Các bước chuẩn bị thành lập công ty

seminoon seminoon @seminoon

Các bước chuẩn bị thành lập công ty

19/04/2015 01:22 PM
289

Bạn có ý tưởng kinh doanh, bạn muốn biến ý tưởng kinh doanh đó thành hiện thực thông qua việc thành lập công ty để để bắt đầu khởi nghiệp! Bạn đăng băn khoăn về việc thành lập công ty? Không rõ cần những điều kiện gì? Tiến hành ra sao?



 

1. Trước khi thành lập công ty cần chuẩn bị:

-Chuẩn bị chứng minh nhân dân bản chính (hoặc giấy tờ tương đương khác), kèm theo 01 bản photo có trị thực CMND trong thời gian không quá 03 tháng.
-Lựa chọn tên công ty (Tên không trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó).
-Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp(Không cần hợp đồng thuê mặt bằng).
-Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
-Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
-Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 
Các bước tiến hành thành lập công ty

 
2. Các bước thành lập công ty:
-Đăng ký cấp giấy phép kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh.
-Đăng ký con dấu tròn doanh nghiệp tại cơ quan công an.
-Đăng ký mã số thuế với cơ quan thuế.
-Đăng ký mã số xuất nhập khẩu (nếu cần).
 
3.Thủ tục sau thành lập công ty:

-Tiến hành đăng ký thuế ban đầu với cơ quan thuế chuyên quản trong thời hạn quy định ghi trong phiếu chuyển mã số thuế.
-Tiến hành mua hoá đơn GTGT với cơ quan thuế.
-Thực hiện hệ thống sổ sách kế toán và hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thành lập công ty trong thời buổi kinh tế thị trường là việc khá đơn giản. Chỉ cần tiến hành những thủ tục cần thiết, các nhà hoạch định chiến lược hoàn toàn có thể thành lập được một công ty trong thời gian ngắn. Vì vậy, nếu đang ấp ủ những ý tưởng tốt, người trẻ đừng ngần ngại thành lập công ty để tìm con đường phát triển.

Xin thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)

2. Dự thảo Điều lệ công ty

3. Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần(theo mẫu)

4. Bản sao CMND chứng thực của các cổ đông sáng lập

5. Nếu cổ đông là tổ chức cần có:

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Bản sao chứng thực CMND của người đại diện theo pháp luật và bản sao CMND chứng thực của người đại diện theo ủy quyền

Ngoài ra, nếu công ty định thành lập có ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần bổ sung các giấy tờ sau:

- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

- Ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề: Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân công ty

Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền

Sau khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43 bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp có thể trực tiếp đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010)

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010)

Bước 3: Thủ tục làm con dấu pháp nhân

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 5 Mục II Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 quy định:

5. Trả kết quả đăng ký con dấu

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp”.

Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

Bước 4: Thủ tục sau đăng ký kinh doanh

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

-         Đăng báo (Điều 28 Luật Doanh nghiệp);

-         Làm tờ khai và nộp thuế môn bài (Điều 31 Luật Quản lý Thuế, Điều 1 Thông tư Số 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 và Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về thuế môn bài);

-         Làm thủ tục in hóa đơn và đăng ký mẫu hóa đơn (Điều 6, Điều 8, Điều 9 Nghị định 51/2009/NĐ-CP);

-         Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;     


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Các bước thành lập công ty cổ phần

Công ty cổ phần là dạng công ty hoạt động theo hình thức cổ đông góp vốn, rất có ưu thế trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh trẻ, khó khăn về vốn thường chọn hình thức công ty cổ phần để phát triển kinh doanh.

Khi thành lập công ty cổ phần, nhà kinh doanh cần:

1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.
 

Các bước thành lập công ty cổ phần


4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
Hình thức công ty cổ phần giúp nhà kinh doanh tăng cường huy động vốn, san sẻ gánh nặng kinh doanh để nhanh chóng phát triển doanh nghiệp. Với thị trường Việt Nam, công ty cổ phần được xem là hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro.


Các bước thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Nếu bạn đang có ý tưởng thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, trước hết bạn cần hiểu công ty liên doanh là gì? Phải chuẩn bị những tài liệu gì trước khi thành lập? Và cần nắm rõ quy trình để thành lập loại hình công ty đó như thế nào?

Các bước thành lập công ty liên doanh với nước ngoài


Công ty liên doanh là hình thức công ty được tạo dựng từ sự hợp tác của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài bằng hợp đồng liên doanh. Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:

I. Chuẩn bị tài liệu

Thành lập công ty liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập công ty. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Để thành lập công ty liên doanh nhà đầu tư cần chuẩn bị các tài liệu sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư là cá nhân:

- Bản sao công chứng CMTND/hộ chiếu còn hiệu lực;

- Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;

2. Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty;

- Giấy chứng nhận mã số thuế Công ty;

- Điều lệ Công ty;

- Báo cáo tài chính Công ty trong 02 năm gần nhất (Nếu có);

- Quyết định của Công ty về việc đầu tư tại Việt Nam;

- Thư chỉ định người đại diện Công ty tại Việt Nam;

- Bản sao hộ chiếu người đại diện Công ty;

- Bản sao hộ chiếu người đại diện phần vốn góp của Công ty;

- Xác nhận số dư tài khoản công ty tương ứng với số vốn đăng ký đầu tư;

Lưu ý: Giấy tờ nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự không quá 03 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ và công chứng dịch sang tiếng Việt Nam

3. Giấy tờ liên quan khác

- Hợp đồng liên doanh;

- Thỏa thuận nguyên tắc về việc thuê nhà, đất làm địa điểm triển khai dự án;

- Bản sao sổ đỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm triển khai dự án;

- Và các biểu mẫu hồ sơ quy định trong quyết định 1088/2006/QĐ-BKH.

II. Các bước xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư công ty

1. Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa (BPMC)sở kế hoạch và đầu tư/ Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (SKH&ĐT/BQLKCN).

Một số cơ quan chưa có BPMC nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương;

2. Sở KH&ĐT/BQLKCN: thụ lý hồ sơ, ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc trình UBND Thành phố/Giám đốc BQLKCN phê duyệt;

3. Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC. Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên;

III. Xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế và dấu công ty

Sau khi Giấy chứng nhận đầu tư được cấp, nhà đầu tư liên hệ

- Cục thuế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế công ty.

- Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu công ty.

Trên đây là các giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị, Nếu bạn muốn làm hồ sơ thành lập công ty liên doanh vui lòng liên hệ với Tư vấn luật để chúng tôi tiếp tục được hỗ trợ tư vấn cho Quý khách hàng.


Các bước chuẩn bị để thành lập công ty riêng

 

Bất cứ người làm kinh doanh nào cũng đều mơ ước sẽ tự tạo một "cơ ngơi" của riêng mình để theo đuổi đam mê vốn có. Nhưng thông thường, không phải ai cũng có đủ điều kiện về tài lực cũng như trí lực để khởi đầu độc lập, họ thường lựa chọn tạm ổn định với việc làm công ăn lương, tích lũy kinh nghiệm và vốn liếng chờ ngày "ra riêng".

 


Tuy nhiên, việc "đứng một mình" chưa bao giờ là đơn giản cả. Do đó, trước khi quyết định chuyển hẳn thành một doanh nhân tự lập, sự nhiệt tình thôi là chưa đủ, "xuôi chèo mát mái" đòi hỏi nhiều hơn thế, còn để thành công thì sẽ còn rất dài.
 
Nên thực sự bắt đầu là nhân viên
 
Không phải chỉ đơn thuần là vấn đề về tài chính, mà rất nhiều người lựa chọn trở thành nhân viên trong công ty của người khác, do người khác quản lý. Bắt đầu từ vị trí thấp nhất cũng là bài học để bản thân những người mong muốn làm ông chủ hiểu được về cách suy nghĩ của nhân viên, cách điều hành và quản lý họ trong một môi trường làm việc với nhiều yêu cầu phát sinh.
 
Đúng như vậy, khi nỗ lực được bù đắp, trở thành một vị sếp nhỏ lại là cơ hội để học cách trở thành doanh nhân độc lập. Nhiều người thất bại khi nôn nóng xây dựng doanh nghiệp riêng phần vì bản thân họ thiếu sự trải nghiệm trong việc quản lý, phân quyền, kiểm soát một bộ máy hoạt động.
 
Học cách giao phó trách nhiệm và quyền hạn
 

Bản thân người muốn chủ động làm ông chủ phải là những người có hiểu biết và tài năng về kinh doanh. Nhưng đôi khi chính sự tự tin đó lại dẫn tới thất bại cho doanh nghiệp. Công việc chồng chất và cần thêm người trợ giúp, họ lại không có khả năng quản lý hiệu quả những việc phát sinh khi có thêm nhân sự. Nhiều người cố gắng tuyển một trợ lý rồi mới phát hiện ra rằng họ còn khốn khổ hơn là làm sếp bởi họ không có kinh nghiệm quản lý con người.
 
Văn hóa doanh nghiệp và giao tiếp công sở
 
Các thống nhất chung trong hoạt động của một công ty tạo ra môi trường làm việc, đó là văn hóa doanh nghiệp. Nếu nhìn nhận đơn giản hơn thì đó là việc xây dựng mối quan hệ làm việc giữa con người với con người. Khi là cấp dưới trong một công ty, bạn không được quyền lựa chọn đồng nghiệp hay cấp trên, bạn học được cách phối hợp để đạt được mục tiêu dù không vui vẻ gì. Nói như vậy, không có nghĩa là khi "ra riêng", nhà quản trị có thể lựa chọn người mà mình thích hay không thích, nhớ rằng chỉ có người phù hợp hay không phù hợp mà thôi!
 
Tập quan sát hoạt động của doanh nghiệp

 
Biến những thứ đầu vào thành sản phẩm đầu ra để thu về lợi nhuận là cách hiểu sơ đẳng nhất về kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh trôi chảy thì quản trị doanh nghiệp phức tạp hơn rất nhiều. Việc học hỏi mô hình quản lý từ các doanh nghiệp đã trưởng thành là điều hết sức quan trọng. Từ "khung xương" sẵn có, việc bạn phải làm là tự mình bồi đắp các bộ phận thích hợp với tình hình để tạo ra công ty riêng cho mình.
 
Đi một mình là một quá trình
 
Nhiều người có quan điểm, việc độc lập kinh doanh giống như sự tự do thử nghiệm, đương đầu và học hỏi từ thực tế. Có thể nó đúng, tuy nhiên, tự do hơn cũng đồng nghĩa với gánh trách nhiệm nặng nề hơn. Học cách "đi một mình" là việc khó khăn và cô độc, những nhân viên cấp dưới của bạn có thể sát cánh lúc này nhưng cũng có thể bỏ đi ngay tức khắc.
 
Nếu không đủ liều lĩnh và tâm huyết thì bạn nên bắt đầu từ tốn và có định hướng lâu dài, học hỏi và tích lũy dần dần. Một nhà quản trị giỏi không nhất thiết phải là doanh nhân, nhưng khi đã là doanh nhân chắc chắn phải giỏi quản trị.
 
Những chia sẻ trên có thể coi là gợi ý để bản thân mỗi người tự xác định hướng đi và cách đi riêng sẽ như thế nào. Luôn luôn suy nghĩ thật thấu đáo xem thời điểm nào bản thân sẵn sàng để tự gánh vác cơ nghiệp hay vẫn nên ở lại gắn bó với công việc hiện tại. Chúc bạn thành công!

Sai lầm và thời điểm thành lập công ty thích hợp?


Nhưng con đường khởi nghiệp kinh doanh không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn đúng đắn, vì vậy trước khi bắt tay vào khởi nghiệp, bạn nên tự đặt câu hỏi: “Bạn có thể duy trì được công việc kinh doanh đó trong bao lâu?, sau khi thành lập công ty thì lợi nhuận có như bạn dự đoán hay không?. Trong khi đó thì chi phí duy trì hoạt động vẫn phải gánh chịu hàng ngày. Vì vậy khi nào là thời điểm bạn nên thành lập công ty?

 



     Nhiều nhà kinh doanh có khả năng huy động vốn cao, sau khi tính toán, nhìn thấy lợi nhuận và lập kế hoạch kinh doanh là họ tiến hành thành lập công ty và chuẩn bị các cơ sở vật chất để tiến hành. Thủ tục thành lập công ty được được tiến hành nhanh chóng. Thời gian hoạt động công ty càng sớm thì khả năng quay vòng vốn càng nhanh. Và việc đặt ra các thời hạn hoàn thành các hạng mục để đưa công ty đi vào hoạt động là hết sức nghiêm túc. Cách này thường được các nhà kinh doanh chuyên nghiệp áp dụng các bước kinh doanh một cách bài bản hoặc một công ty mẹ thành lập công ty con theo dự án.

     Những người mới bước vào kinh doanh và đã bị vấp ngã thì thận trong hơn. Bước đầu họ tìm kiếm một lượng khách hàng ổn định, họ bán hàng với tư cách cá nhân. Khi lợi nhuận thu về đảm bảo cho mọi hoạt động của một doanh nghiệp thì họ mới quyết định thành lập công ty. Việc thành lập công ty lúc này là tất yếu vì khách hàng yêu cầu họ phải có hóa đơn VAT, nhà cung cấp cũng cần ký hợp đồng với bên có tư cách pháp nhân.

   Có những người hoạt động kinh doanh như những nhà môi giới thì khi mà họ có một lượng khách hàng ổn định và doanh thu hoàn toàn đáp ứng được chi phí hoạt động thì họ vẫn không thành lập công ty. Vì sao vậy? Vì lĩnh vực họ hoạt động không cần thiết phải có tư cách pháp nhân, họ chủ yếu dựa trên thương hiệu cá nhân. Ngoài ra, còn có nhiều “yếu tố khác” mà người kinh doanh không muốn lập công ty.

   Việc thành lập công ty phải xuất phát từ yêu cầu thực tế. Khó có một công ty nào mà tất cả các yếu tố đều thuận lợi 100%. Nhưng hãy yên tâm vì những tháng đầu thì công ty bạn phải đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, và doanh thu rất thấp nên việc nạp thuế là không đáng kể. Nếu bạn thấy việc kinh doanh có cơ sở thành công thì hãy bắt tay vào thực hiện. Việc chọn đúng thời điểm thành lập công ty cũng là một trong những yếu tố thành công. Nếu thành lập công ty trước khi những điều kiện chuẩn bị chưa đảm bảo thì nguy cơ thất bại và mang theo một món nợ là có khả năng.

     



Hướng dẫn đặt tên công ty theo phong thủy
Phong thủy đặt tên cho công ty
Làm việc ở công ty nhỏ được và mất!
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc công ty Nhật
Trang phục dự tiệc công ty nên và không nên
Cách trình bày giới thiệu công ty chuyên nghiệp




(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý