Thai 36 tuần tuổi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thai 36 tuần tuổi

18/04/2015 10:40 AM
4,949

Thai nhi lớn cỡ nào?

Lúc này, thai nhi nặng khoảng 2,75kg và chiều dài từ đỉnh đầu đến chóp mông là 34cm, chiều dài toàn thân 46cm.

Cơ thể bạn lớn cỡ nào?

Vào tuần này, khoảng cách từ rốn đến đỉnh tử cung là khoảng 14cm, từ đỉnh tử cung đến khớp dính khoảng 36 cm. Bạn có thể cảm giác như khoang bụng không còn một khoảng trống nào nữa. Trong những tuần cuối này, tử cung ngày càng lớn do kích thước thai nhi bên trong ngày càng to. Tử cung lúc này có thể nhô cao gần đến xương sườn.

Mách nhỏ cho tuần 36

Đây là thời gian để bạn tìm cho con mình môt bác sĩ nhi khoa. Bạn có thể tham khảo các tài liệu do bác sĩ của bạn cung cấp, hỏi gia đình, bạn bè hoặc những người cùng học tại lớp học tiền sinh sản với bạn giới thiệu cho bạn bác sĩ nhi khoa vẫn thường chăm sóc con họ.

Thai nhi trưởng thành và phát triển như thế nào?

Sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp.

Một trong những giai đoạn quan trọng sự phát triển của thai là sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp. Nếu bị đẻ non, trẻ rất dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp ngaytwf khi mới sinh. Hiện tượng này còn được gọi là bệnh viêm màng phổi. Trong trường hợp này phổi phát triển không hoàn thiện, thai nhi không có khả năng tự thở mà cần có sự hỗ trợ của máy trợ thở, bình ô xy.

Ở thập kỷ 70 của thế kỷ 20 các nhà khoa học đã tìm ra hai phương pháp để đánh giá sự hoàn thiện của phổi, cả hai phương pháp để đánh giá sự hoàn thiện của phổi, cả hai phương pháp này đều tiến hành chung một xét nghiệm là chọc ối. Phương pháp thứ nhất dựa trên tỉ lệ L/S (Lecxithin/ Sphingomyelin – 2 nhân tố chứa trong nước ối), bác sĩ có thể xác định trước sau khi chào đời, thai nhi có thể tự thở được hay không.

Phương pháp đánh giá dựa trên qua tỉ lệ L/S này thường chỉ đạt độ chính xác khi thai nhi đạt 34 tuần tuổi trở lên. Ở thời điểm đó mối quan hệ giữa hai nhân tố trong nước ối đã thay đổi. Hàm lượng lecithin tăng lên trong khi lượng sphingomyelin vẫn giữ nguyên. Tỷ lệ giữa 2 nhân tố này sẽ cho biết mức độ hoàn thiện của phổi.

Kiểm tra PG (phosphatidyl gly – xê- rin) là phương pháp thứ 2 mà các bác sĩ dùng để xác định độ hoàn thiện của phổi của thai nhi. Phương pháp này có cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nếu yếu tố PG có trong nước ối (kết quả tích cực) thì có thể kết luận trẻ chào đời không bị mắc chứng suy hô hâp.

Các tế bào nhất định có trong phổi của thai nhi sẽ sản xuất ra các chất hóa học thiết yếu cho hô hấp ngay khi vừa chào đời. Trẻ sơ sinh tự thở được là nhờ một phần rất quan trọng vào một nhân tố hóa học có hoạt tính bề mặt. Phổi của trẻ sơ sinh đẻ non thường không chứa nhân tố này. Nhân tố này có thể được sản sinh trực tiếp trong phổi để chống lại hội chứng suy hô hấp, đồng thờ nhân tố này cũng luôn đầy đủ cho thai nhi hâp thụ. Nhiều trường hợp trẻ sơ sinh đẻ non nếu được tiế nhân tố có hoạt tính bề mặt này vẫn có thể tự thở mà không cần đến các loại máy hỗ trợ.

Những thay đổi trong bạn.

Chỉ còn 4 đến 5 tuần nữa là đến ngày sinh tính theo lích của bạn. Trong thời điểm này, bạn sẽ rất lo lắng về việc sinh nở. Tuy nhiên, đừng yêu cầu bác sĩ kích thích đẻ cho bạn.

Bạn có thể đạt mức tăng cân từ 11,25 đến 13 kg, mà vẫn còn khoảng 1 tháng mang thai cuối cùng nữa. Tuynhiên, cũng là điều bình thường nếu trong những lần khám định kỳ theo tuần từ thời điểm này trở đi, trọng lượng của bạn không tăng thêm nữa.

Cho đến thời điểm này, lượng nước ối bao quanh thai nhi đã đạt đến mức tối đa. Trong những tuần tiếp theo thai nhi đã đạt đến mức tối đa. Trong những tuần tiếp theo thai nhi vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên một lượng nước ối lại bị cơ thể bạn hấp thụ ngược trở lại. Điều này làm cho lượng nước ối bao bọc bào thai giảm,theo đó, các khoảng trống dành cho thai nhi di chuyển cũng ít đi. Bạn có thể có cảm giác khác về sự cử động của thai nhi. Một số phụ nữ cảm thấy đứa con trong bụng họ không hoạt động nhiều như trước.

Đau đẻ là gì?

Tìm hiểu đôi chút về quá trình đau đẻ là một việc rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ nhận biết được khi nào mình đau đẻ và biết phải làm gì cơn đau đẻ bắt đầu. Nguyên nhân nào dẫn tới đau đẻ? Vì sao lại đau đẻ?

Rất tiếc là chúng tôi lại không có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này vì nguyên nhân gây ra những cơn đau đẻ hiện vẫn chưa được tìm ra. Có rất nhiều lý thuyết giải thích nguyên nhân dẫn đến đau đẻ. Một trong số đó cho rằng các loại hoóc môn do cả bà mẹ và thai nhi sản xuất ra đã “châm ngòi” cho hiện tượng này. Một lý thuyết khác lại là chính cơ thể của bào thai đã sinh ra loại hoóc môn làm tử cung co thắt

Đau đẻ được định nghĩa là quá trình mở dần cổ tử cung (giãn và nở). Đau đẻ xuất hiện do cơ ở tử cung co thắt để đẩy thai nhi ra ngoài. Khi mang thai đã được đẩy ra, cổ tử cung sẽ giãn.

Nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy tử cung thắt lại, co bóp hoặc bị ép mạnh, nhưng đó không thực sự là đau đẻ cho tới khi diễn ra một số thay đổi ở cổ tử cung. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ bàn về các giai đoạn của quá trình đau đẻ. Các bạn hãy tham khảo để biết khi bạn sắp sinh con.

Ba giai đoạn của quá trình đau đẻ. Có 3 giai đoạn rõ rệt trong quá trình đau đẻ.

Giai đoạn 1: giai đoạn một bắt đầu với những cơn co thắt tử cung dài, liên tục với cường độ mạnh làm mở cổ tử cung. Giai đoạn 1 kết thúc khi cổ tử cung đủ mở (thường khoảng 10 cm) để đầu thai nhi có thể chui lọt.

Giai đoạn 2: giai đoạn của quá trình này bắt đầu khi cổ tử cung mở hoàn chỉnh 10 cm và kết thúc khi đứa trẻ chào đời.

Giai đoạn 3: giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi đứa trẻ chào đời và kết thúc khi nhau thai và màng ối được đẩy ra ngoài cơ thể mẹ.

Một số bác sĩ cho rằng quá trình này gồm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ 4 là khoảng thời gian sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài, tử cung co bóp trở lại. Sự co bóp của tử cung là rất quan trọng trong việc khống chế chảy máu sau khi sinh sau khi nhau thai đã được đẩy ra ngoài.

Quá trình đau đẻ kéo dài bao lâu? Thời gian đau đẻ qua 2 giai đoạn – 1 và 2của quá trình đau đẻ, từ khi cổ tử cung mở rộng đến khi hoàn tất việc sinh nở là khoảng từ 14- 15 tiếng, có thể kéo dài hơn ở những trường hợp sinh con lần đầu. Thời gian đau đẻ của nhiều phụ nữ có thể ngắn hơn, không phải trường hợp nào cũng là 14 đến 15 tiếng.

Các bà mẹ từng sinh nở một hoặc hai lần thường đau đẻ nhanh hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thời gian đau đẻ trung bình thường giảm đi vài tiếng đồng hồ ở những lần sinh thứ 2 và thứ 3.

Cũng có những phụ nữ chỉ mất khoảng từ 1 đến 2 tiếng để đau đẻ và sinh con nhưng lại có những phụ nữ phải mất 18, 20, 24 tiếng hoặc lâu hơn nữa.

Chúng tôi không thể đoán trước được khoảng thời gian đau đẻ của từng phụ nữ, bạn có thể hỏi bác sĩ của bạn nhưng chắc rằng câu trả lời nhận được cũng chỉ là một sự phỏng đoán.

Mách nhỏ các ông bố.

Hãy tự chuẩn bị cho mình những đồ dùng cần thiết như tạp chí, danh bạ điện thoại, quần áo, máy quay phim, film, mua pin mới, đồ ngủ, thẻ điện thoại, đồ ăn nhanh, các thông tin về bảo hiểm, gối và cả tiền mặt nữa.

Các hoạt động của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi.

Chọn bác sĩ cho bé.

Ở thời điểm này bạn cần phải chọn bác sĩ cho bé. Bạn có thể chọn bác sĩ nhi khoa – bác sĩ chuyên khám chữa bệnh cho trẻ em, hoặc chọn một bác sĩ gia đình. Nếu trong suốt thời gian mang thai, bạn đều khám tại bác sĩ gia đình và bạn muốn chính bác sĩ này sẽ chăm sóc cho con bạn thì khôngphải băn khoăn gì nhiều, hãy chọn luôn bác sĩ cho bé.

Sẽ rất tốt để gặp gỡ trao đổi với bác sĩ trước khi sinh,hầu như các bác sĩ nhi khoa đều ủng hộ điều này. Đâ cũng là khoảng thời gian tốt cho cả bạn và chồng bạn để làm quen với bác sĩ mới và được giải đáp một số thắc mắc trước khi sinh.

Lần khám đầu tiên rất quan trọng. Lần khám này là thời điểm lý tưởng để bạn và chồng bạn cùng chia sẻ những băn khoăn và thắc mắc của các bạn với bác sĩ về vấn đề chăm sóc cho con và tìm những lời khuyên bổ ích. Bạn cũng có thể trao đổi về các học thuyết của bác sĩ, tìm hiểu lịch làm việc và thời gian bác sĩ có thể trả lời điện thoại, đồng thời thể hiện rõ điều bạn mong muốn từ bác sĩ.

Khi bé chào đời, bác sĩ nhi khoa của bé sẽ được thông báo để đến bệnh viện kiểm tra tình trạng của bé. Bạn phải đảm bào rằng bác sĩ nhi khoa của bé ở bệnh viện hoặc phòng khám trước và sau khi sinh là cùng một người.

Nếu bạn là thành viên của HMO và có hội các bác sĩ nhi khoa, hãy đến gặp một trong số họ. Nếu bạn có xích mích với bác sĩ hoặc không thể trực tiếp gặp để trao đổi với bác sĩ về những vấn đề quan trọng, bạn có thể chọn bác sĩ nhi khoa khác. Hãy hỏi luật sư của bạn để biết thêm thông tin và xin những lời khuyên cần thiết.

Phân tích kết quả cuộc gặp với bác sĩ nhi khoa. Một số vấn đề có thể được giải quyết chỉ bằng việc phân tihcs cảm nhận của bạn sau lần gặp gỡ trao đổi với bác sĩ. Dưới cảm nhận của bạn sau lần gặp gỡ đối với bác sĩ. Dưới đây là một số điều mà bạn và chồng bạn nên trao đổi với nhau sau cuộc gặp gỡ với bác sĩ nhi khoa.

Thái độ và lý luận của bác sĩ có chấp nhận được không? Ví dụ như về cách sử dụng thuốc kháng sinh và các phương thuốc khác, các cách chăm sóc trẻ và các vấn đề tín ngưỡng tôn giáo có liên quan?

Bác sĩ có hiểu chúng ta muốn nói không?

Ông ấy có quan tâm đến vấn đề mà chúng ta đang trao đổi với ông không?

Chúng ta có cảm thấy thoải mái với ông ấy không?

Phòng khám có tiện nghi, sách sẽ và đủ ánh sáng hay không?

Nhân viên của ông ấy có niềm nở, hợp tác và dễ chia sẻ hay không?

Bằng cách chọn bác sĩ cho bé trước khi chào đời, bạn có cơ hội quyết định ai là người tham gia vào trọng trách nặng nề này. Nếu bạn không lựa chọn trước, bác sĩ đỡ đẻ hoặc nhân sự bệnh viện sẽ chỉ định một bác sĩ nào đó cho bạn. Một lý do nữa cho bạn chọn bác sĩ trước cho bé là nếu con bạn có bị biến chứng gì thì ít nhất bạn cũng đã gặp và trao đổi được với người sẽ điều trị cho bạn.

Dinh dưỡng của bạn.

Bạn đang ngày càng gần những ngày cuối cùng của thai kỳ, vì thế, bạn càng phải chú ý nhiều hơn nữa vấn đề dinh dưỡng so với các giai đoạn trước của thai kỳ mang thai. Bạn có thể cảm thấy chán ngán những món vẫn thường ăn. Thai nhi ngày càng lớn, và dường như bạn chẳng còn bao nhiêu chỗ trống cho thức ăn, dẫn đến chúng ợ nóng và khó tiêu.

Đừng lo là vấn đề dinh dưỡng của bạn, hãy chú ý đến những gì bạn ăn. Hãy cảnh giác với những thứ ăn vào để tiếp tục cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con bạn trước khi chào đời.

Một ngày, hãy cố gắng ăn một bữa ra có lá màu xanh đậm, một bữa ăn các loại thực phẩm hoặc nước trái cây giàu vitamin C, một bữa các loại thức ăn giàu vitamin A (những loại thực phẩm có màu vàng như: khoai lang, cà rốt, dưa vàng, đó là nguồn cung cấp vitamin A rất dồi dào) và nhớ duy trì uống nhiều nước.

Những điều bạn nên biết thêm.

Thai nhi nằm ở vị trí nào?

Vào giai đoạn nào của quá trình mang thai bác sĩ có thể cho bạn biết vị trí nằm của thai, ví dụ đầu thai quay xuống phía dưới hay thai sẽ bị đẻ ngược? Ở thời điểm nào thai sẽ nằm đúng vị trí mà nó nên nằm để chuẩn bị chào đời?

Thường thì từ giữa tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, bạn có thể cảm nhận được đầu thai nhận được đầu thai nằm ở bụng dưới, bên dưới rốn. Một số phụ nữ lại có thể cảm nhận được một số bộ phận khác của thai sớm hơn khoảng thời gian nay. Tuy nhiên, ở thời điểm này, đầu thai nhi có thể chưa đủ độ cứng để xác định đó chính xác là đầu thai.

Vị trí thai với đầu nằm gọn trong khung xương chậu trước khi sinh. Đây là vị trí thuận lợi (xem hình minh họa).

Đầu thai nhi ngày càng cứng cáp hơn khi canxi tập trung vào hộp sọ. Bạn sẽ có những cảm nhận rõ ràng về đầu thai nhi, nó khác xa với cảm nhận của một bác sĩ gặp phải một ca đẻ ngược, vì nếu đẻ ngược sẽ có cảm giác tròn và mềm.

Bắt đầu từ tuần 32- 34 bác sĩ có thể sẽ khám thăm dò phần bụng để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần trong thời gian mang thai.

Ở tuần thứ 34- 36 của thời gian mang thai, thai nhi thường có xu hướng tiến về một vị trí cố định, vị trímà nó sẽ nằm trước khi chào đời. Nếu bạn bị thaingược tuần thứ 37, thì vẫn có khả năng đầu thai nằm quay xuống thuận chiều. Tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, khả năng này càng ít xảy ra.

Chuẩn bị hành lý vào bệnh viện.

Việc chuẩn bị hành lý vào viện thường rất mệt mỏi và bạn cũng không muốn sửa soạn quá sớm để những gói hành lý cứ đập vào mắt bạn. Nhưng bạn cũng không muốn để đến tân phút chót, túm tất cả đồ đạc lại thành một đống hỗn độn và rồi để quên mất một số thứ quan trọng.

Thời gian tốt nhất để sắp xếp đồ đạc là khoảng 3-4 tuần trước ngày sinh dự kiến. Hãy gói tất cả những thứ bạn và người cùng đến phong đẻ với bạn cần, đồ dùng cần thiết cho con bạn sau khi sinh và các đồ đạc cá nhân cần thiết trong thời gian nằm viện.

Có rất nhiều tứ bạn cần đến, danh mục đồ dùng sau đây gần như bao gồm tất cả những gì cần thiết:

Các mẫu đăng ký hoặc bảo hiểm đã hoàn thiện, thẻ bảo hiểm.

Tất dày để đi trong phòng hộ sinh.

Một vài tờ báo để đọc khi chờ đợi.

Váy ngủ hoặc áo ngủ chất liệu cotton cho lúc sinh.

Kẹo, dầu thơm, nước hoa quả để dùng trong khi sinh.

Sách báo, tạp chí.

Thuốc ngửi mũi.

Một hoặc 2 chiếc váy ngủ dùng sau khi sinh.

Dép lê đi trong nhà đế cao su.

Áo choàng dài để mặc khi đi ra ngoài hành lang.

2 áo nịt ngực (và các phụ kiện nếu bạn cho con bú).

3 đôi quần xi líp.

Các đồ dùng cá nhân của bạn: bàn chải đánh răng, lược, thuốc đánh răng, dầu gội đầu, máy sấy tóc, xà bông, quạt.

Cặp tóc hay búi tóc nếu tóc bạn dài.

Quần áo rộng rãi thoải mái chuẩn bị sẵn cho ngày ra viện.

Băng vệ sinh phụ nữ (nếu bệnh viện không cung cấp).

Kính nếu bạn cần phải đeo tránh lây nhiễm bệnh (vì trong lúc đẻ bạn không thể đeo).

Có thể bạn muốn mang theo một ít hoa quả để ăn sau khi đẻ nhưng bạn không nên chuẩn bị nó quá sơm.

Cũng là một ý tưởng hay cho bạn để chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho chồng bạn và người cùng đến phòng đẻ với bạn trong lúc đau đẻ và sinh nở. Bạn có thể matn theo một số vật dụng sau:

Đồng hồ đeo tay.

Bột mát xa dùng trong lúc đau đẻ.

Một quả bóng tennis hay một cuộn tranh để mát xa bụng dưới của bạn trong lúc đau đẻ.

Một cuộn băng, một đĩa nhạc, hay máy nghe nhạc dùng trong luc đẻ.

Máy ảnh và phim ảnh.

Danh bạ điện thoại và thẻ điện thoại đường dài.

Tiền lẻ để gọi điện hoặc dùng mua lặt vặt.

Đồ ăn vặt cho chồng bạn hoặc người cùng đi với bạn.

Bệnh viện sẽ cung cấp hầu như đầy đủ những thứ cần thiết cho bạn và con bạn, tuy nhiên bạn cũng cần phải chuẩn bị một số thứ sau:

Quần áo mặc đi dạo, gồm có cả áo mặc bên trong, dép đi trong nhà, áo khoác ngoài đề phòng trời lạnh.

Một đôi chăn cho bé.

Bỉm – đề phòng trường hợp bệnh viện không cung cấp.

Bạn phải đảm bảo chuẩn bị một chỗ thật an toàn cho bé khi từ bệnh viện về nhà. Điều này rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên bé xuất viện với chỗ ngồi trên ô tô.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Ặc hôm nay là ngày cuối cùng của tuần 35 con trai mình k biết được bao nhiêu kí r hic nóng lòng quá. Chỉ muốn thời gian trôi nhanh thôi.mẹ của Bill mệt lắm r.
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Chúc mừng chị nhé, chuẩn bị chào đón bé thôi
Chuc mung chj nha e moi duoc 34t 5 ngay
be nha em 36 tuan duoc 24kg va be dang bi ho o biet co lam sao o xin cac ban cho loi khuyen
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
em có thai 36 tuần,em bi mac tiểu lien tuc có sao k a?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Mặc dù hiện tượng đi tiểu nhiều lần rất phổ biến và không hề ảnh hưởng gì đến sức khỏe của thai nhi nhưng bạn cũng cần chú ý nếu có những dấu hiệu sau kèm theo, chúng có thể là cảnh báo của nhiễm trùng đường tiểu:- Cảm giác đau buốt khi đi tiểu; - Cám giác buồn tiểu gấp, đi tiểu liên tục nhưng chỉ được vài giọt thậm chí không tiểu được; - Đau bụng, đau lưng; - Mệt mỏi, bị sốt; - Nước tiểu đục hoặc có máu đỏ. Những dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu nếu bị bỏ qua rất dễ dẫn đến các biến chứng xấu sau này như nhiễm trùng thận và sinh non. Bạn cần theo dõi thật kĩ và lập tức khám bác sĩ nếu có một trong các dấu hiệu trên để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con.
Chuyện phụ nữ mang thai đi tiểu nhiều cũng là điều rất bình thường bạn ạ. Chẳng có cách nào giúp bạn hoàn toàn thoát khỏi hiện tượng tiểu dắt cả, nhưng bạn có thể khiến chúng trở nên dễ chịu hơn. Tránh xa thức uống chứa caffeine/ Caffeine có tính lợi tiểu, sẽ làm bạn muốn đi tiểu nhiều hơn, do đó bạn nên tránh uống các loại như trà, cà phê, nước ngọt và những loại nước có chứa caffeine khác. Thay vào đó, cố gắng uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày để cân bằng lượng nước đã thải ra. Bạn cũng có thể bổ sung bằng một số loại nước trái cây, ăn hoa quả mọng nước…Tuyệt đối không nên cắt giảm việc uống nước, nếu bạn không muốn gặp phải những tình trạng không mong muốn khác khi cơ thể thiếu nước.Tập Kegel Những bài tập đơn giản sẽ làm tăng sức mạnh vùng cơ xung quanh niệu đạo, giúp bạn điều khiển tốt hơn và giảm tình trạng són tiểu. Đây cũng là một bước chuẩn bị tốt cho việc mang thai và sinh nở. Tránh uống nước trước khi ngủ/ Để ban đêm được ngon giấc, bạn không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ và vào giấc chiều tối. Hãy tranh thủ uống nhiều nước hơn vào ban ngày để không làm mất đi các chất lỏng cần thiết cho cơ thể cũng như cho thai nhi. Làm sạch bàng quang/ Muốn tránh việc són tiểu, bạn không nên để cho bàng quang quá đầy. Đừng cố nhịn tiểu mà thay vào đó, khi đi tiểu, bạn hãy ngồi ngả người về phía trước để giúp bàng quang thải hoàn toàn nước tiểu ra ngoài, điều này sẽ giúp hạn chế lại số lần phải vào toilet của bạn. Lót quần/ Sử dụng các miếng băng lót hàng ngày giúp bạn chống đỡ được những lúc són tiểu do ho hay hắt hơi.
tôi mang thai hiện tại 36 tuần nước ối 110 có vẩn âm có ảnh hưởng ji không
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Tại sao mẹ nó không hỏi trực tiếp bác sĩ sau khi đã cất công đi khám. Bạn cũng không nên lo lắng lắm đâu. Theo bác sĩ sản khoa Về màu sắc, lúc đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong (như màu nước dừa non). Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây. Thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38), nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo. Nước ối đục không nguy hiểm nhiều như thai phụ tưởng trừ khi có dấu hiệu bị suy thai trong quá trình chuyển dạ hoặc gần sinh. Chất gây là do tế bào thai nhi từ da, niêm mạc miệng, niêm mạc hô hấp, đường niệu và đường tiêu hóa bong tróc vào buồng ối. Thông thường, khi thai đủ trưởng thành thì các tế bào này bong tróc nhiều và làm nước ối có màu trắng đục do chất gây. Tình trạng này hoàn toàn không nguy hiểm cho thai nhi. Chúc mẹ tròn con vuông nhé!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý