Hướng dẫn học Piano căn bản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn học Piano căn bản

19/04/2015 01:22 PM
2,928
Cùng tham khảo những hướng dẫn học Piano căn bản nhé các bạn. Hãy học từ những điều đơn giản như các nốt nhạc đến những điều phức tạp nha.
 

Học piano: các nốt nhạc trên đàn piano

Học piano, nhất là những bạn mới và đang tìm hiểu về đàn piano đều cần thạnh thạo.. thật ra trên đàn piano có tất cả bao nhiêu nốt

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu tất cả các nốt nhạc trên bàn phím đàn piano. Bạn sẽ sớm thành thạo và dễ dàng học piano hơn khi rõ ràng rành mạch về các nốt nhạc trên phím đàn piano.

- Có 7 ký tự để thể hiện 7 nốt nhạc trên phím đàn piano đó là: A B C D E F G (La, Si, Đô, Rê, Mi, Fa, Sol).

- Phím tận cùng bên trái của đàn piano là A. Các phím màu trắng kế bên A lần lượt là B C D E F và G. Sau đó lại tiếp tục bắt đầu là A…

 not nhac tren dan piano

Hình 1

- Các phím trắng thì liên tục nằm sát nhau; còn các phím đen thì được sắp xếp theo nhóm, nhóm 2 phím và nhóm 3 phím. Bạn hãy thử tìm tất cả các nhóm có 2 phím đen. Tiếp theo tìm tới các nhóm có 3 phím đen.

- Phím trắng nằm giữa các nhóm 2 phím đen lúc nào cũng là D. Bạn thử đếm xem có bao nhiêu nốt D.

not nhac tren dan piano

Hình 2

- Tên của phím nằm bên trái phím D là gì? Còn phím nằm bên phải?

- Hãy đàn tất cả các nốt C D E.

- Nốt G và A là các phím trắng nằm giữa các nhóm 3 phím đen. Hãy đàn tất cả các nốt G và A.

not nhac tren dan piano

Hình 3

- Tên của phím nằm bên trái phím G là gì? Còn phím nằm bên phải A? Hãy đàn tất cả các phím F G A B.

Bây giờ bạn đã biết tên của tất cả các phím màu trắng nằm trên đàn piano, có phải cũng khá dễ dàng đúng không nè, hãy cố gắng tập nhuần nhuyễn để tiếp tục các bài học sau dễ dàng hơn nhé!

phương thức luyện ngón trên piano

kỹ năng luyện ngón trên đàn cũng như kỹ năng luyện ngón trên vi tính, đều phải kiên trì và nhẫn nại, vì đó là bước đầu tiên chập chững đi vào thế giới nghệ thuật, nếu nhiêu đó mà chúng ta cảm thấy vất vả thì nên suy nghĩ lại.....

Khi bắt đầu học đàn piano, ai cũng cần phải trải qua một thời gian luyện ngón. Đầu tiên, bạn phải chơi được năm nốt nhạc đầu tiên bằng năm ngón tay. Bạn cần phải luyện tập từ các nốt C đến nốt G, sau đó lặp đi lặp lại nhiều lần mà không cần thiết phải chơi thật nhanh. Hãy bắt đầu một cách nhẹ nhàng , không nên vội vã mà việc bạn cần làm là chắc chắn rằng tất cả các nốt nhạc mà bạn gõ phím đều có độ lớn âm thanh như nhau tức là lực của ngón tay bạn tương đương nhau. Các ngón tay của bạn phải thật đúng tư thế, không nên kéo ngón tay từ phím này sang phím khác, nên di chuyển chúng một cách ổn định và theo một chuyển động thẳng theo bàn phím piano.


Sau khi có thể chơi tốt 5 ngón, bạn nên bắt đầu chuyển qua nót F. Bắt đầu từ từ và chơi một quãng tám đầu tiên. Chơi lên xuống quãng tám, các ngón tay di chuyển phải đẹp và chậm rãi. Đến khi mà bạn tự tin vào khả năng của mình có thể chơi với nhịp độ đều và lực ngón tay ổn định thì bạn có thể tăng dần tốc độ chơi. Thực hành theo cách này đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển một cảm giác thích hợp theo thời gian.

 

Cách tập thể dục ngón tay cuối cùng tôi sẽ nói đến là hợp âm rải. Một hợp âm là khi bạn chơi các nốt cá nhân của một âm thay vì đánh chúng tất cả cùng nhau. Chơi các nốt âm theo lựa chọn của bạn và sau đó làm việc theo cách của bạn lên bàn phím, chơi quãng tám cao hơn và cao hơn của hợp âm. Điều này đòi hỏi bạn có một chút sáng tạo.

 Bất cứ phương pháp bạn đã chọn để luyện ngón tay, hãy nhớ rằng bắt đầu với tốc độ chậm và tăng dần tốc độ là cách thích hợp để bảo đảm rằng bạn không học những thói quen xấu. Như bạn thực hành các bài tập ngón tay của bạn sẽ phát triển bộ nhớ cơ bắp cần thiết để chơi quy mô nhanh hơn và nhanh hơn mà không cần phải suy nghĩ về các nốt. Việc học đàn piano không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn phải kiên tri tập luyện, không cho phương pháp nào tốt hơn là tập luyện thường xuyên và ổn định.


Cách sử dụng pedal đàn piano

Pedal đàn piano, một chức năng không thể thiếu góp phần làm cho những bản nhạc du dương và hoản hảo hơn. Bài viết sau sẽ nói về cách sử dụng pedal đàn piano

Trên bản nhạc thì việc sử dụng Pedal cũng được thể hiện bằng ký hiệu Ped (dẫm pedal) và * (nhả pedal). Tuy nhiên có khá nhiều bạn vẫn bối rối khi sử dụng Pedal để thể hiện tác phẩm. Nếu cứ giữ Pedal thì âm thanh sẽ bị vang "ầm lên" do các nốt được "trộn lẫn" hoà vào nhau kéo dài, không dùng Pedal thì tiếng đàn nghe rời rạc, không mềm mại và không có chiều sâu trong cách thể hiện, ngay đến trong nhiều bản nhạc không ghi rõ cách sử dụng thì các bạn đó cũng không biết chỗ nào dẫm, chỗ nào nhả Pedal ...

Sau phần hướng dẫn sử dụng upright piano ở kì trước, chúng ta tiếp tục phần 2 này tập trung vào pedal của đàn piano. Pedal piano upright hay grand đều có quy tắc chung. Nên bài viết sau sẽ giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng pedal đàn piano một cách hợp lý áp dụng cho cả 2 loại.

1. Khái quát
- Bạn có thể để ý các cây đàn piano cũ, thuộc thế hệ trước chỉ có 2 Pedal, còn các đàn piano mới hiện nay đại đa số có 3 Pedal.
- Công dụng của 3 chiếc Pedal này tính từ trái sang phải là:
 + Pedal dùng nhả bàn phím
 + Pedal dùng giảm tiếng khi chơi ban đêm,
 + Pedal vang.
Trong đó pedal vang thường được sử dụng hơn cả.
pedal piano

2. Cách sử dụng pedal đàn piano

Về nguyên tắc sử dụng pedal vang như sau: Các bạn nên tránh sử dụng Pedal vang ở những quãng 2 (kể cả trưởng và thứ) cũng như không dùng pedal vang khi bài hát đã chuyển sang hợp âm mới.

Khi dẫm Pedal ở những quãng 2 là những nốt có cao độ gần nhau, các nốt sẽ bị “nhoè” làm người nghe khó phân biệt các nốt một cách rõ ràng. Hoặc khi đã chuyển sang hợp âm mới các bạn vẫn tiếp tục giữ Pedal thì các nốt của cả 2 hợp âm cũ và mới sẽ vang lẫn vào nhau. Tạo nên một hoà thanh mới, đôi khi khá khó nghe Các bạn hãy thử chơi hợp âm Đô trưởng (Đồ, Mi, Son), đồng thời giữ Pedal và đổi sang hợp âm Sol bảy (son, si, re, fa) chẳng hạn. Các bạn sẽ thấy điều này khá rõ ràng.

Như vậy Pedal sẽ sử dụng rất hiệu quả khi các bạn chơi các nốt trong cùng hợp âm (appe chẳng hạn), khi có các dấu luyến câu sao cho mềm mại v.v… Trước khi chuyển sang hợp âm mới, chuyển câu … các bạn nhớ nhấc pedal thật nhanh và dẫm ngay khi chuyển sang hợp âm mới, câu mới, và khi kết cuối tác phẩm Piano, nếu kết bài bằng một appe, thì việc dẫm Pedal sẽ cực kỳ hiệu quả, cho tiếng đàn mềm mại, rất Pro. Ở đây, chúng ta cần tập luyện sử dụng pedal cho thuần thục, nhuần nhuyễn một cách tự nhiên thành phản xạ.

Pedal được coi như “linh hồn” của cây đàn Piano. Nếu sử dụng đúng cách nó có khả năng tạo ra các âm thanh mượt mà, êm dịu làm rung động lòng người. Tuy nhiên việc xác định thời điểm để sử dụng Pedal không phải đơn giản. Ngay kể cả những pianist chuyên nghiệp cũng không đồng nhất quan điểm trong quá trình thể hiện tác phẩm.

Đối với các bạn mới tập Piano, trước tiên nên tuân thủ hướng dẫn của giáo viên. Trong quá trình luyện tập cũng nên lắng tai nghe hiệu quả âm thanh do việc sử dụng pedal của mình tạo nên để từ đó rút kinh nghiệm cho việc sử dụng. Thông thường các bạn sẽ được giáo viên chỉ dẫn cách dẫm Pedal phối hợp đồng thời cùng lúc với tay chơi hợp âm hoặc bắt đầu ô nhịp, phách mạnh.

Nhưng đối với những người có kinh nghiệm chơi piano lâu năm thì lại có một kinh nghiệm sử dụng Pedal khác hẳn. Đó là việc sử dụng Pedal theo kiểu dẫm “lỗi nhịp”. Nghĩa là Pedal sẽ được dẫm ngay sau khi hợp âm được đánh. Tập theo cách này dần dần tạo cho bạn thói quen nhấn bàn đạp ngày sau động tác của tay. Các bạn phải tập luyện nhiều để sao cho tay và chân phối hợp được nhịp nhàng, chân sẽ dẫm chính xác trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi để sao cho tiếng đàn được tròn đầy, mềm mại một cách tinh tế, đầy tính nghệ thuật.

 

Hướng dẫn sử dụng nhanh piano điện Yamaha YDP-151


hdsd piano dien yamaha ydp151


A.   Hướng dẫn chỉnh tiếng - chỉnh âm sắc:

Đàn YDP-151 có 10 âm sắc, được sắp xếp theo thứ tự như sau:

STT

Âm sắc (Voice name)

Phím (Key)

1

Grand Piano 1

C1

2

Grand Piano 2

C#1

3

E.Piano 1

D1

4

E.Piano 2

D#1

5

Harpsichord 1

E1

6

Harpsichord 2

F1

7

Vibraphone

F#1

8

Church Organ 1

G1

9

Church Organ 2

G#1

10

Strings

A1

Khi khởi động đàn ta thấy âm sắc mặc định của đàn là Grand Piano 1. Khi ta nhấn nút [SELECT] thì đàn sẽ chuyển sang Grand Piano 2, tương tự nếu nhấn tiếp sẽ là E.Piano  1.... Cứ tuần tự như vậy thì sau tiếng số 10 (Strings) sẽ quay về tiếng số 1 (Grand Piano 1).

Nếu đàn đang ở tiếng Grand Piano 1, ta muốn chuyển trực tiếp sang một âm sắc khác , ví dụ ta chuyển sang tiếng Church Organ 1 thì nhấn nút [PIANO/VOICE] + Phím G1 

* Dual voices: Ta có thể kết hợp một lúc 2 âm sắc.

Cách làm: giữ nút [PIANO/VOICE] + 2 phím trong khu vực C1 đến A1.

Ví dụ: ta muốn kết hợp 2 tiếng là Grand Piano 1 với tiếng Strings, ta làm như sau:

giữ nút [PIANO/VOICE] + C1 + A1.

* Ballace: Khi kết hợp 2 âm sắc, ta có thể điều chỉnh âm lượng của 2 âm sắc đó, ví dụ ta muốn tiếng của âm sắc chính to hơn, còn âm sắc phụ nhỏ hơn

 B.   Hướng dẫn sử dụng Metronome:

Khi ta nhấn nút [METRONOME] thì chức năng này được mở, đàn sẽ phát ra âm thanh "cóc, cóc, cóc..." liên tục. Nếu muốn tắt metronome ta nhấn nút [METRONOME] thì đàn sẽ ngưng phát ra âm thanh trên.

1. Chọn nhịp (Time Signature): ta nhấn và giữ nút [METRONOME] cộng với một phím đàn từ C3 đến F3. Các phím sẽ được sắp xếp như sau:

  • C3 : chưa có nhịp nào cả, đàn sẽ chỉ gõ theo từng phách.
  • C#3           : nhịp 2/4
  • D3             : nhịp 3/4
  • D#3           : nhịp 4/4
  • E3             : nhịp 5/4
  • F3             : nhịp 6/4

 2. Điều chỉnh Tempo:

Metronome có thể điều chỉnh Tempo từ 32 đến 280 (trong một phút).

Muốn chỉnh một Tempo theo ý muốn thì ta nhấn và giữ nút [METRONOME] cộng với tuần tự 3 con số của Tempo tương ứng với các phím đàn từ C4 đến A4. Các phím sẽ được sắp xếp như sau:

  • C4             : 0
  • C#4           : 1
  • D4             : 2
  • D#4           : 3
  • E4             : 4
  • F4             : 5
  • F#4           : 6
  • G4             : 7
  • G#4           : 8
  • A4             : 9
3.    Điều chỉnh tăng giảm Tempo:

Muốn Tempo tăng dần, mỗi lần 1 số        : [METRONOME] + A#4

Muốn Tempo giảm dần, mỗi lần 1 số       : [METRONOME] + B4

Muốn Tempo tăng dần, mỗi lần 10 số     : [METRONOME] + C5

Muốn Tempo giảm dần, mỗi lần 10 số     : [METRONOME] + C#5


 
C.   Hướng dẫn sử dụng chức năng trangspose:

 Muốn tăng giảm cung ta nhấn và giữ nút [DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + một trong các phím đàn từ F#2 đến F#3.

Ví dụ:

  • Muốn giảm một cung (tức -2)        => DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + Bb2
  • Muốn tăng hai cung (tức +4)         => DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + E3
  • Muốn trở về bình thường (tức 0)  => DEMO/SONG] + [PIANO/VOICE] + C3

D.   Hướng dẫn sử dụng Pedal: ở piano Yamaha YDP-151 ta có 3 pedal

Damper pedal (bên phải): hay còn gọi là sustain pedal, khi ta nhấn pedal xuống thì  tiếng đàn sẽ được ngân dài ra, khi không nhấn nữa thi tiếng đàn sẽ ngắt. Đây là chức năng đuợc sử dụng nhiều nhất khi chơi piano.

Sostenuto pedal (chính giữa): khi ta gõ một nốt hoặc một hợp âm trên phím đàn rồi nhấn pedal giữa xuống thì  tiếng đàn sẽ được ngân dài ra, nhưng những nốt ta chơi nốt sau đó sẽ không ngân dài, thậm chí staccato nếu ta muốn.

Soft pedal (bên trái): khi nhấn pedal xuống thì tiếng đàn sẽ nhỏ lại và mỏng hơn.



E.  
Hướng dẫn chỉnh demo bài hát:

Khi nhấn nút [DEMO/SONG] thì đàn bắt đầu chơi bài số 1, và sau khi hết bài 1 đàn sẽ tự chuyển sang bài số 2, và tuần tự như thế.

Có tất cả 10 bài demo. Nếu ta muốn nghe bài cụ thể trong 10 bài thì ta nhấn

[DEMO/SONG] + một trong số các phím từ C1 đến A1.

Ví dụ: ta muốn chon nghe bài số 5, ta thực hiện như sau

[DEMO/SONG] + E1

 Vậy khi ta muốn ngưng nhạc demo thì chỉ cần nhấn [DEMO/SONG]


 

G.   Hướng dẫn thu âm và phát lại:

Ta có thể thu âm phần trình diễn của mình rồi phát lại để nghe.

THU:

  • Đầu tiên ta chọn âm sắc (tiếng) và các hiệu chỉnh effect.
  • Khi ta đã sẵn sàng thì ta bắt đầu thu, bằng cách ta nhấn nút [REC], bây giờ đàn đang chờ ta chơi là sẽ bắt đầu thu, chỉ cần ta đặt tay đánh đàn là tự khắc đàn thu lại, còn môt cách nữa để kich hoạt việc thu là ta nhấn nút [PLAY] khi này đàn bắt đầu thu luôn chứ không chờ mình đánh nữa.
  • Khi đã trình diễn xong, ta nhấn nút [REC], phần thu ngưng lại,dữ liệu được tự động lưu lại trong bộ nhớ của đàn.

PHÁT LẠI:

  • Ta chỉ cần nhấn nút [PLAY] là đàn sẽ phát lại phần nhạc ta vừa thu.
  • Nếu muốn ngưng ta nhấn nút [PLAY].


H.   Hướng dẫn sử dụng headphone

Ta cần chuẩn bị một headphone và một "jack chuyển từ 3.5mm ra 6mm". Vì tai nghe bình thường đều có đầu jack nhỏ, nên phải có jack chuyển để cắm vào đàn.

Cắm tai nghe vào đàn là tự động đàn sẽ im lặng, chỉ có người nào đeo headphone mới nghe được tiếng đàn. Khi này ta tha hồ tập đàn mà không sợ ảnh hưởng đến ai.


I.  
KẾT NỐI ĐÀN VỚI ĐÀN KHÁC:

Đầu tiên ta cần có dây cáp MIDI, cả hai đầu đều là cổng MIDI. Lưu ý là cắm IN vào OUT và ngược lại.

 


J.  
KẾT NỐI ĐÀN VỚI MÁY VI TÍNH:

 

Để quan sát rõ hơn ta xem hình bên dưới:

K.   BACK UP DỮ LIỆU VÀ TRỞ VỀ MẶC ĐỊNH BAN ĐẦU:

Khi thấy đàn có lỗi gì, hoặc là đàn không còn nghe lời ta nữa thì có một cách cực kỳ hiệu quá, cách này cũng giống như bạn nhấn vào nút Reset của các sản phẩm điện tử khác. Cách làm như sau:

  • Tắt đàn.
  • Giữ phím cao nhất trên đàn (phím trắng cuối cùng nằm bên phải của đàn) đồng thời nhấn nút [POWER], trong khi đó tay vẫn giữ phim trắng cao nhất thêm vài giây. Khi này đàn sẽ khôi phục lại về trạng thái mặc định ban đầu.

 


Cách tự học đàn organ cực hiệu quả
Kinh nghiệm học đàn organ cho bé thông minh ngay từ nhỏ
Cách tự học đàn guitar hiệu quả
Kinh nghiệm học đàn Piano cho trẻ
Kinh nghiệm học đàn guitar

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý