Cuộc sống của một người xoay quanh các vấn đề công việc, tài chính thăng tiến, ước mơ...Đê thực hiện được những điều đó bạn phải có những kế hoạch cụ thể và bắt tay vào hành động. Hãy tham khảo những gợi ý sau bạn nhé!
5 bước lập kế hoạch nghề nghiệp
Việc lập kế hoạch nghề nghiệp không khó! Bạn chỉ cần nắm vững năm bước sau:
Bước 1: Đánh giá bản thân
Ở bước này, các câu hỏi tự đánh giá (self-assessment) sẽ giúp bạn hiểu rõ mình hơn. Hình thức những câu hỏi này rất đa dạng, nhưng tựu trung chia làm bốn nhóm:
• Điểm mạnh
+ Bạn làm tốt việc gì?
+ Bạn có những kỹ năng gì?
+ Tính cách nào của bạn nổi trội nhất?
• Điểm yếu
+ Bạn không thích loại công việc nào?
+ Những kỹ năng nào bạn không giỏi?
+ Bạn có những hạn chế gì?
• Cần cải thiện:
+ Bạn muốn học thêm những kiến thức gì? (chuyên ngành, xu hướng mới…)
+ Bạn cần rèn luyện thêm những kỹ năng gì?
(phân tích, đàm phán, thuyết trình…)
• Đam mê:
+ Bạn thích làm công việc gì? (gặp gỡ nhiều người, làm việc với các con số, phân tích tình hình tài chính hay chăm sóc, hỗ trợ khách hàng…)
+ Điều gì làm cho công việc của bạn có ý nghĩa? (Tiền lương, thăng tiến, cơ hội học hỏi…)
Nếu muốn chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dùng các bài trắc nghiệm hướng nghiệp như Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) để biết dạng công việc phù hợp với mình.
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
Bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn và dài hạn) trong công việc bạn mong muốn, nhưng lưu ý là những mục tiêu này cần phù hợp với cả sở thích, niềm đam mê và năng lực của bạn. Đừng quên là bạn chỉ có thể đạt được thành công thật sự trong công việc nếu được làm đúng công việc mình yêu thích và có khả năng làm tốt.
Bước 3: Nghiên cứu công việc
Sau khi đã xác định được mục tiêu, bạn hãy tìm hiểu loại công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân nhất. Truy cập vào các trang web tuyển dụng có thể giúp bạn tìm hiểu về các công việc đang có trên thị trường cũng như nhu cầu tuyển dụng hiện tại. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tích cực mở rộng quan hệ xã hội (networking) ở các mạng cộng đồng. Hãy hỏi những người trong nghề bạn quen xem công việc mà họ đang làm hằng ngày là gì? Kỹ năng nào cần thiết cho công việc? Triển vọng thăng tiến như thế nào? Muốn việc này tiến hành thuận lợi, bạn đừng quên thường xuyên cập nhật hồ sơ (thông tin giới thiệu về trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn và thành công trong công việc).
Bước 4: Tính toán và ra quyết định
Thời điểm quan trọng đã đến! Đây là lúc bạn lập danh sách hai hay ba công việc ưng ý nhất rồi cho điểm chúng theo những tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp như giá trị, sở thích, tính cách, kỹ năng … Công việc nào có số điểm cao nhất sẽ là ưu tiên hàng đầu của bạn. Nếu công việc lý tưởng đó chính là những gì bạn đang làm thì từ nay bạn chỉ cần tập trung mọi nỗ lực của mình vào kế hoạch thăng tiến sự nghiệp! Ngược lại, bạn nên cân nhắc đến khả năng chuyển việc (có thể là chuyển sang một phòng ban khác).
Bước 5: Lập kế hoạch hành động
Hãy xác định những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung để đạt được mục tiêu thăng tiến, trong đó xác định rõ mức độ ưu tiên và thời hạn chót để hoàn thành. Ngoài ra, bạn cũng nên mạnh dạn bày tỏ với sếp rằng mình đã sẵn sàng đón nhận những trách nhiệm mới. Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm công việc lý tưởng thì việc đầu tiên bạn nên làm là chỉnh sửa hoặc đăng mới hồ sơ trực tuyến. Sau đó, bạn nên theo dõi thường xuyên thông tin việc làm và tham khảo mục tư vấn hướng nghiệp trên báo đài hay trang web tuyển dụng để luôn nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tự trang bị cho mình những kỹ năng tìm việc cần thiết.
Bạn đã từng nghe câu: “If you fail to plan, you plan to fail” (Nếu không hoạch định công việc trước, bạn sẽ chuốc lấy thất bại) chưa? Rõ ràng, khi có một bản kế hoạch nghề nghiệp trong tay, bạn sẽ nhìn thấy rõ các mục tiêu và hành động cần thực hiện để tự quyết tương lai sự nghiệp của mình. Vì vậy, bạn hãy đầu tư thời gian và công sức tương xứng cho bản kế hoạch này! Đó chắc chắn sẽ là một trong khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn trong năm mới!
Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân
Trong điều kiện thông thường, bạn hãy nhớ một nguyên tắc đơn giản để thiết lập ngân sách cho mình là: Số tiền tiêu phải ít hơn số tiền kiếm được.
Hãy coi việc quản lý tài chính cá nhân như công việc của một nhà quản lý, khi đó, bạn sẽ có động lực để hoàn thành các mục tiêu nhiều hơn và chủ động đưa ra danh sách những khoản chi cần được cắt giảm, những khoản chi không cần thiết (có thể tưởng tượng rằng mình là một giám đốc và đang duyệt ngân sách thực hiện cho nhân viên).
Mục đích cần đạt được khi thực hiện việc lập ngân sách này là các khoản chi tiêu phải được quản lý hiệu quả mỗi ngày. Sau đây là các bước thực hiện:
Bước 1: Nhìn tổng quát và khách quan việc chi tiêu của bạn
Đây là một bước quan trọng đầu tiên đòi hỏi bạn phải nghiêm túc và thành thật với chính mình. Từ đây, bạn có được cái nhìn khái quát để biết mình có những khoản chi nào, số tiền dành cho chúng nhiều hay ít, các khoản chi này có hợp lý hay chưa.
Bạn có thể dùng một quyển sổ hoặc các phần mềm quản lý tài chính cá nhân đơn giản như MyMoney - đây là phần mềm quản lý chi tiêu cực kỳ đơn giản và tiện ích - bạn nhập các thông tin tiêu xài hằng ngày của mình để theo dõi. Vào cuối mỗi ngày hoặc mỗi tuần bạn dành một ít thời gian của mình để đánh giá nhanh việc chi tiêu của chính mình.
Nếu bạn thường dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để thanh toán thì hãy sử dụng các số liệu mà ngân hàng và yêu cầu họ báo cáo cho bạn hằng tháng.
Khi thực hiện đánh giá, bạn hãy lưu ý những khoản chi chiếm nhiều tiền của mình và làm nổi bật chúng lên. Lợi ích của việc này là bạn có thể dễ dàng nhận ra những khoản chi “vung tay quá trán” của mình và đưa ra giải pháp cho mình để giảm lại số tiền chi.
Bước 2: Lập kế hoạch về những khoản mua sắm sắp tới của bạn
Hãy lập danh sách cho những thứ mà bạn nghĩ mình sẽ mua trong vòng 3-6 tháng tới, bao gồm những chi tiêu thông thường như mua xe, ti vi, máy giặt, du lịch,... cho đến những khoản chi có liên quan đến tài chính, đầu tư như gửi tiết kiệm, thanh toán thẻ tín dụng,... và những khoản chi khẩn cấp. Tương tự, bạn cũng liệt kê những khoản chi quan trọng trong vòng 3-5 năm tới cho mình trong kế hoạch dài hạn. Danh sách này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra các quyết định ưu tiên khi mua sắm cũng như giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình, nhất là khi ngân sách của bạn là có giới hạn.
Ngoài ra, có một cách lập danh sách cũng khá thú vị. Về nội dung chính vẫn là các dự định mua sắm trong tương lai của bạn nhưng sẽ được phân loại thành nhóm:
- Nhóm những khoản mua sắm có ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc của bạn trong dài hạn, ngắn hạn
- Nhóm những khoản mua sắm có thể giúp cải thiện chất lượng sống của bạn (có thể trong 3, 5, 10 năm hoặc hơn)
Bước 3: Phân loại các khoản chi tiêu của bạn
Bước này giúp bạn cân đối và dự tính được “ngân sách” cho các nhóm chi tiêu của mình. Bạn hãy nhìn tổng quát việc chi tiêu của mình và sắp xếp các khoản chi đó vào từng nhóm và phân bổ lượng tiền cần cho từng nhóm đó là bao nhiêu phần trăm. Tuỳ vào nhu cầu chi tiêu của mỗi người mà các nhóm này sẽ khác nhau. Ở đây, xin chia sẻ một cách phân loại nhóm chi tiêu:
- Nhóm tiết kiệm: chi cho các sở thích, nhu cầu cá nhân ở tương lai hoặc các khoản chi theo thời hạn như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng, tiền để dành cho các khoá học, tiền đi du lịch, tiền mua nhà, tiền trả nợ vay, tiền mừng cưới,...
- Nhóm đầu tư: thực hiện chi cho mục đích kinh doanh “tiền sinh tiền” như tiền vốn kinh doanh, tiền chi cho các quỹ đầu tư...
- Nhóm dự phòng: chi cho các khoản phát sinh bất ngờ không mong muốn như tiền sửa xe, tiền khám bệnh, tiền làm giấy tờ,...
- Nhóm thường ngày: chi cho những vật dụng hằng ngày như áo quần, ăn uống, vật dụng nhỏ trong gia đình, đi cafe, giải trí, các hoá đơn hàng tháng,...
Dù đã rất cố gắng nhưng một khi bạn biết rõ mình cất tiền ở đâu, có chìa khoá hoặc là người đưa ra quy định cho tài khoản đó thì bạn vẫn không thể kiềm chế mình lấy khoản tiền đó để mua sắm. Khi đó, bạn hãy nghĩ đến một người nguyên tắc, nghiêm khắc đáng tin cậy nào đó hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm thông minh của ngân hàng để họ giúp bạn cất giữ số tiền đó.
Bước 5: Ngừng những chi tiêu quá trớn của bạn
Sau khi bạn đã có danh sách đã phân loại những khoản chi của mình và phân bổ kinh phí cho từng khoản đó, thì bạn có thể áp dụng thử mẹo đơn giản sau đây để việc chi tiêu của mình thêm hiệu quả. Giả sử bạn có 4 nhóm phân loại như trên: tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và thường ngày thì bạn cần 4 chiếc phong bì. Trên mỗi phong bì, bạn ghi thật to và rõ tên từng nhóm một. Sau đó, bạn bỏ vào đó số tiền mà bạn phân bổ cho mình trong một tháng. (nếu bạn khéo tay, bạn có thể trang trí những biểu tượng icon dễ thương hoặc có liên quan đến tên gọi của các nhóm phân loại cho phong bì thêm xinh xắn)
Riêng với nhóm thường ngày, bạn có thể chia nhỏ thêm lần nữa thành các nhóm với số tiền ứng trong 1 tháng hoặc theo từng tuần:
- Làm đẹp (mỹ phẩm, quần áo, phụ kiện);
- Thực phẩm;
- Hoá đơn (điện thoại, internet, điện, nước, tiền an ninh, vệ sinh...);
- Giải trí (cafe, xem phim, kịch, nhạc, sách);
- Khác.
Sau khi đọc xong những bước trên, điều bạn cần làm là bắt tay thực hành sớm nhất có thể và quyết tâm thực hiện tới cùng (hoặc có cam kết tương tự với bất kỳ phương pháp quản lý tài chính nào mà bạn cảm thấy hiệu quả và phù hợp với mình). Suy đi ngẫm lại, để khi quản lý tài chính của mình thành công thật ra không quá khó nhưng cũng không hẳn dễ. Lời khuyên chỉ là bạn hãy: tuân thủ nguyên tắc (có thể linh hoạt), quyết tâm, không trì hoãn, không nuông chiều bản thân và cảm xúc bốc đồng của mình.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
LêN Kế Hoạch Kiếm Tiền Và Tiêu Tiền
Kiếm được tiền thời buổi này không dễ. Muốn kiếm được nhiều tiền bạn cần có 1 kế hoạch cụ thể và thực hiện kế hoạch 1 cách quyết liệt. Không những thế khi tiêu tiền bạn cũng cần biết cân nhắc những khoản nào đáng tiêu, khoản nào không. Nếu làm được như vậy thì đảm bảo tình trạng tài chính cả nhân của bạn luôn dư dả.
Các bước lên kế hoạch du học
1. Cần xác định khả năng của mình, có thể kiếm tiền từ những nguồn nào:
- Thu nhập chính (lương, thưởng)
- Thu nhập phụ (lậu), gồm các khoản thu nhập ngoài công việc chính
- Thu nhập bất thường
- Thu nhập từ nghề tay trái (nếu có)
2. Xác định nhu cầu của bản thân
- Tiêu vào những việc gì?
- các khoản chi tiêu định kỳ (cố định)
- Các khoản chi tiêu đột xuất (dự phòng)
- các khoản tích cóp định kỳ
Khi 1>2 tức là bạn đang có khả năng quản lý tốt, kiếm tiền tốt và chi tiêu hợp lý
Nếu 1< 2 thì bạn cần phải xem lại, hoặc khả năng kiếm tiền của bạn kém, hoặc bạn chi tiêu chưa hợp lý
Việc đi du học thường là kế hoạch dài hạn, do vậy học sinh hay cha mẹ học sinh thường đã phải lên kế hoạch rất sớm về việc chuẩn bị tài chính, trình độ Tiếng Anh và trình độ học vấn.
Việc chuẩn bị đi du học sẽ tùy thuộc từng gia đình, bậc học (A level, Dự bị Đại học, Cao học hay Tiến sỹ) và trình độ Tiếng Anh. tuy nhiên các bước chuẩn bị sẽ tương đối giống nhau với mọi học sinh.
- Bước 1: Tìm hiểu bậc học mình sẽ theo học (PTTH, A level, Dự bị Đại học, Đại học, Cao học hay Tiến sỹ) từ đó định ra thời gian tối thiểu theo học, khoản kinh phí (học phí và chi phí ăn ở), trình độ tiếng Anh và trình độ học vấn đáp ứng đầu vào đối với bậc học.
- Bước 2: Tìm hiểu thành phố, trường học đáp ứng được sở thích, cá tính, khoản kinh phí dự định và chuyên ngành học sinh theo học.
- Bước 3: Định ra thời gian làm hồ sơ gửi đến các trường, thời gian làm visa.
Với 3 bước cơ bản này bất kể học sinh, sinh viên nào cũng trải qua để theo đuổi ước mơ du học.
Thông thường khâu chuẩn bị hồ sơ , gửi sang những trường mà mình yêu thích là rất quan trọng. Đối với học sinh học A level hay Foundation thì việc xét tuyển chủ yếu dựa vào kết quả học tập tại Việt Nam và trình độ tiếng Anh thể hiện qua bài kiểm tra đầu vào của trường hoặc chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEFL…tuy nhiên đối với các sinh viên theo đuổi khóa học cao học thì việc chuẩn bị hồ sơ không chỉ giới hạn ở bảng điểm hay bằng tốt nghiệp.
Một phần không thể thiếu được đó là việc viết bài tiểu luận giải thích lý do vì sao bạn thích học chuyên ngành mà bạn đăng ký, và một trong những lý do mang tính thuyết phục đối với nhà trường và hội đồng xét tuyển đó là bạn phải gắn nó với định hướng nghề nghiệp hiện tại hoặc tương lai (job orientation). Bạn có thể đăng ký nhận thêm thông tin từ các công ty tư vấn du học uy tín theo mẫu đăng ký tại ô bên dưới.
Nếu bạn định nộp hồ sơ cho những chuyên ngành yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm (chẳng hạn MBA) tại những trường nằm trong hiệp hội MBA quốc tế hoặc xếp hạng tốt thì phần nêu bật những công việc bạn đã trải qua và cách thức giải quyết công việc của bạn sẽ mang tính thuyết phục. Việc thừa nhận những điểm yếu hoặc thiếu hụt kỹ năng của bạn trong công việc hiện tại là một khôn ngoan để lý giải cho việc cần phải học tiếp lên cao để đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động ngày một khó tính. Tham khảo: Kinh nghiệm lập hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ
Ngoài ra thời gian nộp hồ sơ càng sớm càng đảm bảo khả năng nhận được thư mời của trường hoặc học bổng bạn có thể tham gia. Nộp hồ sơ sớm đồng nghĩa với việc bạn có thể lên kế hoạch làm visa, đặt vé máy bay, tìm chỗ đổi tiền với một tỷ giá hợp lý.
Những gợi ý để cho việc chứng minh kế hoạch học tập nghiêm túc
Một kế hoạch học tập nghiêm túc là kế hoạch được HSSV lựa chọn với những lý do hợp lý. Một kế hoạch học tập tốt không chỉ giúp học sinh sinh viên thành công với việc xin visa mà còn thuận lợi trong quá trình học tập lâu dài về sau. Sau đây là một số điều chúng tôi tổng hợp và gợi ý cho bạn để chuẩn bị những câu trả lời thuyết phục cho kế hoạch tập của mình:
Vì sao kế hoạch này được chọn:
Bạn phải có lý do rõ ràng vì sao lựa chọn kế hoạch này, tại sao bạn du học trong giai đoạn học trung học hay tại sao bạn chọn ngành nghề này để theo học. Vì vậy, hãy tìm hiểu để có thể giải thích hợp lý cho mỗi sự lựa chọn của mình, để kế hoạch này phù hợp với bản thân.
Chọn chương trình học:
Khi lựa chọn khoá học, bạn cần biết trước liệu khóa đó có thể chuyển đổi được qua những chương trình tương tự hay không; chuyên ngành có thể theo học; ngành học này sẽ giúp bạn thực hiện được định hướng nghề nghiệp của bạn hay không; khóa học mang tính học thuật hay tính ứng dụng.
Chọn địa điểm du học:
Mặc dù có hàng trăm trường học tuyệt vời, nhưng dường như nhiều học sinh sinh viên tự hạn chế lựa chọn của mình do muốn chọn sống cùng người thân khi du học. Với lựa chọn này, học sinh có thể được gia đình chăm sóc tốt hơn. Nhưng cũng có rất nhiều ưu điểm với lựa chọn ngược lại. Ví dụ như, khi ở ký túc xá, bạn có thể tập trung tốt hơn vào việc học, đạt kết quả học tập cao và duy trì được học bổng hàng năm; Cơ hội kết bạn với những người bản xứ sẽ tăng khả năng tiếng Anh, hoà nhập với đời sống xã hội Mỹ, trải nghiệm bản sắc văn hoá Mỹ; học cách sống và tư duy độc lập; trưởng thành hơn v.v...
Đối với sinh viên, để chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai, điều quan trọng là bạn thâm nhập được vào thế giới công việc, nơi giúp sinh viên nói chung trưởng thành hơn. Thông thường, với những công ty quốc tế lớn, việc quyết định tuyển dụng dựa trên cách người xin việc thể hiện tại cuộc phỏng vấn gần như quan trọng nhất. Vì vậy, khả năng tiếng Anh cộng với kinh nghiệm thực tế, sự chín chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. học tiếng anh online.
Lập kế hoạch về tài chính khi du học
Cung cấp những khoản mục tài chính bắt buộc, các nguồn lực hỗ trợ, các mẹo trong chi tiêu và chính sách mới dành cho du học sinh Việt Nam. Tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của quý phụ huynh cũng như các bạn học sinh sinh viên khi quyết định du học. Bài viết này hỗ trợ bạn đọc lập kế hoạch tài chính khi quyết định du học cho bản thân hoặc con em mình. Tham khảo: Những câu hỏi thường gặp khi chứng minh tài chính du học
Tài chính khi đi du học gồm có 4 mục chính là: Học phí, chi phí ăn ở, học bổng và làm thêm. Trong bài viết sẽ cũng cấp cách tính các loại phí, các mẹo nhằm tiết kiệm tiền và cập nhập chính sách mới của chính phủ Canada dành cho sinh viên quốc tế.
-
Học phí
Học phí của 1 khóa học sẽ được quyết định bởi chương trình học và thời gian học. Khi lựa chọn chương trình học nhiều bậc phụ huynh có tâm lý là cứ học cao là tốt, ưu tiên chọn chương trình đại học và sau đại học. Nhưng tại Canada học vấn, bằng cấp cao chưa chắc dễ kiếm việc làm hơn bằng cấp thấp. Vì mục đích đào tạo của mỗi chương trình rất khác nhau. Các chương trình cao đẳng, Post Gaduate, Co-op nhằm đào tạo ra những nhân viên giỏi. Còn chương trình đại học và sau đại học mang tính chất nghiên cứu chuyên sâu hơn tạo ra những nhà khoa học, nghiên cứu sinh tài năng.
-
Thời gian đào tạo
Thời gian học cũng là điểm mà rất nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh sinh viên ít chú ý trong lựa chọn học tập của mình. Chi trả các chi phí du học trong 2 năm luôn dễ dàng hơn rất nhiều so với 4 năm hay 6 năm. Để an toàn các bạn nên chọn chương trình cao đẳng 2 năm rồi sau đó chuyển tiếp lên đại học 2 năm nữa. Tổng thời gian vẫn không đổi nhưng sau 2 năm bạn đã có tấm bằng cao đẳng. Bạn đã có thể quyết định đi làm hay học tiếp ở giai đoặn này. Một phương pháp phòng ngừa rủi ro rất tốt cho các bạn du học sinh.
- Chính sách hoàn trả học phí
Ví dụ về chính sách chi trả học phí khi du học Canada: Để khuyến khích việc học tập của sinh viên quốc tế tại Canada cũng như để nhu hút nhân tài chính phủ Canada đưa ra nhiều chính sách trong đó có chính sách hoàn trả hoc phí của bang Manitoba. Tức là trong vòng 6 năm làm việc tại Canada, mỗi năm sinh viên sẽ được hoàn 10% tổng học phí đã đóng cho trường. Ví dụ như bạn học tại trường Đại học Manitoba trong 4 năm, mỗi năm học phí là 13,000 CAD. Tổng học phí là CAD 52,000 thì mỗi năm làm việc tại Manitoba sau khi tốt nghiệp bạn sẽ được nhận CAD 5,200 liên tục trong vòng 6 năm.
- Tranh thủ học bổng -
Không giống như ở Việt Nam, tại Canada có rất nhiều các loại học bổng khác nhau sinh viên có thể xin được. Học bổng có thể phân làm 2 nhóm là học bổng của nhà trường và học bổng bên ngoài trường.
Học bổng của nhà trường các bạn có thể dễ dàng cập nhập nắm bắt và nộp hồ sơ xin học bổng thông qua website của trường hoặc các trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường.
Học bổng bên ngoài trường gồm học bổng chính phủ và học bổng tư nhân. Các học bổng này nhằm để hỗ trợ và thu hút các nhân tài từ bên ngoài. Bạn có thể tìm kiếm học bổng thông qua website chính phủ hoặc các website tổng hợp học bổng.
Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh nhất
Cách kiểm soát tài chính cá nhân thông minh
Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân để ổn định tài chính
Kế hoạch kinh doanh cá nhân
Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân khôn ngoan nhất
Phát triển cá nhân
(ST)