Cùng tham khảo những hướng dẫn học Anh văn sơ cấp để giao tiếp nha. Muốn học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả thì không phải cứ chăm chỉ và bỏ nhiều công sức là sẽ thành công. Hãy hiểu rõ mục đích học tiếng Anh giao tiếp của bạn, từ đó biết được nên học cái gì và học như thế nào.
Phương pháp hay để học tiếng Anh giao tiếp
Đây là kinh nghiệm của một người đã từng là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh và hiện là giáo viên Anh Văn tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
Nhân đầu năm học, tôi có mấy “bí kíp” học tiếng Anh giao tiếp, xin mạn phép ghi ra. Nếu ai có những kinh nghiệm khác hiệu quả hơn, xin post lên để cùng học hỏi.
Listening: Tôi thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó. Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!! Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu “spoken diary”, cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình.
Speaking: Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên từ vựng vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm! Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng! Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh giao tiếp càng nhiều càng tốt!
Reading: Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh!
Writing: Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Những bước này tôi đều áp dụng với các lớp học môn Writing và thấy có hiệu quả. Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý ko sai chính tả. Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói. Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng (“save the best for the last”!)
Vocabulary & grammar: Học tốt cả 4 kỹ năng tức không thể bỏ qua phần từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp muốn giỏi thì học kỹ các quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói và viết. Từ vựng cũng thế! Biện pháp sau của tôi tuy cũ nhưng rất hữu ích: các bạn nên chịu khó luôn mang theo bên mình quyển sổ tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh ko được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm. Quyển sổ cũng để ghi chú những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là những từ tình cờ học được. Việc ghi ra có thể giúp một số bạn; một số bạn khác cần có hình ảnh, màu sắc mới nhớ thì có thể vẽ hoặc tạo một ký hiệu nào đấy để dễ học. Đây là cơ cấu não bộ của riêng mỗi người, các bạn nên linh động thay đổi sao cho phù hợp.
Tóm lại, theo tôi, nếu xem việc học nhẹ nhàng, vui vẻ thì hiệu qu�� đạt được sẽ cao hơn. học Tiếng Anh giao tiếp cũng giống như các môn học khác, muốn thấm sâu, thấm lâu thì cần phải có một thời gian đầu tư nhất định. Đừng quá nôn nóng vội vã mà hãy lên kế hoạch cho việc học của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và quyết tâm thực hiện thật gắt gao. Sau một thời hạn nhất định, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả mình đạt được. Chúc các bạn thành công!
CÁCH TỰ HỌC TIẾNG ANH GIAO TIẾP KINH NGHIỆM HAY CHO BẠN
Bạn học tiếng Anh giao tiếp để làm gì?
Thông thường có những đối tượng học tiếng Anh giao tiếp như sau:
-Tiếng Anh giao tiếp để sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày: Phục vụ cho những người có một số giao tiếp cơ bản với người nước ngoài như đi du lịch, làm dịch vụ, bán hàng, kết hôn với người nước ngoài, đi lao động ở nước ngoài (tùy công việc có thể phải học thêm tiếng Anh chuyên ngành)
- Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm để sử dụng trong công việc hàng ngày tại các công ty liên doanh, công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Tiếng Anh giao tiếp để sử dụng trong môi trường học tập và sinh sống ở nước ngoài: Dành cho những người đi học, đi đào tạo, hoặc định cư hẳn ở nước ngoài.
Mỗi đối tượng trên sẽ cần nội dung học khác nhau và phương pháp học khác nhau. Tất nhiên, nếu chúng ta có đủ nghị lực, thời gian và tiền bạc để học tiếng Anh lên đến trình độ cao nhất, đầy đủ các kỹ năng nhất thì quá tuyệt vời, nhưng để thực tế và hiệu quả hơn thì chúng tôi khuyên bạn nên giới hạn mục tiêu đúng theo nhu cầu của mình thôi.
Bạn nên học tiếng Anh giao tiếp như thế nào?
Sau khi trả lời được câu hỏi "học để làm gì", thông thường bạn cũng đã tự trả lời được câu hỏi "học cái gì" rồi. Nếu là để sử dụng tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày: Hãy học theo các tình huống, các cụm từ và mẫu câu đơn giản nhất, bỏ qua ngữ pháp, tập trung và khả năng nghe và phản xạ nói. Nếu bạn phải đi học tập ở nước ngoài: Bạn phải chú trọng hơn đến ngữ âm, ngữ pháp, xây dựng vốn từ vựng phù hợp với chuyên ngành mình học. Nếu muốn định cư sinh sống ở nước ngoài: Ngôn ngữ tiếng Anh cơ bản theo giáo trình là không đủ, bạn còn cần biết thêm nhiều thành ngữ, tiếng lóng, cách nói tiếng Anh "trong thực tế". Nếu học tiếng Anh giao tiếp để làm việc cho công ty nước ngoài ở Việt Nam: Bạn không cần biết và nói nhiều từ lóng hay ngôn ngữ đời thường đâu, nên chú trọng vào thứ tiếng Anh "formal", đơn giản và đúng quy tắc là được.
Bạn nên học tiếng Anh giao tiếp như thế nào? Rất nhiều phương pháp, kỹ năng bạn có thể tìm kiếm được trong các cuốn sách, trên mạng, trong bài viết này chúng tôi chỉ nhấn mạnh vào một vài nguyên tắc đặc biệt cần thiết như sau:
- Giao tiếp là Nghe + Nói, vì thế đừng luyện tập tách riêng hai kỹ năng này. Có nhiều người học nghe bằng cách nghe băng rất nhiều, sau đó học nói bằng cách tự mình nói về một chủ đề nào đó. Cách học này mang lại ít hiệu quả, lý do vì khi nghe và nói như vậy bạn đang tương tác CHỦ ĐỘNG và MỘT CHIỀU, vì thế nó không rèn luyện phản xạ giao tiếp như trong thực tế. Bạn sẽ vẫn hoàn toàn bối rối khi phải nói chuyện với một người khác, bởi vì khi đó nội dung giao tiếp sẽ thay đổi, biến hóa và không phụ thuộc vào một mình bạn. Bạn không phản xạ kịp và sẽ cảm thấy "bí" rất nhanh, mặc dù bạn có rất nhiều vốn tiếng Anh trong đầu.
Hãy cố gắng để luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người thật, tốt nhất là với người nước ngoài, hoặc những người giỏi tiếng Anh hơn bạn, hoặc cùng lắm thì với bạn bè cũng được. Đừng tập một mình!
- Đừng học để biết, hãy học để vận dụng. Bạn có biết rằng người ta đã kết luận rằng chỉ với 1000 từ cơ bản, bạn đã có thể giao tiếp thông thường được bằng tiếng Anh, chỉ với 2-3000 từ đã đủ cho bạn nói tiếng Anh lưu loát, trôi chảy rồi. Vì thế vấn đề không phải là học nhiều, mà là sử dụng được tất cả những gì bạn đã học. Thay vì dành nhiều thời gian học từ mới và mẫu câu mới, hãy luyện tập để sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt vốn từ đang có của bạn trước đã.
- Học ngữ cảnh trước, học từ vựng sau. Bạn có từng học bằng cách ôm cuốn từ điển, đặt kế hoạch mỗi ngày phải thuộc 5 từ mới? Hoặc bạn học từ "go" và liệt kê ra các cách sử dụng từ đó? Học như vậy thì đến khi phải giao tiếp, phải nói bằng tiếng Anh bạn sẽ mất khá nhiều thời gian "lục lọi" trong vốn từ của mình xem từ nào dùng như thế nào, có dùng cho trường hợp này được không. Bạn sẽ nói lập bập, ngắt quãng và chỉ một lúc sau là bối rối, xấu hổ.
Thay vào đó, hãy học các "ngữ cảnh" và các từ, cụm từ gắn với ngữ cảnh đó. Khi gặp tình huống tương tự bạn đã có sẵn tiếng Anh phù hợp để "bật" ngay ra rồi, thay vì phải nghĩ lâu.
- Cố gắng phát âm đúng ngay từ đầu. Như trên đã nói, bạn không nhất thiết phải biết rất nhiều từ. Nhưng khi học từ nào hãy cố gắng nghe thật rõ và phát âm thật đúng, tất nhiên bạn không cần phải nói chuẩn ngay giọng Anh hay giọng Mỹ, nhưng đừng học phát âm đại khái cho xong. Lý do thứ nhất là đã sai thì rất khó để sửa, lý do thứ hai, quan trọng hơn là nếu bạn phát âm sai thì rất có thể bạn nói người ta chẳng hiểu gì. Nếu bạn nói được vài từ rõ ràng, họ có thể đoán ra ý bạn, nhưng nếu bạn nói cả câu mà phát âm sai hết thì không ai hiểu được đâu.
Bạn học tiếng Anh đã lâu, chắc hẳn bạn đã có một vốn kiến thức kha khá để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Nhưng điều mà có lẽ bạn và rất nhiều người đang đau đầu chính là tại sao học mãi mà mình vẫn không thể giao tiếp tiếng anh hiệu quả? Bài viết này sẽ đưa ra vài cách có thể giúp bạn tạo ra một môi trường tiếng anh để luyện tập và nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn.
Dùng từ vựng đơn giản
Khi giao tiếp tiếng Anh bạn không nên sử dụng những từ vựng phức tạp nếu bạn không thực sự chắc chắn về cách sử dụng từ đó. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những từ đơn giản và dễ hiểu. Sử dụng từ vựng mà bạn quen dùng hàng ngày sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều khi giao tiếp tiếng Anh.
Thay vì bạn nói: Oral English communication with everyone is what I like. = phức tạp
Đơn giản hơn sẽ là: I like to speak English with everyone. = đơn giản
Câu ngắn gọn
Bạn hãy nhớ nói câu ngắn gọn và đúng theo ý muốn diễn đạt. Câu dài có thể trở nên phức tạp và người nghe cũng thấy khó hiểu hơn.
Phát âm đúng
Để cải thiện tiếng Anh của bạn, bạn nên ghi chép lại những cách phát âm đúng và luyện tập nó. Ghi lại giọng của bạn khi bạn đọc muốn mẩu truyện bằng tiếng Anh và nghe lại xem bạn có thấy có dễ nghe không, có đúng không. Chính bạn phải nghe được những gì bạn nói. Nếu không bạn cần phải luyện tập lại phát âm cho đúng.
Đổi chất giọng
Nếu bạn có chất giọng nặng, người khác sẽ rất khó nghe bạn nói. Cách dễ nhất để làm nhẹ giọng là bạn hãy tập hát tiếng Anh theo ca sĩ mà bạn yêu thích, chẳng mấy chốc, bạn sẽ đổi chất giọng nhanh.
Những âm khó
Xác định âm và từ mà bạn thấy khó khi nói tiếng Anh. Một số âm thực sự rất khó cho bạn. Bạn hãy viết ra những từ này và đọc to chúng lên hàng ngày cho đến khi bạn nói được nhanh và đúng.
Luyện tập hàng ngày
Luyện tập làm con người hoàn hảo. Vì vậy, bạn nên luyện nói tiếng Anh hàng ngày với bạn bè và người thân. Đề nghị họ chú trọng vào từ vựng, phát âm, ngữ pháp và cách giao tiếp của bạn. Họ sẽ giúp bạn sửa những điều mà bạn không tự nhận ra được. Luyện đọc tiếng Anh thật to, vì đọc to sẽ giúp bạn nghe được chính mình và nghe được lỗi cần sửa.
TV và truyền thông
Luyện tập bằng cách xem TV và nghe đài bằng tiếng Anh. Chú ý tới phát âm của các giọng nói trên đó. Xem phim có phụ đề là cách tốt nhất để bạn học phát âm và xây dựng vốn từ vựng trong giao tiếp. Đây là cách học thú vị hơn nhiều so với đọc sách. Luôn mang theo từ điển, mỗi khi bạn nghe một từ mới hãy tra ngay.
Kinh nghiệm học Anh văn giao tiếp cực kì hiệu quả
Làm sao để giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh
Các cách xin lỗi trong tiếng anh giúp bạn tự tin giao tiếp
Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Cách trả lời điện thoại bằng tiếng anh hay và lưu loát nhất
Cách giao tiếp với người nước ngoài thông minh
Cách thuyết trình bằng tiếng Anh
Làm sao để giao tiếp tốt với người nước ngoài
(ST)