Các bước chuẩn bị trước đám cưới hoàn hảo nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các bước chuẩn bị trước đám cưới hoàn hảo nhất

19/04/2015 01:22 PM
418
Chuẩn bị cho một đám cưới được diễn ra một cách trôi chảy và hoàn hảo không hề là một việc đơn giản. Chính vì thế bạn nên chú ý những việc cần chuẩn bị trước đám cưới để đám cưới được diễn ra một cách hoàn hảo nhất, trọn vẹn nhất.



 

Các bước chuẩn bị cho đám cưới

Bước 1: Lập kế hoạch sơ lược và chuẩn bị ngân sách


Ảnh mình họa

Để chuẩn bị cho ngày cưới thật hoàn hảo trọn vẹn thì việc quan trọng trước tiên là bạn nên lập ra cho mình một kế hoạch cụ thể. Chia sẻ với người yêu của mình về những điều bạn muốn trong ngày trọng đại của mình như bạn muốn nó diễn ra ở đâu, bạn muốn nó trang trọng đến mức nào và bạn sẽ mặc gì trong ngày này.

Hai bạn nên cùng bàn nhau về vấn đề ngân sách cho đám cưới, tốt nhất nên chia ngân sách thành 2 phần: Một cho những khoản cố định nhất định phải chi, và một cho những khoản dự trù. Bạn phải cân nhắc kĩ lưỡng giữa mong muốn và thực tế. Hạn chế việc chi tiêu quá phung phí với suy nghĩ rằng “ cả đời chỉ có một lần” bởi vì sau đám cưới, sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải quyết và nếu không khéo thì bạn rất dễ gặp khó khăn về tài chính.

Bước 2: Chọn ngày 

Chọn ngày là một trong những việc đầu tiên mà bạn phải làm trước khi chuẩn bị bất cứ thứ gì cho đám cưới. Phải xác định chính xác được ngày cưới, thì bạn mới có thể biết được mình còn bao nhiêu thời gian để chuân bị cho lễ cưới.

Bước 3: Khám sức khỏe tiền hôn nhân

Cùng nhau đến bệnh viện có uy tín để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nên biết rõ về tình trạng sức khỏe của nhau trước khi kết hôn. Dù sức khỏe có “vấn đề” nhưng vẫn quyết định đến với nhau thì tâm trạng vẫn thoải mái hơn nhiều so với việc sau đám cưới mới phát hiện ra vấn đề đó. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, được tư vấn cụ thể, biết rõ tình trạng sức khỏe của mình sẽ giúp bạn thoải mái, sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân.

Bước 4: Chọn nhẫn và trang sức cưới.

Chọn đồ trang sức nên là việc sớm nên làm. Nhẫn cưới còn được xem như là biểu tượng minh chứng cho tình yêu và không thể thiếu trong các cuộc hôn nhân. Nhưng trước khi lựa chọn trang sức cưới cho mình thì nên hỏi bạn bè và người thân trong gia đình để có được quyết định tốt nhất. Lời khuyên là nên đặt làm riêng nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới cho đám cưới của bạn, và nên đến những cửa hàng có uy tín, để có được chất lượng tốt nhất đồng thời hai bạn có thể cập nhật được những mẫu trang sức mới và hợp ý bạn.

Bước 5: Đặt chỗ và gặp “chuyên gia”

Thông thường thì những địa điểm đẹp thường hết chỗ rất sớm (nếu đám cưới của bạn diễn ra đúng vào mùa cưới), thế nên bạn nên đặt chỗ từ trước, ít nhất là 5 tháng. Và nên tham khảo ý kiến người thân, bạn bè để tìm địa điểm hợp lý và thuận tiện cho việc di chuyển cho khách mời của mình. Gặp các bậc trưởng bối có am hiểu về các nghi lễ trong đám cưới để tìm hiểu những điều kiêng kị, những thủ tục nghi lễ cần thiết của một đám cưới,…

Bước 6: Lên danh sách khách mời và lên kế hoạch chi tiết

Đám cưới của bạn lớn hay nhỏ? Bạn muốn đông đúc hay chỉ đơn giản là những người thân thiết? … Tất cả phụ thuộc của bạn trong lúc lên danh sách khách mời và khuyên rằng bạn nên liệt kê ra những mối quan hệ bạn muốn mời để tránh sự quên sót làm mất lòng.

Hãy cùng nhau lập kế hoạch chi tiết nhất có thể cho đám cưới của 2 bạn, từ tiệc đám hỏi, tiệc cưới, nghi lễ trong ngày cưới, tuần trăng mật,… chú ý những tiểu tiết nhỏ như thực đơn trong đám cưới, cách trang trí tiệc cưới, những tiết mục trong đám cưới, thiệp cưới,…

Bước 7: Chọn áo cưới

Việc chọn trang phục không phải đơn giản, đây là lúc cô dâu chú rể phải đắn đo thật kỹ để không bị chê quê, sến khi bạn bè, người quen xem album ảnh cưới của mình. Bạn nên cân nhắc đến việc trong ngày lễ, bạn sẽ mặc đồ gì: trang phục truyền thống hay hiện đại? Nên đặt may? Mua? Hay thuê? Tiệm nào uy tín? Xu hướng nào mới nhất? Bạn hợp với kiểu váy cưới nào? Trang phục cưới có phù hợp với lễ cưới của bạn hay không? Và một điều quan trọng nữa là việc lựa chọn áo cưới phải phù hợp với trang sức của bạn.

Bước 8: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 

Hỏi ý kiến người có am hiểu để lựa chọn nhà dịch vụ tốt nhất cho mình, từ người thiết kế - trang trí trong đám cưới, thiết kế thiệp mời, thợ ảnh, thợ quay phim, thợ trang điểm, người cung cấp dịch vụ ăn uống, hoa tươi đến các dịch vụ giải trí khác.

Bước 9: Đăng ký

Cùng người bạn đời của mình tìm hiểu các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật và dành thời gian để hoàn tất các thủ tục một cách hợp pháp

Bước 10: Rà soát lần cuối.

Kiểm tra lại lần cuối tất cả các kế hoạch mà bạn đã lập ra từ trước, từ lúc khởi đầu đến lúc kết thúc. Từ việc gửi thiệp mời (nhờ ít nhất 2 người để kiểm tra xem mình có mời thiếu ai hay không? Cách xưng hô trong thiệp đã chính xác chưa?) đến việc chọn quà cho khách mời, xác nhận lại sự tham gia của phụ dâu và phụ rể, người ngồi bàn nhận quà mừng. Chú ý không để lọt những chi tiết nhỏ, vì rất có thể nó lại ảnh hưởng đến ngày trọng đại của bạn.

Trên đây là 10 bước chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo mà Tâm sự ngày cưới gửi đến cho các bạn trẻ - những bạn đang trên con đường tiến tới cuộc sống hôn nhân, hi vọng sẽ phần nào giúp các bạn có bước chuẩn bị thật tốt cho ngày trọng đại của mình.

Những việc cần chuẩn bị trước đám cưới

Những việc cần chuẩn bị trước đám cưới, nhung viec can chuan bi truoc dam cuoi
 

Chuẩn bị sức khỏe

Sức khỏe luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng vì bạn cần phải đủ sức để chuẩn bị cho quá nhiều thứ. Riêng chỉ việc chụp hình cưới thôi cũng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Rất nhiều cặp đôi bị sụt cân hoặc gặp phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt quãng thời gian này. Nhiều bạn trẻ có kế hoạch con con càng sớm càng tốt thì việc đi khám sức khỏe của cả hai nên được thực hiện trước khi cưới là rất cần thiết xem sức khỏe hai bạn có ổn hay không. Ngoài ra cô dâu nên chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh nở như tiêm phòng các bệnh Rubela, tiêm phòng viêm gan B (nếu chồng bạn bị viêm gan B), tẩy giun…Hãy nhớ rằng sau khi tiêm hoặc uống thuốc điều trị thường có tác dụng từ 1 đến 6 tháng nên hãy đợi đến khi các loại thuốc này hết tác dụng rồi mới quyết định có em bé để bảo đảm em bé được phát triển toàn diện và không bị dị tật.

Việc cần làm trước đám cưới, viec can lam truoc dam cuoi

Ngoài ra cô dâu và chú rể nên dành thời gian để chăm sóc cho nhan sắc của mình. Dù có mệt mỏi tới đâu, cô dâu cũng không nên quên các bước chăm sóc da mặt trước khi đi ngủ hoặc đi spa để được chăm sóc, thư giãn một cách chuyên nghiệp. Đừng để những lo lắng và muộn phiền ảnh hưởng đến thần sắc của bạn trong ngày cưới.

Tìm hiểu các nghi lễ

Cô dâu và chú rể tương lai cần phải dành nhiều thời gian tìm hiểu các phong tục cưới xin của các vùng miền. Mỗi miền thường có các bước tiến hành, trình tự tiến hành nghi lễ khá khác nhau. Nếu tổ chức ở đâu các bạn nên tuân thủ theo phong tục nơi đó. Ngoài ra cũng cần thống nhất giữa hai bên gia đình, lên kế hoạch các bước như đón dâu, rước dâu, đính hôn, kết hôn sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào. Cái gì cần thêm, cái gì cần bỏ. Hai bên gia đình nên phối hợp nhuần nhuyễn để không xảy ra những sai lầm không đáng có.

Thống nhất một số nguyên tắc chung sống

Các bạn rất yêu nhau và thực sự muốn chung sống dưới một mái nhà và vô cùng háo hức đón chờ ngày trọng đại. Tuy nhiên hãy thực tế một điều là cuộc sống sau hôn nhân khá khác với cuộc sống của hai bạn trước hôn nhân. Hãy thực tế và lắng nghe lời khuyên của những người đi trước. Gạch đầu dòng ra những việc các bạn sẽ phải đối mặt như: Cách quản lý tài chính như thế nào, nên sinh con luôn hay cần phải kế hoạch, phân chia một số công việc cụ thể trong gia đình, việc thăm hỏi, quà cáp cho hai bên gia đình…những việc này đều là những việc rất quan trọng và không thể coi thường vì có rất nhiều bạn trẻ sau khi kết hôn đã phải li dị sớm vì không thống nhất được những việc như vậy.

Lên kế hoạch sớm cho tuần trăng mật

Nhiều bạn không coi trọng bước này vì nghĩ rằng đi tuần trăng mật chỉ có tốn tiền thôi. Tuy nhiên hãy nên nhớ rằng quãng thời gian chuẩn bị cho đám cưới thực sự rất căng thẳng và mệt mỏi, hai bạn hầu như không có thời gian thư giãn. Vì thế trước khi hai bạn bước vào đời sống hôn nhân thực sự thì hãy tự thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ thư giãn thoải mái dành cho hai người.

Tùy vào ngân sách của bản thân sau đám cưới mà chọn những điểm đến phù hợp gần hay xa, trong nước hay nước ngoài. Quan trọng là hai bạn có thời gian ở bên nhau, yêu thương và chăm sóc cho nhau để cả hai sẽ càng cảm thấy yêu thương nhau hơn và cuộc sống sau khi kết hôn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Với những kỷ niệm trong mỗi chuyến đi, hãy không quên mua về những món quà đáng yêu phù hợp với cả hai bên nội ngoại, cho những người đã giúp đỡ các bạn rất nhiều trong suốt những ngày tháng vừa qua. Điều này sẽ thắt chặt hơn sợi dây tình cảm giữa hai bên gia đình.

Trên đây là những việc cần chuẩn bị trước đám cưới mà các bạn nên biết. Chúc các bạn sẽ có một đám cưới thật hoàn hảo và khó quên trong đời!

Việc chuẩn bị một đám cưới không hề đơn giản mà cần thời gian, công sức và một kế hoạch hoàn hảo để có được ngày lễ suôn sẻ nhất. Thời điểm tốt nhất để lên kế hoạch cưới là khoảng 12 tháng trước ngày cưới. Nhiều cô dâu chú rể cho rằng 1 năm là quá nhiều để chuẩn bị cưới, nhưng sẽ có nhiều công việc hơn mức bạn có thể tưởng tượng và nếu dành thời gian dư dả, cả cô dâu chú rể thư thả chuẩn bị cưới và không bị stress, mệt mỏi.

9 - 12 tháng trước ngày cưới

- Chọn ngày cưới

- Lập ngân sách các khoản chi cần thiết

- Quyết định ai sẽ là người chi những khoản nào, ví dụ nhà trai là người lo liệu mâm tráp ăn hỏi, nhà gái sẽ hỗ trợ cô dâu trong các việc làm đẹp, may trang phục ngày cưới...

- Lên danh sách khách mời lần 1

- Lựa chọn phong cách tổ chức đám cưới, có thể là sang trọng, lộng lẫy, hay đơn giản, g��n nhẹ hoặc tiệc cưới ngoài trời, đám cưới kết hợp du lịch... Phong cách đám cưới nên dựa theo ngân sách và khả năng chi trả của hai người.

- Tìm các địa điểm phù hợp để tổ chức đám cưới theo ý thích.

6 - 9 tháng trước ngày cưới

- Quyết định số tráp ăn hỏi, tìm nơi đặt đồ lễ ăn hỏi dựa theo giá cả, số lượng tráp, cách bày biện, sắp xếp.

- Thu gọn lại số lượng khách mời, tập trung mời những người bạn thân thiết để đám cưới gần gũi, thân thiện.

- Đặt nhà hàng tổ chức cưới. Nếu chọn các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng và tổ chức cưới vào ngày đặc biệt, bạn phải tới đặt chỗ trước khoảng 9 tháng để có địa điểm hợp lý. Nếu chọn những khách sạn, nhà hàng nhỏ hơn.

- Chọn mẫu váy cưới, tìm nơi đặt may hoặc thuê.

- Tìm studio chụp ảnh cưới và phong cách chụp ảnh yêu thích. Đặt lịch chụp ảnh cưới sớm để chọn được nhiếp ảnh gia yêu thích.

- Nếu muốn đám cưới cầu kỳ, chỉn chu và có điều kiện về kinh tế, bạn nên tìm wedding planner để biến ý tưởng cưới của bạn thành hiện thực. Đơn giản hơn, bạn có thể tìm tới một cửa hàng hoa cưới để đặt hàng họ trang trí cho bữa tiệc.

- Sơn sửa nhà cửa, phòng tân hôn để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Nếu hai bạn chưa có nhà riêng, cần tìm nhà thuê và tân trang lại để tạo không khí ấm áp, hạnh phúc.

3 đến 6 tháng trước ngày cưới

- Đặt trang phục cho cô dâu, chú rể và những người thân trong gia đình, đồng thời tìm mua phụ kiện như giày, voan, hoa cài đầu...

- Mua nhẫn cưới và trang sức cô dâu đeo trong ngày cưới

- Quyết định địa điểm đi nghỉ tuần trăng mật, đặt vé, khách sạn để có giá tốt nhất.

- In thiệp cưới

- Chụp ảnh cưới và làm album hoàn thiện. Làm slide ảnh cưới, phóng ảnh cưới để trưng bày trong tiệc.

- Mua sắm đồ đạc cho nhà mới, phòng tân hôn

2 tháng trước ngày cưới

- Viết thiệp cưới

- Đặt thuê xe hoa, xe đưa đón gia đình, họ hàng trong ngày ăn hỏi, ngày cưới. Chú ý lựa chọn dịch vụ hoa trang trí cho xe ở ngay chính những cửa hàng cho thuê xe.

- Thử váy cưới, áo vest cho cô dâu chú rể và hoàn tất trang phục cho những người thân.

- Đặt hoa cầm tay và các loại hoa trang trí trong ngày ăn hỏi, ngày cưới ở cả nhà trai và nhà gái.

- Đặt tráp ăn hỏi.

- Nhờ bạn bê tráp, đỡ tráp trong lễ ăn hỏi hoặc thuê đội bê tráp trọn gói ở chính cửa hàng mà bạn đặt lễ ăn hỏi.

- In phông, thuê bạt, bàn ghế và đặt cỗ cho lễ ăn hỏi.

- Trang trí nhà cửa ngày lễ ăn hỏi. Với các gia đình đơn giản, cô dâu chú rể có thể tự trang trí cổng bóng, cắm hoa trang trí trong nhà. Nếu cầu kỳ, bạn có thể mời một cửa hàng hoa tới lo liệu toàn bộ khâu trang trí cho ngày ăn hỏi.

- Tùy thuộc vào ngày đã chọn mà hai nhà tiến hành chuẩn bị lễ ăn hỏi, thông thường các gia đình chọn ăn hỏi trước khi cưới khoảng 1 - 2 tháng.

nhà hàng tiệc cưới Bích Câu

Sảnh nhà hàng tiệc cưới - hội nghị Bích Câu

1 tháng trước khi cưới

- Sau khi ăn hỏi, nhà gái đưa thiếp mời kèm theo đồ lễ cho họ hàng hoặc bạn bè thân thiết.

- Gia đình chú rể có mời cưới sau tùy theo số lượng khách ít hay nhiều.

- Nếu thuê wedding planner thì đây là thời gian thích hợp để cô dâu chú rể và wedding planner cùng thống nhất lại lần cuối về kế hoạch, kịch bản chi tiết trong đám cưới.

- Nếu tự tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể phải lên kịch bản cho ngày cưới, bao gồm kịch bản từ khi nhà trai tới đón dâu đến khi hai nhà mở tiệc chiêu đãi khách. Bạn nên lưu ý viết kịch bản chi tiết cho phần nghi lễ thành hôn ở nhà hàng đãi tiệc.

- Tới làm việc với MC trong tiệc cưới, thống nhất chương trình.

- Chọn hoa trang trí, đặt bánh cưới và mua các phụ kiện làm đẹp cho tiệc và chuẩn bị thùng tiền mừng cho hai nhà.

- Lựa chọn thực đơn cưới ở nhà hàng mà bạn đã đặt tiệc, chốt số lượng bàn, số lượng khách mời sẽ tới dự đám cưới.

- Chọn người giúp bạn đón khách, xếp chỗ cho khách mời ở cả nhà trai và nhà gái, đó có thể là người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết với cô dâu chú rể.

- Làm thủ tục đăng ký kết hôn.

- Cô dâu chú rể nghỉ ngơi thư giãn, đi spa, hoặc cắt sửa tóc.

1 ngày trước đám cưới

- Kiểm tra lại váy áo, trang phục, phụ kiện và nhà trai cũng xem xét lại các đồ lễ để xin dâu, hoa cưới lần cuối để đảm bảo không có sai sót xảy ra.

- Ăn uống đầy đủ, ngủ sớm để giữ sức khỏe cho đám cưới.

Ngày cưới

- Cô dâu dậy sớm, ăn sáng, trang điểm, làm tóc, chú rể nhớ mang hoa cưới, nhẫn cưới để đi đón dâu.

- Không quên ghi lại những bức ảnh trước giờ trọng đại vì đó sẽ là kỷ niệm đáng nhớ suốt cuộc đời.

- Cả cô dâu và chú rể hãy quên đi những công việc chuẩn bị, chỉ chăm chú tới người bạn đời và công việc đón khách, tươi tắn ra mắt họ hàng, bạn bè để là nhân vật chính đẹp nhất trong đám cưới của bạn

 
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

 

Đối với cô dâu tương lai

1.Chọn nhà hàng ít nhất từ 6 tháng tới 9 tháng trước hôn lễ: Bạn đừng cho đây là sự lo xa, vì sự lo xa này hoàn hoàn không thừa. Các nhà tư vấn cưới hỏi cho rằng để không phải gặp sự cố “vắt chân lên cổ mà chạy” vì tới nhà hàng, khách sạn nào cũng bị từ chối vì đã hết chỗ, đôi tân hôn cần liên hệ với nhiều nhà hàng, xem xét thực đơn để chọn cho mình một nơi đặt tiệc hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện mọi mặt của mình nhất.

2. Chọn mẫu và in thiệp cưới đầy đủ: Nhiều đôi tân hôn đã sai lầm khi xem nhẹ vịêc này. Vấn đề ở chỗ là cần lập danh sách khách mời thật kỹ để tránh trường hợp sát ngày cưới mới “vắt chân lên cổ” chạy đôn chạy đáo để in thêm thiếp mời.

3. Không nên may trang phục cưới quá sớm: Thực tế cho thấy số đo của cô dâu tương lai có thể thay đổi trong những tháng sát hôn lễ. Vì vậy nếu cô dâu may trang phục cưới quá sớm rất dễ vừa mất công sửa chữa và áo sẽ mất đẹp. Các nhà tư vấn khuyên rằng: tốt nhất cô dâu nên chọn kiểu dáng trước cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng chất liệu vải. Và chỉ nên may trang phục cưới trước khi lên xe hoa khoảng 1 tháng.

4. Chọn cách trang điểm phù hợp nhất: Các cô dâu không nên chủ quan khi quá trông cậy vào chuyên viên trang điểm. Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng khi có thời gian rảnh rỗi, cô dâu tương lai nên tự trang điểm một vài kiểu, từ đó chọn ra cách trang điểm phù hợp nhất với mình dành cho ngày trọng đại của mình.5. Cần lập một quỹ riêng để phòng bội chi: Giống như làm nhà, tổ chức cưới thường bao giờ cũng có những khoản phát sinh. Vì vậy, đôi tân hôn phải chuẩn bị để luôn chắc chắn rằng mình có gần gấp đôi số tiền định chi trong ngày cưới. Và đôi tân hôn cần bỏ số tiền dư ấy vào một quỹ riêng để dự phòng.6. ăn ngủ điều độ để giữ sức khoẻ: Nếu cô dâu không muốn thường xuyên mệt mỏi, da khô, lên cơn đau dạ dày bất chợt hoặc nổi mụn đúng vào ngày cưới…thì nhất thiết cần tập một môn thể dục và ăn ngủ điều độ để đảm bảo sức khoẻ.7. Cần học thuộc quy trình và các bước của hôn lễ: Các nhà tư vấn khuyên cô dâu phải hỏi rõ ý bố mẹ đôi bên về quy trình làm lễ cưới. Đôi tân hôn cũng cần học thuộc điều đó để tránh bỡ ngỡ, vấp váp và lúng túng vào những thời điểm quan trọng nhất.

Đối với chàng rể tương lai.

1.Chuẩn bị để có một sức khoẻ mỹ mãn: Không phải ngẫu nhiên các nhà tư vấn đưa yêu cầu này lên đầu tiên. Hãy tưởng tượng cô dâu sẽ thất vọng thế nào nếu chú rể bị mất đi “đàn ông tính”. Không chỉ là sự chuẩn bị cho đêm tân hôn mà đôi khi trong những công việc có tính thủ tục nhất như dìu cô dâu đi chúc tụng hai họ, chụp ảnh, cảm ơn mọi người… nếu như không có sức khỏe chú rể chắc cũng…chịu. Các nhà tư vấn khuyên cả cô dâu chú rể cùng tập thể dục để giữ sức khoẻ cho “hai đứa mình”. Tuy nhiên, việc tập của chú rể là gần như bắt buộc.

2. Không tập uống rượu bằng mọi giá: Nếu tửu lượng khá chú rể có thể yên tâm một phần trong ngày vui. Còn tửu lượng kém thì cũng đừng nghe các “quân sư quạt mo” tư vấn không đúng, nếu họ khuyên chú rể phải tập uống rượu bằng mọi giá. Bởi vì tửu lượng phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và tạng người cũng như khả năng tiếp nhận của mỗi người. Đừng cố tập uống rượu nếu không lợi bất cập hại.

3. Đừng quá coi nhẹ trang phục cho mình: Nhiều chú rể đã tỏ ra không mấy quan tâm tới chuyện trang phục. Có chú rể tương lai còn bàng quan: “ Quan trọng là trang phục cô dâu chứ chú rể mặc thế nào mà chẳng được”. Hậu quả là cô dâu “mặt dài như cái bơm” vì thấy trang phục chú rể không tương xứng với mình và các tấm ảnh cưới vì thế cũng xấu đi, vì “ông chẳng bà chuộc”. Tốt nhất là chú rể nên bàn bạc với cô dâu để chuẩn bị đầy đủ trang phục cưới hài lòng nhất cho cả hai người.

4. Nên sử dụng một số loại thuốc bổ hợp lý: Có nhiều lọai thuốc bổ dành cho chú rể. Nên dùng các loại thuốc hoạt hoá hệ nội tiết và tăng hoạt động các cấu trúc thần kinh, tăng phản xạ, tăng cường các hoạt động sinh lý; hỗ trợ chức năng gan, phòng ngừa bệnh tim mạch, duy trì trạng thái hoạt động cao và chống mệt mỏi cơ bắp…Các loại rượu thuốc có ngâm cá ngựa, tằm đực, long nhãn, bìm bịp…cũng nên được chú rể sử dụng hợp lý.

5. Quan tâm tới hội hôn và MC (người dẫn chương trình): Cũng như cô dâu, chú rể không những không thể không học thuộc quy trình hôn lễ mà còn cần biết lường trước những phát sinh. Chẳng hạn phải biết MC là người như thế nào, có kinh nghiệm và có chuyên nghiệp không. Nếu không quan tâm tới điều này, chú rể sẽ là người phải “chữa cháy” trong nhiều trường hợp khó xử.

6. Cần luôn là người chủ động: Giống như vai trò trụ cột trong gia đình tương lai, trong ngày vui của mình chú rể cũng cần tập cho mình vai trò quyết định và xử lý những vấn đề quan trọng. Cần tự mình chuẩn bị đầy đủ để vừa thực hiện tốt vai trò của mình, vừa tránh những câu hỏi dành …cho vợ, kiểu như: “Em ơi, cái này làm thế nào?” hoặc “Em ơi, theo em thì nên thế nào?”…

7. Tăng cường khả năng bao quát công việc: Yêu cầu này đối với chú rể tương lai được các nhà tư vấn gọi là “khả năng bao sân”. Đây là đòi hỏi về sự chủ động, quyết đoán, năng động, nhanh nhậy và sự thông minh khi đưa ra các quyết định trong từng thời điểm cụ thể. Người ta không hy vọng những điều trên ở cô dâu mà chỉ có thể hy vọng ở chú rể vì “trời sinh ra đã như thế”. Để hoàn thành vai trò thiên định này, chú rể có thể tham khảo ý kiến của gia đình đôi bên, bạn bè thân thiết hoặc đặc biệt là ở các nhà tư vấn, tâm lý gia đình…

Không thể khoanh tay ngồi chờĐể trở thành cô dâu cũng như chú rể hoàn hảo, hoàn toàn không đơn giản. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm được. Có rất nhiều sự cố, rất nhiều vấn đề phát sinh đang chực chờ đôi tân hôn trong ngày cưới. Chuẩn bị cho nó mọi mặt một cách tốt nhất, đặc biệt là về các trạng thái tâm lý và sức khoẻ, chắc chắn cô dâu chú rể sẽ có được ngày vui trọn vẹn.Vấn đề là ở chỗ “muốn có gì phải có gì”. Các đôi tân hôn sẽ không thể có mọi thứ như ý nếu cứ chỉ khoanh tay ngồi chờ…

Chuẩn bị cho ngày cưới

Lễ cưới chỉ có một ngày, nhưng ảnh hưởng tới cả đời người. Việc chuẩn bị của bạn cũng phải kéo dài hàng tháng. Chúng tôi sẽ cho bạn một số lời khuyên để có một lễ cưới hoàn hảo. Hãy cùng người ấy lên kế hoach chi tiết:

1. Cùng đưa ra danh sách khách mời

Một buổi tiệc sẽ như thế nào nếu không có khách? Bạn luôn nhớ rằng rất nhiều người khách của bạn có vợ (chồng) hoặc người đặc biệt bên cạnh họ và bạn phải tính là hai người. Và tất nhiên mời càng nhiều khách thì chi phí đám cưới của bạn càng cao, vì thế bạn nên cân nhắc cho kỹ khi lập danh sách khách mời.

Lời khuyên cho kế hoạch thông minh là bạn nên chia ra hai cấp danh sách khách mời:

Danh sách A là cần thiết phải mời

Danh sách B là muốn mời thêm

Trước tiên bạn mời danh sách A trước, bạn nhớ nên làm sớm chuyện này. Sau đó nếu danh sách A có người không thể đi được thì bạn mời danh sách B, như vậy họ sẽ không cảm thấy là mình bị lãng quên.

2. Ngân sách của bạn:

Sự thật là tất cả các đám cưới đều rất tốn kém, và để xác định được chi phí thực sự của một đám cưới là rất khó. Để tránh lãng phí bạn nên tính toán một cách nghiêm túc! Trước khi tính toán chi tiết, bạn phải vạch ra được thứ tự ưu tiên của công việc chuẩn bị cho đám cưới. Khi bạn xác định được những thứ tự ưu tiên thì bạn sẽ dễ dàng tính chi phí hơn cho đám cưới của mình.

3. Quyển sổ lập kế hoạch:

Trong quyển sổ lập kế hoạch, bạn cần:

- Sơ lược những thông tin mà bạn thu thập được (địa chỉ các dịch vụ, giá tham khảo...)

- Danh sách khách mời

- Chọn người có thể làm phụ dâu, phụ rể , những người tiếp khách,...

- Các cách làm đẹp trước ngày cưới và trong ngày cưới (áo cưới cô dâu, trang phục chú rể, trang điểm,...)

- Các lễ nghi trong đám cưới

- Thực đơn trong tiệc cưới

- Hoa và phong cách trang trí trong ngày cưới

- Quà tặng

- Nhạc

- Các vấn đề có liên quan đến quay phim và chụp hình

- Phương tiện đi lại trong ngày cưới (thuê mướn ở đâu, chi phí là bao nhiêu?)

- Đưa ra những điều cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên

- Ước lượng trước những khoản tiền phải trả cho từng kế hoạch để từ đó điều chỉnh cho phù hợp với khả năng của mình.

4. Chọn ngày:

Quyết định thời gian nào trong năm bạn muốn cưới và nên chọn hai ngày khác nhau - điều đó rất quan trọng, nếu một ngày bạn chọn không sẵn sàng cho những dự định của mình thì bạn đành phải phải chọn ngày còn lại. Bạn cũng đừng quên kiểm tra xem ngày được chọn đó có trùng vô ngày nghỉ lễ hoặc ngày đại hội lớn nào không, những ngày đó sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi giao thông hoặc là bạn phải trả chi phí nhiều hơn cho nhà hàng và dịch vụ.

5. Địa điểm cưới:

Bạn nên chọn địa điểm cưới sao cho mọi người dễ tìm, nếu có thể bạn nên in rõ bản đồ đường tới địa điểm tổ chức cưới của bạn kèm theo thiệp mời.

6. Chọn tiệc cưới:

Nhờ bạn bè thân hoặc gia đình bạn là người chỉ dẫn chỗ cho khách mời trong tiệc cưới. Để bớt lo lắng, bạn nên giao nhiệm vụ cho từng người thân hoặc bạn bè những công việc cần thiết để có thể giải quyết kịp thời mọi tình huống trong buổi tiệc.

7. Đi mua sắm

Mời bạn tham khảo những mẫu áo cưới và đồ dùng phụ trang trong phần "mua sắm" của chúng tôi để bạn có thêm ý tưởng chọn cho mình những bộ trang phục cưới hợp với mình trong ngày cưới. Sau đó bạn có thể thuê hoặc đặt may theo mẫu ở những dịch vụ gần nhất. Xin nhắc bạn trang phục cưới sẽ được giao sau một khoảng thời gian nhất định, vì vậy bạn nên luyện tập để giữ một thân hình vừa vặn với mẫu áo mình đã chọn.

8. Đặt những thứ căn bản trước : tiệc cưới, làm lễ, chụp hình, hoa, bánh cưới,...

9. Lập ngày đăng ký kết hôn.

Từng mệt nhoài và căng thẳng cực độ khi phải tự mình lo lắng cho đám cưới của cả hai vợ chồng, đến giờ này khi nghĩ lại Hồng Anh vẫn cảm thấy sợ. Tuy vậy, cô gái gốc Hải Phòng cho biết, cô cảm thấy quãng thời gian hơn nửa năm cùng chồng chuẩn bị đám cưới đã giúp hai vợ chồng cô hiểu nhau hơn và bớt bỡ ngỡ khi bước vào những ngày đầu của hôn nhân.

Hồng Anh chia sẻ, gia đình cô ở Hải Phòng, trong khi đó bạn trai lại ở Hà Nội nên việc chuẩn bị đám cưới phải thực hiện ở cả hai nơi. Do Hồng Anh làm việc ở Hà Nội nên cả hai quyết định sẽ tổ chức đám cưới chung cho cả nhà trai và nhà gái, còn ở quê nhà thì giao toàn bộ phần chuẩn bị cho bố mẹ cô.

Vào mùa cưới, chuyện đặt được phòng thật vô cùng khó khăn, rất may mắn là Hồng Anh đã tìm hiểu trước, hai vợ chồng lại dự định kết hôn từ sớm nên sau khi thống nhất ngày cưới với hai bên gia đình, cô cùng chồng lập tức bắt tay vào tìm địa điểm cưới. Thời gian đặt phòng theo cô tốt nhất là từ trước khi cưới khoảng 7 - 8 tháng nếu muốn có chỗ ưng ý.

Để không bị thừa cỗ, hai vợ chồng Hồng Anh lên danh sách những người bạn thân để mời ăn tiệc, còn những bạn sơ sơ thì gửi thiệp báo hỷ để không ai trách móc được gì. Các phần trang trí phòng cưới, phông màn, hòm đựng tiền mừng... Hồng Anh bàn bạc trực tiếp với nhà hàng nơi đặt tiệc và giao trọn gói cho họ. Như vậy sẽ bớt được một khoản lo lắng đáng kể.

Việc dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị phòng tân hôn, sửa sang được thực hiện đan xen vào các dịp nghỉ cuối tuần. Hai vợ chồng cô rong ruổi đi chọn đồ cho phòng cưới, cùng nhau xem xét và đưa ra quyết định. Hồng Anh liệt kê đầy đủ các thứ cần mua như giường, đệm, chăn, ga gối, màn, tủ quần áo, bàn phấn, tivi, thậm chí cả khăn tắm, khăn mặt, đồ dùng trong nhà vệ sinh... nên khi cưới xong, cả hai vợ chồng ở thấy rất thoải mái, tiện lợi. Riêng khoản bàn thờ gia tiên khi cô dâu về, hai vợ chồng nhờ bố mẹ lo giúp.

Thiệp cưới được in xong trước ngày cưới một tháng và được nhà trai mang xuống nhà gái vào ngày ăn hỏi (nhà trai chịu trách nhiệm in thiệp cho cả hai nhà). Váy cưới và áo vest cho chú rể cũng rất đơn giản, hai vợ chồng Hồng Anh chọn đi thuê, vừa hợp với túi tiền lại vừa chọn được những kiểu ưng ý.


Cô dâu, chú rể nên thư giãn khi ngày trọng đại đang đến gần.

Khi ngày cưới chỉ còn vài ngày, các cô dâu chú rể nên kiểm tra lại lần cuối số khách mời, thống nhất số mâm đặt trước từ 3-5 ngày. Ngoài ra, cần chuẩn bị đồ ngọt để đón khách đến chúc mừng sớm, và cho khách nhà gái đi đưa dâu. Cô dâu, chú rể cũng dành chút thời gian bận rộn để đi thử áo cưới, váy cưới lần cuối để xem có vừa vặn không vì quá trình chuẩn bị bận rộn nhiều cô dâu sẽ bị sụt cân, có thể sẽ không vừa chiếc váy đã thử trước đó.

Để ngày cưới diễn ra trọn vẹn, suôn sẻ và vui vẻ, cô dâu và chú rể cần dẹp bỏ mọi lo lắng mình phải gánh vác trong

Trước tiên, hãy chuẩn bị cho mình:

- Một cuốn sổ tay
- Số tiền hiện có để biết cần bắt đầu từ đâu.
- Tinh thần thư thái

Bước 1:

Bạn cần phải viết ra những ý tưởng của mình về phong cách đám cưới: sang tròng, lãng mạn hay thật giản dị và một vài ngày" đẹp" để phòng khi có sự thay đổi.

Bước 2:

Bạn nên xác định địa điểm tổ chức lễ cưới và tiệc cưới. Nếu tại gia đình thì cần bố trí dọn dẹp và trang trí, nếu tại khách sạn bạn nên chọn một vài địa điểm tổ chức cưới trong phạm vi tài chính cho phép và để so sánh. Đồng thời, bạn chủ động mua những thứ khác như thiếp mời, nhẫn cưới...

Bước 3:

Ảnh cưới và trang phục ngày cưới là yếu tố rất quan trọng. Bạn và người bạn đời nên ngồi chia sẻ những sở thích về thời trang và lên lịch chụp hình để lưu lại khoảnh khắc hạnh phúc nhất. Bước này bạn nên tìm hiểu thông tin về những địa chỉ ảnh viện uy tín để được sử dụng những dịch vụ trọn gói tốt nhất

Bước 4:
Nếu lễ ăn hỏi được tổ chức gần kề với ngày cưới thì bạn nên nhờ bạn bè hoặc thuê trọn gói đội bê tráp tại nơi cung cấp đồ lễ ăn hỏi ngay từ trước đó. Phần lễ ăn hỏi thì các bậc phụ huynh sẽ là người giúp bạn nhiều nhất, hãy tham khảo ý nguyện của gia đình cô dâu sao cho môn đăng hộ đối, đẹp mặt họ hàng.

Bước 5:

Lên danh sách khách mời. Tùy theo ngân sách, bạn nên cùng bố mẹ và cô dâu ngồi bàn bạc để lên danh sách khách mời sao cho thật chu đáo và hợp lý

Bước 6:

Bạn có thể nghĩ tới việc tạo một website hay blog để thông báo thời gian, địa điểm tổ chức đám cưới, thông tin cá nhân của vợ chồng bạn, những bức ảnh cưới... 

Bước 7:

Không gian sinh sống của vợ chồng bạn là yếu tố quan trọng nhất. Hãy dành nhiều thời gian cho việc này. Nếu đã có nhà bạn hãy nhờ tư vấn để thiết kế không gian gia đình theo sở thích của vợ chồng bạn. Với những bạn đang phải thuê nhà thì cần nhanh chóng tìm thuê một ngôi nhà diện tích phù hợp với điều kiện kinh tế và thoải mái cho sinh hoạt của 2 bạn. Bạn có thể đặt cọc tiện nhà trước và mua những nội thất, vật dụng gia đình.... chỉ chờ tới ngày trọng đại là rước nàng về dinh.

Bước 8:

Các lễ nghi trong đám cưới: bạn nên sắp đặt và lên kịch bản từ trước, nhớ tham khảo người lớn những phong tục kiêng kỵ mà bạn và cô dâu nên tránh. Lúc này 2 bạn cần nhất là một phù dâu, phù rể luôn song hành cùng 2 bạn trong lễ cưới và lo toan cho 2 bạn những thiếu sót.

Bước 9:

Hãy tham khảo các thông tin về cưới hỏi và giới tính tại các website cưới hỏi để cuộc sống vợ chồng thêm hạnh phúc.

 

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Những việc cần chuẩn bị trước đám cưới, nhung viec can chuan bi truoc dam cuoi
 

Chuẩn bị sức khỏe

Sức khỏe luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng vì bạn cần phải đủ sức để chuẩn bị cho quá nhiều thứ. Riêng chỉ việc chụp hình cưới thôi cũng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Rất nhiều cặp đôi bị sụt cân hoặc gặp phải các vấn đề về sức khỏe trong suốt quãng thời gian này. Nhiều bạn trẻ có kế hoạch con con càng sớm càng tốt thì việc đi khám sức khỏe của cả hai nên được thực hiện trước khi cưới là rất cần thiết xem sức khỏe hai bạn có ổn hay không. Ngoài ra cô dâu nên chuẩn bị sức khỏe cho việc sinh nở như tiêm phòng các bệnh Rubela, tiêm phòng viêm gan B (nếu chồng bạn bị viêm gan B), tẩy giun…Hãy nhớ rằng sau khi tiêm hoặc uống thuốc điều trị thường có tác dụng từ 1 đến 6 tháng nên hãy đợi đến khi các loại thuốc này hết tác dụng rồi mới quyết định có em bé để bảo đảm em bé được phát triển toàn diện và không bị dị tật.

Việc cần làm trước đám cưới, viec can lam truoc dam cuoi

Ngoài ra cô dâu và chú rể nên dành thời gian để chăm sóc cho nhan sắc của mình. Dù có mệt mỏi tới đâu, cô dâu cũng không nên quên các bước chăm sóc da mặt trước khi đi ngủ hoặc đi spa để được chăm sóc, thư giãn một cách chuyên nghiệp. Đừng để những lo lắng và muộn phiền ảnh hưởng đến thần sắc của bạn trong ngày cưới.

Tìm hiểu các nghi lễ

Cô dâu và chú rể tương lai cần phải dành nhiều thời gian tìm hiểu các phong tục cưới xin của các vùng miền. Mỗi miền thường có các bước tiến hành, trình tự tiến hành nghi lễ khá khác nhau. Nếu tổ chức ở đâu các bạn nên tuân thủ theo phong tục nơi đó. Ngoài ra cũng cần thống nhất giữa hai bên gia đình, lên kế hoạch các bước như đón dâu, rước dâu, đính hôn, kết hôn sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào. Cái gì cần thêm, cái gì cần bỏ. Hai bên gia đình nên phối hợp nhuần nhuyễn để không xảy ra những sai lầm không đáng có.

Thống nhất một số nguyên tắc chung sống

Các bạn rất yêu nhau và thực sự muốn chung sống dưới một mái nhà và vô cùng háo hức đón chờ ngày trọng đại. Tuy nhiên hãy thực tế một điều là cuộc sống sau hôn nhân khá khác với cuộc sống của hai bạn trước hôn nhân. Hãy thực tế và lắng nghe lời khuyên của những người đi trước. Gạch đầu dòng ra những việc các bạn sẽ phải đối mặt như: Cách quản lý tài chính như thế nào, nên sinh con luôn hay cần phải kế hoạch, phân chia một số công việc cụ thể trong gia đình, việc thăm hỏi, quà cáp cho hai bên gia đình…những việc này đều là những việc rất quan trọng và không thể coi thường vì có rất nhiều bạn trẻ sau khi kết hôn đã phải li dị sớm vì không thống nhất được những việc như vậy.

Lên kế hoạch sớm cho tuần trăng mật

Nhiều bạn không coi trọng bước này vì nghĩ rằng đi tuần trăng mật chỉ có tốn tiền thôi. Tuy nhiên hãy nên nhớ rằng quãng thời gian chuẩn bị cho đám cưới thực sự rất căng thẳng và mệt mỏi, hai bạn hầu như không có thời gian thư giãn. Vì thế trước khi hai bạn bước vào đời sống hôn nhân thực sự thì hãy tự thưởng cho bản thân một kỳ nghỉ thư giãn thoải mái dành cho hai người.

Tùy vào ngân sách của bản thân sau đám cưới mà chọn những điểm đến phù hợp gần hay xa, trong nước hay nước ngoài. Quan trọng là hai bạn có thời gian ở bên nhau, yêu thương và chăm sóc cho nhau để cả hai sẽ càng cảm thấy yêu thương nhau hơn và cuộc sống sau khi kết hôn sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Với những kỷ niệm trong mỗi chuyến đi, hãy không quên mua về những món quà đáng yêu phù hợp với cả hai bên nội ngoại, cho những người đã giúp đỡ các bạn rất nhiều trong suốt những ngày tháng vừa qua. Điều này sẽ thắt chặt hơn sợi dây tình cảm giữa hai bên gia đình.

Trên đây là những việc cần chuẩn bị trước đám cưới mà các bạn nên biết. Chúc các bạn sẽ có một đám cưới thật hoàn hảo và khó quên trong đời!

Việc chuẩn bị một đám cưới không hề đơn giản mà cần thời gian, công sức và một kế hoạch hoàn hảo để có được ngày lễ suôn sẻ nhất. Thời điểm tốt nhất để lên kế hoạch cưới là khoảng 12 tháng trước ngày cưới. Nhiều cô dâu chú rể cho rằng 1 năm là quá nhiều để chuẩn bị cưới, nhưng sẽ có nhiều công việc hơn mức bạn có thể tưởng tượng và nếu dành thời gian dư dả, cả cô dâu chú rể thư thả chuẩn bị cưới và không bị stress, mệt mỏi.

9 - 12 tháng trước ngày cưới

- Chọn ngày cưới

- Lập ngân sách các khoản chi cần thiết

- Quyết định ai sẽ là người chi những khoản nào, ví dụ nhà trai là người lo liệu mâm tráp ăn hỏi, nhà gái sẽ hỗ trợ cô dâu trong các việc làm đẹp, may trang phục ngày cưới...

- Lên danh sách khách mời lần 1

- Lựa chọn phong cách tổ chức đám cưới, có thể là sang trọng, lộng lẫy, hay đơn giản, gọn nhẹ hoặc tiệc cưới ngoài trời, đám cưới kết hợp du lịch... Phong cách đám cưới nên dựa theo ngân sách và khả năng chi trả của hai người.

- Tìm các địa điểm phù hợp để tổ chức đám cưới theo ý thích.

6 - 9 tháng trước ngày cưới

- Quyết định số tráp ăn hỏi, tìm nơi đặt đồ lễ ăn hỏi dựa theo giá cả, số lượng tráp, cách bày biện, sắp xếp.

- Thu gọn lại số lượng khách mời, tập trung mời những người bạn thân thiết để đám cưới gần gũi, thân thiện.

- Đặt nhà hàng tổ chức cưới. Nếu chọn các khách sạn, nhà hàng nổi tiếng và tổ chức cưới vào ngày đặc biệt, bạn phải tới đặt chỗ trước khoảng 9 tháng để có địa điểm hợp lý. Nếu chọn những khách sạn, nhà hàng nhỏ hơn.

- Chọn mẫu váy cưới, tìm nơi đặt may hoặc thuê.

- Tìm studio chụp ảnh cưới và phong cách chụp ảnh yêu thích. Đặt lịch chụp ảnh cưới sớm để chọn được nhiếp ảnh gia yêu thích.

- Nếu muốn đám cưới cầu kỳ, chỉn chu và có điều kiện về kinh tế, bạn nên tìm wedding planner để biến ý tưởng cưới của bạn thành hiện thực. Đơn giản hơn, bạn có thể tìm tới một cửa hàng hoa cưới để đặt hàng họ trang trí cho bữa tiệc.

- Sơn sửa nhà cửa, phòng tân hôn để chuẩn bị cho cuộc sống mới. Nếu hai bạn chưa có nhà riêng, cần tìm nhà thuê và tân trang lại để tạo không khí ấm áp, hạnh phúc.

3 đến 6 tháng trước ngày cưới

- Đặt trang phục cho cô dâu, chú rể và những người thân trong gia đình, đồng thời tìm mua phụ kiện như giày, voan, hoa cài đầu...

- Mua nhẫn cưới và trang sức cô dâu đeo trong ngày cưới

- Quyết định địa điểm đi nghỉ tuần trăng mật, đặt vé, khách sạn để có giá tốt nhất.

- In thiệp cưới

- Chụp ảnh cưới và làm album hoàn thiện. Làm slide ảnh cưới, phóng ảnh cưới để trưng bày trong tiệc.

- Mua sắm đồ đạc cho nhà mới, phòng tân hôn

2 tháng trước ngày cưới

- Viết thiệp cưới

- Đặt thuê xe hoa, xe đưa đón gia đình, họ hàng trong ngày ăn hỏi, ngày cưới. Chú ý lựa chọn dịch vụ hoa trang trí cho xe ở ngay chính những cửa hàng cho thuê xe.

- Thử váy cưới, áo vest cho cô dâu chú rể và hoàn tất trang phục cho những người thân.

- Đặt hoa cầm tay và các loại hoa trang trí trong ngày ăn hỏi, ngày cưới ở cả nhà trai và nhà gái.

- Đặt tráp ăn hỏi.

- Nhờ bạn bê tráp, đỡ tráp trong lễ ăn hỏi hoặc thuê đội bê tráp trọn gói ở chính cửa hàng mà bạn đặt lễ ăn hỏi.

- In phông, thuê bạt, bàn ghế và đặt cỗ cho lễ ăn hỏi.

- Trang trí nhà cửa ngày lễ ăn hỏi. Với các gia đình đơn giản, cô dâu chú rể có thể tự trang trí cổng bóng, cắm hoa trang trí trong nhà. Nếu cầu kỳ, bạn có thể mời một cửa hàng hoa tới lo liệu toàn bộ khâu trang trí cho ngày ăn hỏi.

- Tùy thuộc vào ngày đã chọn mà hai nhà tiến hành chuẩn bị lễ ăn hỏi, thông thường các gia đình chọn ăn hỏi trước khi cưới khoảng 1 - 2 tháng.

nhà hàng tiệc cưới Bích Câu

Sảnh nhà hàng tiệc cưới - hội nghị Bích Câu

1 tháng trước khi cưới

- Sau khi ăn hỏi, nhà gái đưa thiếp mời kèm theo đồ lễ cho họ hàng hoặc bạn bè thân thiết.

- Gia đình chú rể có mời cưới sau tùy theo số lượng khách ít hay nhiều.

- Nếu thuê wedding planner thì đây là thời gian thích hợp để cô dâu chú rể và wedding planner cùng thống nhất lại lần cuối về kế hoạch, kịch bản chi tiết trong đám cưới.

- Nếu tự tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể phải lên kịch bản cho ngày cưới, bao gồm kịch bản từ khi nhà trai tới đón dâu đến khi hai nhà mở tiệc chiêu đãi khách. Bạn nên lưu ý viết kịch bản chi tiết cho phần nghi lễ thành hôn ở nhà hàng đãi tiệc.

- Tới làm việc với MC trong tiệc cưới, thống nhất chương trình.

- Chọn hoa trang trí, đặt bánh cưới và mua các phụ kiện làm đẹp cho tiệc và chuẩn bị thùng tiền mừng cho hai nhà.

- Lựa chọn thực đơn cưới ở nhà hàng mà bạn đã đặt tiệc, chốt số lượng bàn, số lượng khách mời sẽ tới dự đám cưới.

- Chọn người giúp bạn đón khách, xếp chỗ cho khách mời ở cả nhà trai và nhà gái, đó có thể là người thân trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết với cô dâu chú rể.

- Làm thủ tục đăng ký kết hôn.

- Cô dâu chú rể nghỉ ngơi thư giãn, đi spa, hoặc cắt sửa tóc.

1 ngày trước đám cưới

- Kiểm tra lại váy áo, trang phục, phụ kiện và nhà trai cũng xem xét lại các đồ lễ để xin dâu, hoa cưới lần cuối để đảm bảo không có sai sót xảy ra.

- Ăn uống đầy đủ, ngủ sớm để giữ sức khỏe cho đám cưới.

Ngày cưới

- Cô dâu dậy sớm, ăn sáng, trang điểm, làm tóc, chú rể nhớ mang hoa cưới, nhẫn cưới để đi đón dâu.

- Không quên ghi lại những bức ảnh trước giờ trọng đại vì đó sẽ là kỷ niệm đáng nhớ suốt cuộc đời.

- Cả cô dâu và chú rể hãy quên đi những công việc chuẩn bị, chỉ chăm chú tới người bạn đời và công việc đón khách, tươi tắn ra mắt họ hàng, bạn bè để là nhân vật chính đẹp nhất trong đám cưới của bạn.

Những việc cần làm cho 1 đám cưới hoàn hảo


1 Chạm ngõ ( 1 buổi )
a. Sắp xếp thời gian để 2 nhà gặp mặt.
b. Trao đổi nội dung:
- Ngày giờ ăn hỏi.
- Những lễ vật nhà gái yêu cầu. ( Bao nhiêu lễ).
- Ngày giờ đón dâu.
- Ngày tổ chức của nhà gái, tổ chức của nhà trai.
- Thống nhất về tất cả các quan điểm khi 2 bên thành thông gia.
  1. Chuẩn bị ăn hỏi: ( 7 ngày)
    a. Xem ngày giờ, tốt nhất cho nhà gái chọn.
    b. Chuẩn bị mua lễ: (đặt trước, ngay sau khi thống nhất ngày ăn hỏi)
    - Cau ( 1 buồng)
    - lẵng quả nếu cần.
    - Chè. Số lượng tuỳ theo nhà gái yêu cầu mấy lễ.
    - Bánh cốm. Số lượng tuỳ theo nhà gái yêu cầu mấy lễ.
    - Bánh xuxe. Số lượng tuỳ theo nhà gái yêu cầu mấy lễ.
    - Rượu. Số lượng tuỳ theo nhà gái yêu cầu mấy lễ.
    - Thuốc. Số lượng tuỳ theo nhà gái yêu cầu mấy lễ.
    - ( Phong bì) Số lượng tuỳ theo nhà gái yêu cầu mấy lễ.
    c. Người bê lễ, người nhận lễ ( nhà trai và nhà gái). ( lên danh sách)
    d. Những người họ hàng bạn bè thân thích tham dự lễ ăn hỏi.
    ( Lên danh sách.)
    e. Xe ôtô chuẩn bị cho ăn hỏi. (sau khi có ngày ăn hỏi)
    f. Thợ chụp ảnh ( nếu cần).
    g. Quần áo giầy dép thắt lưng. Người trang điểm.
    h. Lời phát biểu của nhà trai khi đến ăn hỏi.
    i. Ai sẽ phát biểu, thường là Bố chú rể.
    j. Nhà trai ai là người đứng ra giao lễ cho nhà gái, ai là người nhận lại quả. Thường là mẹ chú rể.
    k. Nhà gái ai sẽ là người nhận lễ và lại quả. Chọn người có gia đình hạnh phúc.
    l. Liên hoan sau khi đi ăn hỏi về?
    m. Bao nhiêu người tham dự liên hoan?
    n. Liên hoan ở đâu, ở nhà thì cỗ bàn ai chuẩn bị.
  2. Chuẩn bị cưới. ( ngay sau khi thống nhất ngày)
    a. Đặt phòng cưới. ( chuẩn bị trước 7-8 tháng )
    b. Xác định số khách mời. ( Rất quan trọng). Khách báo hỉ và khách mời ăn.
    c. Người trang trí phông màn cướí tại phòng cưới. ( Nhà tự làm hoặc thuê ).
    d. Hòm đựng tiền mừng cưới.
    e. Chọn người quản lý mâm. Nhiệm vụ đếm mâm và bia để tránh bị nhầm.
    f. Chọn người dẫn khách vào mâm.
    g. Người chụp ảnh.
    h. Chọn món ăn và đạt số mâm (đặt thiếu 5 mâm so với nhu cầu - nếu thiếu thì có thể bổ sung.)
    i. Thuê xe đón dâu và xe đưa dâu. ( Nhà trai phải thuê 1 xe để cho nhà gái khi đưa dâu). Thuê xe bao gồm cả trang trí xe hoa và bó hoa chú rể cầm lúc đón dâu.
    j. Đặt thiếp cưới. Nhà trai phaỉ đặt thiếp cưới ( Thiếp nhà trai và nhà gái) trước khi lễ ăn hỏi diễn ra. Khi ăn hỏi phải mang thiếp đi theo.
    k. Chuẩn bị phòng tân hôn.
    l. Chuẩn bị nhà cửa để đón khách.
    m. Xác định nơi tiếp nhà gái khi đi đón dâu về.
    n. Chuẩn bị bàn thờ để cúng gia tiên khi cô dâu về.
    o. Cô dâu chú rể thống nhất đồ dùng cần phải mua sắm mới.
    - Giường, đệm, chăn, ga gối, màn. (Vỏ chăn, ga, gối 2 bộ. Màn 2 chiếc).
    - Tủ quần áo.
    - Bàn phấn.
    - Tivi
    - Kệ tivi.
    - Đèn chiếu sáng trong phòng.
    - Sơn lại phòng, mầu sơn tường và trần.
    - Trang trí phòng cưới như thế nào.
    - Máy sấy tóc
    - Sọt rác
    - Sọt đựng quần áo.
    - Khăn tắm Khăn mặt
    - Quần áo ngủ ( nếu cần).
    - Khung ảnh.
    - Dép đi trong phòng ngủ, nhà tắm.
    - Kệ để đựng đồ mỹ phẩm trong nhà vệ sinh.
    - Đồ dùng trong nhà vệ sinh.
    - Quần áo cưới của chú rể.
    - Váy cưới cô dâu ( thuê hoặc may).
    Ngày chọn áo cưới, ngày thử áo cưới lần cuối.
    p. Chụp ảnh nghệ thuật. Nơi chụp, ngày và giờ.
    q. Thuê trang điểm cô dâu ( nhà gái lo).
    r. Phát thiếp mời.
    s. Sơ đồ bàn tiệc, sơ đồ chổ ngồi (nếu cần).
    t. Kiểm tra lại khách mời.
    u. Thống nhất số mâm đặt trước 3 đến năm ngày.
    v. Chuẩn bị đồ ngọt để đón khách đến chúc mừng trước. Và đồ ngọt đón khách nhà gái đưa dâu.
Wedding\'s plan

STT

Công việc cần làm

Thời gian

Người th.hiện

Ghi chú

1.

Xem ngày cưới

tháng 3

2vc

Done

2.

Dự kiến danh sách khách mời

tháng 9

2 gia đình

Done

3.

Chọn + đặt Phòng cưới

tháng 4

Vợ

Done

4.

Mua giường tủ phòng ngủ

tháng 9

2vc

Done

5.

Tham khảo rèm cửa, đèn ngủ

tháng 10

2vc

6.
Mua chăn ga gối
tháng 9 2vc Done

7.

Mua váy cưới

tháng 9

2vc

Done

8.

Chọn chỗ chụp ảnh cưới

tháng 4

2vc

Done

9.

Phóng ảnh cưới tháng 10 Vợ

10.

Đặt in thiếp cưới, font cưới

tháng 10

Vợ

Done

11.

Chọn quần áo cho chú rể

tháng 10

2vc

 Done

12.

Mua nhẫn cưới

tháng 7

2vc

Done

13.

Đặt hoa cưới

tháng 9

2vc

Done

14.

Lên chương trình tổ chức lễ cưới

tháng 10

2vc

15.

Chuẩn bị nhạc cho đám cưới + slide ảnh

tháng 10

Vợ

16.

Chọn thực đơn đám cưới

tháng 10

2 vc

 Done

17.

Chọn áo dài ăn hỏi, chọn guốc

tháng 10

2 vc

18.

Check chương trình tổ chức cưới

tháng 10

2 gia đình

19.

Chuẩn bị cho lễ ăn hỏi ( đội bê tráp, hoa, bánh kẹo, bóng…. )

tháng 10

Cô Hằng

20.

Tìm thợ ảnh cho đám cưới

tháng 10

Chồng


21.

Mọi người đảm nhận việc trong Lễ ăn hỏi và Lễ cưới

tháng 10

2 gia đình

22.

Xe rước dâu

tháng 9

Chồng Done

Chuẩn bị đám cưới
Nghi lễ đám cưới người Việt
Các nghi lễ, thủ tục của đám cưới
Các bước chuẩn bị cho đám cưới bạn cần biết
Kiêng kị trong đám cưới
Ý tưởng độc đáo cho đám cưới
Mẹo tiết kiệm tiền cho đám cưới


(ST)


 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý