Thai 9 tuần tuổi

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thai 9 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,522

Con bạn đã lớn thế nào rồi.

Chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi lúc này đã là 2,2 đến 3cm. Kích thước này gần bằng với kích thước của một quả dầu oliu bình thường mà còn xanh.

Bạn đã thay đổi như thế nào về ngoại hình.

Mỗi tuần, tử cung của bạn càng lớn dần ra theo độ phát triển của đứa con trong bụng bạn. Có thể bạn sẽ bắt đầu để ý thấy vòng eo của bạn đang dầy lên cho đến thời điểm này. Một xét nghiệm khung xương chậu có thể xác định được tử cung của bạn đã to hơn quả bưởi.

Con bạn đã lớn lên và phát triển như thế nào.

Nếu bạn có thể nhìn vào tử cung của mình, bạn có thể nhận thấy rất nhiều thay đổi của đứa con bạn. Hình minh hoạ dưới đây sẽ chỉ ra một số trong đó.

Cánh tay và chân của bé đã dài hơn. Hai bàn tay đã uốn cong ở phía cổ tay và gặp nhau ở vị trí của tim. Chúng tiếp tục phát triển phía trước ngực. Các ngón tay cũng dài hơn, và các đầu ngón tay cũng rộng hơn ra, bàn tay đang phát triển. Chân của bé lúc này đã chạm vào phần thân giữa và sẽ dài ra đến mức có thể chạm vào được phần thân trên.

Đầu đã ngẩng được thẳng hơn cộng với phần cổ phát triển hơn. Mí mắt lúc này đã mở hoàn toàn. Phía tai ngoài cũng trở nên dễ nhận biết hơn và gọn ghẽ hơn. Con bạn lúc này đã cử động cơ thể và chân tay. Các cử động này có thể nhìn thấy rõ trong các xét nghiệm siêu âm.

Thai nhi trong tuần này đã dễ nhận biết và giống hình người hơn, mặc dù cơ thể của nó vẫn còn khá bé. Phân biệt là trai hay gái trong thời điểm này là không thể. Các bộ phận bên ngoài (bộ phận sinh dục bên ngoài) của nam hay nữ đều giống nhau và không thể phân biệt được sau có vài tuần.

Những thay đổi tử phía bạn.

Thay đổi về cân nặng

Hầu hết tất cả các phụ nữ đều quan tâm đến cân nặng của mình trong khi mang thai; một số thì theo dõi rất sát sao. Rất lạ là việc tăng cân lại đóng vai trò rất quan trọng để kiểm soát được sự khoẻ mạnh của đứa con trong bụng. Mặc dù lượng tăng cân của bạn có thể không nhiều nhưng có thể của bạn rõ ràng cũng đang lớn dần lên.

Việc tăng cân trong khi mang thai được phân chia thế nào.

5,4 kg

Chất dự trữ trong cơ thể ở giai đoạn tiền sinh nở (chất béo, protein và các chất dinh dưỡng khác).

1,8kg

Tăng thể tích chất lỏng trong cơ thể.

0,9kg

Ngực to ra.

0,9kg

Tử cung.

3,4kg

Con bạn

0,9kg

Nước ối

0,7kg

Nhau thai (để liên kết giữa mẹ và thai nhi; mang cho trẻ các chất bổ dưỡng và đào thải các chất dư thừa)

Tăng thể tích máu.

Hệ thống huyết mạch của bạn thay đổi một cách đáng kể trong khi mang thai. Thể tích máu tăng lên mạnh – vào khoảng hơn 50% thể tích trước khi bạn mang thai. Tuy nhiên, lượng này giữa các phụ nữ là khác nhau.

Thể tích máu tăng lên đóng một vai trò tương đối quan trọng. Nó được dùng để đáp ứng nhu cầu của tử cung đang lớn lên trong bụng bạn. Lượng tăng này không bao gồm lượng máu trong bào thai vì sự lưu thông của nó hoàn toàn độc lập (lượng máu của thai nhi không trộn lẫn với máu của bạn). Càng nhiều máu trong hệ thống lưu thông sẽ bảo vệ cho bạn và con mình tránh khỏi các tác động có hại mỗi khi bạn nằm xuống hoặc đứng lên. Lượng tăng lên này cũng là một phương án an toàn trong khi bạn sinh vì lúc đó một lượng máu lớn sẽ bị mất đi.

Thể tích máu bắt đầu tăng lên trong quý thứ nhất của thai kỳ. Lượng tăng lên nhiều nhất xuất hiện trong quý thứ hai. Nó cũng tiếp tục tăng nhưng với một tốc độ ít hơn trong quý thứ 3.

Máu là sự hỗn hợp của chất lỏng (huyết tương) và các tế bào (tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu). Huyết tương và các tế bào này đóng vai trò tương đối quan trọng trong các chức năng của cơ thể bạn.

Huyết tương và tế bào tăng lên theo những mức độ khác nhau. Thông thường thì lượng huyết tương sẽ là tăng trước và sau đó là lượng tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu này tăng lên thì nhu cầu về sắt trong cơ thể bạn cũng theo đó mà tăng lên.

Tế bào hồng cầu và huyết tương đều tăng lên trong suốt thai kỳ; nhưng huyết tương tăng lên nhiều hơn hẳn. Sự gia tăng về huyết tương này có thể gây ra bệnh thiếu máu. Nếu như bạn bị thiếu máu, đặc biệt là khi mang thai, có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và đuối sức và có thể trải qua cảm giác hơi ốm (Xem tuần 22 để có thêm thông tin về bệnh thiếu máu).

Những hành động của bạn có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Xông hơi, ngâm nóng và tắm suối khoáng.

Một số phụ nữ có băn khoăn về việc xông hơi, ngâm nóng và tắm suối khoáng trong thời gian mang thai. Họ muốn biết liệu việc họ thư giãn như thế có ảnh hưởng gì không.

Tôi thì khuyên các bạn không nên dùng các phương pháp thư giãn trên. Con bạn phụ thuộc hoàn toàn vào bạn trong việc duy trì thân nhiệt ổn định. Nếu như thân nhiệt của bạn tăng lên và giữ nguyên mức đó trong một khoảng thời gian kéo dài, nó có thể phá hỏng thai nhi nếu như nó rơi vào những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển. Hãy đợi cho đến khi các nghiên cứu y học xác định thì là những hình thức giải trí ấy không hề gây hại cho con bạn.

Chăn điện.

Đã có nhiều tranh cãi về vấn đề sử dụng chăn điện nhằm giữ ấm trong quá trình mang thai. Vẫn còn nhiều những bất đồng và thảo luận về tính an toàn của loại chăn này. Một số các chuyên gia thì tự chất vấn rằng liệu chúng có gây ra các vấn đề nào về sức khoẻ không.

Các loại chăn điện thường sản sinh ra lượng từ trường thấp. Phôi thai đang phát triển có thể nhạy cảm với các từ trường hơn người lớn.

Vì các nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về “mức an toàn” phơi nhiễm của người mẹ và đứa con trong bụng, nên cách chọn lựa an toàn nhất trong thời điểm này là không nên sử dụng chăn điện trong khi mang thai. Còn có rất nhiều cách khác có thể giữ ấm, chẳng hạn như đệm lót dưới và chăn len. Một trong hai thứ đó đều là lựa chọn tốt.

Lò vi sóng.

Một số phụ nữ mang thai băn khoăn về tính an toàn của lò vi sóng. Liệu chúng có gây ảnh hưởng gì đến phóng xạ không? Lò vi sóng rất tiện đối với những người bận rộn trong quá trình chuẩn bị các bữa ăn. Tuy nhiên, chúng tôi không biết liệu có gì nguy hiểm cho bạn hay không trong trường hợp bạn sử dụng lò vi sóng trong quá trình mang thai. Cần phải có nhiều nghiên cứu nữa.

Các nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng mô phát triển trong cơ thể mà cơ thể đó có thể chứa thai nhi, rất có khả năng sẽ nhạy cảm với các tác dụng của lò vi sóng. Một lò vi sóng làm nóng các mô từ bên trong. Hãy làm theo đúng hướng dẫn sử dụng có trên lò vi sóng, không nên đứng cạnh hoặc trực tiếp trước lò vi sóng khi nó đang hoạt động.

Chế độ dinh dưỡng của bạn.

Hoa quả và rau rất quan trọng trong quá trình mang thai. Vì các loại sản phẩm khác nhau có thể sẵn có theo nhiều nguyên nhân khác nhau, nên bạn có thể thêm vào bữa ăn của mình rất nhiều món phong phú. Chúng đều là nguồn cung cấp tuyệt với các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ. Ăn nhiều loại khác nhau có thể cung cấp cho bạn sắt, axit folic, canxi và vitamin C.

Thơm ngon, nguồn cung cấp vitamin C ít Calo.

Có 5 nguồn cung cấp Vitamin C tuyệt vời mà bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của mình, mà khi bạn theo dõi, chúng lại rất ít hàm lượng calo. Hãy thử những thứ dưới đây xem nhé:

Dâu tây – 1 cốc có 94mg Vitamin C.

Nước cam ép – 1 cốc có 82mg Vitamin C.

Nước trái Wiki – 1 lượng bình thường có thể chứa đến 74mg Vitamin C.

Súp lơ xanh – 1/2 cốc, nấu chín, có chứa 58mg Vitamin C.

Ớt đỏ - 1/2 lượng bình thường có thể chứa tới 57mg Vitamin C.

Vitamin C rất quan trọng.

Vitamin C rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nó cần thiết cho sự phát triển mô trong cơ thể thai nhi và sự hấp thụ sắt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy Vitamin C có thể phòng tránh được chứng tiền sản giật. Thiếu Vitamin C có liên quan đến chứng đẻ non; Vitamin C giúp quá trình hình thành màng ối. Liều lượng khuyên dùng hàng ngày là 85mg - nhiều hơn một chút so với các chất chứa các loại Vitamin thời kỳ tiền sinh nở. Bạn có thể bổ sung lượng Vitamin C theo nhu cầu của cơ thể bằng cách ăn thêm các loại rau quả giàu Vitamin.

Mỗi ngày, hãy dành ra 2 lần ăn hoa quả giàu Vitamin C và ít nhất là dùng thêm các loại rau xanh và vàng nhằm cung cấp thêm sắt, axit folic và chất xơ cho cơ thể. Dưới đây là các loại rau quả bạn nên lựa chọn, cũng như liều lượng mỗi lần ăn:

Nho – 1/2 cốc.

Chuối, cam, táo – 1 lượng vừa đủ.

Hoa quả sấy khô – 1/2 cốc.

Nước ép hoa quả – 1/2 cốc.

Các loại nước hoa quả đóng chai và hâm nóng – 1/2 cốc.

Lơ xanh, cà rốt và các loại rau – 1/2 cốc.

Khoai tây – 1 lượng bình thường.

Các loại rau nhiều lá xanh – 1 cốc.

Nước rau ép – 1/2 cốc.

Không nên dùng quá liều lượng Vitamin C cho phép; quá nhiều có thể gây cho dạ dày của bạn co rút và cả bệnh ỉa chảy. Điều này có thể gây những ảnh hưởng có hại đến sự trao đổi chất của con bạn.

Bạn cũng cần biết.

Có con cũng phải mất tiền!

Mỗi cặp vợ chồng đều muốn biết sẽ phải tốn những thứ gì để có thể có một đứa con. Có hai câu trả lời cho câu hỏi đó – nó tốn rất nhiều, và mức độ hoàn toàn khác nhau trong từng lãnh thổ khác nhau trong cùng một đất nước.

Để xác định xem nó có thể tốn đến bao nhiêu tiền trong khu vực của bạn, bạn nên cân nhắc nhiều nhân tố khác nhau. Bảo hiểm có khả năng tạo ra nhiều cái khác nhau. Nếu bạn không có nó, bạn sẽ phải trả cho tất cả mọi thứ. Nếu bạn không có bảo hiểm, bạn cần phải kiểm tra một số thứ. Hãy hỏi ông chủ của bạn những câu hỏi dưới đây:

Những rủi ro nào mà cơ quan bảo hiểm có thể thanh toán cho tôi?

Có những lợi ích nào về sinh sản mà tôi được hưởng? Đó là những lợi ích nào?

Còn trường hợp bảo hiểm cho thai kỳ có nguy cơ cao thì sao?

Liệu các khoản lợi ích bảo hiểm có thể áp dụng cho trường hợp mổ đẻ hay không?

Tôi có phải trả thêm khoản khấu trừ nào không? Nếu có, thì là bao nhiêu?

Nếu như thai kỳ của tôi kéo dài qua năm mới, liệu tôi có phải trả thêm khoản khấu trừ của hai năm không?

Tôi phải làm cam kết như thế nào?

Có một đỉnh điểm (giới hạn) nào về lượng bảo hiểm tổng hay không?

Phần trăm mà tôi được bảo hiểm là bao nhiêu?

Liệu việc tham gia vào các lớp giảng dạy về sinh sản của tôi có được bảo hiểm trả tiền không?

Liệu khoản bảo hiểm ấy có giới hạn ở một bệnh viện ở một địa phương cụ thể mà tôi lựa chọn hay không, chẳng hạn như trung tâm sinh sản hoặc phòng hộ sinh?

Những quy trình nào mà tôi phải tuân theo trước khi vào bệnh viện?

Liệu bảo hiểm này có bao gồm dược phẩm hay không?

Những xét nghiệm nào trong khi mang thai và trong khi sinh được bảo hiểm trả tiền?

Dạng gây mê nào mà tôi có thể được bảo hiểm trong khi mang thai và trong khi sinh?

Tôi có thể ở lại bệnh viện trong bao lâu?

Liệu việc thanh toán sẽ đến trực tiếp tay bác sĩ tôi hay là bản thân tôi?

Những hoàn cảnh và dịch vụ nào không được bảo hiểm trả tiền?

Loại bảo hiểm nào có thể dành cho con tôi sau khi nó được sinh ra?

Con tôi sau khi sinh sẽ được ở lại bệnh viện trong bao lâu?

Liệu có thêm phụ phí nào nếu tính cả đứa bé theo chính sách này không?

Tôi có thể bảo hiểm cho cả con tôi bằng hình thức nào?

Tôi có thể thu nhập phần trăm chi phí từ bảo hiểm của chồng tôi và phần còn lại của tôi không?

Bảo hiểm của bạn có thể vạch ra rất nhiều chi phí và quyết định cho bạn. Có con tạo ra rất nhiều khoản chi phí khác nhau. Một trong số đó là bệnh viện. Rất nhiều khoản tiền được bảo hiểm được áp dụng trong bệnh viện tuỳ thuộc vào thời gian và các “dịch vụ” mà bạn sử dụng trong đó. Ở một số trường hợp, mổ đẻ cũng được tính thêm vào hoá đơn kiểu này. Hoá đơn dành cho bác sĩ của bạn lại khác, trừ trường hợp có những kế hoạch cụ thể. Một bác sĩ nhi khoa thường hay kiểm tra đứa trẻ, quan sát và chăm nom nó về thể chất mỗi ngày trong bệnh viện. Đây lại là một khoản chi phí hoàn toàn khác.

Sẽ rất hay nếu bạn có thể tính được các chi phí trước khi mang thai và để đảm bảo rằng việc có bảo hiểm có thể hỗ trợ được bạn những gì. Tuy nhiên, một số ca mang thai lại gây rất nhiều bất ngờ.

Bạn có thể làm gì? Trước hết, hãy tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi. Hãy nói với nhà cung cấp bảo hiểm cho bạn, sau đó hãy trao đổi với bất cứ người nào chịu trách nhiệm về các lời cam kết bảo hiểm cho bạn ở văn phòng bác sĩ. Người này sẽ có trách nhiệm trả lời những câu hỏi của bạn và họ sẽ đề cập đến những điều mà bạn chưa hề nghĩ đến. Không nên ngần ngại khi đặt ra các câu hỏi. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu như tất cả các vấn đề của bạn được giải quyết sớm. Mang thai không phải là thời điểm mấu chốt để tiết kiệm tiền bạc.

Hãy gọi đến nhiều nơi để bạn có thể so sánh dễ dàng hơn giữa các bệnh viện cũng như là các giá cả khác nhau. Đôi khi chi phí thêm một chút để có thể đạt được những gì bạn muốn là cũng đáng. Khi bạn đã có một cái hẹn, hãy hỏi cụ thể về tất cả những thứ mà bạn được bao gồm trong các khoản chi của mình. Có thể bạn sẽ gặp phải những mức giá thấp hơn và tốt hơn nhưng thực sự thì nó không thể bao gồm được tất cả những gì bạn muốn và bạn cần.

Ngày nay, một số bệnh viện và các trung tâm y tế có cung cấp một dịch vụ gọi là “dịch vụ trọn gói cho các ca mang thai”. Một dịch vụ trọn gói như thế có thể bao gồm các dịch vụ đa dạng với cùng một chi phí. Hãy hỏi về vấn đề này trong khu vực của bạn.

Bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi mang thai. Điều cuối cùng mà bạn cần phải nghĩ đến trong thời điểm này là một sự kinh ngạc không mấy dễ chịu về tất cả những thứ bao gồm cũng như số tiền mà bạn cần phải trả cho tất cả các dịch vụ y tế.

Mách nhỏ cho các đức ông chồng.

Hãy hỏi phu nhân của bạn là họ cần bạn đi cùng đến phòng khám bác sĩ vào lúc nào. Một số các cặp vợ chồng có mặt trong tất cả các cuộc hẹn gặp bác sĩ khi có thể. Hãy hỏi cô ấy về thời gian của các cuộc hẹn gặp đó.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Xin vui long cho em hoi:Em ko an dc kom nhieu,moi ngay khoang 2 chen.Ma ngat noi,e ko the an thit heo dc.TRong ngay,em co an trai cay da dang,ma gang lam em moi an dc.em ko co cam jac muon an.Vay cho e hoi,thoi gian sau ,em co the an nhieu va ko di ung voi thuc an ko ah? Them mot cai nua,la he uong nuoc vao la em cam jiac non.Tu khi co thai toi jo,em chua non bao jo.Em so e ko an dc,con em se phat trien ko tot.
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
toi muon hoi thai nhi tuan thu 9 lieu da co day du bo phan tren co the chua
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý