Chế độ dinh dưỡng tốt, luyện tập vừa phải, nghỉ ngơi đúng cách và sự thận trọng của bạn và cách bạn chăm sóc cho bản thân, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Thông qua cuốn sách này, tối muốn cung cấp thông tin về các phương pháp y tế mà các bạn cần phải tiến hành, những xét nghiệm y tế mà bạn cần phải có, cũng như những hợp chất trực tiếp mà bạn có thể phải sử dụng và một số chủ đề khác mà bạn cũng nên quan tâm. Những thông tin này là tương đối cần thiết cho các bạn để có thể nhận thức được hành động của bạn có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn và sức khoẻ của đứa con đang lớn trong bụng bạn như thế nào.

Tất cả các phương pháp chăm sóc về sức khoẻ mà bạn nhận được có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và cách bạn có thể chịu đựng khi mình phải mang thai. Khi có sự chăm sóc sức khoẻ tốt đồng nghĩa với việc con bạn sẽ có một sự phát triển tốt và một thể chất tốt.

Những người cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

Bạn có rất nhiều lựa chọn khi đến thời điểm đòi hỏi bạn cần phải có nhà cung cấp về các dịch vụ sức khoẻ. Bác sĩ sản khoa là một người chuyên chăm sóc những phụ nữ mang thai, bao gồm cả việc đỡ đẻ. Các bác sĩ sản khoa thường được gọi là M.D.s (đó là các chuyên gia y tế được tốt nghiệp từ các trường có chức danh như trường Y và có đầy đủ các tiêu chuẩn khi được cấp bằng y tế) hoặc D.O.s (đó là các bác sĩ chuyên về thuật nắn xương tốt nghiệp từ trường chuyên về thuật nắn xương và có đầy đủ các tiêu chuẩn về một người được cấp bằng y tế). Cả hai người đều đã hoàn thành những khoá chuyên sau sau đại học.

Bác sĩ sản khoa những người chuyên sâu về những ca đẻ có nguy cơ cáo được là gọi là các bác sĩ cấp cứu sản khoa. Cũng có rất ít những người cấn đến bác sĩ sản khoa (chỉ có 1 trong 10 người). Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn cần đến một chuyên gia, hoặc nếu bạn lo lắng về thể trạng sức khoẻ của mình trong quá khứ.

Một số phụ nữ lựa chọn các chuyên gia trong gia đình vì bản thân họ là bác sĩ tư. Ở một số trường hợp, bác sĩ sản khoa có thể không có mặt vì lý do nào đó, có thể vì cộng đồng đó quá nhỏ, hoặc ở vùng sâu vùng xa. Các chuyên gia y tế trong gia đình thường phục vụ theo nhu cầu của bạn, đóng vai trò là bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa. Một số người trong số họ rất có kinh nghiệm trong việc đỡ đẻ. Trong trường hợp có vấn đề nảy sinh, một bác sĩ tư phải có nhiệm vụ liên hệ với một bác sĩ sản khoa nhằm chăm sóc sức khoẻ tiền sinh nở cho bạn. Trong đó bao gồm có cả trường hợp mổ đẻ cần thiết phải được tiến hành để lấy đứa bé ra.

Đôi khi nhiều phụ nữ mang thai lại muốn có một bà đỡ có tay nghề trong gia đình. Một bà đỡ có tay nghề là một người có đào tạo thường chịu trách nhiệm về những ca sinh có nguy cơ thấp và không phức tạp. Những chuyên gia này thường đăng ký với tư cách là y tá với việc được đào tạo chuyên sâu và bằng cấp là người đỡ đẻ. Họ có nhiệm vụ triệu được sự có mặt của các bác sĩ trong trường hợp có những vấn đề nảy sinh.

  Giao tiếp đóng vai trò quan trọng. Điều quan trọng là bạn phải liên hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của mình. Mang thai và sinh đẻ chính là những sự việc mà chỉ có cá nhân bạn biết và trải qua. Bạn cần phải đặt ra những câu hỏi mà bạn có, chẳng hạn những câu dưới đây:  

Ông có tin vào việc sinh con tự nhiên không?

Trong công việc thường ngày ông thường làm gì cho các bệnh nhân. Mọi người có dùng biện pháp thụt rửa, theo dõi thai nhi hay làm những cái khác không?

Ai làm công tác chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân khi ông đi vắng?

Liệu có bác sĩ nào khác ngoài ông không mà tôi có thể gặp và chăm sóc tôi thay ông?

Hãy bày tỏ những lo lắng của bạn và nói về tất cả những điều mà bạn nghĩ rằng nó quan trọng với bạn. Bác sĩ của bạn là người có kinh nghiệm vì họ đã tham gia hàng trăm, thậm chí hàng nghìn ca đẻ khác nhau và tất cả những điều họ vẽ ra cho bạn là tất cả vì sự khoẻ mạnh của bạn mà thôi. Ông ấy hoặc cô ấy sẽ phải cân nhắc xem cái gì là tốt nhất cho bạn và cho con bạn trong khi đó họ phải cố gắng đáp ứng tất cả mọi yêu cầu “đặc biệt” mà bạn có thể có.

Đừng dè dặt khi phải đặt ra những câu hỏi; bác sĩ của bạn có thể đã nghe những điều đó. Bởi lẽ, có thể những câu hỏi đó không tốt hoặc nó tiềm ẩn những nguy cơ cho bạn, nhưng quan trọng nhất là bạn nên hỏi về những điều đó trước khi quá muộn. Nếu như yêu cầu của bạn có thể thực hiện được, có nghĩa là bạn có thể cùng nhau lên kế hoạch chuẩn bị, ngăn chặn những phát sinh không thể lường trước được.

  Hút thuốc  

Hút thuốc rất có hại cho thai kỳ. Một phụ nữ mang thai khi hút 20 điếu thuốc (một bao thuốc) có thể hít khói thuốc gấp 11000 lần trong suốt thai kỳ bình thường. Và khi bạn hút thuốc đồng nghĩa với đứa con trong bụng bạn cũng hút. Và điều chúng tôi muốn nói ở đây chính là khói thuốc lá có thể đi qua nhau thai và đến chỗ con bạn. Một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy khi điều này xảy ra thì đứa trẻ phải hít một lượng tập trung nicotin cao hơn mẹ của nó. Lượng tập trung cao hơn này đòi hỏi việc thải hồi nicotin trong cơ thể bé sau khi sinh.

Khói thuốc lá chứa những hợp chất độc hại, chẳng hạn như nicotin, cacbon monoxit, hydrogen cyanide, hắc ín, nhựa thông, và một số nhân tố gây bệnh ung thư khác nữa (caxinogen). Các hợp chất này có thể đơn độc hoặc kết hợp với nhau để làm hại cho đứa con đang phát triển trong bụng bạn.

Bằng chứng khoa học cho thấy, hút thuốc trong khi mang thai có thể là gia tăng nguy cơ giết chết thai nhi, hoặc có thể làm hỏng thai nhi. Hút thuốc ảnh hưởng tới việc hấp thu vitamin B, C và axit Folic. Thiếu axit Folic có thể gây nên các khuyết tật về dây thần kinh và gia tăng độ phức tạp về các vấn đề liên quan đên thai kỳ ở người mẹ.

Trong vòng 30 năm qua, chúng ta đã biết được rằng trẻ được sinh ra từ người mẹ hút thuốc thường nhẹ cân hơn các em bé sinh bình thường tầm 200g. Đó là nguyên nhân tại sao trên vỏ mỗi bao thuốc lại có lời cảnh báo đối với phụ nữ là không nên hút thuốc khi đang mang thai. Nhẹ cân khi sinh ra ở trẻ có liên quan trực tiếp đến số lượng thuốc lá mà người mẹ hút. Những tác hại này sẽ không xuất hiện ở đứa con khác của cô ta nếu như người mẹ đó ngừng việc hút thuốc khi đang mang thai đứa tiếp theo đó. Có một mối liên quan trực tiếp giữa việc hút thuốc là và sự phát triển suy yếu của thai nhi.

Một đứa bé đang lớn trong bụng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều do việc hút thuốc của người mẹ. Hút thuốc sẽ co hẹp các mao mạch ở nhau thai; và nhau thai chính là cơ quan vận chuyển máu, oxi và chất dinh dưỡng đến cơ thể của trẻ. Sự thu hẹp này sẽ giảm thiểu sự nuôi dưỡng mà con bạn có thể nhận được từ phía bạn, điếu có thể dẫn đến việc nhẹ cân và cấu trúc bộ phận bên trong của trẻ nhỏ (thấp hơn).

Những trẻ em sinh ra từ người mẹ hút thuốc trong suốt thời gian mang thai thường thấy là có chỉ số IQ thấp hơn và gia tăng về trường hợp rối loạn chức năng đọc hơn là trẻ em từ những người mẹ không hút thuốc. Sự cố về hội chứng rối loạn chức năng não bộ (quá hiếu động) cũng được báo cáo cho thấy là cao hơn những trẻ em may mắn có những người mẹ không hút thuốc trong suốt thai kỳ.

Hút thuốc trong suốt thai kỳ có thể gia tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu hoặc chết ngay sau khi sinh. Nguy cơ này cũng gia tăng tỷ lệ thuận với số lượng thuốc mà người phụ nữ mang thai hút. Tỉ lệ gia tăng thường là 35% ở những người phụ nữ hút trên một bao thuốc mỗi ngày.

Hút thuốc còn gia tăng nguy cơ về những sự cố phức tạp ở cả người mẹ. Một ví dụ về trường hợp bất ngờ của nhau thai, sẽ được thảo luận chi tiết trong tuần 33. Tỷ lệ của nguy cơ này gia tăng từ khoảng 25% đối với người hút thuốc với tần số trung bình và lên tới 65% đối với người nghiện thuốc nặng.

Trường hợp cuốn nhau thai (thảo luận trong tuần thứ 35) cũng thường xuất hiện ở những người phụ nữ hút thuốc khi mang thai. Tỉ lệ xảy ra gia tăng từ 25% đối với người hút bình thường và 90% ở những người nghiện thuốc nặng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng có hại của việc hút thuốc trong quá trình mang thai. Có thể bạn sẽ băn khoăn rằng mình có thể sử dụng một số phương tiện nhằm hỗ trợ bạn trong quá trình hút thuốc, chẳng hạn như dùng thuốc viên, kẹo cao su hoặc các dược phẩm có tác dụng ngừng hút thuốc, Những ảnh hưởng cụ thể đối với sự phát triển của thai nhi của ba chất hỗ trợ trên vẫn chưa được xác định.

Nicotrol, một chất dùng để hít, dụng cụ dùng để xịt mũi, nướu, họng được dùng phổ biến như một chất hỗ trợ cho quá trình ngừng hút thuốc. Nicotrol được bán dưới cái tên Nicoderm và Nicorette tất cả các hợp chất pha chế từ Nicotrol đều chứa Nicotin đều không được khuyên dùng trong quá trình mang thai.

Ziban (bupropion hydrochkloride) là một loại thuốc uống, một chất hỗ trợ không có chứa Nicotin dùng để hỗ trợ cho quá trình ngừng hút thuốc. Loại dược phẩm này cũng được quảng cáo dưới cái tên thuốc Wellbutrin chống suy nhược thần kinh hoặc dưới cái tên wellbutrin SR. Zyban. Loại dược phẩm này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Nếu bạn có mang, các nhà nghiên cứu khuyên nên tránh sử dụng kẹo cao su, thuốc cao và thuốc viên. Hãy bàn bạn về tình huống trên với bác sĩ của mình trong trường hợp bạn có những thắc mắc.

Bạn có thể làm được gì? Câu trả lời tưởng như đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản một chút nào – hãy ngừng hút thuốc. Trên thực tế, một phụ nữ hút thuốc trong quá trình mang thai sẽ có lợi rất nhiều nếu như họ có thể giảm hiểu hoặc ngừng ngay việc hút thuốc trước hoặc trong thời gian mang thai – và đứa con trong bụng họ cũng có những quyền lợi tương tự. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả những người không hút thuốc và đứa con chưa sinh của họ cũng có thể là người hút thuốc gián tiếp (hít phải không khí của môi trường có khói thuốc) cũng có thể bị nhiễm Nicotin và các hợp chất có hại khác. Có thể cách cải thiện duy nhất cho việc mang thai là những người trong gia đình phải ngừng hút thuốc ngay lập tức!

Một số mánh nhỏ cho việc ngừng thuốc

Hãy liệt kê một loạt những sự việc bạn cần phải làm trong việc ngừng hút thuốc đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi phải sử dụng đến đôi tay, chẳng hạn như giải ô chữ, thêu thùa.

Hãy liệt kê một loạt những thứ mà bạn muốn mua cho bạn và con bạn. Nên gạt khoản tiền dùng để mua thuốc sang một bên và dùng để mua những thứ đó.

Hãy xác định ra những nguyên nhân “châm ngòi” - những cái khiến cho bạn phải hút thuốc. Hãy lên kế hoạch để tránh chúng hoặc giải quyết chúng một cách “lạnh lùng”. Thay vì việc phải hút thuốc sau bữa cơm, hãy đánh răng, rửa bát hoặc đi dạo.

Nếu như bạn luôn luôn hút thuốc trong khi lái xe hãy lau rửa xe của bạn từ trong ra ngoài, sử dụng máy lọc không khí hát theo một bài hát trên đài hoặc băng catset. Hãy bắt xe buýt hoặc đi xe cùng nhóm bạn một lúc.

Hãy uống thật nhiều nước.

Nếu bạn vẫn có những vấn đề về việc bỏ thuốc, một nghiên cứu gần đây xác định rằng việc sử dụng “đường dây nóng cho những người bỏ thuốc” có thể có hiệu quả gấp đôi mức bình thường. Bạn có thể nói chuyện trực tiếp với những người đã từng trải qua những kinh nghiệm tương tự như bạn.

Uống rượu

Phụ nữ mang thai khi uốn rượu sẽ có khá nhiều nguy cơ. Trường hợp uống rượu ở mức độ trung bình có thể gia tăng nguy cơ sảy thai. Uống rượu ở mức độ cao, thường gây ra hậu quả dị tật bẩm sinh ở trẻ. Còn tình huống của những người uống rượu như một căn bệnh mãn tính có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường ở trê, hay gọi là hội chứng chất cồn của thai nhi (FAS). FAS được nhận dạng bằng sự hạn chế về sự phát triển trước và sau khi sinh, cũng như dị tật của tay và chân, tim và các đặc điểm về mặt mũi cũng là cái thường thấy ở trẻ. Các đặc điểm về mặt mũi là cái dễ nhận thấy nhất – mũi tẹt và ngắn, phần xương hàm trên phẳng và mắt trông rất dại. Một trẻ khi sinh ra với hội chứng FAS cũng có thể có những vấn đề về hành vi.

Những trẻ em mắc phải chứng nói lắp, khả năng nghệ thuật và lái xe cũng kém hơn hẳn. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong trường hợp này là 15 đến 20%.

Hầu hết tất cả các nghiên cứu đều cho rằng hội chứng FAS xuất hiện khi phụ nữ mang thai uống từ 4 đến 5 cốc rượu mỗi ngày. Tuy nhiên trường hợp dị tật ở mức độ nhẹ có thể xuất hiện với 2 cốc rượu mỗi ngày (28g rượu). Các dị tật bẩm sinh ở mức độ nhẹ này là hậu quả của hiện tượng phơi nhiễm men rượu của bào thai (FAE), một tình trạng xảy ra từ một lượng khá ít rượu. Điều này đã dẫn đến kết luận của các nhà nghiên cứu là không có một hàm lượng rượu nào dù ít dù nhiều có thể an toàn trong quá trình mang thai. Chính vì nguyên nhân này mà trên tất cả các vỏ chai đồ uống có cồn ở Mỹ đều có dán lời cảnh báo giống như trên vỏ bao thuốc lá. Lời cảnh báo khuyên tất cả các phụ nữ tránh dùng rượu trong quá trình mang thai vì khả năng gây ra những vấn đề cho thai nhi, bao gồm trường hợp phơi nhiễm cồn và hội chứng nhiễm cồn ở thai nhi.

Dùng các loại thuốc gây nghiện và uống rượu có thể làm gia tăng nguy cơ gây tổn hại đến đứa con của bạn. Các loại thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống co giật có thể gây ra nhiều vấn đề đau đầu nhất. Một số nhà nghiên cứu cho rằng trường hợp người cha tiêu thụ quá nhiều rượu trước thời điểm thụ thai có thể gây ra hội chứng nhiễm cồn ở thai nhi. Lượng hấp thụ rượu ở người cha được trích dẫn như là một nguyên nhân gây ra những hạn chế về sự phát triển của trẻ bên trong tử cung.

��ể đề phòng, hãy cẩn thận với tất cả loại thuốc và thuốc ho mà bạn dùng. Một số loại trong đó có chứa chất cồn – có thể lên tới 25%!

Một số phụ nữ muốn biết được rằng họ có thể uống rượu trong các trường hợp xã giao được không. Tất nhiên là sẽ có nhiểu những phản đối về việc đó vì không có một lượng cồn nào có thể an toàn trong khi mang thai. Vậy thì tại sao lại phải gây ra những nguy cơ đó? Vì sức khoẻ và thể trạng của đứa con đang lớn trong bụng, hãy cố tránh xa rượu trong khi mang thai. Trách nhiệm để ngăn chặn những vấn đề này đè nặng lên đôi vai của bạn.

Dùng cồn khi nấu ăn

Hầu hết tất cả các phụ nữ mang thai đều biết rằng họ nên tránh dùng rượu trong suốt thời gian mang thai nhưng vấn đề là còn các loại món ăn ma cần sự có mặt của rượu thì sao? Một nguyên tắc hàng đầu đó là hoàn toàn có thể ăn các loại thức ăn mà có chứa rượu nếu nó đã được nấu hoặc rim ít nhất là một giờ đồng hồ. Nếu nấu trong khoảng thời gian như thế có thể giúp các loại rượu đó bốc hơi gần hế

Chế độ dinh dưỡng của bạn

Nếu như cân nặng của bạn bình thường trước khi mang thai, bạn cần phải tăng lượng hấp thụ kalo trong quá trình mang thai. Trong suốt quý đầu tiên (13 tuần đầu), bạn cần ăn ít nhất khoảng 2200 kalori mỗi ngày. Trong quý thứ 2 và thứ 3 bạn cần thêm 300 kalori mỗi ngày nữa.

Tất cả các lượng kalori dùng bổ sung có thể cung cấp nhu cấu năng lượng của cơ thể bạn và của đứa con đang lớn trong bụng bạn. Con bạn đang sử dụng năng lượng này để tạo ra và tích luỹ Protein, chất béo và cacbonhydrat. Chúng cần năng lượng cho sự phát triển hoàn thiện chức năng ở trẻ. Lượng kalori bổ sung cũng có chức năng hỗ trợ những thay đổi ở cơ thể bạn. Dạ con của bạn cũng tăng lên về kích cỡ, thể tích máu tăng lên khoảng 50%.

Bạn có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bằng cách thực hiện các bữa ăn có độ cân bằng tốt và đa dạng. Chất lượng kalo cũng rất là quan trọng. Nếu như một loại thực phẩm mọc dưới đất hoặc trên cây (có nghĩa là sạch), chắc chắn nó sẽ tốt hơn cho sức khoẻ của bạn so với các loại trong hộp hoặc trong can.

Hãy thận trọng về việc bổ sung 300 kalo trong kế hoạch dinh dưỡng của bạn – điều đó không có nghĩa là phải gấp đôi tỷ lệ. Một quả táo bình thường và một lọ sữa chua ít béo có thể đạt trên 300 kalo.

Mách nhỏ cho những ông bố

Hãy ôm vợ mình thật nhiều. Có rất nhiều phụ nữ rất thích được ôm trong khoảng thời gian đặc biệt này.

Bạn cũng cần biết

Viêm gan trong quá trình mang thai.

Viêm gan là một loại bệnh nhiễm vi rút ở gan. Đây là một trong những loại bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhất xảy ra trong quá trình mang thai. Viêm gan B chiếm tới một nửa các trường hợp bệnh gan ở Mỹ, nó được truyền nhiễm bằng con đường tình dục và tái sử dụng kim tiêm. Những nguy cơ nhiễm bệnh ban B bao gồm những người có tiền sử về việc sử dụng tiêm trích ma tuý, có tiền sử về các bệnh lây lan qua đường tình dục hoặc phơi nhiễm đối với những người hoặc các sản phẩm liên quan đến máu có chứa bệnh viêm gan B. Viêm gan B này có thể được truyền từ mẹ sang con.

Những triệu chứng của viêm gan B bao gồm:

Nôn nửa

Có triệu chứng giống như cúm

Bệnh hoàng đản (vàng da)

Nước tiểu đen

Đau ở trong hoặc xung quanh vùng gan, hoặc ở phần trên bụng.

Viêm gan B có thể được chuẩn đoán bằng các xét nghiệm máu. Ở hầu hết các nơi phụ nữ khi bắt đầu mang thai thường được xét nghiệm viêm gan B. Nếu như xét nghiệm của bạn là dương tính, con bạn nên dùng loại Protein miễn nhiễm Globulin (kháng thể chống lại viêm gan B) sau khi sinh. Ngày nay người ta khuyên rằng tất cả trẻ em ngay khi mới sinh ra nên được tiêm vac xin viêm gan B. Hãy tham khảo ý kiến của một bác sĩ nhi khoa nếu họ ở vùng bạn sống.

Nếu như bạn muốn theo dõi quá trình tăng cân của bạn khi mang thai, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một mẫu biểu đồ ở phần sau. Tất cả những tuần liệt kê dưới đây là những tuần trước thời điểm sinh của bạn. Nếu như thời điểm này của bạn không đúng chính xác với con số chúng tôi đưa ra, hãy gạch nó đi và lưu ý bằng cách đưa ra chính xác cái tuần mà bạn có ý định đến gặp bác sĩ.


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E quan he Vao nGay thu 10 cua chu ky kinh,e co kinh 28 nGay moi thang,vay lam sau de biet e co Thai hay khg,va Thai 1 tuan Tuoi lam sau biet de thu thai
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
minh chi cach thu thai nhe buoi toi ban ngu hay mac ao ngoi cam xes xi de ho nua nguc tot nhuc la ban nen mac ao nguc sao do de hai day ao nua vai nhe xit nuoc hoa ma ban thuong dung thi trong thang toi se duoc don ran con
E tre kinh 1 thang, nhung sa bs noi tu cung DKTS 40mm va noi mac tu cung day 14mm. bs bao ve theo doi co the la chuan bi hanh kinh va co the la co thai cuc som. neu ko ra kinh thi 1 tuan tai kham lai. nhu vay neu 1 tuan e ko co kinh thi e co the co thai phai ko a?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
THU DAM KHI THAI KHOANG MOT TUAN TUOI CO ANH HUONG GI KHONG
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
em thu que 3 lan thay len hai vach . ma em chua bi tre kinh lieu em co thai ko bs em lo lang lam . em cam thay dau lung met moi buon ngu ma con an nhieu hon thuong ngay nua . neu em co thai thi khi nao sa moi thay ha bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
chuc mung vay ban da co thai
e quan he duoc 1 tuan va gio thi da tre kinh 4ngay roi nhung bung thi van dau nhu co kinh nhung ko thay ra huyet.lieu co phai e da co thai khong bac si
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
thua bac si vo toi da mang thai mot tuan roi "nhung ko hieu sao ma co ay thuong xuyen mat ngu va hay dau bung dem nao cung bat toi phai xoa bung cho moi thay de chiu va con hay khoc nua >vay toi muon hoi bac si toi phai lam sao de dup dc vo toi
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
e co quan he voi ng y e vao ngay thu 15 cua chu kj kjnh va cach dc 1 tuan sau laj quan he 1 lan nua.chu kj kjnh cua e la 33 ngay nhung gjo e da bi cham kjnh 1 ngay.e bj dj tieu nhjeu may hom truoc thj nguc e cang dau bay gjo thi hoj mem nhung dau vu lai to ra.e rat met moi khj lam vjec gj.cho e hoi e co thai phai khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cho em hoi la em cham kinh 2 tuan roi em thu que thi 2 vach nhung 2 vach deu mo vay cho em hoi em co thai khong vay cho em xin cau tra loi som
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
cho em hoi dau bung khinh ma them chua co phai la co bau khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
cho hoi co kinh bi dau bung them chua co phi mang thai
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý