Thực phẩm chống suy dinh dưỡng cho bé

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thực phẩm chống suy dinh dưỡng cho bé

19/04/2015 01:28 PM
376
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp. Sau đây là các nhóm thực phẩm chống suy dinh dưỡng bạn nên bổ sung thực đơn cho bé! 



Thực phẩm chống suy dinh dưỡng cho bé




Các thực phẩm giúp chống lại suy dinh dưỡng ở trẻ em

Các thực phẩm giúp chống lại suy dinh dưỡng ở trẻ em

Bạn cần chuẩn bị cho bé một chế độ ăn, uống phù hợp, có chứa nhiều calo, vitamin và khoáng chất với các nhóm thực phẩm như:

Thực phẩm RUTFs

Trong những năm gần đây, thực phẩm trị bệnh (RUTFs) đã được sử dụng rộng rãi cho việc điều trị suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em. Tiêu biểu cho nhóm thực phẩm này là ngô và đậu tương.

Đậu tương có giá trị dinh dưỡng rất cao. Đạm đậu tương có giá trị như đạm động vât. Còn trong hạt ngô có chứa flagellat 38%, abscisin 18%, protein từ 1,8 - 4,45% và tryptophan 0,4 - 1%... Chính vì thành phần dinh dưỡng phong phú và đầy đủ này mà ngô đã được dùng rất nhiều trong thành phần thức ăn bổ sung. Ngô vừa là món ăn ngon vừa giúp tái tạo và tăng cường năng lượng.

Mặt khác, trong ngô có chứa nhiều vitamin E và tốt cho tiêu hóa. Kết hợp ngô và đậu tương làm món ăn pha trộn thì nó rất có giá trị trong việc điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Sử dụng thực phẩm RUFs

RUFs là loại thực phẩm rất tốt, đáp ứng được các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vừa bị suy dinh dưỡng. RUFs bao gồm rau, chất béo, sữa và đường.

Năng lượng cao và bánh quy (HEBs)

HEBs có thành phần chủ yếu là lúa mì. Trong khoảng 100gram bánh quy thì lúa mì cung cấp khoảng 10 - 15 gram protein. Ngoài ra, là các thành phần vitamin và khoáng chất khác. Bánh quy và năng lượng cao là những chất rất dễ hấp thu và nhanh chóng cải thiện mức độ dinh dưỡng cho trẻ.

Vi bột hay “Sprinkles”

Đây là loại bột có chứa 16 vi sinh tố và khoáng chất. Nó được nấu ngay trước khi cho bé ăn. Bột này được nấu để cho bé một bữa ăn nóng, cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé.

Đồng thời, bột này có chứa men amylaza thủy phân tinh bột, làm bột lỏng ra nên có thể tăng lượng bột lên mà thể tích và độ lỏng không thay đổi. Trẻ ăn hết khẩu phần mà không bị tức bụng, hiệu suất chuyển hóa gluxit, protein tăng đáng kể.

Ngoài ra, hạt nảy mầm còn cung cấp thêm một số vitamin, các vi chất dinh dưỡng có tác dụng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

Hạt nảy mầm gồm đỗ, ngô, lúa, giá đậu xanh. Với bát bột 200 ml, chúng có thể làm tăng lượng bột lên 2 - 3 lần mà vẫn giữ nguyên độ lỏng

Món cháo chống suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Y học cổ truyền gọi bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ là bệnh cam.

Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.

Bệnh cam tích ở trẻ chia thành 3 thời kỳ: thời kỳ khí cam, thời kỳ cam tích và thời kỳ cam khô. Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn; ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ; thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn...

Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác. Để phòng bệnh cam ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu một số món ăn - nước uống bổ dưỡng, chữa bệnh cam ở trẻ để các bà mẹ có thể tham khảo thực hiện.

Cháo ý dĩ:

Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 - 20 ngày.

Món cháo ếch.

Cháo thịt cóc:

Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.

Cháo củ mài:

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.

Cháo ếch:

Ếch 1 con (150 - 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.

Cháo chim cút:

Chim cút 1 con (250 - 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.


Cháo thịt cóc.

Bột chữa cam:

Gạo nếp 200g, củ mài 50g, củ súng 15g, ý dĩ 10g, sơn tra 10g, trần bì 10g. Gạo nếp ngâm ngập nước một đêm vớt ra để ráo rồi rang trên lửa nhỏ cho vàng. Các thức khác đều sấy khô. Tất cả tán thành bột mịn. Cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê đầy, thêm chút đường hoà vào nước đun sôi để nguội cho trẻ uống. Cần uống liền 1 tháng.

Gan gà hấp:

Gan gà 150g, phục linh 10g, bột gia vị vừa đủ. Phục linh tán thành bột. Gan gà rửa sạch thái vừa miếng ướp gia vị. Trộn bột phục linh với gan gà cho đều hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, cần ăn liền 5 - 10 ngày. Có thể thay gan gà bằng gan lợn.

Cá quả hấp:

Cá quả 1 con (khoảng 250g), tỏi 2 tép vừa, bột gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2 - 3 nhát. Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá, sau 20 phút đem hấp cách thuỷ, khi chín cho trẻ ăn. Khi ăn gỡ lấy thịt cá nạc và nước, ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5 - 10 ngày.

Lưu ý:

Nên cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Do hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu nên thức ăn phải nấu nhừ, cần cho ăn nhiều rau xanh, hoa quả chín; không nên cho trẻ ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, tanh, các đồ sống, lạnh tránh rối loạn tiêu hóa dẫn đến các chứng cam; không ăn các loại gia vị cay nóng.

Tạo cho trẻ ăn, ngủ đúng giờ...

Tăng cường vận động, xoa bóp cho trẻ.


Tham khảo thêm

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng cho bé suy đinh dưỡng


Quýt ngọt, súp lơ, thịt, quả bơ... chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết, dễ chế biến, lại khiến bé ngon miệng. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhừ thực phẩm nếu cần.


Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.

Chế biến: Hấp chín một vài miếng súp lơ; sau đó, nghiền nhừ hoặc cắt dạng hạt lựu để bé ăn bốc. Súp lơ để nguội khiến bé dễ ăn hơn vì nó giảm được mùi hăng, nồng như lúc còn nóng. Súp lơ nguội để ngăn mát tủ lạnh còn là đồ nhấm nháp làm dịu cơn đau mọc răng của bé.

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng 1

2. Quả bơ

“Quả bơ là nguồn thực phẩm giàu chất béo không no” – chuyên gia dinh duỡng Leanne Cooper (tác giả cuốn sách What Do I Feed My Baby: A Step-by-Step Guide to Solids – tạm dịch Hướng dẫn từng giai đoạn ăn dặm cho bé) cho biết. Đây là thành phần chất béo tương tự với chất béo có trong sữa mẹ.

“Chất béo không no là một chất béo tốt cho cơ thể và các bé cần nó để phát triển não” – chuyên gia nhi khoa Ari Brown (đồng tác giả cuốn Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby's First Year – tạm dịch Những lời khuyên thông minh cho bé năm đầu đời) gợi ý.

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng 2

Chế biến: Thử kết hợp bơ nghiền nhuyễn với thực phẩm khác, như kem, táo. Bạn cũng có thể chuẩn bị những miếng bơ nhỏ để bé ăn bốc thay cho bánh quy.

3. Thịt

Nhiều người trong chúng ta nghĩ thịt không tốt cho bé nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt là một trong 10 loại thực phẩm hữu ích cho bé. “Thịt là nguồn dồi dào kẽm và sắt” – chuyên gia Brown giải thích.

Chế biến: Hầm (ninh) thịt thật nhừ. “Thịt hầm (ninh) là ý tưởng phù hợp khi chế biến thịt cho bé vì nó dễ làm, bé lại dễ ăn và cách này được áp dụng với mọi loại thịt” – chuyên gia Matthew Amster-Burton (tác giả cuốn Hungry Monkey: A Food-Loving Father's Quest to Raise an Adventurous Eater – tạm dịch Băn khoăn của người cha về chuyện nuôi con) cho biết.

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng 3

Thịt có thể nấu cháo (bột) với hầu hết các loại rau củ, theo mùa. Nhớ là nếu ninh thịt thì nên ninh đủ lâu để thịt mềm, nhừ. Khi cho bé ăn thì cần cho ăn cả nước và cái.

4. Quýt ngọt

Chứa làm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa, quýt ngọt là thực phẩm thú vị để bé bốc ăn. Các bé rất thích hương vị ngọt tự nhiên của quýt.

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng 4

Chế biến: Tách những tép quýt thành những đoạn ngắn, vừa với bé khi nhai và cho bé ăn bốc.

5. Rau có lá màu xanh sẫm

Rau có lá màu xanh sẫm chứa lượng sắt và folate cao. Cải bó xôi là loại rau điển hình nhất trong nhóm này.

Chế biến: Rau đem nấu bột (cháo) cho bé.

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng 5

6. Quả mận

Quả mận rất nhiều chất xơ nên nước ép mận hay mận nghiền nhuyễn là những đồ ăn giúp bé giảm táo bón.

Chế biến: Mận nghiền nhuyễn có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn với những đồ ăn khác như bột để tạo ra vị chua, ngọt tự nhiên. Nếu bé bị táo bón nặng, chuyên gia Brown khuyên bạn có thể thêm một thìa nhỏ nước ép mận vào sữa công thức hay sữa mẹ đã vắt rồi cho bé ăn.

Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng 6



(ST)
 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý