Cuộc sống của bạn luôn cần có mục đích. Để đến được mục đích đó bạn phải có những kế hoạch cụ thể cho bản thân. Sau đây là hướng dẫn để bạn đến được mụ đích đó.
TRƯỚC TIÊN BẠN CẦN PHẢI TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU:
WHAT: Cái gì? Tôi định làm gì, trở thành ai, theo đuổi mục đích nào?
WHY: Vì sao? Vì sao tôi theo đuổi ngành này? Vì cha mẹ thúc ép, vì bạn bè rủ rê? Vì nó đang là thời thượng? Hay vì tôi yêu thích, vì nó thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi?
WHO: Ai? Ai có liên quan? Trước tiên là tôi? Liệu tôi có đủ năng lực và kiên nhẫn để đeo đuổi mục đích cho đến cùng? Tôi có dễ chán nản và hay bỏ cuộc không? Sức khỏe của tôi có tốt đủ để theo đuổi ngành học không?…
Những người có liên quan nghĩ sao? Ai là người hỗ trợ đắc lực trong những người thân (cha mẹ, thầy cô, bạn bè…)?
Đâu là trở lực? Nếu bố không đồng ý, làm sao thuyết phục? Nhờ mẹ hay anh chị lớn, hoặc cô chú nói giúp?
WHEN: Lúc nào? Vào thời điểm nào tôi sẽ khởi đầu và kết thúc giai đoạn nào của kế hoạch?
HOW: Bằng cách nào? Tôi sẽ cố gắng tích lũy học phí như thế nào? Tìm học bổng ra sao? Chọn trường nào để học ngoại ngữ tốt nhất? Trình bày ước muốn của mình với cha mẹ ra sao để thành công?
Tôi không chỉ làm một kế hoạch lớn, tổng quát mà chia nó ra thành nhiều kế hoạch nhỏ theo từng năm, từng sáu tháng, từng tháng và thậm chí từng tuần với công việc và giờ giấc cụ thể.
Muốn thực hiện tốt kế hoạch lớn phải hoàn thành kế hoạch nhỏ. Muốn làm chủ cuộc đời mình (như các bạn nói) phải làm chủ bản thân trong việc nhỏ. Sống kỷ luật, làm ra làm, chơi ra chơi, giải phóng chúng ta. Chúng ta không bị stress, bị lương tâm cắn rứt vì đã phí phạm thời gian…
Người viết rất biết ơn giai đoạn học và thực tập ở nước ngoài vì đã học được những thói quen tốt và khám phá rằng người ta dạy trẻ xác lập mục đích cuộc đời, tập làm chủ bản thân từ lúc còn nhỏ, không chờ tới tuổi sinh viên. Thiết nghĩ trẻ em VN cũng cần học điều này trong phần giáo dục về kỹ năng sống mới theo kịp giới trẻ ở các nước khác.
Phần I: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Bước 1: Lập ra mục tiêu cụ thể
- Hãy hỏi mình xem bạn muốn đi đến cái mốc nào, cái đích rõ ràng thế nào. Một mục tiêu cụ thể sẽ là một nguồn động lực thôi thúc bạn cố gắng và cũng là một sự nhắc nhở thường trực với bạn
Ví dụ: bạn muốn đạt được bao nhiêu điểm trong kì thi đại học, bạn có muốn vào đội tuyển quốc gia không, bạn muốn tổng kết cuối kỳ của mình là bao nhiêu, bạn muốn được bao nhiêu điểm TOEFL iBT ...
- Bạn muốn hoàn thành công việc này trong bao lâu? Hãy xem xét, ước lượng để đưa ra một con số. Hoặc là bạn còn bao nhiêu lâu nữa để hoàn thành việc này? Một mốc thời gian cụ thể là một điều vô cùng quan trọng đó. Nhớ đó nha! Bạn không định để cho câu nói: Nốt hôm nay cái đã cứ điệp đi điệp lại trong đầu bạn mỗi ngày chứ?
- Hãy hỏi xem mình thực sự có khả năng để đạt được mục tiêu này hay không. Điều này không có nghĩa là bạn tự nhủ mình không có khả năng và đặt ra một mục tiêu thấp thôi, mà điều tôi muốn nói ở đây là ta cần kiểm soát độ “mơ mộng” của chính mình.
Ví dụ: Bạn có khao khát đi du học Mỹ nhưng bạn không phải dân chuyên Anh, cũng không thực sự học tốt tiếng Anh. Bạn lại đặt ra mục tiêu mình phải đạt được 2300/ 2400 SAT (một kỳ thi chuẩn hóa của Mỹ gần giống như thi đại học của Việt Nam) chỉ trong vòng 3 tháng ôn luyện thì tôi phải nói là bạn mơ mộng rồi đấy. Và sau 3 tháng nếu bạn không đạt được số điểm như vậy, hay một số điểm thấp hơn rất nhiều, tầm 1600 chẳng hạn thì bạn sẽ cực kỳ nản cho mà coi! Thế nên cứ bình tĩnh xem xét cân nhắc. Ước mơ phải đi kèm với thực tế, nếu không nó sẽ thành mơ mộng hay áp lực với chính bạn đó.
Bước 2: Xác định đối tượng nhỏ phải hoàn thành.
- Hãy kể ra những mục tiêu nhỏ bạn cần phải đạt được trước khi đến với cái đích cuối cùng kia.
- Hãy liệt kê danh sách những việc bạn phải làm để đạt được mục tiêu đã đề ra
Ví dụ: để được 10 điểm toán khối D thi đại học
+ Phải ôn lại toàn bộ chuyên đề Toán từ lớp 10 đến lớp 12
+ Làm lại toàn bộ sách giáo khoa, sách bài tập toán những phần kiến thức thi đại học coi như ôn lại một lần nữa các chuyên đề
+ Thực hành các đề thi đại học các năm trước
+ Làm thêm các đề thi thử của các trường
(Mình lấy ví dụ thôi nhé, còn bạn làm thế nào thì lại tùy bạn)
Bước 3: Xác định thực tế bản thân
- Công việc này rất quan trọng, bạn cần phải xem xét xem mình có điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì để mà khắc phục điểm yếu, phát huy thế mạnh. Hãy viết ra những điều mình cảm thấy còn yếu kém, và những điều mình ổn rồi thành hai cột. (nếu có thể kèm thời gian thì càng tốt)
Nhớ nhé, đừng bỏ qua bước này, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc phân chia thời gian sau đó đấy.
Công việc chính bây giờ tổng hợp lại những công việc được nêu ra ở Phần I, không phải là lập một cái gì đó mới đâu nhé! Tôi sẽ chủ yếu lấy ví dụ về ôn thi đại học để bạn dễ hình dung.
Có những công việc nhỏ chỉ cần 1 tuần là hoàn thành xong, cũng có công việc kéo dài tới một vài tháng. Có những công việc cần làm trước, có công việc để lại sau cũng không sao. Bạn hãy lựa chọn hợp lý, cân nhắc, xem xét thật kỹ để khoán thời gian sao cho phù hợp.
Hãy lập thành từng cụm nhỏ công việc để khoán thời gian
Ví dụ bạn là học sinh lớp 11, giờ đang là tháng Sáu và bạn có 12 tháng để chuẩn bị cho thi đại học. Nếu tính tổng thời gian khoán tạm thời bên trên (ở phần I) cho môn Toán thì bạn ước chừng mất là 9 tháng là ôn xong toàn bộ. Bạn còn dư 3 tháng, vậy hãy giãn thời gian của từng công việc nhỏ ra để ở mỗi phần việc đó, bạn có thể ôn tập sâu hơn.
Tổng thời gian ôn chuyên đề dự tính là 5 tháng, giờ nâng lên thành 7 tháng.
5 tháng còn lại bao gồm nhiều kì thi thử, mình sẽ chuyển sang luyện đề.
Đó, bạn cứ làm như vậy với từng phần công việc nhỏ một, sau đó bạn sẽ có một danh sách những công việc và thời gian cụ thể. Và hãy nhớ là sự linh hoạt là một điều vô cùng cần thiết. Những điều vừa được ấn định xong bên trên cũng chỉ mang tính tương đối, chứ không hề tuyệt đối. Có thể trong quá trình hoàn thành có những thay đổi hay sự cố xảy ra, khiến bạn trì hoãn lại một số thứ. Lúc đó bạn hãy điều chỉnh lại một vài khoàn thời gian của mình. Ban có biết tại sao tôi lại lưu ý điều này không? Bởi nếu bạn cứ gò ép mình phải làm theo đúng những gì bạn đã vạch ra từng ngày tháng thì đến một lúc, bạn bị lỡ nhịp, chậm tiến độ, bạn sẽ NẢN, hoặc, bỏ qua một số việc không hoàn thành, hoặc làm qua loa để kịp những gì bạn ấn định. Không, điều đó không tốt một chút nào, nó chỉ khiến bạn cẩu thả hoặc stressed hơn thôi!
Phần III: LẬP THỜI GIAN BIỂU Ở NHÀ THEO GIỜ CHO TỪNG TUẦN
Đây có lẽ là công việc mà tôi mất nhiều thời gian nhất để rút ra kinh nghiệm cho chính mình. Khi tôi mới làm điều này, quả thực tôi không biết bắt đầu từ đâu: tôi có một đống môn học, một đống bài về nhà, bài học thêm, đi học thêm, rồi thời gian học ở nhà mỗi ngày một khác. Và thời gian biểu này cũng không thể áp dụng cho nhiều tuần được. Mỗi tuần tôi phải làm cho mình một thời gian biểu mới.
Và bạn cũng cần phải như vậy. Mỗi tuần một thời gian biểu mới. ĐỪNG O ÉP! Cuộc sống luôn vận động thay đổi mà.
Và có thể bạn sẽ thấy rất mất thời gian khi ngồi vạch ra công việc cho từng giờ trong tuần (thường thì tôi mất 15 – 30’). Nhưng nếu bạn có được một thời gian biểu hoàn chỉnh rồi, những ngày sau đó, mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, bạn không bỏ sót bất kỳ phần việc hay nhiệm vụ nào, hay lâm vào tình cảnh lúc này không thấy có việc gì làm, sau đó lại ùn ùn một đống việc do bạn vô tình lãng quên.
Lưu ý rằng đây là thời gian biểu ở nhà nhé, bởi ở trường hay ở công ty, bạn đều phải làm việc theo lịch trình quy định sẵn rồi, chỉ ở nhà bạn mới toàn quyển kiểm soát thời gian của mình.
Công việc này bao gồm rất nhiều khâu, hôm nay tôi sẽ nói tới một vài bước đầu.
Bước 1: Liệt kê những việc phải làm
Tuần này, bạn có bài kiểm tra nào không? Nếu có, bạn phải xếp lịch ôn tập.
Tuần này, bạn có nhiều bài về nhà không, những môn nào có và những môn nào không, nhưng vẫn cần ôn lại?
Tuần này, sếp yêu cầu bạn phải giao nộp bao nhiêu bản kế hoạch hay đề xuất dự án?
Tuần này, nếu xét trong kế hoạch lớn kia (phần trên đó), bạn đã dự tính phải hoàn thành những gì?
Hãy liệt kê hết tất cả ra, cố gắng đừng để quên cái gì nhé, nếu không sau đó mà phải sắp lại thời gian sẽ mệt lắm đó.
Có thể có những công việc ngày nào bạn cũng làm ví dụ như chăm sóc cây cảnh, lướt web tra cứu thông tin, hay học từ vựng .. Nhóm này hãy viết riêng ra một chỗ.
Bước 2: Tính số thời gian bạn có
Nếu trừ thời gian đi học ở trường, đi học thêm, tham gia các hoạt động bên ngoài, trừ thời gian đi làm hay vướng bận cuộc họp đã được tính trước, bạn có bao nhiêu giờ ở nhà làm việc và nghỉ ngơi, sinh hoạt cùng gia đình? Hãy đặt câu hỏi với chính mình, và tính tổng số giờ mà một tuần mà bạn có.
P/s: Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy số giờ lớn, bởi thực tế là thời gian chúng ta đi học ở trường cũng tầm khoàng 6 – 8h / ngày hay đi làm là 8h/ ngày cộng thời gian nghỉ ngơi khoảng 10h, đó là chưa kể ngày chủ nhật nghỉ ở nhà cả ngày. Mà nếu có lớn, hãy thấy vui mừng bởi đó số thời gian bạn làm chủ và lựa chọn cách sống làm việc cho riêng mình mà không bị thầy cô hay các sếp quản thúc đó!
Sau khi có 3 nhóm như vậy rồi chúng ta bắt tay vào sắp xếp căn thời gian từng ngày
Bước 4: Sắp xếp thời gian cụ thể
Đầu tiên hãy liệt kê những công việc ngày nào bạn cũng làm. Bạn phải tính xem bạn cần bao nhiêu thời gian làm những việc đó trong một ngày, sau đó lấy số giờ mỗi ngày trừ đi số giờ bạn dành cho những công việc này.
Nhóm công việc thay đổi
Bản kế hoạch nghề nghiệp chính là “vũ khí” giúp bạn trở thành chủ nhân của tương lai chính mình. Thông qua việc đánh giá sở thích, sự đam mê, kỹ năng, tính cách, điểm mạnh, điểm yếu, bản kế hoạch này sẽ chỉ cho bạn thấy con đường tối ưu nhất để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM
Việc lập kế hoạch nghề nghiệp
Bước 1: Đánh giá bản thân
Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung chia làm bốn nhóm:
• Điểm mạnh
+ Bạn làm tốt việc gì?
+ Bạn có những kỹ năng gì?
+ Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?
• Điểm yếu
+ Bạn không thích loại công việc nào?
+ Những kỹ năng nào bạn không giỏi?
+ Bạn có những hạn chế gì?
• Cần cải thiện:
+ Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…)
phân tích, đàm phán, thuyết trình…)
• Đam mê:
+ Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số, phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)
+ Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội học hỏi…)
Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.
Bước 3: Nghiên cứu công việc
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng cộng đồng. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật hồ sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công trong công việc).
Bước 4: Tính toán và ra quyết định
Thời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác).
Bước 5: Lập kế hoạch hành động
Hãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng tìm việc cần thiết.
Bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong năm mới!
lập kế hoạch tài chính cá nhân Để lập kế hoạch tài chính cá nhân, bạn cần hiểu rõ tình hình tài chính và nhu cầu của bản thân và những người thân, đồng thời bạn phải hiểu rõ và quyết định các giải pháp tài chính để có thể thực hiện kế hoạch của mình. |
Có 4 bước giúp bạn lập kế hoạch chi tiêu cho mình: Bước 1 - bạn phải xác định tổng thu nhập được nhận mỗi tháng, ở đây là thu nhập thực tế sau khi đã trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm xã hội. Bước 2 - bạn phải thống kê được bạn chi tiêu bao nhiêu cho mỗi tháng. Mẫu ngân sách được đính kèm dưới đây chia ra thành hai loại chi phí: chi phí cố định và chi phí không cố định. Chi phí cố định là những khoản bạn phải chi ra đều đặn hàng tháng như tiền nhà, hoá đơn điện nước, tiền học cho con hoặc tiền bảo hiểm. Chi phí không cố định thường thay đổi mỗi tháng như tiền dành cho các khoản giải trí nghe nhạc, dự đám cưới... Bạn nên theo dõi khoản chi phí không cố định này trong vòng ba tháng và đưa ra một con số ước tính bình quân. Bước 3 - một số người để dành khoản tiền dư ra sau mỗi cuối tháng để bỏ vào tài khoản tiết kiệm. Đó cũng là một cách, nhưng để chủ động hơn cho những kế hoạch ngắn-trung-dài hạn như mua nhà, mua xe, cưới vợ... bạn nên dành hẳn một phần thu nhập của mình ngay từ đầu tháng cho tiết kiệm. Bạn xem như đó cũng là một khoản chi phí cố định mỗi tháng và vờ như quên hẳn sự hiện diện của tài khoản tiết kiệm đó đi để không bao giờ "vay nóng" vào tài khoản này. Bước 4 - sau khi xem xét về các chi phí và các mục tiêu tiết kiệm của mình, bạn cần lập ngân sách để đạt được sự tự do về mặt tài chính. Lúc này, bạn đã biết được mình sẽ được tự do chi tiêu trong một định mức cố định hàng ngày. Bạn có thể chủ động để mua cho con một ít quà sau giờ tan tầm, hoặc thiết đãi gia đình một bữa ăn “tươi” hơn trong ngày cuối tuần. Một khi bạn đã lập bảng kế hoạch chi tiêu này, bạn sẽ biết được tiền của mình đi đâu, vào những khoản mục nào. Đồng thời bạn sẽ tiên liệu mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu và trong bao lâu bạn có một khoản tiền để dành cho các kế hoạch cá nhân. Và từ bảng này, bạn sẽ biết mình nên cắt bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết, giảm bớt và lên kế hoạch cho những khoản chi phí quá lớn, cơ cấu lại những khoản chi không thường xuyên để giảm sức nặng cho ngân sách gia đình. |
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Kế hoạch kinh doanh hay đáng tham khảo
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích
Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo
Kế hoạch cho tương lai luôn thành công, vượt trội
(ST)