Các loại gia vị phương Tây cho món ăn thêm hấp dẫn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Các loại gia vị phương Tây cho món ăn thêm hấp dẫn

19/04/2015 01:28 PM
1,619

Bàn về gia vị Tây là một phạm vi khá rộng vì bản thân mỗi loại gia vị đều có nguồn gốc, đặc tính và cách sử dụng riêng. Tuy nhiên vẫn có những nhóm, những loại phổ biến và không phổ biến.






Gia vị Tây

 


Gia vị Tây và cách phân nhóm 

Thế giới gia vị Tây có nhiều loại và phong phú. Có những gia vị đã được dùng hàng trăm năm, nhưng cũng có loại mới chỉ xuất hiện gần đây. Điều thú vị là trải qua nhiều năm giao lưu, nhiều gia vị ở các nước châu Á, Nam Mỹ và châu Phi đã thâm nhập và hòa quyện với hưng vị món ăn Âu, trở thành nguyên liệu không thể thiếu cho nghệ thuật ẩm thực phương Tây hiện đại. Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn, nhiều loại gia vị được dùng để bảo quản thức ăn và có tác dụng chữa bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. 

Gia vị Tây có thể chia thành hai nhóm chính: gia vị từ lá hay thân cây và gia vị làm từ rễ, quả hay hạt giống. Tuy thế phân định này chỉ có tính tương đối. Bạn có thể lựa chọn sử dụng gia vị tươi hoặc mua các gói gia vị đã được làm khô tại siêu thị. Việc chọn sử dụng gia vị dạng tươi hay khô là cả một nghệ thuật. Ví dụ, cùng là lá bạc hà, người Maroc thích dùng lá tươi pha cùng với trà đen. Trong khi đó một số món salad yêu cầu sử dụng lá bạc hà khô vì dạng khô có hương vị đậm hơn. Nhìn chung vói loại tươi người ta thường cho vào bước sau cùng trong quá trình nấu. Với gia vị khô được cô đọng, nên cho vào từ đầu để món ăn ngấm nhuần hương vị. 

Gia vị Tây dù dạng tươi hay khô cần được bảo quản cẩn thận để giữ hương vị. Với gia vị dạng tươi người ta thường gói vào giấy ăn trước khi cho vào hộp kín trong tủ lạnh. Gia vị khô cần được bảo quản trong lọ kín để nơi tối, không ẩm ướt và không dùng quá thời hạn 6 tháng. 

Những loại gia vị thông dụng

Sau đây là một số loại gia vị thông dụng trong văn hóa ẩm thực hiện đại phương Tây: 
 

Lá húng trong món mỳ Ý

Quế và bột quế


Lá húng quế Tây (basil):
Đây là gia vị luôn đi kèm với món spaghetti và cà chua nổi tiếng của Ý. Ngoài ra loại gia vị này con được xay với lạc và dầu ô liu để làm ra pesto, một loại hỗn hợp ăn kèm với spaghetti và bánh mỳ rất ngon. Loại húng quế này chỉ ngon khi dùng tươi. 
Quế (cinnamon): Được coi là vị thuốc chống bệnh ung thư, và giảm lượng đường trong mái, quế là gia vị được ưa thích trong các loại bánh và một số món thịt hầm. Khi làm bánh, người ta thường dùng quế đã được tán bột, trong khi đó nếu để hầm thịt, thanh quế sẽ được sử dụng.
 
Rau mùi
Hoa đinh hương


Đinh hương (clove):
Đây là gia vị mà nhiều bà nội trợ Việt Nam quen dùng. Ở phương Tây, đinh hương được sử dụng khá đại trà trong các món thịt hầm trong mùa đông bởi gia vị này có tính chất nóng và ấm áp.

Mùi (coriander): Là mùi thường dùng để trang trí. Hạt mùi tán nhỏ được dùng rộng rãi để làm bột cà ri (rất được ưa chuộng ở phương Tây).
 

Hạt và bột cumin
Hạt bạch đậu khấu

Cây thì là Ai Cập (cumin):
Gia vị này có vị hắc, mới đầu hơi khó ăn. Tuy nhiên khi đã quen mọi người sẽ rất thích. Nó thường được dùng ở dạng khô, cho vào món hầm và phủ lên bánh mỳ.

Bạch đậu khấu (cardamom):
Bạch đậu khấu dạng bột rất phổ biến trong các loại bánh quy, bánh mỳ ngọt châu Âu. Ngoài ra, loại gia vị này còn được dùng nhiều để chế biến trà sữa chai, có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng khá thông dụng ở các nước phương Tây.
 
Hạt tiêu Jamaica
Hạt cần tây


Hạt tiêu Jamaica (allspice):
Đây là loại gia vị có mùi hương đặc trưng gần với bạch đậu khấu và quế. Loại hạt tiêu này thường gặp ở món pizza của vùng Trung Đông và món thịt cừu hầm.

Hạt mầm cần tây (dill seeds): Gia vị này có vị hơi đắng và mùi cần tây, thường được dùng khi làm xúc xích, phô mai. Ngoài ra, đây là vị không thể thiếu trong xốt BBQ, xốt cà chua.
 
Hạt cây carum
Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế (bay leaf):
Thường được dùng ở dạng khô vì dạng tươi khá khó kiếm trừ khi trồng ở vườn nhà. Lá nguyệt quế có vị tiêu, và là hương vị bắt buộc khi nấu các món thịt hầm hay bỏ lò kiểu Tây. Ngoài ra khi muối dưa, làm nộm lá nguyệt quế cũng được cho vào cùng các loại rau củ khác để tạo vị.

Hạt cây carum (caraway seeds):
Một loại gia vị đặc biệt với vị ngọt nồng ấm. Chính vì vậy, hạt carum thường được rắc lên bánh mỳ trước khi nướng. Nhiều loại phô mai của phương Tây cũng mang hương vị của laoij hạt này.
 

Quả vani (vanilla bean): Quả vani “xịn” khá đắt. Nhưng chỉ một quả vani cũng đủ làm rực hương vị ngọt ngào trong nhiều món ăn ngọt. Quả vani màu đen, dài, khi dùng, quan trọng nhất là hạt vani vì nó chứa nhiều tinh dầu.
Thật khó có thể viết hết về gia vị Tây. Đặc biệt với sự giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các nước, thế giới gia vị ngày càng trở nên phong phú và tạo nhiều cảm hứng cho việc thưởng thức và nấu ăn.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Chọn thời điểm để nêm gia vị


1. Cho gia vị khi thức ăn gần chín 

Khi chế biến các món thịt xào, rau xào, hay những thực phẩm có thời gian chế biến nhanh không nên cho gia vị khi thức ăn vẫn còn trên chảo nóng, đó là lời khuyên của các nhà khoa học Trung Quốc. 

Nên tắt bếp, bắc chảo ra ngoài sau đó mới cho gia vị, làm như vậy không chỉ giữ được mùi vị cho thức ăn, mà còn đảm bảo các chất dinh dưỡng trong thực phẩm không biến chất. 

 
Chỉ dùng gia vị ngay trước khi ăn đối với các món ăn nhanh và ăn sống.



2. Cho gia vị/muối trước khi chế biến 

Nên cho muối và các gia vị cần thiết 1 lần trước khi nấu đối với những món ăn cần nhiều thời gian chế biến như món kho, om, hầm vv…như thế sẽ đảm bảo gia vị được ngấm vào thức ăn. 

3. Cho gia vị trước khi ăn 

Không phải tất cả các món ăn đều cho gia vị trong quá trình chế biến. Đối với những thực phẩm ăn nhanh và ăn sống như dưa leo, salat, rau ăn sống thì có thể cho gia vị trước khi ăn. Vì gia vị để lâu sẽ tự chuyển thành dạng nước, các thành phần dinh dưỡng và hóa học trong gia vị cũng vì thế mà sẽ bị thay đổi.
Chỉ dùng gia vị ngay trước khi ăn đối với các món ăn nhanh và ăn sống.

Tác dụng của các gia vị trong bữa ăn

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 7 loại siêu gia vị có chứa lượng chất chống oxi hóa tương đương như ở các loại rau và trái cây.

Lợi ích của các gia vị và rau thơm

Chống oxi hóa: các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxi hóa là chất cơ bản được tìm thấy trong các loại rau củ và trái cây, chất này có khả năng bảo vệ các tế bào chống lại ảnh hưởng của free radicals (các phân tử bị oxi hóa).

Các phân tử bị oxi hóa (free radicals) là các phân tử được sản sinh ra khi cơ thể không tiêu hóa được thức ăn hoặc ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như khói thuốc lá và các bức xạ nhiệt. Chất chống oxi hóa (antioxidants) có thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh về tim mạch, bệnh ung thư và các loại bệnh khác. Chất chống oxi hóa bao gồm: beta-caotene, lutein, lycopene, selenium và các vitamin A, C, E.

Có tính kháng viêm: Các nhà nghiên cứu cũng tìm ra thuộc tính bảo vệ đặc biệt có trong các loại thảo mộc và gia vị à vai trò của chúng trong việc hạn chế các viêm nhiễm. Chứng sưng viêm xảy ra như một triệu trứng của cơ thể trước nhiều bệnh thường gặp như bệnh tim, các dạng dị ứng… Gia vị và các loại thảo mộc thường có mặt trong các món ăn giúp kháng viêm, đó không đơn thuần là để tăng mùi vị cho món ăn mà là để hỗ trợ cơ thể chúng ta chữa khỏi các tổn thương.

Giảm cân: Các chuyên gia nghiên cứu ra khả năng tiềm ẩn của các loại gia vị là tăng cường trao đổi chất, gây cảm giác no, giúp chúng ta kiểm soát cân nặng và gia tăng chất lượng các bữa ăn hàng ngày. Chất capsaisin trong hạt tiêu và ớt được cho là có khả năng tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra nếu đồ ăn của bạn được nêm đầy đủ gia vị khiến bạn ăn ngon miệng và nhanh no thì đó cũng là cách tốt để bạn nạp ít thức ăn vào người hơn và đương nhiên là cũng ít calories hơn.

7 loại siêu gia vị là …
1. Quế

Quế rất dễ sử dụng, linh hoạt và thơm ngon. Chỉ cần thêm ½ thìa bột quế vào chỗ cà phê xay của bạn trước khi pha chế hoặc hòa quế với mật ong và cho vào trà để làm ngọt, với các cách đơn giản đó bạn đã bổ sung thêm hương vị và làm thức uống thêm tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra bạn có thể trộn quế vào sữa chua hoặc rắc vào bát ngũ cốc, trộn với bí đỏ hầm hay cho vào ly sinh tố cũng rất ngon. Quế là gia vị tuyệt vời cho các loại bánh mỳ, bơ lạc và các thức ăn từ trái cây.

Bên cạnh lợi ích từ chất chống oxi hóa, quế còn giúp điều chỉnh lượng đường máu và cholesterol trong cơ thể.

2. Lá thơm Oregano


1 thìa lá thơm Oregano có chứa lượng chất chống oxi hóa tương đương với 3 chén hoa lơ xanh (nhưng bạn đừng “bỏ rơi” hoa lơ xanh mà hãy dùng cả hai thứ rau này).

Rau Oregano là loại thảo mộc khô chứa nhiều chất chống oxi hóa nhất. Nó có thể được dùng trong nhiều món ăn quen thuộc, bạn có thể cho lá này lên trên chiếc bánh pizza, món mỳ Ý tự làm hay chiếc sandwich pho mát nướng thơm ngon.

Lá oregano thưòng được dùng để ướp cá, bò cừu nhằm để thử mùi. Bạn có thể mua lá oregano ở 60 Hàm Nghi, Q.1 hoặc các tiệm bán gia vị trong chợ Bến Thành, TP.HCM. Giá 10.000 đồng/gói 10g.
3. Gừng


Bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng 1 thìa gừng có lượng chất chống oxi hóa bằng với 1 chén rau cải. Và gừng có thể được dùng trong các món ăn cả ngọt và cả mặn

Để làm hài lòng những ai ưa đồ ngọt bạn chỉ cần thêm thứ gia vị cay ấm này vào những lát hoa quả, hay hòa cùng sữa chua lạnh, kem hoặc cho vào một số loại bánh ngọt.

Với những người thích đồ mặn thì bột gừng có thể được hòa với mật ong và tẩm ướp các loại thịt như cá, gà, thịt lợn…. Gừng còn được sử dụng nhiều trong pha chế, tẩm ướp hay làm các loại nước sốt.

Ngoài ra gừng còn được biết đến là “liều thuốc” tố cho tiêu hóa, chống buồn nôn và giảm đau.

4. Ớt



Gia vị từ ớt đỏ bao gồm: ớt cay, ớt bột và ớt khô giã nhỏ. Việc thêm mùi vị cay nóng vào món ăn dường như đã trở nên không thể thiếu trong các bữa ăn.

5. Lá hương thảo


Hợp chất trong lá hương thảo giúp giảm bớt các viêm nhiễm trong cơ thể, các sưng viêm này là nguy cơ gián tiếp dẫn đến các bệnh mãn tính. Hương thảo còn được cho là đóng vai trò nhất định trong sức khỏe tim mạch.

Hãy cho lá hương thảo vào các loại nước ướp thịt, nước sốt cà chua cũng như các loại bánh mỳ, bánh cuộn.

6. Húng



Bên cạnh tác dụng chống oxi hóa các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của cây húng với các chức năng hô hấp.

Để thêm rau húng vào các bữa ăn, bạn hãy thái nhỏ húng ra cho vào nước sốt, vào dầu dấm trộn salad hoặc rắc vào các món cá, thịt vịt, ngan, thịt heo luộc…

7. Củ nghệ




Loại củ có màu vàng sáng này được xay ra và có nhiều trong thứ bột cà ri thường dùng. Nghệ có vai trò trong duy trì sức khỏe của bộ não, bảo vệ não chống lại sự kém nhận thức do tuổi tác.

Cách ăn bột nghệ: trộn vào với trứng hoặc các món thịt gà, cá, tạo màu khi nấu canh. Nấu các món cà ri với thịt gà, bò…

Bao nhiêu gia vị và thảo mộc thì tốt cho sức khỏe?

Bạn nên cho gia vị và các loại rau thơm vào các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên cũng không có định lượng nào cụ thể cả, chỉ đơn giản là ăn đều đặn hàng ngày.
Các gia vị và chất dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta ngon miệng hơn đồng thời giảm bớt sử dụng muối, chất béo và đường trong các món ăn.

Đun nóng có làm mất đi tác dụng của gia vị và thảo mộc?

Khi phân tích khoa học thì gia vị và thảo mộc vẫn giữ được thuộc tính của nó, nhưng lại chưa có câu trả lời chính xác nào cho việc đun nấu có làm mất tác dụng không.

Tuy nhiên quá trình đun nấu thường làm cho các hợp chất trong thức ăn dễ được cơ thể hấp thu hơn.

Vậy hãy nêm các loại gia vị, rau thơm và làm cho bữa ăn của bạn thêm sống động cũng như tăng cường sức khỏe cho gia đình mỗi ngà.




Bảo quản, xử dụng và xử lý gia vị
Các loại gia vị Việt Nam rất phong phú
Củ gừng, gia vị, vị thuốc
Các loại rau húng làm gia vị
Bảo quản gia vị không phải ai cũng biết cách
Các loại rau gia vị có công dụng chữa bệnh



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý