Hiện nay, ung thư phổi đang là nguyên nhân gây tử vong cao nhất thế giới. Một chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng có thể giúp kéo dài thêm thời gian sống cho những bệnh nhân của bệnh này.Dưới đây là các thực phẩm chống ung thư phổi hiệu quả.
Những “vệ sĩ” giúp bạn chống lại ung thư phổi
1. Trà xanh
Trà xanh có chứa chất catechin, có thể loại bỏ các chất phóng xạ trong cơ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng chất polyphenols được chiết xuất từ trà xanh có thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Trong số những người hút thuốc lá, những ai không uống trà xanh có nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên gấp 12 lần so với những người dùng ít nhất 1 tách trà xanh trong mỗi ngày.
2. Cà rốt
Trong cà rốt có chứa chất beta-carotene - một tiền chất của vitamin A nên rất tốt cho thị giác của bạn. Ngoài ra, chất beta-carotene trong cà rốt còn có thể giúp hạn chế sự phát tác của các tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như phổi, dạ dày, ruột, tuyến tiền liệt và vú.
Ảnh minh họa
3. Mật ong và sữa ong chúa
Mật ong có thể thúc đẩy sự trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, cải thiện chức năng tạo máu và khôi phục tế bào. Sữa ong chúa còn có chứa một loại axit lactic đặc biệt, có tác dụng phòng và điều trị các khối u ác tính, bao gồm cả các khối u ở phổi, giảm nguy cơ ung thư phổi.
4. Nấm hương
Nấm hương chứa nhiều polysaccharide và các chất miễn dịch interferon inducer, có thể ức chế khối u. Nấm hương có công hiệu dược liệu nhất định đối với ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi, ung thư tử cung.
5. Các loại hạt
Hạnh nhân có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, ức chế tế bào ung thư. Nó còn có tác dụng giảm bớt các triệu chứng như khô miệng, nhưng đối với những bệnh nhân bị viêm loét miệng và chảy máu mũi không nên ăn. Ô mai các loại cũng có tác dụng chống ung thư nhờ khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, trong đó có cả ung thư phổi.
6. Rau họ nhà cải
Những hợp chất hiện diện trong các loại rau cải (như bông cải trắng, bông cải xanh và cải xoong) được coi là rất tốt với các bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân là vì trong các loại rau họ cải có chứa một loại hoạt chất được gọi là isothiocyanates có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư phổi.
Ảnh minh họa
7. Thực phẩm có chứa chất béo có lợi
Chất béo có lợi giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, ngăn ngừa quá trình giảm cân không chủ ý ở bệnh nhân ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo nên dùng thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc, hay cho thêm chúng vào các món salad, ngũ cốc và sữa chua. Nguồn chất béo có lợi còn bao gồm: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng, bơ và ô liu…
Tóm lại, muốn phòng ngừa hiệu quả ung thư phổi, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, còn phải thường xuyên vận động, tăng cường sức đề kháng và khả năng kháng bệnh.
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư phổi
Ăn ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Các loại vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa... trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tim mạch và ung thư.
Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland thì chính Vitamin B trong ngũ cốc nguyên hạt đã làm giảm các triệu chứng của ung thư phổi. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này nên ăn các loại ngũ cốc như: gạo, lúa mạch, kê, ngô, yến mạch… Chúng sẽ cung cấp vitamin B và carbohydrate để kích thích bộ não sản sinh serotonin – hormone giúp cơ thể giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai, sữa chua cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Protein rất quan trọng cho việc duy trì thể lực, trọng lượng cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch khi phải đối mặt với ung thư. Viện Ung thư Hoa Kỳ đã khuyên bệnh nhân nên sử dụng sữa nguyên chất thay cho sữa không có chất béo mà người dân thường sử dụng. Trường hợp bạn khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn rắn hoặc không muốn ăn thì hãy sử dụng một ly sinh tố trái cây, sữa và sữa chua để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bệnh nhân ung thư phổi
Thịt và trứng
Thịt và trứng tự nhiên không chứa các chất bảo quản và thường ít hóa chất hơn các loại thịt đã qua chế biến. Thịt và trứng hữu cơ cung cấp nguồn protein chất lượng và các thành phần khác, đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng giúp giữ và tăng trọng lượng cơ thể cho các bệnh nhân ung thư phổi từ đó mà tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật.
Để dễ dàng cho hệ tiêu hóa của người bệnh, bạn nên chọn phần thịt nạc thăn của bò, lợn hoặc gà để sử dụng cho người bệnh. Hãy dùng kèm chúng với ngũ cốc nguyên hạt để có hiệu quả tốt hơn.
Chất béo có lợi
Chất béo có lợi giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, ngăn ngừa quá trình giảm cân không chủ ý ở bệnh nhân ung thư phổi. Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo nên dùng thêm đậu phộng hoặc bơ đậu phộng cùng với các loại hạt ngũ cốc, hay cho thêm chúng vào các món salad, ngũ cốc và sữa chua. Nguồn chất béo có lợi còn bao gồm: dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu đậu phộng, bơ và ô liuBài thuốc dành cho người bị ung thư phổi
Để hỗ trợ cho việc điều trị ung thư phổi, có thể lấy hạt sen 30 g, bách hợp 30 g, phổi lợn 200 g (rửa sạch, thái miếng) hầm nhừ, sau đó cho thêm hành, gừng (thái chỉ) và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Hạt sen có công dụng dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ; bách hợp tư âm, nhuận phế, chỉ khái, an thần, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; phổi lợn bổ phế, nhuận phế, giải độc. Cả ba vị phối hợp tạo nên công dụng tư âm, nhuận phế, chỉ khái, an thần, kháng ung của bài thuốc.
Bài thuốc trên được dành cho những người ung thư phổi thể phế âm hư: người gầy, tức ngực, ho khan, trong đờm có những sợi máu tươi, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ. Sau đây là hai món ăn bài thuốc khác dành cho bệnh nhân ung thư phổi thể phế âm hư:
- Nấm linh chi 15 g, mộc nhĩ đen 10 g, mộc nhĩ trắng 10 g, đường phèn 15 g. Nấm linh chi rửa sạch, thái phiến; mộc nhĩ ngâm nước ấm rồi làm sạch, thái vụn. Tất cả cho vào bát cùng với đường phèn và một lượng nước vừa đủ, hấp cách thủy trong 60 phút. Bỏ bã nấm, ăn mộc nhĩ và uống nước.
Nấm linh chi có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Mộc nhĩ bổ phế, hoạt huyết, hóa ứ, có tác dụng kháng ung ở một mức độ nhất định. Các vị thuốc phối hợp tạo nên công năng bổ hư, kháng ung, tư âm, nhuận phế, chỉ khái của bài thuốc.
- Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10 g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ. Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.
Đông trùng hạ thảo bổ hư, nhuận phế, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ba ba bổ phế, thận, lương huyết, dưỡng huyết, cũng có tác dụng kháng ung. Bài này có thể dùng cho cả các bệnh nhân bị ung thư gan và dạ dày.
Ung thư phổi thể phế thận lưỡng hư
Triệu chứng: Tức ngực, khó thở, ho có đờm dính máu (sắc không tươi), dễ đổ mồ hôi, ngại nói, môi tím, mặt nặng, chân phù, hồi hộp, đánh trống ngực, đại tiện lỏng lúc tảng sáng; nam giới hoạt tinh, liệt dương; nữ giới kinh bế, kinh thiểu. Dùng một trong các món ăn bài thuốc sau:
- Vịt trắng 1 con, đông trùng hạ thảo 15 g, tỏi vỏ tím 20 g, gừng tươi 10 g, gia vị vừa đủ. Vịt làm sạch, chặt miếng, ướp gừng và tỏi rồi đem hầm nhừ cùng đông trùng hạ thảo. Chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi tuần ăn 2 lần.
Thịt vịt tư bổ ngũ tạng, huyết vịt có chứa chất kháng ung. Đông trùng hạ thảo ích thận, bổ phế, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các vị thuốc phối hợp tạo nên công dụng ích phế, tăng tinh, phù chính, kháng ung của bài thuốc.
- Đông trùng hạ thảo 6 g, kỷ tử 15 g, bào ngư 60 g. Bào ngư rửa sạch, ngâm nước ấm trong 3 giờ, sau đó luộc chín. Sau đó cho vào bát sành cùng với đông trùng hạ thảo và kỷ tử, hấp chín, ăn cái, uống nước.
Kỷ tử nhuận phế, tư âm, bổ thận, ích tinh. Bào ngư rất giàu chất dinh dưỡng và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Nhân sâm 6 g, hồ đào nhục 20 g (không bỏ vỏ), gừng tươi 9 g, đường phèn vừa đủ. Đem 3 vị thuốc sắc trong 30 phút rồi bỏ bã gừng, hòa với đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể và chống ung thư. Hồ đào bổ thận, cố tinh, ôn phế, chỉ khái, ích khí, dưỡng huyết, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính.
Ung thư phổi thể phế tỳ khí hư
Triệu chứng: Ho nhiều, đờm trắng, dễ khạc, khó thở, ngại nói, sợ gió, sợ lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài.
- Phổi lợn 100 g, ý dĩ 50 g, gạo tẻ 100 g, gia vị vừa đủ. Ý dĩ và gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi nấu cháo, khi đã nhừ cho phổi lợn (đã cắt thành miếng) vào, đun thêm một lát là được. Chế gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Ý dĩ kiện lợi tỳ, lợi thấp, bổ phế, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Phổi lợn nhuận phế, bổ hư.
- Vịt trắng 1 con (chừng 1 kg), đại táo 60 g, sâm linh bạch truật tán 30 g (dạng viên tễ), gừng tươi và gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt, bỏ lòng rồi cho đại táo (đã bỏ hạt) và sâm linh bạch truật tán vào trong bụng, hầm nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Sâm linh bạch truật tán có công năng bổ khí, kiện tỳ, trừ thấp, hòa vị. Thịt vịt bổ ngũ tạng, huyết vị có chất chống ung thư. Các vị phối hợp tạo nên công dụng bồi bổ phế tỳ của bài thuốc, hỗ trợ đắc lực cho các biện pháp điều trị khác.
Bệnh ung thư phổi di căn
Bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu
Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi
Triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Tác dụng của lá đu đủ chữa bệnh ung thư
(ST)