Thực phẩm bổ khớp tuy thức ăn không thể thay Viên uống, nhưng ăn uống chọn lọc và vận động đúng cách sẽ giúp giảm viêm, giảm đau khớp, rút ngắn thời gian phải dùng Thuốc uống. Sau đây là các thực phẩm chống đau khớp hiệu quả!
Thực phẩm chống đau khớp
Có nhiều món ăn và dùngcông dụng của glucosaminetốt đối với người bị khớp như: Đu đủ, dứa, chanh, bưởi có men kháng viêm, sinh tố C giúp kháng viêm. Các hoa quả giàu vitamin C khác như dâu tây, mâm xôi, đào, xoài, tảo bẹ, nghệ, nấm, trà xanh… cũng giúp kháng các phản ứng viêm. Một số dược liệu quý như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây, đinh hương, các loại gia vị… giúp chống lại những phản ứng có hại.
Quả bơ, cà rốt, khoai lang giúp kháng ôxy hóa, bảo vệ bao khớp và đầu xương. Sữa đậu nành, đậu hũ, hạt bí chống dị ứng, cung cấp chất vôi để bảo vệ đầu xương khi độc chất xói mòn trong ổ viêm…
Các ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, đậu nành và các loại rau xanh (súp lơ xanh, cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu, hạt mầm)… có đặc tính chống bệnh tật, làm tăng hệ miễn dịch, kháng ôxy hóa, giàu năng lượng. Súp lơ xanh giàu vitamin K, C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà chua làm bớt đau khớp (hạt cà chua giảm đau, chống viêm khớp).
Khi đau khớp, viêm khớp cần tránh ăn các thực phẩm nhiều chất phốt-pho (có trong thịt, phủ tạng, thịt đã qua chế biến), thịt đỏ, loại SP bơ sữa vì tuy giàu protein, vitamin, khoáng chất nhưng lại quá nhiều chất béo tăng cường viêm, giảm canxi và tình trạng bệnh xấu đi. Không nên ăn ngô, loại SP bơ sữa đã qua chế biến, đồ ăn nhanh, thực phẩm sẵn, đồ đông lạnh, thực phẩm chiên rán kỹ vì dễ bị dị ứng, viêm nặng hơn.
Hạn chế bánh kẹo, đồ uống ngọt có nhiều đường, phốt pho vì dễ tăng viêm tấy. Các thực phẩm chất béo cao, hải sản (sâm, tảo biển, cá biển, tôm biển…), các sản phẩm quá chua quá mặn cũng không nên ăn vì sẽ tăng gánh nặng cho khớp.
Khi đang đau không nên ăn đồ lạnh, cá đồng, baba, cà pháo vì gây nhức xương khớp. Nên ăn những món có gia vị xương xông, lá lốt (chả xương xông, lá lốt, chuối ốc, đậu phụ, bò cuốn lá lốt…) và dùngcách uống thuốc glucosamineđể phòng bệnh. Nên dùng Viên bổ sung canxi, vitamin nhưng phải có bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng bệnh khớp.
Di chuyển khoa học
- Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng.
- Ghế ngồi có chỗ dựa lưng để giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng.
- Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuống dễ dàng.
- Mở lọ thực phẩm với dụng cụ thay vì dùng sức mạnh của bàn tay.
- Đừng cầm vật gì nặng quá lâu.
- Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột sống khỏi cứng nhắc.
- Cần nâng một vật nặng, nên xử dụng cả hai tay thay vì một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng.
Thực phẩm giúp khỏe xương khớp
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, không chỉ có người lớn tuổi bị thoái hóa khớp mà còn có nhiều người trung niên và trẻ tuổi cũng bị tấn công. Bệnh tuy không gây nguy hiểm ngay, nhưng có thể gây tàn phế và ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của bệnh nhân. Vì vậy, mọi người cần có biện pháp dự phòng để có khớp khỏe, sống vui.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa quá trình phá hủy, tái tạo khớp và các cấu trúc liên quan, cùng với những thay đổi thứ phát do viêm ở màng hoạt dịch và sụn khớp. Các khớp hay bị thoái hóa là các khớp chịu lực lớn như khớp gối, khớp háng, cổ chân và cột sống.
Thoái hóa khớp được chia làm hai nhóm: thoái hóa khớp nguyên phát do đột biến gen gây ra bất thường về cấu trúc của khớp; thoái hóa khớp thứ phát sau các chấn thương gây vỡ sụn, gãy xương vùng khớp…
Đau là biểu hiện thường khởi phát khi có cử động khớp và giảm khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động và cứng khớp. Hình thành các chồi xương và biến dạng trục là các triệu chứng thường thấy. Tiếng lục cục trong khớp có thể kèm theo đau.
Dấu hiệu tràn dịch khớp mà không nóng đỏ vùng khớp. Nếu thoái hóa khớp tiến triển nặng, đặc biệt là ở các khớp chịu lực như khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, cột sống thường gây đau hoặc rất đau khi đi lại.
Thực phẩm giúp khỏe xương khớp
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp kiểm soát được tình trạng thoái hóa khớp, làm chậm quá trình lão hóa.
Thực phẩm tốt cho khớp, sụn và xương gồm: thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm (gà, vịt, ngan ngỗng), cá biển, tôm, cua, sò, nhất là các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ chứa nhiều acid béo omega-3 rất tốt cho người bị thoái hóa khớp.
Nước hầm xương ống hay sụn sườn bò chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Nước hầm xương ống, xương sườn lợn, bò, tôm, cá nấu nhừ ăn cả xương là những nguyên liệu tự nhiên giúp bổ sung canxi cho cơ thể.
Ngũ cốc và rau củ quả như đậu nành, hạt mầm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa. Đu đủ, dứa, chanh, bưởi là những loại trái cây có nhiều men kháng viêm và vitamin C là hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Các chất trong trái bơ hay đậu nành có tác dụng kích thích tế bào sụn sản sinh collagen là một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Cà rốt và ớt rất giàu vitamin A, E là hai chất cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Súp lơ xanh rất giàu vitamin K, C, giúp xương khớp chắc khỏe. Các loại dầu chứa nhiều acid béo omega 3 như dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ôliu… là những thực phẩm tốt để làm giảm quá trình thoái hóa khớp. Ngoài ra, ở những nơi khan hiếm thực phẩm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D, nhóm B, K, acid folic, canxi, sắt từ thuốc.
Tham khảo thêm một số cách trị đau khớp hiệu quả
Đau là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý về xương khớp và cần nhanh chóng được giải quyết.
Cũng có những trường hơp bạn phải chịu đựng cảm giác đau nhức khớp nhưng lại không phải là do chứng viêm khớp gây nên mà đó có thể là do các chứng bệnh khác, ví như chứng giả viêm khớp.
Tuy nhiên, sau đây là những tiêu chí chung nhất giúp bạn có thể cải thiện tình trạng:
Giảm cân
Hãy giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp.
Tập luyện
Tập luyện sẽ đem lại những ích lợi nhất định đối với người mắc chứng viêm khớp. Sẽ là sai lầm, nếu bạn cho rằng, khi các cơn đau hoành hành thì càng ít hoạt động càng tốt bởi điều đó sẽ chỉ làm cảm giác đau đớn kéo dài thêm.
Việc luyện tập có thể diễn ra ở trên cạn hay dưới nước đều có tác dụng tốt. Khi luyện tập sẽ giúp kéo căng các cơ bắp xung quanh các khớp, giảm đau hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp với sức khỏe bản thân. Ví như các động tác nhẹ nhàng có tác dụng thư giãn các khớp, tránh tình trạng để cho các khớp bị ỳ, ít hoạt động. Hay bạn cũng có thể đi bơi vì đây sẽ là cơ hội tốt để các khớp được thả lỏng và tứ chi hoạt động.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ phía các nhà vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập “chống lại” các cơn đau khớp.
Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: Các bài tập aerobic hay các bài tập có liên quan đến sức bền được thực hiện vào đúng lúc cơn đau xuất hiện, sẽ nhanh chóng giúp loại bỏ cảm giác đau đớn.
Vitamin D
Hàm lượng vitamin D trong máu ở mức thấp sẽ khiến cho khớp bị đau và có nguy cơ làm tăng viêm khớp mãn tính.
Vậy nên tăng cường vitamin D qua chế độ ăn uống và uống viên nén sẽ có tác dụng giảm đau lâu dài.
Glucozamin
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng Glucozamin có khả năng làm giảm cảm giác đau khớp do chứng viêm khớp mãn tính gây ra.
Châm cứu
Châm cứu đặc biệt đem lại những hiệu quả đối với chứng viêm khớp mãn tính, hay những chứng bệnh viêm đau mãn tính khác. Chính vì thế, bạn có thể áp dụng liệu pháp trị bệnh này để cải thiện tình trạng.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống liên quan chặt chẽ với loại bệnh viêm khớp nhưng vẫn có các tiêu chí chung sau:
- Hạn chế đồ uống có cồn. Bạn cần tránh sử dụng những loại đồ uống như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác.
- Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao: như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối.
- Cần tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông và ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế vì sẽ làm gia tăng tình trạng viêm tấy.
- Nên ăn bổ sung thêm thực phẩm có chứa axit omega - 3 (có nhiều trong cá) để giảm chứng sưng khớp.
- Tăng cường các loại trái cây như đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
Trong sinh hoạt, cần tránh các tư thế sai, không dùng đầu đội vật nặng; giảm cân nếu thừa cân; thể dục thể thao đều đặn, vừa sức; chế độ ăn uống hợp lý, tránh béo phì; tăng cường vitamin nhóm B, C và khoáng chất… nhằm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho khớp để phục hồi và tái tạo sụn khớp, tăng sản xuất dịch khớp.
Khi thấy đau nhức ở các khớp và khó cử động, nên đi khám chuyên khoa để được xác định và điều trị bệnh khớp vì chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu cơn đau và nguy cơ biến chứng.
Cách phòng bệnh đau khớp
Bệnh đau khớp là hậu quả của quá trình viêm khớp, thoái hóa khớp làm cho các sụn khớp bị ăn mòn. Bệnh nhân bị đau khớp sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp hay cử động như là ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai…Đôi khi các khớp còn bị sưng, phát ra tiếng kêu, hạn chế khi vận động, nhất là vào buổi sáng. Vậy nguyên nhân nào gây đau khớp và cách phòng bệnh như thế nào?
Nguyên nhân gây đau khớp
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.
Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).
Những người lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Triệu chứng của các bệnh đau khớp
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.
Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Bệnh viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
Ai là người hay mắc bệnh đau khớp?
- Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương.
- Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.
- Những người bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.
Phương pháp chữa bệnh đau khớp
1. Dùng thuốc giảm đau:
Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.
2. Sử dụng biện pháp châm cứu:
Châm cứu là một phương pháp có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
3. Luyện tập:
Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ. đi xe đạp nhẹ
Cách phòng bệnh đau khớp
- Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.
- Căng duỗi: Căng duỗi khopsẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.
- Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Cần uống nước đầy đủ, nhất là về mùa đông không nên ngại uống nước.
Bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp
Chế độ ăn kiêng cho người đau khớp gối
Nguyên nhân của bệnh đau khớp
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới
Viêm cột sống dính khớp là gì?
(ST)