Thai 19 tuần tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thai 19 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
1,147

Con bạn đã lớn thế nào rồi?

Chiều dài từ chân đến mông của con bạn là từ khoảng 13 đến 15 cm cho tới tuần này. Con bạn nặng khoảng 200g. Thật không thể tưởng tượng được con bạn sẽ nặng gấp 15 lần từ thời điểm này cho đến khi được sinh ra.

Bạn đã thay đổi thế nào về ngoại hình?

Bạn có thể cảm nhận thấy dạ con của mình cách dưới rốn khoảng 1,3cm. Hình minh hoạ ở trang sau sẽ đưa ra cho bạn những kích thước mang tính tương xứng của bạn, tử cung của bạn và đứa con đang lớn lên trong bụng bạn.

Tổng số cân mà bạn tăng lên trong lúc này là khoảng 3,6 đến 6,3kg. Trong trọng lượng này, chỉ có khoảng 200g là của con bạn! Nhau thai lúc này nặng khoảng 170g; nước ối nặng 320g. Dạ con nặng 320g nữa. Mỗi bên ngực của bạn phải tăng lên 180g. Khối lượng tăng lên còn lại là do thể tích máu của bạn cũng tăng lên và dự trữ tiền mang thai.

Con bạn lớn lên và phát triển như thế nào.

* Hệ thống thần kinh của con bạn.

Hệ thống thần kinh ban đầu của con bạn (não bộ và các cấu trúc khác, chẳng hạn như cột sống) được nhận thấy trong tuần thứ 4 khi khuôn hình thần kinh bắt đầu phát triển. Cho đến tuần thứ 6, việc phân chia hệ thống thần kinh trung ương đã được thiết lập.

Việc phân chia các bộ phận này bao gồm não trước, não giữa, não sau, và dây cột sống. Trong tuần thứ 7, não trước được chia thành 2 bán cầu và sau này sẽ trở thành hai bán cầu não.

* Tràn dịch não.

Tổ chức và sự phát triển của não tiếp tục từ thời điểm nguyên sơ này. Dịch xương sống của não (CFS), lưu thông xung quanh não và dây cột sống, được tạo ra bởi đám rối màng mạch. Chất dịch này phải được lưu thông mà không gặp phải bất kỳ vật cản nào. Nếu như các chỗ trống bị đóng kín và dòng lưu thông bị nghẽn lại vì 1 lý do nào đó, nó có thể gây ra chứng tràn dịch não (dịch ở trong não),

Trạn dịch não gây ra hiện tượng phình ở đầu. Tỷ lệ xuất hiện là 1 trong 2000 trẻ em, nó chiếm khoảng 12% các trường hợp dị tật bẩm sinh nghiêm trọng nhất ở trẻ khi sinh ra.

Tràn dịch não thường có liên quan đến tật nứt đốt sống và xuất hiện ở 33% trong các trường hợp kể trên. Nó cũng có liên quan đến thoát vị màng não - tuỷ sống và thoát vị rốn (thoát vị của cột sống và rốn). Có khoảng 500 đến 1500ml của chất dịch được tích tụ lại, nhưng thông thường có thể nhiều hơn thế. Các mô ở não bị đè nén bởi các chất dịch này và là một vấn đề gây nhiều lo lắng.

Siêu âm là một phương pháp tốt nhất để có thể phát hiện ra các vấn đề này. Tràn dịch não thường bị phát hiện trong tuần thứ 19 của thai kỳ. Đôi khi nó được tìm thấy trong các xét nghiệm thường ngày và bằng “cảm giác” hoặc khi đo tử cung của bạn.

Trước kia, người ta không thể làm gì với bệnh tràn dịch não cho đến thời điểm sau khi sinh. Ngày nay, liệu pháp bên trong tử cung – phương pháp chữa trị khi thai nhi vẫn nằm trong tử cung – có thể tiến hành ở một số trường hợp.

Có hai phương pháp để chữa trị dịch não ở nội cung (môi trường bên trong tử cung). Ở một phương pháp, một chiếc kim sẽ được xuyên qua vùng bụng của người mẹ và đến vùng não của trẻ hút bớt chất dịch tràn đó. Một lượng dịch sẽ được lấy ra để giảm bớt áp lực lên đầu của trẻ. Còn phương pháp chữa trị khác, một chiếc ống nhỏ bằng nhựa sẽ được đặt vào khu vực tích tụ chất dịch của não trẻ. Chiếc ống này sẽ được đặt nguyên ở vị trí đó và hút chất dịch liên tục.

Tràn dịch não là một vấn đề có nguy cơ cao. Quy trình chữa trị này đỏi hỏi tính chuyên môn cao và chỉ nên được tiến hành dưới bàn tay của các chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm đặc biệt là với những phương pháp hiện đại. Điều này yêu cầu phải có sự tham vấn với các chuyên gia có chuyên môn về xử lý những thai kỳ có nguy cơ cao.

Những thay đổi của bạn.

Cảm giác choáng váng.

Cảm giác choáng váng là một triệu chứng thường thấy trong khi mang thai, thường có nguyên nhân là do giảm huyết áp (hoặc huyết áp thấp). Thường thì triệu chứng bệnh này không xuất hiện cho đến quý thứ hai của thai kỳ những cũng có thể xuất hiện sớm hơn.

Có hai nguyên do quan trọng về tình trạng tụt huyết áp trong thai kỳ. Nó có thể xuất hiện do tử cung của bạn to ra và tạo áp lực lên động mạch chủ và tĩnh mạch chủ. Đây còn được gọi là tụt huyết áp do nằm ngửa xuất hiện khi bạn nằm xuống. Bạn có thể giảm thiểu được nguy cơ này bằng cách không nên nằm ngửa khi ngủ.

Nguyên nhân thứ hai của tụt huyết áp là do đứng dậy nhanh từ tư thế ngồi, quỳ gối hoặc ngồi xổm. Tình trạng này được gọi bằng cái tên tụt huyết áp do tư thế. Huyết áp của bạn tụt khi bạn đứng dậy nhanh trong khi máu từ não của bạn đi xuống do trọng lực. Vấn đề này có thể cải thiện bằng cách đứng dậy một cách từ từ.

Nếu bạn bị bệnh thiếu máu bạn cũng có thể bị choáng, nhợt nhạt hoặc mệt mỏi hay bạn sẽ cảm thấy rất dễ bị mệt. Máu của bạn thường được kiểm tra thường xuyên trong suốt thai kỳ. Bác sĩ của bạn sẽ nói cho bạn biết liệu bạn có bị thiếu máu hay không. (Xem thêm tuần 22 để có nhiều thông tin hơn về bệnh thiếu máu).

Thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn. Lượng đường trong máu cao (Tăng Glucozo huyết) hoặc lượng đường trong máu thấp (giảm glucozo huyết) cũng có thể khiến cho bạn dễ bị choáng hoặc mệt mỏi. Nhiều bác sĩ thường vẫn kiểm tra các phụ nữ mang thai về các vấn đề liên quan đến lượng đường trong máu, đặc biệt là khi họ có các triệu chứng về choáng váng hoặc có tiền sử gia đình về bệnh đái đường. Hầu hết tất cả các phụ nữ có thể dùng những bữa ăn có độ cân bằng cao, không bỏ bữa và tuyệt thực trong một thời gian dài. Hãy mang theo một ít trái cây hoặc một vài bánh bích mỏng bên mình để có thể nâng cao lượng đường trong máu khi bạn cần đến nó.

Hãy ăn thành nhiều bữa mỗi ngày.

Các nghiên cứu cho rằng những phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều lần với các bữa ăn nhỏ trong một ngày thì có thể đảm bảo được lượng chất dinh dưỡng cung cấp đầy đủ cho đứa con của họ hơn là những người chỉ ăn có 3 bữa chính trong ngày. Mặc dù lượng calo hấp thụ có thể là như nhau nhưng vẫn có sự khác biệt.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng duy trì lượng máu với đầy đủ chất dinh dưỡng (bằng cách ăn nhiều lần trong ngày bằng các bữa ăn nhẹ) sẽ tốt hơn cho sự phát triển của trẻ so với những bà mẹ chỉ ăn những bữa ăn chính trong ngày và không ăn tiếp trong một khoảng thời gian hơi lâu. 3 bữa ăn chính có nghĩa là lượng dinh dưỡng tăng lên rồi lại tụt xuống trong thời gian suột một ngày sẽ không hề có lợi cho đứa con đang lớn trong bụng bạn. Ăn thành nhiều bữa trong ngày có thể giảm thiểu hoặc phòng tránh được một số vấn đề liên quan đên thai kỳ chẳng hạn như nôn mửa, ợ nóng và chứng khó tiêu.

Những hành động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của con bạn.

Các dấu hiệu cảnh báo trong thời gian mang thai.

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai thường tỏ ra căng thẳng vì họ không biết liệu mình có thể đối phó được các vấn đề quan trọng hay nghiêm trọng xảy ra trong thời gian này hay không. Hầu hết tất cả các phụ nữ đều có ít vấn đề (nếu có) trong khi mang thai. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hãy đọc qua danh sách dưới đây về những dấu hiệu quan trọng nhất cần phải nhận thức được. Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu như bạn gặp phải một số vấn đề dưới đây:

Chảy máu âm đạo.

Sưng phông nghiêm trọng trên bề mặt các ngón tay.

Đau bụng nặng.

Chảy dịch ra từ âm đạo, thường là vọt ra hoặc đôi khi chảy theo kiểu nhỏ giọt hoặc ướt thường xuyên.

Thay đổi mạnh trong sự chuyển động của con bạn hoặc không thấy chúng chuyển động nữa.

Sốt cao (thường là 38,7ºC) hay lạnh.

Nôn mửa nghiêm trọng và thường khômg kiềm chế được.

Nhìn mờ mờ.

Đau khi đi tiểu.

Đau đầu liên miên và thường là những cơn đau nặng.

Trấn thương hoặc tai nạn, chẳng hạn như ngã xe máy, khiến bạn lo lắng về sức khoẻ của con bạn.

Một cách tốt nhất để có thể hiểu rõ bác sĩ của bạn đó là thăm dò ý kiến của ông ta về những lo lắng của bạn. Không nên cảm thấy xấu hổ khi đặt ra những câu hỏi về tất cả các thứ; có thể bác sĩ của bạn đã từng nghe về những câu hỏi dạng như vậy rồi cũng nên. Và họ cũng nên biết rõ về các vấn đề trước khi đưa ra các phương án chữa bệnh.

Giới thiệu tới một chuyên gia sản. Nếu như vấn đề chắc chắn xảy ra, bạn sẽ được giới thiệu tới một chuyên gia sản, một bác sĩ nhi khoa đã dành thêm hai năm đào tạo chuyên sâu. Các chuyên gia này đã có kinh nghiệm chăm sóc cho các phụ nữ có thai kỳ nhiều rủi ro.

Có thể trong thời gian đầu của thai kỳ bạn chưa bộc lộ các nguy cơ dạng này. Tuy nhiên nếu như có vấn đề nảy sinh đến bạn (chẳng hạn như đẻ non) hoặc đến với con bạn (tật nứt đốt sống), bạn sẽ được chuyển cho một chuyên gia sản để có thêm tư vấn và chăm sóc trong thời gian còn lại của thai kỳ. Bạn cũng vẫn cần phải ghé đến văn phòng bác sĩ của bạn thường xuyên trước khi sinh.

Nếu bạn đã đến gặp và làm việc với chuyên gia sản, có thể bạn sẽ phải đẻ trong một bệnh viện thay vì nơi hộ sinh mà bạn đã chọn trước đó. Điều này cũng dễ hiểu vì bệnh viện sẽ có các dụng cụ chuyên ngành và họ có thể tiến hành các xét nghiệm chuyên môn cho bạn và con bạn.

Chế độ dinh dưỡng của bạn.

Dùng thảo dược trong thời gian mang thai.

Trước kia bạn có dùng thảo dược và các loại thực vật, dưới dạng trà, cồn thức, thuốc hoặc bột nghiền để chữa một số bệnh về sức khoẻ và y tế chưa? Chúng tôi thành thực khuyên bạn không nên dùng bất cứ loại thảo dược nào để trị bệnh trong thời gian mang thai nếu như bạn chưa trao đổi kỹ với bác sĩ của mình!

Bạn có thể cho rằng việc dùng các phương thuốc thảo dược là hoàn toàn bình thường nhưng nó lại có khả năng gây nguy hiểm cho con của bạn. Chẳng hạn như nếu bạn bị táo bón, bạn sẽ được khuyên dùng là keo khô làm thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, là keo khô có thể kích thích và làm giãn các cơ tử cung gây ra hiện tượng sảy thai. Một số loại thảo dược khác có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn và của con bạn nữa. Vì thế nên hãy cẩn thận – hãy đặc biệt thận trọng với tất cả các loại hợp chất mà bác sĩ của bạn chưa khuyên bạn dùng. Phải thường xuyên trao đổi với họ trước khi bạn quyết định dùng bất cứ thứ gì!

Hãy chú ý tới lượng hấp thụ canxi của bạn.

Một điều rất quan trọng là bạn cần phải hấp thụ đủ lượng chất canxi mỗi ngày. Bạn phải cần tới 1200mg canxi mỗi ngày trong suốt thai kỳ - hơn 50% so với thời gian trước khi mang thai. Để có thêm thông tin về canxi và một số mách nhỏ về cách bổ sung canxi vào bữa ăn hàng ngày của bạn, hãy xem phần thảo luận về dinh dưỡng ở tuần thứ 7.

Bạn cũng cần biết.

Dị ứng trong khi mang thai.

Dị ứng đôi khi trở nên rất nặng trong thời gian mang thai. Nếu bạn có thuốc chữa dị ứng, không nên đảm bảo rằng nó có thể an toàn trong khi mang thai. Một số loại thuốc dị ứng không được khuyên dùng trong khi mang thai. Lý do là rất nhiều loại thuốc dị ứng là sự kết hợp của rất nhiều loại thuốc khác nhau nên bạn cần phải cẩn thận khi sử dụng. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về các phương thuốc bất kể có được kê đơn hay không được kê đơn. Lời khuyên này cũng được áp dụng cho loại thuốc xịt mũi.

Các phương thuốc an toàn khi sử dụng trong khi mang thai bao gồm kháng sinh Histamine và giảm xung huyết. Thuốc giảm xung huyết có chứa oximetazoline, chẳng hạn như Afrin, có thể là loại được khuyên dùng. Các thuốc xịt mũi có tác dụng ngăn dị ứng có chứa chất cromolyn sodium, chẳng hạn như Nasalcrom, cũng tương đối an toàn trong khi mang thai.

Mách nhỏ cho các ông bố.

Khi có thể, hãy dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc tạo ra một số nguyên tắc dành thời gian cho vợ bạn. Cùng nhau lên kế hoạch cho thai kỳ và chuẩn bị thời điểm sinh đẻ.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn về thương hiệu thuốc an toàn nhất khi sử dụng nếu như bệnh dị ứng của bạn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bạn.

Để có thể đối phó với bệnh dị ứng, cách tốt nhất là hãy tránh xa các tác nhân gây ra nó. Lấy ví dụ như, nếu như khói bụi làm bạn khó chịu, hãy đóng chặt các cánh cửa sổ và tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi sáng, khi phấn hoa ở trạng thái xấu nhất. Hãy đeo khẩu trang khi hút bụi nhà. Hãy dùng máy giữ độ ẩm nếu như bạn sống ở một vùng khí hậu hanh khô. Để có thể đối phó với vấn đề này, hãy uống thật nhiều nước.

Một số phụ nữ may mắn nhận thấy căn bệnh dị ứng của mình có khá hơn và các triệu chứng cũng cải thiện nhiều trong thai kỳ. Một số thứ cụ thể mà họ cảm thấy có vấn đề trong giai đoạn tiền mang thai đã không còn là một vấn đề nữa.

Mách nhỏ cho tuần thứ 19.

 Cá có thể có lợi cho thai kỳ nhưng không nên ăn các loại cá mập, cá kiếm, cá ngừ (tươi hoặc động lạnh) hơn một lần mỗi tuần. 

Liệu bạn có là một người mẹ độc thân không?

Rất nhiều phụ nữ chọn cuộc sống có con mà không chông; hoàn cảnh của mỗi phụ nữ là khác nhau. Một số người có quan hệ rất sâu sắc với đối tác, bố của đứa bé, những vẫn lựa chọn cuộc sống không kết hôn. Khá nhiều người khi có mang mà không cần đến sự giúp đỡ của đối tác. Vẫn còn một vài phụ nữ độc thân lựa chọn lối thụ tinh nhân tạo để có thai.

Bất kể là hoàn cảnh của họ như thế nào, rất nhiều môi quan tâm được chia sẽ giữa họ. Phần thảo luận này sẽ thể hiện một số vấn đề mà họ đã nêu ra.

Ở hầu hết các hoàn cảnh - bất kể người mẹ độc thân, góa phụ hay đã ly hôn – không khí khi có một đứa con còn quan trọng hơn sự hiện diện của một người đàn ông trong gia đình. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu một người phụ nữ có sự hỗ trợ từ một người lớn khác trong gia đình để trông cậy, đứa con sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn trong một gia đình có phụ nữ làm chủ.

Một số người có thể cho rằng sự chọn lựa của bạn như vậy là không sáng suốt. Tuy nhiên, đó là việc của bạn chứ không phải của ai khác. Nếu ai đó có ý định mang lại cho bạn những giây phút nặng lòng như vậy, hãy chuyển chủ đề đi. Không nên trao đổi lý do bạn muốn có một đứa con cho bất kỳ ai trừ phi bạn muốn như vậy.

Thậm chí ngay cả khi bạn “độc thân”, bạn vẫn không thực sự cô độc. Hãy tìm kiếm sự ủng hộ từ phía gia đình và bạn bè. Các bà mẹ trẻ sẽ tìm cách giúp bạn những kinh nghiệm của họ mà trước kia họ đã từng trải qua. Nếu như bạn có người thân trong gia đình hoặc bạn bè vẫn đang nuôi con nhỏ, hãy nói chuyện với họ. Bạn vẫn có thể chia sẻ các kinh nghiệm với họ thậm chí cả khi bạn đã kết hôn. Cố gắng không nên để hoàn cảnh cụ thể chi phối nó.

Cố gắng tìm đến những người mà bạn có thể yêu cầu họ giúp đỡ trong thai kỳ và sau khi con bạn ra đời cũng rất quan trọng. Một số phụ nữ cho rằng họ nghĩ đến những người mà vẫn có thể gọi hó lúc 2h đêm nếu như con bạn khóc một cách khó kiểm soát nổi. Khi họ trả lởi những câu hỏi như vậy họ thường có những tên của những người mà họ có thể gọi đến trong bất cứ trường hợp khẩn cấp nào – trong khi và sau khi mang thai!

Rất có ích nếu bạn lựa chọn ai đó ở bên bạn khi bạn sinh con và những người có thể ở bên bạn thời gian sau đó. Một phần quan trọng của việc sinh con mà bạn cần phải lên kế hoạch cẩn thận vì bạn độc thân đó là kế hoạch của bạn để có thể tới bệnh viện vào thời điểm sinh. Một phụ nữ muốn bạn của cô ấy sẽ lái xe đưa cô ấy đi nhưng không thể đến bên cô ấy khi thời gian sinh đến. Lựa chọn tiếp theo của họ (một lựa chọn chung) đó là gọi taxi, và có thể đưa họ đến bệnh viện trong chốc lát.

 Các vấn đề về luật pháp. Do trường hợp của các bạn là duy nhất, điều quan trọng là phải trả lời được câu hỏi. Những câu hỏi dưới đây được đưa ra bởi những người phụ nữ thích lựa chọn cuộc sốngđộc thân. Chúng tôi nhắc lại những câu hỏi đó nhưng vẫn để trống câu trả lời vì đó là những câu hỏi liên quan đến pháp luật và cần có sự đánh của một luật sư chuyên ngành về luật gia đình ở nơi bạn sinh sống. Chúng sẽ bao gồm các câu hỏi giúp bạn xác định rõ các dạng câu hỏi bạn phải cân nhắc khi là một người mẹ độc thân. 

Một người bạn tôi có một đứa con và cô ấy cũng độc thân, cô ấy khuyên tôi là hãy nên cẩn thận với các nhánh luật khác nhau trong trường hợp này. Ý của cô ấy là gì vậy?

Tôi có con mỗi mình và tôi lo lắng về những người nào có khả năng đưa ra các quyết định y tế về bản thân tôi và đứa con của tôi. Tôi có thể làm được điều gì về việc này không?

Tôi không cưới nhưng tôi và cha đứa trẻ thật tình yêu nhau. Liệu đối tác của tôi có thể đưa ra các quyết định về y tế thay tôi không nếu như tôi có vấn đề gì đó trong khi sinh và sau khi sinh?

Nếu như có vấn đề gì đó xảy ra với tôi, thì liệu bạn trai tôi có thể thay tôi đưa ra các quyết định về y tế cho đứa con tôi sau khi nó được sinh ra không?

Vậy theo pháp luật hiện hành, quyền lợi của bạn trai tôi là gì nếu như chúng tôi không cưới nhau?

Liệu bố mẹ của bạn trai có được hưởng quyền lợi như ông bà của đứa con tôi không?

Tôi và bố của đứa con tôi chia tay trước khi tôi phát hiện ra mình có mang. Vậy tôi có phải nói với anh ta về đứa con hay không?

Tôi lựa chọn phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vậy khi có vấn đề xảy ra cho bản thân tôi trong quá trình mang thai hoặc trong khi tôi sinh con, liệu ai có thể đưa ra các phán quyết y tế cho tôi? Ai là người đưa ra quyết định như vậy cho tôi?

Tôi có mang bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vậy tôi sẽ đặt tên cho “bố của con tôi” trên tấm giấy chứng nhận bằng cái tên nào đây?

Có cách nào đó để tôi có thể biết tiền sử bệnh tật gia đình của loại tinh trùng mà tôi sử dụng không?

Liệu ngân hàng tinh trùng có báo cho tôi biết những lưu ý nếu như các vấn đề về bệnh lý từ phía gia đình mà hiến tinh trùng cho tôi hay không?

Khi con tôi lớn lên, có thể nó sẽ cần một số hỗ trợ về mặt y tế (chẳng hạn như hiến thận) từ anh chị em. Liệu ngân hàng tinh trùng có cung cấp thông tin về gia đình hay không?

Tôi có mang bằng việc hiến tinh trùng, tôi lo lắng về quyền lợi của người cha đứa trẻ về tương lai sau này. Liệu tôi có nên lo lắng về vấn đề này không?

Tôi phải thu xếp như thế nào nếu như trong trường hợp con tôi bị chết?

Một số người đùa tôi rằng con tôi có thể cưới chị hoặc anh nó một ngày nào đó và tôi thực sự không biết về chuyện này vì tôi có nó bằng tinh trùng hiến tặng. Liệu điều này có thể xảy ra không?

Liệu còn có vấn đề gì mà tôi cần phải cân nhắc vì trường hợp cá biệt của mình không?

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
thai 19tuan nang 200gram nhu vay thai co phat trien binh thuong
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
nhip tim cua thai 19 tuan tuoi la bao nhieu
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
thai nhi 18tuan tuoi nang 240 co binh thuong k ak?
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Bé dài khoảng 14,2 cm và nặng khoảng 190 gram. Đến tuần thứ 19 bé nặng khoảng 240g, như vậy bé nhà bạn hơi bụ nhung cũng không đáng ngại lắm. Bạn có thể tham khảo Topic về cân nặng của bé để theo dõi nhé: http://diendan.phununet.com/dspSingleTopic.aspx?TopicId=57272&Pk_iCatId=7
em có thai 18 tuần tuổi trọng lượng của thai là 220 vậy cho em hỏi thai thế co bé không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Em có thể tham khảo topic về cân nặng chuẩn của bé theo từng tuần để tiện theo dõi: http://diendan.phununet.com/dspSingleTopic.aspx?TopicId=57272&Pk_iCatId=7
E sn 1993 hien tai e dang co thai la con dau, thai da duoc 19tuan nhung bung cua e van con rat nho nhin ko biet la co thai luon, khi nam xuong thai bung cang phang hon nua, thai nhi van may moi ngay, bung be nhu vay co anh huong den thai nhi hay ko? Be co bi go bo hay chat hep khi o trong bung nho nhu the ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
neu e di sieu am ma bs noi rang em be khoe,phat trien bt, ve hay xem cac so lieu tren to sieu am nhe. biet dau bung be nhung con phat trien.nhju nguoi bung to nhung mo bung nhju e ah.dung lo lang wa nha.hjhjhj
Thai19tuan ma can nang 280gam vay em be co duoc du chat du trong luong khong?
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý