Thực phẩm không tốt cho bệnh tiểu đường

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm không tốt cho bệnh tiểu đường

19/04/2015 01:22 PM
251

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.Dưới đây là một số loại thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh

Thực phẩm nên loại khỏi thực đơn của người tiểu đường


Trái cây khô

Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.

Nước trái cây

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Gạo

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

Khoai tây

Có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người tiểu đường phải tránh khoai tây ở bất kỳ hình thức chế biến nào.

Khoai từ, khoai mỡ

Là những loại củ giàu tinh bột mọc dưới đất, không tốt cho lượng đường trong máu của người bệnh.

Đậu

Tuy vị không ngọt nhưng chúng giàu tinh bột. Người tiểu đường không cần phải ngưng ăn tất cả các loại đậu; mà có thể ăn đậu luộc hoặc nướng với số lượng hạn chế.

Củ dền

Cũng mọc ở dưới đất và hấp thụ tất cả “sự ngọt ngào” từ đất. Người bệnh có thể ăn củ dền nhưng không nhiều hơn một lần mỗi tuần.

Cà chua

Về mặt kỹ thuật, cà chua là loại trái cây nhưng chúng ta sử dụng chúng như rau. Cà chua có a xít citric nhưng về cơ bản, chúng ngọt. Người tiểu đường tốt nhất tránh ăn cà chua sống trong món salad. Cà chua nấu thì cũng chỉ ăn ở mức tối thiểu.

Bắp (ngô)

Vị ngọt và rất giàu tinh bột. Nếu bị tiểu đường, hãy cố gắng tránh ăn bắp dưới mọi hình thức.

Bắp chuối

Giàu tinh bột và ngọt như quả chuối, cũng là thực phẩm người bệnh cần hạn chế

Khoai lang

Có hàm lượng tinh bột ít hơn so với khoai tây, nhưng có chỉ số đường huyết cao hơn. Khoai lang rất tốt trong điều kiện sức khỏe bình thường, nhưng đã mắc bệnh tiểu đường thì phải nói không với khoai lang.

Mật ong

Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

Đường mía

Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

Chất béo và kẹo

Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.

Sữa

Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.

Bỏng ngô

Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.

Rượu

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.
 

Dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường

Share on facebook
Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa đường, gây tăng đường huyết mãn tính kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid, protid và điện giải.

Hậu quả về lâu dài của các rối loạn chuyển hóa này là tổn thương các vi mạch, các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn dẫn tới các biến chứng như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, xuất huyết võng mạc, bệnh mạch vành dẫn đến suy tim, tổn thương thận, thậm chí có thể tử vong. Trong điều trị tiểu đường, kết hợp vận động hợp lý và chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất.

Các nguyên tắc trong dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường:

- Đảm bảo đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý;
- Chia thành nhiều bữa nhỏ tránh tăng đường máu đột ngột sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn;
- Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa;
- Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý;
- Duy trì được hoạt động thể lực hằng ngày;
- Phù hợp với tập quán ăn uống của gia đình và địa phương;
- Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, loại lao động, thể trạng béo hay gầy…

Nhu cầuGlucid (chất bột đường): trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn, do vậy điều cơ bản trong chế độ ăn của bệnh nhân là phải hạn chế glucid; tuy nhiên cũng không được giảm quá nhiều, đảm bảo cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường. Tỷ lệ năng lượng do glucid nên chiếm khoảng 50 - 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo, khoai củ(không nên quá 70g/bữa chính). Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọtvà các loại trái cây ngọt nhiều như mít khô, vải khô, nhãn khô...

Protein (chất đạm): lượng protein nên đạt 0,8g/kg ngày đối với người lớn. Khẩu phần ăn có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho thận, tuy nhiên lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt 15% - 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% - 14%). Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa…) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ…) vừa rẻ tiền mà các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn.

Lipid (chất béo): Khẩu phần của người đái tháo đường rất cần chất béo để cung cấp năng lượng bù lại phần năng lượng do glucid cung cấp bị giảm đi. Nhưng cũng chỉ nên ăn vừa phải và giảm mỡ động vậtlà các chất béo chưa bão hòa vì dễ gây xơ vữa động mạch. Nên ăn các axit béo bão hòa có trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương… Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-20%) và không nên vượt quá 30%.

Vitamin và các yếu tố vi lượng: Cần đảm bảo đủ các vitamin và yếu tố vi lượng (sắt, Iốt…), các thành phần này thường có trong rau quả tươi.

Chất xơ: nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ hòa tan. Chất xơ có nhiều trong gạo không xay xát kỹ, rau, củ, quả,… có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.

Nói chung việc điều trị tiểu đường cần phải kiên nhẫn, kéo dài suốt đời, nên có kế hoạch ăn uống hợp lý, vận động rèn luyện thể lực đúng mức và theo dõi đường huyết thường xuyên để duy trì nồng độ đường trong máu ở mức cho phép, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh.

 

Phòng bệnh tiểu đường

Share on facebook
Tiểu đường đang ngày càng trở thành gánh nặng về kinh tế xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tiểu đường type 2 chiếm đa số, là căn bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được.

Tiểu đường đang được xem là đại dịch của toàn cầu, đang có dấu hiệu gia tăng từng ngày và trở thành mối hiểm họa đe dọa tính mạng của hàng trăm triệu người trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2010 dân số thế giới là 4,3 tỷ, trong đó có đến 6,6% mắc bệnh tiểu đường và 7,9 % rối loạn dung nạp đường. Tại Việt Nam, năm 2002 chỉ có 2,7% người mắc nhưng đến năm 2012 là 5,7% người mắc tiểu đường và 12,8% rối loạn dung nạp đường. Như vậy, sau 10 năm, bệnh tiểu đường tại Việt Nam có tốc độ gia tăng cực nhanh so với trung bình của thế giới.

Các loại tiểu đường

Tiểu đường type 1: Thường gặp ở người trẻ tuổi do tuyến tụy không sản xuất insulin được. Biểu hiện bệnh khá rầm rộ với ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều và nhanh, mệt mỏi.

Tiểu đường type 2: Là bệnh thường gặp nhất (> 90%), bệnh có liên quan đến di truyền, thừa cân-béo phì, ít vận động... Bệnh thường tiến triển thầm lặng, tình cờ phát hiện bệnh do khám sức khỏe hay vì biến chứng của cao huyết áp, mờ mắt, vết thương lâu lành...

Các yếu tố nguy cơ tiểu đường type 2:

- Thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23)

- Tăng huyết áp ( ≥ 140/90mmHg)

- Trong gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường

- Phụ nữ sinh con ≥ 4kg hoặc ≤ 2,5 kg.

- Được chẩn đoán rối loạn dung nạp đường

- Được chẩn đoán có rối loạn chuyển hóa lipid

- Người gốc châu Á, châu Phi sống ở các nước công nghiệp phát triển hoặc dân cư có sự thay đổi nhanh chóng lối sống như chế độ dinh dưỡng dư thừa, ít vận động.

Tiểu đường thai kỳ: Là tình trạng rối loạn đường huyết khi mang thai, thường phát hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Bệnh thường khỏi sau khi sinh con, nhưng cũng có thể phát triển thành tiểu đường type 2 sau 10 - 15 năm.

Tiểu đường thứ phát: Hiếm gặp, thường do tổn thương tụy hoặc do sử dụng thuốc.

Không bỏ bữa sáng với chế độ ăn hợp lý có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)

Tiền tiểu đường

Lượng glucose (đường) bình thường trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 - 100 mg/dL; bệnh tiểu đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126 mg/dL. Khi lượng glucose trong máu khi đói từ 100 - 125 mg/dL thì bạn bị rối loạn dung nạp đường hay còn gọi là tiền tiểu đường, có nghĩa lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Hầu hết tất cả những người bệnh tiểu đường type 2 đều trải qua giai đoạn tiền tiểu đường.

Có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường type 2 nếu phát hiện và điều trị tốt tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường không gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định là xét nghiệm máu, thử lượng glucose trong máu lúc đói. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ như quá cân, ít vận động thể lực, lớn hơn 50 tuổi, tiền căn trong gia đình có người bị tiểu đường type 2, phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ.... thì bạn nên xét nghiệm đường máu định kỳ và cần sự tư vấn của bác sĩ.

Tiền tiểu đường là một dấu hiệu cho biết bạn đang có nguy cơ rất cao sẽ bị tiểu đường type 2. Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh tiểu đường type 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu việc chữa trị được tiến hành ngay từ khi bị tiền tiểu đường.

Biện pháp điều trị chính yếu của tiền tiểu đường là giảm cân và tăng cường vận động thể lực. Chỉ cần giảm được 10% trọng lượng cơ thể thì đã đủ để ổn định được lượng glucose trong máu cùng với một chương trình luyện tập thể dục trung bình mỗi lần 30 phút, 3 - 4 lần một tuần. Điều này còn giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol, các bệnh lý xương khớp…

Việc thay đổi lối sống bao gồm giảm cân và tăng vận động thể lực là có thể ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2. Giảm cân bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh ngọt, kẹo mứt, ăn nhiều cơm…, tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả… phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa sáng.



Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Ăn kiêng cho người tiểu đường


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý