Thực phẩm không tốt cho sản phụ đang cho con bú

seminoon seminoon @seminoon

Thực phẩm không tốt cho sản phụ đang cho con bú

19/04/2015 01:22 PM
270

Có một số thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến sữa có mùi và bé kém bú. Để đảm bảo an toàn và tránh những phản ứng tiêu cực cho bé yêu của bạn, có 8 loại thực phẩm dưới đây mẹ nên hạn chế khi ăn.

Cho con “tu ti”, không nên ăn gì?



“Mẹ ăn gì, con ăn nấy” là câu nói quen thuộc mà các bà mẹ đang cho con bú luôn được mọi người nhắc nhở. Tuy các chuyên gia đã khẳng định, không có bất cứ một loại thực phẩm nào cần phải tránh trong giai đoạn đặc biệt này nhưng nhiều chị em vẫn cảm thấy vô cùng lo lắng và băn khoăn vì sợ thức ăn không tốt sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con.

Đồ uống có cồn

Bạn nên hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu… bởi cồn có thể hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Nếu mẹ đã trót lỡ uống vượt mức cho phép, có thể “chữa cháy” bằng cách hút sữa mẹ ra bình để cho bé bú. Hai tiếng để ngoài không khí có thể giúp bay hơi lượng cồn có trong sữa mẹ.

Cho con “tu ti”, không nên ăn gì? - 1
Có một số thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, khiến sữa có mùi và bé kém bú. (Ảnh minh họa).

Thực phẩm có chứa caffeine

Nhiều mẹ có thói quen uống cà phê mỗi ngày và cảm thấy vô cùng “day dứt” khi phải cai. Thực tế, mẹ hoàn toàn có thể uống từ một đến hai ly cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều sẽ khiến em bé trở nên hay cáu gắt và khó ngủ.

Chocolate

Những viên chocolate hấp dẫn tưởng chừng như vô hại nhưng lại bao gồm tới 2 thành phần không hề tốt chút nào cho bé yêu của bạn là caffeine và đường. Cả hai chất này mẹ đều nên tránh hấp thụ vào sữa bởi chúng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của con

Đồ ngọt

Các thực phẩm quá ngọt sẽ khiến nồng độ đường trong máu bé tăng cao và thậm chí còn ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe sau này của con.

Đường Lactose

Hầu hết các trường hợp dị ứng ở trẻ nhỏ đều có nguyên nhân do thành phần đường lactose trong sữa bò. Mẹ uống nhiều sữa bò sẽ hập thụ đường lactose và truyền cho bé qua đường bú. Trừ trường hợp bác sỹ cho biết em bé của bạn bị dị ứng không dung nạp đường lactose, nếu không, mẹ vẫn nên bổ sung sữa bò và các chế phẩm từ bơ sữa để tăng cường canxi cho bé.

Lạc

Ngoài đường lactose, lạc cũng là một trong những thực phẩm thuộc nhóm có nguy cơ gây dị ứng cho trẻ. Nếu mẹ ăn lạc và nhận thấy em bé có những phản ứng bất thường sau bú, mẹ nên dừng sử dụng loại thực phẩm này. Rất nhiều phụ nữ chọn cách kiêng hoàn toàn lạc và các chế phẩm từ lạc để đảm bảo an toàn cho con mình.

Đồ cay nóng

Những món ăn cay vốn “nổi tiếng” gây ra tình trạng đầy hơi dạ dày và nóng trong ở trẻ nhỏ. Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, hành hay gừng bởi chúng sẽ khiến bé yêu của bạn bị táo bón hoặc đau bụng

Nước soda

Nước soda có chứa nhiều natri sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Mẹ chỉ nên uống nhiều nước lọc, nước tinh khiết để có nguồn sữa dồi dào cho bé.

Ngoài tám loại thực phẩm kể trên, còn có một thứ mà tất cả mọi người đều đồng ý rằng mẹ cho con bú nên tránh hoàn toàn đó là thuốc lá. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu đã cần phải cai thuốc nếu không muốn em bé trong bụng bị thiếu oxi và nghiêm trọng hơn là dẫn tới tình trạng hạ oxi máu. Sau sinh, mẹ càng cần phải tránh xa khói thuốc. Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ dễ dàng thâm nhập vào sữa mẹ, làm giảm lượng sữa tiết ra, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé yêu và khiến bé trở nên hay cáu gắt.

Cách tốt nhất để biết loại thực phẩm nào mẹ nên tránh khi cho con bú là hãy quản lý chặt chẽ chế độ ăn của mình và nhận ra những dấu hiệu bất thường của con khi tiếp nhận sữa như cáu gắt, đau bụng hay đi ngoài rối loạn tiêu hóa. Từ đó, mẹ sẽ xác định được loại thực phẩm cần tránh và đảm báo an toàn cho bé yêu của mình.
 

10 điều không nên làm với phụ nữ sau sinh


Sau sinh, rất nhiều chị em điều cần kiêng không kiêng, điều không cần kiêng lại cứ theo răm rắp.

Bài viết này sẽ chỉ cho các chị em 10 điều phụ nữ sau sinh không nên làm. Dưới đây là những điều mà các chị em phải thực hiện theo:
 
1. Không quên bổ sung các vi chất cần thiết
 
Đó là các chất sắt, canxi, vitamin A, D… chỉ trông đợi từ nguồn thức ăn hàng ngày là không đủ, mà sản phụ cần bổ sung những vi chất này thường xuyên, bằng cách dùng thuốc từ giai đoạn mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
 
Những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ lại càng cần phải chú ý điều này, vì ngoài nhu cầu cho cơ thể mẹ còn phải “chia” cho cả em bé. Nếu không, lượng sữa tiết ra hằng ngày sẽ “rút” dần những chất này của người mẹ đến mức cạn kiệt. Cơ thể thiếu nhiều loại vi chất rất khó có thể hồi phục lại sức khỏe ban đầu, nguy hiểm hơn có thể để lại những biến chứng về sau.
 
2. Không ngồi nhiều
 
Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, xương cốt vừa phải trải qua một trận “tập dượt” khá nặng nên chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên. Hơn nữa, tử cung bị co thắt mạnh chưa hồi phục, việc ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến cho tử cung có thể bị sa. Điều này gây nguy cơ đối với sức khỏe cũng như những lần sinh sau của sản phụ. Tốt nhất là nên đi lại nhẹ nhàng 1, 2 lần trong ngày để cơ thể được vận động, từ đó điều hòa khí huyết.

3. Không dùng bông gòn nhét vào tai trong thời gian dài
 
Nếu nhét bông gòn vào tai trong thời gian dài, bạn sẽ dần mất đi khả năng lắng nghe và cảm thấy rất ù tai với tiếng động xung quanh.
 
4. Không nằm gác chéo hai chân lên nhau để âm đạo khép lại
 
Tư thế này ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.

5. Không tự ý dùng thuốc
 
Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.


6. Không đốt than sưởi
 
Tuyệt đối không nên đốt than trong phòng vì khí than có thể gây ngạt thở và ngộ độc não.
 
7. Không nằm phòng quá kín
 
Sản phụ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé.
 
Trước hết là vấn đề không khí lưu thông trong phòng: nếu phòng đóng kín cửa, không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và bé.
 
Bên cạnh đó, cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h, và không nên tắm nắng quá 30 phút.
 
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, cơ thể người phụ nữ sau sinh là rất yếu, sức đề kháng cũng kém hơn bình thường. Do đó người phụ nữ không nên hoạt động mạnh và cần chú ý giữ ấm hơn bình thường. Nhiệt độ lý tưởng cho cả mẹ và bé trong phòng ngủ là 25 độ C.
 
8. Không nên kiêng tắm gội quá lâu
 
Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng. Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần, nhưng trong thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.
 
Kiêng tắm rửa quá lâu sẽ càng làm cho sản phụ thêm mệt mỏi, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên, khó có thể có đủ sức lực để chăm sóc em bé. Như vậy mới là yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.
 
9. Quá lo lắng về vóc dáng mình
 
Ai sinh con cũng đều có sự thay đổi về vẻ ngoài, không nhiều thì ít. Nhưng đó chỉ là giai đoạn ban đầu, nếu chịu khó tập luyện, bạn hoàn toàn có thể lấy lại một cơ thể săn chắc. Hơn nữa, thực tế cho thấy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con đều đẹp lên, đó là sự mặn mà của “bông hoa vừa khai hoa nở nhụy”. Cho nên bạn đừng quá lo lắng sẽ dễ bị stress, chính điều này có thể làm cho bạn xấu đi đấy.
 
10. Ngại “gần gũi” chồng
 
Phải thừa nhận rằng sản phụ nào cũng rất bận rộn, mệt nhọc vì phải lo cho em bé. Nhưng đừng quên còn một “em bé trong hình hài người đàn ông” của chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và chia sẻ. Họ là những người phải giữ trọng trách trụ cột gia đình, trong khi việc có thêm em bé sẽ khiến cho gánh nặng về kinh tế càng tăng. Nhiều phụ nữ từ khi có con do quá mải chăm sóc con mà xao nhãng “chuyện ấy” với chồng là điều không nên, vì hậu quả của nó đôi khi rất khó lường.


Tham khảo thêm chế độ ăn dành cho bà mẹ cho con bú


Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú cần:

Chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú - 1
Rau xanh tốt cho bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm Số lượng (gam)
Ngũ cốc 450 - 500g
Trứng các loại 100 - 150g
Đậu và chế phẩm từ đậu 50 - 100g
Cá và thịt các loại 150 - 200g
Sữa bò 220 - 440g
Rau xanh 500g
Trái cây 100 - 200g
Đường 20g
Dầu ăn 20g

- Nên chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ/ ngày để giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng. Các thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp, ninh, nấu; hạn chế nướng và rán.

- Ăn sáng vừa phải, đều đặn. Tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân hợp lý.

- Hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ (như các loại thịt nạc), nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn. Uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú... để tăng nguồn cung cấp canxi cho bé. Hạn chế đồ ăn chiên, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh...

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng để phòng táo bón cho mẹ và bé như: rau khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi.

- Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít) vì nước là thành phần chính tạo nên sữa cho con bú. Có thể uống nước lọc, uống sữa, nước ép trái cây.

Những đồ ăn thức uống bà mẹ đang cho con bú nên tránh

Chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú - 2
Hành tỏi là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. (Ảnh minh họa).

- Gia vị: Hành và tỏi cũng có xu hướng là một nguồn rắc rối cho các bà mẹ đang cho con bú. Hành và tỏi sống có ảnh hưởng mạnh tới mùi vị của sữa mẹ. Và em bé có thể bỏ bú mẹ chỉ vì những mùi vị này. Mùi vị của hành tỏi có thể giảm bớt đi sau khi được nấu nướng, nhưng hai loại gia vị này vẫn có thể khiến bụng dạ bé khó chịu.

- Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C và các chất béo lành mạnh, nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của bé ‘ọc ạch’, khó chịu.

- Khoai Tây chiên: Thực phẩm nhiều mỡ như khoai tây chiên và các món rán được liệt vào danh sách các món ăn không tốt cho bà mẹ đang cho con bú, vì những món ăn này có hàm lượng calo cao nhưng lại ít chất dinh dưỡng. Dầu mỡ cũng có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ nhỏ.

- Đồ uống có chứa cafein: Một ít caffeine là không sao, nhưng quá nhiều caffeine trong sữa của bạn có thể làm bé khó ngủ và trở nên cáu kỉnh.

Bạn sẽ nhận thấy rằng em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy hơn bình thường khi bụng của bé khó chịu. Những dấu hiệu này có thể xảy ra khi bạn ăn sôcôla. Nếu thực vậy thì tốt nhất, mẹ nên loại trừ các thức ăn gây kích thích này trong chế độ ăn uống của mình. Một số phụ nữ thấy rằng uống ca cao nóng hoặc hạt ca thay cho sôcôla sẽ tốt hơn là ăn uống những thứ liên quan đến sôcôla.

- Đồ uống có cồn: Nếu bạn đang ở trong một tình huống nào đó mà muốn uống một chút rượu, bạn cần chắc chắn rằng mình đã dự trữ sẵn sữa cho bé ra bình, bởi bạn sẽ không thể cho con bú một lần nữa mình sau hai giờ sau khi bạn ngừng uống rượu.



Mang thai khi cho con bú
Chế độ ăn cho bà mẹ cho con bú
Cách giảm cân khi đang cho con bú để lấy lại thân hình thon thả
Viêm âm đạo khi cho con bú điều trị như thế nào?


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý