Chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thận. Nếu bị bệnh thận, bạn hãy lưu ý khi tiêu thụ các thực phẩm sau đây nhé!
Thực phẩm không tốt cho thận
Hầu hết chúng ta thường không mấy chú ý đến sức khỏe của các bộ phận bên trong cơ thể, bao gồm cả thận. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, thận là một bộ phận vô cùng quan trọng, nó có chức năng chính là lọc chất độc trong máu ra khỏi cơ thể. Bởi vậy, khi chức năng thận suy giảm thì chất độc bị tích lũy lại sẽ gây bệnh. Ngoài ra, nếu thận không sản xuất đầy đủ hormone sẽ gây ra rối loạn chức năng các cơ quan khác trong cơ thể.
Điều này không những đe dọa sức khỏe của thận mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Khi chức năng thận suy giảm, một số triệu chứng có thể xuất hiện như sưng phù (chân, quanh mắt), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần… Lúc này, người bệnh cần có biện pháp để giảm gánh nặng cho thận bằng cách kiểm soát lượng muối vào cơ thể, hạn chế thức ăn giàu đạm, thức ăn chứa nhiều kali.
Chế độ ăn uống của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thận.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Ảnh minh họa
Khi bị bệnh thận, hãy tránh tiêu thụ các loại thực phẩm sau:
- Quả bơ: Mặc dù loại quả này chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch nhưng nó lại không phải là loại quả mà người mắc bệnh thận nên ăn nhiều. Hàm lượng kali trong quả bơ khá cao nên nếu ăn nhiều sẽ tăng gánh nặng cho thận. Vì vậy, nếu bạn đã được chẩn đoán bị bệnh thận thì tốt nhất nên tránh loại quả này. Trong trường hợp thận của bạn khỏe mạnh thì cũng không nên ăn quá nhiều.
- Chuối: Loại quả này cũng chứa một lượng kali rất cao nên nó cũng nằm trong danh sách thực phẩm không tốt cho người bị bệnh thận.
- Thịt bò: Bạn vẫn biết rằng thịt bò tốt cho sức khỏe, trừ trường hợp bạn bị bệnh gout. Nhưng thực tế, nếu bạn gặp vấn đề ở thận, bạn cũng không nên ăn nhiều thịt bò. Lượng protein trong thịt bò có thể quá cao so với "sức chịu đựng" và xử lý của thận. Do vậy, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng thịt bò bạn có thể ăn là bao nhiêu.
- Sữa: Những người bị bệnh thận cần phải giảm tiêu thụ lượng sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm sữa chua, pho mát, bơ...). Các sản phẩm này thường có nhiều phốt pho mà hàm lượng phốt pho trong cơ thể quá nhiều có thể gây suy thận, đau tim và những bệnh liên quan tới xương.
- Nội tạng động vật: Trong nội tạng của bất kì loại động vật nào cũng đều có hàm lượng purine cao. Nếu ăn nhiều nội tạng động vật, thận sẽ gặp khó khăn trong việc thải lọc ra tất cả các chất thải, protein, purine... Điều này có thể gây ra bệnh gout, sỏi thận và về lâu dài sẽ dẫn tới suy thận.
- Khoai tây: Hàm lượng kali trong khoai tây khá cao vì vậy nó cũng không phải là thực phẩm tốt cho người gặp trục trặc ở thận. Nếu bạn có ý định ăn khoai tây, tốt nhất hãy ngân khoai tây chưa gọt vỏ trong nước trong ít nhất hai giờ trước khi chế biến.
- Cà chua: Cũng giống như khoai tây, cà chua có chứa nhiều kali nên cũng không tốt cho người bị bệnh thận. Tuy nhiên, cà chua không thể ngâm trong nước như khoai tây, vậy nên, nếu bị bệnh thận, bạn hãy tránh xa loại thực phẩm này. Ngoài ra, bạn cũng khỗng nên ăn nhiều để tránh tăng áp lực cho thận.
Nên ăn những thực phẩm có lợi cho thận. Ảnh minh họa
Tham khảo thêm những thực phẩm tốt cho thận
Sự khỏe mạnh của thận không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta.
Dưới đây là Top 8 thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận mà bạn nên chú ý và đừng bỏ qua.
1. Sò điệp
Sò điệp là một nguồn rất giàu protein nạc với phức hợp gồm ba axit amin cụ thể là cystine, tryptophan và isoleucine. Ngoài ra nó còn phong phú hàm lượng ba khoáng chất phốt pho, magiê và kali. Những axit béo không bão hòa trong sò điệp đóng vai trò thiết yếu trong sự tăng trưởng và phát triển bình thường đồng thời cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh thận. Những người thận âm hư rất nên bổ sung nó vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
2. Lòng trắng trứng
Những người có vấn đề về thận nên bổ sung protein, ít phốt pho. Lòng trắng trứng sẽ đáp ứng được lượng protein ít phốt pho so với những nguồn thực phẩm cung cấp protein khác. Tuy nhiên, tuyệt đối tránh xa lòng đỏ trứng nếu thận có vấn đề.
3. Hạt dẻ
Hạt dẻ vốn được coi là thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng hoàn hảo. Nhờ đó nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là "vũ khí" giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường mà còn có tác dụng bảo vệ tim mạch nhờ chất phytosterol - chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu. Ngoài vai trò hỗ trợ lá lách và dạ dày thì một điều đặc biệt thì hạt dẻ có tác dụng bổ thận, khỏe lưng. Không phải ngẫu nhiên mà trong Đông y có câu: Mùa đông ăn hạt dẻ tốt hơn uống thuốc bổ thận. Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư…
4. Cật lợn
Cật lợn có các chất đạm, béo, các chất khoáng như canxi, phốt-pho, sắt; các vitamin (A, B1, C, PP). Nó có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng điều chỉnh chức năng thận, trị đau lưng, di tinh, mồ hôi trộm, ù tai và các bệnh thuộc thận như về xương khớp đau mỏi, tai ù, nặng tai, ra mồ hôi trộm, lão suy.
5. Quả óc chó
Quả óc chó hay còn gọi là quả hồ đào chứa nhiều a-linolenic, một loại acid béo omega-3 tự nhiên trong thực vật có tác dụng nâng cao sức khỏe của thận. Quả óc chó có vị ngọt, tính ấm giúp bổ thận, nhuận phổi, nhuận tràng, trị thận hư, ho suyễn, đau lưng, chân yếu hay giảm các chứng bệnh về thận khác.
6. Cải bắp
Cải bắp chứa chất phytochemical giúp giảm các tế bào gốc tự do gây nguy hại cho cơ thể và da. Nhờ hàm lượng kali thấp, cải bắp trở thành sự lựa chọn không thể tốt hơn cho chế độ ăn uống của những người đang bị bệnh thận vì nó sẽ giúp giảm áp lực thải lọc chất độc mà thận vẫn đảm nhiệm.
7. Súp lơ
Súp lơ được luộc chín, thêm chút tiêu và muối sẽ tạo ra một món ăn cực kỳ tốt cho sức khỏe. Vốn là kẻ thù của chất độc trong cơ thể, súp lơ giàu chất indoles, glucosinolates và thiocyanates giúp tống khứ các chất độc trong cơ thể, nhờ đó, thận cũng làm việc đỡ "vất vả" hơn.
8. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây hoặc nước ép rau quả có chứa chất phytochemicals giúp ngăn ngừa chứng suy thận. Nước ép trái cây, đặc biệt là nước ép quả mọng rất giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức khỏe thận. Để duy trì chức năng đầy đủ của thận, những người gặp vấn đề với cơ quan chức năng này nên hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm sau đây: Củ mã thầy, quả hồng vàng, cà rốt, dưa chuột, dưa chuột nguyên, khoai lang, dưa hấu, dưa, hành, hạt tiêu, mù tạt, đinh hương, thì là, hạt tiêu, bạc hà, hoa cúc, muối, bơ, rượu và thuốc lá...
Giữ cho thận khỏe mạnh bằng những cách rất đơn giản
Chúng ta thường có thói quen là không quan tâm nhiều đến sức khỏe của thận cho đến khi có vấn đề xảy ra. Nhưng giữ cho thận khỏe mạnh bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với chữa bệnh.
Chắc hẳn chúng ta đã biết sỏi thận là hậu quả của việc các chất thải độc trong quá trình lọc đã đọng lại trong thận chứ không được đào thải ra ngoài. Nó có thể dẫn đến hậu quả là đau đớn ở thận hoặc nhiễm trùng bàng quang. Nếu không được điều trị, nó có thể biến thành nhiễm trùng huyết, tỏa khắp cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chúng ta thường có thói quen là không quan tâm nhiều đến sức khỏe của thận cho đến khi có vấn đề xảy ra. Nhưng phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Vì vậy, bạn đừng chủ quan mà bỏ qua những việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại có tác dụng giữ cho thận khỏe mạnh như dưới đây nhé.
Bạn có thể làm điều này bằng cách tạo ra những thay đổi nhất định trong chế độ ăn uống để giảm sự xuất hiện của các chất độc hại. Điều này đảm bảo giúp thận loại bỏ các thành phần chất thải nguy hại từ máu cũng như trục xuất nó ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.
Một số biện pháp giúp thận khỏe mạnh.
1. Uống nhiều nước
Bạn có tự hỏi tại sao bạn cần uống 8-10 ly nước mỗi ngày? Nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận và máu của bạn sẽ không hoạt động tốt, thận sẽ không thể tạo ra các áp lực nước đủ lớn để đẩy các chất thải thông qua đường tiết niệu để ra ngoài cơ thể. Chất thải độc đọng lại trong thận là nguyên nhân gây ra sỏi thận. Vì vậy, để giữ cho thận khỏe mạnh, hãy uống đủ nước mỗi ngày, kể cả các loại nước khác ngoài nước lọc.
Ảnh minh họa
2. Ăn các loại thực phẩm làm sạch cơ thể
Trái cây và rau quả giúp thận loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết trong nước tiểu. Thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa có thể giúp nhiều tế bào, trong đó có cả các tế bào ở thận tránh được các thiệt hại do các gốc tự do trong cơ thể gây ra.
Một số thực phẩm giữ cho thận khỏe mạnh bạn nên ăn bao gồm:
Lòng trắng trứng: Lòng trắng trứng cung cấp nhiều protein chất lượng cao và các axit amin thiết yếu hơn so với các nguồn protein khác như lòng đỏ trứng hoặc thịt. Vì vậy, nó rất tốt cho thận.
Bắp cải: Hàm lượng vitamin K, vitamin C, chất xơ, vitamin B6 và axit folic... trong bắp cải rất cao. Vì vậy mà bắp cải được coi là thực phẩm giúp thanh lọc máu và thải độc cho thận rất tốt.
Ớt chuông: Ớt chuông (ớt ngọt) cũng là một loại thực phẩm chứa rất nhiều lycopene, vitamin C và vitamin A, cũng như vitamin B6, axit folic và chất xơ. Với hàm lượng kali không cao, ớt chuông cũng có có tác dụng làm sạch thận giống như bắp cải và nhiều loại rau khác. Khi tiêu thụ vào cơ thể, ớt chuông sẽ giải độc thận giúp đào thải axit uric dư thừa từ thận.
Quả nam việt quất: Quả nam việt quất có chứa một chất dinh dưỡng thiết yếu và các chất chống oxy hóa gọi là proanthocyanidin. Ngoài ra, nó cũng giàu quinine - một chất có thể chuyển đổi thành axit hippuric giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể.
Cắt giảm tiêu thụ lượng natri (muối) để đỡ hại thận. Ảnh minh họa
3. Bổ sung magie
Cơ thể bạn rơi vào tình trạng huyết áp cao và lưu trữ nhiều chất thải độc là do hàm lượng magie trong cơ thể bị thiếu. Hàm lượng magie bị thiếu khiến cho chức năng thận có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là không lọc thải được hết chất độc. Để đảm bảo rằng cơ thể bạn đang nhận được đủ magie để giữ thận hoạt động tốt, bạn hãy ăn nhiều loại rau có màu xanh lá cây, các loại hạt và ngũ cốc.
4. Cắt giảm tiêu thụ lượng natri (muối) và protein
Cơ thể mất rất nhiều năng lượng loại bỏ những thứ không cần thiết như protein dư thừa, muối và thậm chí cả nước. Nếu những thành phần này quá nhiều trong cơ thể, thận là bộ lọc của cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn. Natri hay protein là cần thiết trong việc duy trì cân bằng chất lỏng, nhưng nếu chúng dư thừa trong cơ thể và không được đào thải ra hết thì có thể gây ra bệnh thận, cao huyết áp và có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Bệnh suy thận nên ăn gì?
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận
Thuốc gì chữa bệnh yếu thận ?
Chữa sỏi thận bằng thuốc nam an toàn, hết sỏi
(ST)