Các bước lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các bước lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất

19/04/2015 01:25 PM
285


Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính.





1. Kế hoạch kinh doanh là gì ?

Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một "đề xuất", một "quảng cáo" hoặc một "kế hoạch của một trò chơi". Đặt ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một loạt các công việc nặng nhọc.


10 câu hỏi bạn nên trả lời trước khi bỏ việc để khởi nghiệp

2. Chủ đề và cơ cấu một kế hoạch kinh doanh là gì ?

Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ :

1. Tóm tắt thực thi
1. 1 Đối tượng
1. 2 Nhiệm vụ
1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công

2. Tóm tắt kinh doanh
2. 1 Quyền sở hữu công ty
2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ
Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp
2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ...

3. Các sản phẩm và các dịch vụ
3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ :
Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
3. 2 So sánh sự cạnh tranh
Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ?
3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng
3. 4 Tìm nguồn
Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
3. 5 Công nghệ
Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..
3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai

4. Phân tích thị trường

ebay-O-5068-1381979814.jpg

4. 0 Tóm tắt
4. 1 Phân đoạn thị trường
Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
4. 2 Phân tích ngành

4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành
Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.
4. 2. 2 Các kiểu phân phối.
Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.
4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn
4. 3 Phân tích thị trường

5. Chiến lược và việc thực hiện
5. 0 Tóm tắt
5. 1 Chiến lược Marketing
Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
5. 1. 2 Chiến lược giá cả
Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
5. 1. 4 Chiến lược phân phối
Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
5. 1. 5 Chương trình marketing

5. 2 Chiến lược bán hàng
5. 2. 1 Dự báo bán hàng
Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng
5. 3 Liên minh các chiến lược
5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ
Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
5. 5 Các điểm mốc quan trọng


6. Quản lý

6. 0 Tóm tắt
6. 1 Cơ cấu tổ chức
Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể.
6. 2 Nhóm quản lý
Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh
6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý
6. 4 Kế hoạch nhân sự
Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.
6. 5 Xem xét các phần quản lý khác

7. Kế hoạch tài chính

7. 1 Những giả định quan trọng
Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.
7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản
7. 3 Phân tích điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.
7. 4 Lỗ lãi dự kiến
Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.
7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.
7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm
7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.


8. Những chi phí bỏ ra ban đầu

Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


 Hành động thúc đẩy kinh doanh

Nhiều người không thích lập kế hoạch. Tuy nhiên, trong kinh doanh, kế hoạch hành động của bạn là chìa khóa để bạn tập trung vào các thông tin và các quyết định kinh doanh một cách chính xác. Sử dụng kế hoạch kinh doanh là phương pháp an toàn, giúp bạn đo lường lộ trình, kết quả hướng tới mục tiêu của bạn.

Đây là cách bạn nên sử dụng một kế hoạch hành động để thúc đẩy tăng trưởng, tăng doanh thu và tăng thu nhập.

1. Tạo một kế hoạch doanh thu

Xác định các nguồn thu, các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, các kế hoạch bán hàng như thế nào, giá cả bạn mà định thu. Điều này sẽ giúp cho bạn biết khả năng được mục tiêu tài chính của bạn.

2. Bản đồ khoảng cách

Đây là khoảng cách từ hiện tại bạn đang có đến mục tiêu mà bạn muốn đến. Điều này bao gồm các mục tiêu về tài chính, phi tài chính, mục tiêu cá nhân, doanh thu, lợi nhuận, doanh số bán hàng, số lượng khách hàng ... Đó là một bản chụp nhanh để bạn có thể quyết định đi theo hành trình đó hoặc thay đổi nó.

3. Biết khách hàng

Hãy chắc chắn rằng bạn biết khách hàng lý tưởng của bạn, bởi vì thường không phải họ là những người mà bạn nghĩ, hoặc những người mà bạn hiện đang bán hàng cho họ. Biết hồ sơ (thông tin) của khách hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc khi bạn đến thuyết phục họ mua hàng. Đây là nền tảng kinh doanh.

4. Hồ sơ về thói quen, hành vi của khách hàng tiềm năng

Bạn nên suy nghĩ về lý do tại sao khách hàng quyết định mua hàng. Đây là chìa khóa để bạn bán hàng. Mỗi quyết định đều bắt nguồn từ một mong muốn xuất phát bởi cảm xúc bên trong hoặc ảnh hưởng bên ngoài. Nếu bạn hiểu được cách khách hàng nghĩ và làm theo cách đó thì sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đã được đặt vào vị trí quyết định chọn mua trước tiên của khách hàng rồi.

5. Tạo vị thế duy nhất trên thị trường

Trong một xã hội ồn ào, những thông điệp đơn giản dễ được chấp nhận. Bạn hãy tìm hiểu, xác định các vấn đề lớn nhất của thị trường và sau đó thông báo cho mọi người cách bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào. Bạn nên nói dưới 1 phút.

6. Cho khách hàng biết những lợi ích

Hãy viết ra những lợi ích lớn nhất mà bạn cung cấp cho khách hàng (lợi ích mà đối thủ cạnh tranh của bạn không cung cấp). Đây không phải là một tuyên bố lại nhưng có tác động mạnh.

7. Hãy hành động

Theo cuốn sách “Bí mật của luật hấp dẫn để mang lại sự thịnh vượng": Bạn sẽ không hấp dẫn sự thịnh vượng đến nếu bạn không hành động. Bằng khẳng định, bằng mường tượng những điều sẽ xảy đến, bằng suy ngẫm và bằng hành động đồng thời sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để đạt được mục tiêu. Đây là nền tảng kinh doanh.

8. Thành công bắt đầu từ niềm tin chắc thành công

Hiện tại hệ thống niềm tin của bạn có thể không giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn. Mô hình (niềm tin) cũ là một trong những lý do cản trở bạn đạt được những gì có thể đạt.
Bạn nên thay đổi được hệ thống niềm tin với suy nghĩ tích cực.

9. Xác định những kênh phân phối mà bạn sẽ sử dụng

Kênh phân phối đơn giản chỉ là nơi diễn ra giao dịch giữa bạn và khách hàng hoặc được biết đến như là các điểm bán hàng. Có bảy kênh phân phối để lựa chọn là: bán lẻ (retail), bán trực tuyến (online), trực tiếp (direct sales), bán qua các sự kiện (events) , thư đặt hàng (mail order), bán hàng điện thoại hoặc các đại lý (phone sales or agents).

10. Lựa chọn những chiến lược đúng

Chiến lược đúng giúp bạn có được khách hàng xác định như ở bước 4
Có khoảng 130 chiến lược và chiến thuật để lựa chọn (tức là, quảng cáo, gửi thư trực tiếp, copywriting, tele-tiếp thị, tiếp thị internet, vv)

11. Tạo doanh thu trong 90 ngày và kế hoạch tiếp thị

Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch chiến lược, chiến thuật, thời gian và người chịu trách nhiệm thực hiện. Một khi bạn viết những suy nghĩ này ra giấy (hoặc vẽ trên giấy), bạn sẽ cảm thấy ít bị áp lực và có hướng để đi hoặc hành động

11 bước này không phải là một bản hướng dẫn đầy đủ cho một kế hoạch hành động chi tiết, nhưng nó giúp bạn bắt đầu hành động. Nó giống như một thước đo để bạn tham chiếu định kỳ xem có đang đi đúng hướng hay không. Hãy tự hỏi mình mỗi ngày con đường mình đi đúng hay cần phải điều chỉnh.

7 Sai lầm hay gặp trong lập kế hoạch kinh doanh

1. Dự tính lợi nhuận quá cao

Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm.

Phần lớn các kế hoạch kinh doanh thường dự tính lợi nhuận cao hơn 10% -20% so với thực tế. Dự đoán lợi nhuận cao cho thấy chủ doanh nghiệp chưa ước lượng đúng mức các chi phí cơ bản và chi phí phát sinh. Lợi nhuận phải là con số còn lại sau khi trừ các khoản chi phí.

Để tránh lỗi này, bạn nên tham khảo báo cáo tài chính của các công ty cùng ngành để biết mức lợi nhuận thực tế. Sau đó mới tính toán lợi nhuận cụ thể cho dựa trên nguồn lực của công ty. Bạn có thể giảm được những chi phí cơ bản nào? Chiến dịch marketing của bạn có ít tốn kém hơn mức trung bình? Chi phí vận chuyển có bị đội lên không?

2. Kế hoạch tài chính không hoàn chỉnh

Đây là phần rất quan trọng nhưng thường không được chuẩn bị kỹ càng. Mỗi kế hoạch kinh doanh cần có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích cụ thể chi phí ban đầu. Các bảng biểu rõ ràng sẽ giúp người xem dễ hiểu hơn và càng chi tiết càng tốt. Các nhà đầư tư muốn biết bạn cần bao nhiêu tiền và bạn sẽ dùng số tiền đó như thế nào. Chỉ dự đoán doanh số và lợi nhuận thôi thì chưa đủ. Bạn phải chỉ cho các nhà đầu tư thấy chi phí cần bỏ ra để sản xuất hàng hóa, dịch vụ trước rồi mới tính đến lợi nhuận.

3. Mục tiêu không cụ thể

Bạn cần phải nói rõ mục tiêu của mình qua kế hoạch kinh doanh, đừng quá ảo tưởng cũng đừng quá bi quan. Các bản kế hoạch thường đưa ra mục tiêu sẽ giành được vài phần trăm thị phần. Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng là quá lớn và quá sức. Thay vào đó, bạn hãy đề cập cụ thể báo cáo doanh số bán hàng, xây dựng mục tiêu dựa trên các số liệu thực tế.

4. Đánh giá sai tiềm năng thị trường

Sẽ không ai tin nếu bạn hứa hẹn website của bạn sẽ đạt được 50 triệu lượt truy cập. Bạn cần phải thực tế và tỉnh táo khi đề cập tới giá trị của việc kinh doanh. Hiện thực không phải lúc nào cũng như ta tưởng tượng, vì vậy bạn hãy đưa ra một chọn số khiêm tốn hơn so với khả năng của mình.

Nếu việc kinh doanh của bạn thực sự có tiềm năng lớn đến vậy thì thay vì dung con số để minh họa, bạn hãy giải thích cụ thể chiến lược chinh phục thị trường, người xem sẽ tự ước lượng được.

5. Vẽ ra viễn cảnh quá lớn

Các bản kế hoạch kinh doanh phải là minh họa sống động và cụ thể về dự án kinh doanh của bạn, từ ý tưởng cho đến thực tế, từ khâu sản xuất, phân phối đến đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, các bản kế hoạch hay sa đà vào việc phát triển ý tưởng, đưa ra các chiến lược toàn cầu mà quên mất những điểm quan trọng này.

Hãy hoạch định thật rõ ràng kế hoạch để đạt được mục tiêu của bạn. Làm sao bạn mở rộng được quy mô, bạn sẽ gây dựng lực lượng bán hàng như thế nào? 

6. Không hiểu rõ hoạt động phân phối.

Một trong những sai lầm lớn nhất của những người mới bước vào kinh doanh là không nắm được hệ thống phân phối. Đừng vội cho rằng khách hàng chỉ thích mua hàng trực tiếp từ tay bạn. Thông thường, mọi người thích đi chợ và siêu thị để mua sắm hơn. Bạn phải tính tóan chi phí đầu vào cẩn thận, bao gồm phí quản lý, chi phí cho các chiến dịch hợp tác quảng cáo với nhà phân phối, nhà bán lẻ. Ngoài ra bạn cũng phải có một khoản chi phí sản xuất dự phòng trong thời gian chờ nhà bán lẻ, nhà phân phối trả tiền hàng.

7. Không trình bày rõ năng lực

Đừng dài dòng, bạn nên đề cập thẳng vào các vấn đề quan trọng như thị trường, kế hoạch bán hàng, đội ngũ quản lý, tiềm năng phát triển, năng lực cạnh tranh.

Bạn cũng nên trình bày kế hoạch bằng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu. Chứng tỏ năng lưc bằng cách trích dẫn các nhận định của các chuyên gia về công việc kinh doanh của bạn, chứng minh năng lực quản lý bằng bằng cấp và thành tựu.

 



Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích
Kế hoạch kinh doanh quán nhậu
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm
Kế hoạch kinh doanh spa
Kế hoạch kinh doanh hay đáng tham khảo



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý