6 bước viết bài theo chuẩn SEO
Bước 1 – Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
Có một vấn đề khá buồn cười ở đây là có một số bài viết mình luôn đứng top 1 nhưng lại nhận rất ít lượt truy cập vào đó, đơn giản là chủ đề bài viết đó không được nhiều người quan tâm. Và dần dần sau này, nếu các bạn có để ý kỹ thì sẽ thấy khi mình đăng một bài nào mà nhận được nhiều bình luận thì y như rằng bài sau lại có liên quan đến nó, vì mình biết rằng chủ đề này sẽ được nhiều người quan tâm, đó là cơ hội mình “hút” traffic rất tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.
Vì vậy trước khi bạn bắt tay đầu tư một vài bài viết mà ta sẽ xác định nó làm nền tảng để kéo traffic về site thì hãy chọn các chủ đề mà được nhiều người quan tâm nhất nhưng vẫn trong khả năng viết lách của bạn. Vấn đề này bạn có thể sử dụng Google Trends để theo dõi tần suất tìm kiếm của một vài từ khóa mà bạn đang nhắm tới, hoặc là sử dụng Google Adword Keyword Tools để xem các từ khóa có chiều hướng tăng trưởng theo tháng hay một cách nào đó mà bạn cho là tốt nhất.
Vậy trong bài này, mình sẽ chọn một chủ đề mà đã giúp blog mình được phổ biến rộng rãi cũng như tăng mối quan hệ, đó là SEO. Mà cụ thể sẽ là Viết nội dung theo chuẩn SEO. Dưới đây là một vài lý do mà mình chọn chủ đề này:
- Xu hướng SEO năm 2013 đang tập trung vào việc SEO nội dung và nhiều người đang quan tâm đến vấn đề này.
- Các chủ đề khác như Link Building đã có quá nhiều người viết.
- Quy mô chủ đề này khá hẹp, dễ viết và tập trung vào từ khóa. Ví dụ nếu mình chọn đề tài là “Hướng dẫn SEO Onpage 2013″, nó cũng có liên quan đến vụ Bài viết chuẩn SEO nhưng nếu phân tích ra thì chủ đề nó quá rộng vì không chỉ là tối ưu bài viết mà còn phải tối ưu code, cấu trúc website, tốc độ tải trang,..v..v..blah blah…
Nói tóm lại, việc bạn cần làm ở bước 1 này là Chọn một chủ đề có liên quan đến các bài viết trước có trên site của bạn, thu hẹp quy mô nội dung của nó và chắc chắn là bạn phải viết tốt chủ đề đó.
Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research): Hãy chọn từ được nhiều người tìm.
Trước tiên, mình nhắc lại là hiện nay còn rất ít người tìm kiếm cái gì đó mà họ cần với một từ khóa ngắn. Ví dụ nếu như họ muốn nghe nhạc thì ít ai lại lên Google gõ “nghe nhac” bao giờ, tệ lắm thì cũng phải là “nghe nhac hay” hoặc “nghe nhac tre” gì đó. Vì vậy nếu bạn đang cố gắng focus vào một từ khóa ngắn mà bạn cho là phổ biến thì hãy xem xét lại, cho dù nó có phổ biến đi chăng nữa nhưng đối với một độc giả thông minh, có tiềm năng thì họ không bao giờ search như vậy trên Google.
Quay trở lại đề tài của mình, nếu như mình đang nhắm vào chủ đề Bài viết chuẩn SEO thì mình bắt buộc phải nghĩ đến các từ khóa mà độc giả có thể sử dụng để tìm bài viết giống bài mà mình sắp viết, một số gợi ý sẽ được mình đưa ra như:
- Viết bài để SEO
- Cách SEO nội dung
- Viết bài thân thiện với Google
- Cách SEO từ khóa khi viết blog
- Bài viết theo chuẩn SEO
Các từ khóa được đưa ra ở đây bạn không nên chọn 1, tốt nhất là hãy chọn hết nhưng bắt buộc phải chọn ra 1 từ khóa trọng tâm. Các từ khóa còn lại bạn sẽ dùng làm từ khóa phụ và rải đều trong bài viết để khỏi gây nhàm chán cho người đọc nhưng vẫn bổ trợ từ khóa cho từ khóa chính. Nhưng nếu bạn có ít gợi ý thì sao?
Cách tìm thêm các ý tưởng đặt từ khóa trên Google Adword Keyword Tools
Tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị tầm 5, 6 từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính. Nếu bạn chưa đủ thì bây giờ chúng ta sẽ sử dụng công cụ Google Adword Keyword Tools để tìm các từ khóa liên quan đến nó và sẽ có thể biết được nó có nhiều người tìm kiếm hay không. Khi vào đây nghiên cứu từ khóa thì bạn nên chú ý ở một số phần mà mình có đánh dấu vào ảnh dưới để có thể truy xuất kết quả ra một cách chính xác:
Do chủ đề mình chọn ở Việt Nam chưa có quá nhiều người tìm kiếm nên kết quả trả về khi nghiên cứu rất chán, vì vậy mình sẽ không hướng dẫn chi tiết trên đây. Nhưng bạn có thể vào đó để tìm các gợi ý từ khóa, tốt nhất là hãy chọn các từ khóa có độ cạnh tranh từ trung bình đến thấp nhưng có lượng tìm kiếm cục bộ mỗi tháng cao.
(Khuyến khích) – Thăm dò đối thủ
Một vấn đề mà bạn cũng nên chú ý trước khi đăng một bài viết quan trọng đó là hãy thăm dò các bài viết khác trên mạng cùng chủ đề mà đó sẽ trở thành “đối thủ” của bạn khi bài viết được đăng ra. Các tiêu chí bài viết để có thể giúp bạn vượt mặt đối thủ:
- Lượng comment phải nhiều.
- Bài viết chi tiết, dễ hiểu, trang trí gọn gàng hơn so với đối thủ.
- Tối ưu từ khóa trên title, description tốt hơn đối thủ.
Đại loại là như vậy, ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác nhưng nó còn phụ thuộc vào từng chủ đề nên mình không nói chi tiết ra đây. Theo chủ đề của mình đã chọn là Viết bài chuẩn SEO thì khi lên Google mình tìm kiếm với từ khóa “bai viet SEO” thì nó ra những kết quả như sau:
Như vậy bạn có thể thấy 6 kết quả đầu tiên đều focus vào từ khóa “viết bài” và lấy từ khóa “SEO” làm từ hỗ trợ cho nó. Lúc này mình phải suy nghĩ, liệu mình có nên tiếp tục focus vào từ khóa Viết bài để SEO hay Viết bài chuẩn SEO hay không khi đã có nhiều người focus cùng một lúc? Câu trả lời này có thể tùy vào mỗi người, ai thích thử sức thì cứ focus còn ai muốn tìm một con đường khác tối ưu hơn là đối đầu thì tìm từ khóa khác tốt hơn nhưng vẫn có thể vượt mặt được các bài viết kia. Và sau khi suy nghĩ thì mình quyết định chọn cụm từ khóa “Viết nội dung” làm từ khóa chính và các cụm từ như “Viết bài”, “SEO”, “chuẩn SEO” đều sẽ thành từ khóa phụ. Bởi vì:
- Từ khóa “nội dung” đang dần được sử dụng nhiều trong giới SEO, nào là “Phát triển nội dung”, “SEO nội dung”…v…v..nó tốt hơn là từ khóa “viết bài”.
- Ít sự cạnh tranh nhưng có chiều hướng tăng dần.
- Cụm từ “Nội dung” bạn có thể lái sang từ khóa “viết bài” một cách dễ dàng.
Rồi, vậy ngay bây giờ mình đã có thể bắt tay vào làm các công việc tiếp theo để có một bài viết theo đúng chuẩn SEO.
Bước 3 – Lên cấu trúc cho bài viết
Sau khi bạn đã có “trên tay” những từ khóa mà bạn biết là sẽ tập trung vào bài viết thì dường như bạn đã đi được 50% đoạn đường, đối với mình thì cứ có từ khóa là có tất cả, mình hy vọng bạn cũng sẽ như vậy.
Nhưng để bài viết của bạn trở nên chất lượng, độc giả dễ đọc, dễ hiểu, chuyên nghiệp, nội dung mạch lạc…v..v..thì điều quan trọng nhất là bạn phải có một cấu trúc bài viết thật hoàn chỉnh. Một bài viết chất lượng không bao giờ được viết một mạch từ đầu tới cuối vì như thế rất khó đọc, nó nên được chia ra thành từng phần theo thứ tự hợp lý để độc giả có thể nắm bắt nội dung khi rê chuột lướt qua nội dung mà không cần cắm mặt vào đọc.
Mặt khác, hãy vận dụng các thẻ heading (từ h2 đến h4) làm tiêu đề bài viết vì từ đó tới giờ bot tìm kiếm luôn chú tâm vào các thẻ này hơn là các từ in đậm. Hãy thử xem ví dụ của một cấu trúc bài viết theo chủ đề mà mình đã chọn ở bước 1, đó cũng là bài viết mà bạn đang đọc đây.
Bài viết chuẩn SEO là như thế nào?
7 bước viết bài theo chuẩn SEO
- Bước 1 - Chọn chủ đề bài viết hấp dẫn và tối ưu nhất
- Bước 2 – Nghiên cứu từ khóa
- (Tự chọn) Thăm dò đối thủ
- Bước 3 – Lên cấu trúc bài viết
- Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
- Bước 5 – Viết tiêu đề hấp dẫn, thu hút, chuẩn SEO
Lời kết
Đó là một cấu trúc bài viết mà mình thường viết, nội dung luôn được chia ra mỗi phần. Và nếu bạn chưa bao giờ làm điều này thì hãy áp dụng ngay, bài viết của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn nhiều.
Lưu ý là tại mỗi tiêu đề của mỗi phần, bạn nên đặt thẻ heading cho nó từ h2 đến h4. Trong WordPress bạn có thể đặt thẻ heading cho một cụm từ nào đó bằng cách bôi đen và chọn thẻ Heading tương ứng trong menu đổ Paragraph ở khung soạn thảo.
Bước 4 – Viết nội dung theo chuẩn SEO
Bạn có thể dễ dàng nhận ra một điều là sau khi có được cấu trúc bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể dễ dàng bắt tay vào việc viết nội dung, ý tưởng từ đó cũng luôn được tuôn trào ra không ngừng nghỉ. Nhưng nói riêng về việc viết nội dung thì không có một công thức hoàn chỉnh nào cả, cũng như những nhà văn luôn luôn có một phong cách viết khác nhau chẳng ai giống ai. Vì vậy theo mình, để trở nên viết tốt thì chỉ còn cách là viết thật nhiều, viết mọi lúc mọi nơi, viết về mọi thứ, tốt nhất là nên tạo một blog tập tành làm blogger để luyện kỹ năng viết trở nên bá đạo hơn. Hoặc là bạn có thể tham khảo các bài viết của người khác, đọc blog hằng ngày cũng là một cách tốt để luyện kỹ năng viết.
Có một vấn đề mà bạn có thể nhận thấy ở các blogger chuyên nghiệp đó là họ viết như nói – nói như thể đang viết, họ có thể “đồng bộ hóa” giữa lời nói và chữ viết để có thể truyền đạt đầy đủ các cảm xúc đến người đọc. Vì vậy khi bắt tay vào việc viết nội dung, hãy tạm quên đi các từ khóa mà bạn đã chọn trước kia, tập trung hoàn toàn vào việc diễn đạt bài viết để nó trở nên tự nhiên nhất, không bị gò bó một cách khô khan. Sau khi viết xong, bạn có thể đọc lại bài viết đó và sửa lại các từ khóa để nó tối ưu hơn, tránh từ khóa trở nên lan man, thiếu tập trung hoặc bị lặp lại quá nhiều lần.
Đừng quên đặt liên kết nội (internal link) vào bài viết
Có thêm một yếu tố mà TẤT CẢ các Copywriter khác đều áp dụng đó là chèn liên kết trở tới các bài viết có liên quan đến một cụm từ khóa nào đó vào trong bài. Điều này không những bạn tạo điều kiện cho bot tìm kiếm tiếp tục cập nhật lại bài viết cũ, tăng Page Authority cho trang đó mà còn giúp bạn tăng Pageview đáng kể vì biết đâu các liên kết nội đó lại có ích cho người đọc thì sao. Còn cách thức chèn liên kết nội thế nào cho chính xác á? Không biết ai làm sao chứ mình thì làm hoàn toàn bằng thủ công, tức là tự tay lục lại các bài viết đó rồi chèn vào, chính xác 100%.
Cũng đừng bỏ đi liên kết ngoại
Nếu trong bài viết của bạn đã có vài liên kết nội thì cũng nên nghĩ tới việc chèn liên kết trỏ ra ngoài (trỏ ra những website khác, hay còn gọi là Outbound Link). Thực ra mà nói, mình không rõ liên kết ngoại có ảnh hưởng đến quá trình SEO hay không nhưng mình có 3 lý do chính để thường xuyên chèn liên kết trỏ ra ngoài:
- Tăng thêm sự phong phú cho bài viết với các liên kết dẫn đến các bài viết liên quan ở blog khác.
- Thắt chặt các mối quan hệ giữa mình và các website khác, cũng là một cách giao lưu rất “tình cảm”.
- Kiếm pingback/trackback từ bài viết được trỏ tới. Đây cũng là một dạng backlink khá là chất lượng, nhưng chỉ có tác dụng với những trang có bật tính năng pingback/trackback mà thôi.
Bước 5 – Viết tiêu đề thật tối ưu cho SEO và phải hấp dẫn
Tiêu đề được xem là bộ mặt cho cả bài viết đó mà độc giả không cần đọc bài cũng hiểu được bạn sẽ viết gì trong đó. Một tiêu đề tốt thường thì hội đủ các yếu tố sau đây:
- Ngắn gọn nhưng miêu tả đầy đủ nội dung.
- Chứa từ khóa chính mà bạn đang focus.
- Hấp dẫn, nhìn phát bấm vào luôn.
Chỉ vậy thôi. Giải thích thì hơi dài dòng, bạn thử so sánh 2 tiêu đề bài viết dưới đây:
- Lựa chọn 1: Cách viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
- Lựa chọn 2: 6 bước viết bài theo chuẩn SEO để tối ưu máy tìm kiếm
- Lựa chọn 3: Hướng dẫn viết bài theo chuẩn SEO toàn tập
Vậy nếu là bạn, bạn sẽ click vào tiêu đề nào khi nhìn thấy 3 tiêu đề như trên? Mình sẽ phân tích từng tiêu đề như sau:
Lựa chọn 1: Cũng ngắn gọn, cũng chứa từ khóa quan trọng nhưng có vẻ không thu hút cho lắm vì độc giả không chắn chắn 100% là bài đó có chất lượng hay không hay chỉ đơn thuần là một bài gợi ý.
Lựa chọn 2: Cũng ngắn gọn và chứa từ khóa quan trọng nhưng lợi thế của nó là nói rõ “làm 6 bước”, lúc này độc giả sẽ biết rằng đây là một bài hướng dẫn step-by-step, khá là bổ ích cho những người mới nhập môn.
Lựa chọn 3: Cũng hấp dẫn cho người mới nhập môn nhưng cái từ “toàn tập” đôi khi không được nhiều người dùng cho lắm.
Như vậy, ở đây mình sẽ chọn lựa chọn 2. Các tiêu đề kiểu như thế này luôn dễ gây thu hút cho người đọc, nhưng cũng rất dễ chán nếu blog bạn toàn áp dụng kiểu đặt tiêu đề như thế nào. Tốt nhất là chỉ áp dụng cho các bài quan trọng, phù hợp mà thôi.
Bước 6 – Hãy chắc chắn bạn đã “rải” đủ các từ khóa vào bài viết
Như bước 4 mình có nói là khi viết xong nội dung thì bạn nên đọc lại bài viết một lần nữa và sửa lại các từ khóa trong bài để tối ưu hơn. Từ khóa tối ưu không phải là nó được lặp đi lặp lại từ đầu tới cuối bài viết mà là hãy áp dụng các từ khóa phụ chèn xen kẽ vào để có sự thay đổi, mặt khác bạn cũng tránh được Penguin về việc cố ý nhồi nhét – spam từ khóa.
Bạn nên tham khảo bài viết Cách đặt từ khóa tối ưu để có thể biết chính xác những vị trí nào bạn cần đặt từ khóa quan trọng, ở đâu cần đặt từ khóa phụ.
Sau khi đăng bài nên làm gì?
Đôi khi không phải một bài viết được đăng lên là nó có thể đạt được thứ hạng cao nhất, mà muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi bạn phải làm thêm một số bước nữa để vừa tăng tốc thời gian index, vừa dễ dàng đạt thứ hạng tốt nhất trong thời gian ngắn. Đây là một số việc mình thường làm sau khi đăng một bài viết:
- Tự like và +1 bài đó ngay lập tức.
- Chia sẻ bài viết đó lên Facebook, Google+ và Twitter ngay tức khắc.
- Sử dụng Onlywire để tự động đăng bài lên các trang Social Bookmarking và Social Networking khác.
- Giới thiệu cho bạn bè để họ đọc và gửi comment, bài càng nhiều comment thì từ khóa của bài đó càng đa dạng vì Google có index cả các comment của độc giả mà.
- Trỏ link bài viết mới vào bài viết cũ có liên quan và ngược lại.
Lời kết
Tới đây thì coi như bạn đã vừa viết được một bài khá là thân thiện với máy tìm kiếm, hợp chuẩn SEO rồi. Sau khi viết xong bài thì các bạn nên tự đặt ra một số câu hỏi nữa để có thể tối ưu bài viết tốt hơn. Một số câu hỏi như thế này bạn cần trả lời mỗi khi viết một bài:
- Cấu trúc bài viết đó có dễ hiểu không? Có cần sửa lại cấu trúc để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt nội dung hay không?
- Bài viết của mình đã có video hoặc hình ảnh chưa? Nếu chưa thì nó sẽ có ích và thú vị hơn khi chèn thêm ảnh hay video vào bài hay không?
- Bài viết này có mang lại giá trị cho độc giả hay không? Có chắc là sẽ nhiều người thích nó rồi đi chia sẻ nó hay không?
- Bài viết đã sử dụng đầy đủ các từ khóa phụ mà bạn đã tìm ra ở bước 2 chưa?
- Đọc lại bài viết một lần nữa, có chỗ nào sai chính tả, sai câu cú hay mắc lỗi diễn đạt ngớ ngẩn nào không?
- Hãy nhìn lại các đối thủ, liệu bạn có chiếm được vị trí cao sau khi bài viết này đăng 2, 3 ngày? Có cần tối ưu lại nữa không?
15 Cách Làm SEO Website Hiệu Quả
Sau đây là những cách làm SEO
theo phương pháp xây dựng liên kết được chọn lựa, nhằm tạo ra những backlink miễn phí từ các Websites đã phát triển. Các biện pháp này hoàn toàn khác so với các chiến lược phát triển Websites theo hướng nội dung là chiến lược nhằm dần dần thu hút những editorial links. Những biện pháp xây dựng link này tập trung nhiều hơn vào việc đặt các link hướng mục tiêu hay còn gọi là “chèn link”.
1. Submit trang của bạn vào các Web Directories: Đây là một quá trình đơn điệu vì hầu hết ta phải submit nó bằng tay, nhưng nếu bạn dành thời gian vào nó, trang của bạn có thể thu hút được hàng trăm backlinks. Bạn có thể sử dụng danh sách các Web directories tại đây.
2. Submit những thông cáo báo chí tới những trang PR: Một thông cáo báo chí cơ bản về việc khai trương trai Web của bạn nên được submit tới nhiều Websites PR, những Websites này sẽ gửi thông cáo báo chí của bạn tới nhiều kênh tin tức trực tuyến khác nhau. Đây là một cách rất tốt để thu hút các free links. Trên thế giới có 2 trang PR khá phổ biến là PRWeb và PRLeap.
3. Tạo các kết nối qua lại với những trang tương đồng: Việc tạo cho những trang mới dần có độ phù hợp cao là rất quan trọng, nó không chỉ giúp bạn thu hút link mà còn cả traffic. Không ai phủ nhận sự hữu ích của việc liên kết qua lại (reciprocal links) nhưng bạn cũng không nên lạm dụng nó. Bạn có thể tìm các link đối tác bằng cách gửi mail trực tiếp đến họ hoặc tìm trên các diễn đàn.
4. Tạo những trang Squidoo Lenses: Bạn có thể tạo một Squidoo lens dễ dàng. Vào trang chủ của Squidoo lens và làm theo các bước hướng dẫn của nó, bạn chỉ mất khoảng 15 phút để tạo một Squidoo lens. Với trang này, bạn có thể chèn hàng loạt các anchor text links cho Website của bạn cùng với các nội dung phong phú. Hubpages là một trang tương tự khác bạn có thể sử dụng.
5. Đăng ký tiêu đề. Tạo một tiêu đề ngắn trên những topic hấp dẫn của bạn và đăng ký nó với các thư mục tiêu đề cho một backlink và một vài traffic. Bạn có thể thu hút được nhiều links hơn nếu tiêu đề của bạn được đăng trên các Websites khác. Sau đây là một loạt danh sách các thư mục tiêu đề được xếp hạng bởi Alexa và PageRank.
6. Tạo các profiles thông tin xã hội, social Media Profiles: Có rất nhiều mạng xã hội trực tuyến cho phép bạn chèn 1 kết nối tới Website của bạn trên một trang profile. Hãy đăng ký tài khoản ở một vài trang như thế, tốt nhất là chọn tên và avatar trùng với tên thương hiệu của Website. Điều này có thể rất hữu ích khi bạn quyết định phát triển trang của bạn thông qua mạng xã hội trong tương lai.
7. Sử dụng SOCIAL BOOKMARKING: Chắc chắn những Websites xã hội như Netscape hay Digg sẽ thường xuyên được các công cụ tìm kiếm crawl, và những kết nối của chúng sẽ dễ dàng được index.
8. Chữ ký diễn đàn: Đăng ký tài khoản tại một số diễn đàn và tạo chữ ký cho tài khoản đó, chữ ký này phải được liên kết đến trang chủ hay các trang bên trong Website của bạn. Sau đó bạn nên tạo những chủ đề hấp dẫn và đóng góp viết bài, thảo luận trên các diễn đàn đó. Sau khi bạn đã tạo được ấn tượng, các thành viên khác sẽ biết đến chữ ký và quan trong hơn là trang Web của bạn.
9. Tạo một giao diện hay Widget tốt: Bạn nên thuê một nhà thiết kế thực thụ đến tư vấn và thiết kế cho bạn một giao diện liên quan tới một mạng xã hội cụ thể nào đó hay một trang phổ biến. Điều này giúp bạn thu hút được những link chất lượng đến trang của bạn.
10. Lập các blogs nền những nền blog khác: Ngoài việc sử dụng blog hiện tại của bạn, bạn nên lập thêm các blog trên các mạng blog khác như Wordpress.com, Blogger và Xanga. Link chúng tới những trang cụ thể trên Website của bạn.
11. Viết comment trên các blog khác: Đầu tiên hãy thực hiện comment trên những trang phổ biến và những trang có liên quan đến Website của bạn. Đừng comment theo kiểu spam để thu hút link mà nên tập trung xây dựng các mối quan hệ với những blogger khác. Hãy viết những comment tốt, cố gắng tránh lạm dụng những từ khoá hay chữ ký link đến Website của bạn. Sau 10 bước trên, vấn đề của bạn bây giờ là tạo thương hiệu chứ không phải là spam.
12. Đăng bài viết lên các blog khác: Cũng giống như phần tiêu đề và thông cáo báo chí, bạn nên đăng các bài viết chất lượng của Website bạn lên các blog khác (chú ý phải tạo kết nối). Đây là cách rất tốt để thu hút các relevant link và traffic.
13. Tổ chức các cuộc thi: Một số Websites thường đưa ra các cuộc thi đấu giá để thu hút những anchor text link từ các bloggers. Ví dụ như cuộc thi iPhone giveaway trên trang của Gary Lee.
14. Các dự án hỗ trợ hợp tác: Bạn nên xây dựng những mối quan hệ hỗ trợ, hợp tác với những đối tác tiềm năng. Trao đổi liên kết với những trang của họ sẽ giúp bạn có được một lượng backlink nhất định.
15. Chia sẻ kinh nghiệm: Nếu thực hiện tốt bước này, Website của bạn sẽ sớm đạt được 1 vị thế mới. Để ứng dụng tốt bước này, bạn phải là người có những kỹ năng nhất định như thiết kế Web, viết quảng cáo, dịch thuật hay SEO. Hãy chia sẻ kinh nghiệm, những hiểu biết của bạn đối với những Website khác, đưa ra các lời khuyên giúp tối ưu hoá những Website đó,… Điều này sẽ giúp bạn có được niềm tin, thương hiệu từ các webmaster khác.
Danh sách những thủ thuật trên chỉ là một vài phương pháp dùng để xây dựng liên kết cho các Websites mới thành lập. Sau khi đạt được một số lượng backlink nhất định bước tiếp theo của làm seo là sẽ tập trung vào phát triển nội dung Website với mục đích tăng lượt truy cập.
Hướng dẫn SEO khi thiết kế web
Đây là một bài viết hướng dẫn SEO cho các nhà thiết kế web, hay những ai người muốn tìm hiểu thêm về cách làm cho các trang web hoặc blog để được tìm thấy dễ dàng hơn bởi các công cụ tìm kiếm. Bài viết sẽ đề cập tới những lỗi thông thường về SEO mà bạn có thể gặp phải khi thiết kế web. Sau đó, sau đó sẽ là một số lời khuyên cơ bản mà bạn cần biết để tối ưu hóa trang web của bạn cho công cụ tìm kiếm.
Tại sao bạn nên tìm hiểu về SEO?
SEO không chỉ dành cho các nhà tiếp thị quảng cáo trực tuyến. Việc thiết kế web hỗ trợ SEO cũng là phần trách nhiệm của bạn.
Nếu trang web của bạn không thân thiện với các công cụ tìm kiếm, bạn có thể mất rất nhiều lưu lượng truy cập mà bạn thậm chí không nhận thức được. Hãy nhớ rằng, bên cạnh việc khách truy cập gõ vào "www.yourwebsite.com" và qua các backlink từ trang khác thì công cụ tìm kiếm là cách duy nhất để mọi người có thể tìm thấy trang web của bạn.
SEO cũng là một dịch vụ giá trị hiện nay. Là một nhà thiết kế hay phát triển web bạn có thể bán kỹ năng SEO của bạn như là một dịch vụ mở rộng thêm vào mỗi gói thiết kế.
Các công cụ tìm kiếm làm việc như thế nào?
Trước tiên, hãy xem làm thế nào cỗ máy tìm kiếm . Mỗi công cụ tìm kiếm tự động có chương trình riêng của nó được gọi là một "web spider" hay trình thu thập web mà thu thập các thông tin trênmột website.
Mục đích chính của spider(nhện, bọ tìm kiếm) là để thu thập dữ liệu các trang web, đọc và lấy các nội dung, và lần theo các liên kết (cả nội bộ và bên ngoài). Các spider sau đó gửi các thông tin thu thập vào cơ sở dữ liệu công cụ tìm kiếm được gọi là các index(chỉ số).
Khi nhập một truy vấn tìm kiếm trong hộp tìm kiếm, công việc của các công cụ tìm kiếm là tìm kiếm các kết quả thích hợp nhất với truy vấn bằng cách kết hợp các truy vấn tìm kiếm các thông tin trong chỉ mục của nó.
Công việc của bạn là một tối ưu hoá website với các công cụ tìm kiếm
Mỗi công cụ tìm kiếm có thuật toán riêng của mình trong các trang web xếp hạng. Sự hiểu biết các yếu tố chung ảnh hưởng đến các thuật toán có thể ảnh hưởng đến vị trí kết quả tìm kiếm của bạn. Một công việc của SEO có hai khía cạnh:
SEO On-Page: là những thứ mà bạn có thể làm trên trang web của bạn, chẳng hạn: HTML, từ khoá mục tiêu, nội bộ liên kết, cấu trúc trang web, vv
SEO Off-Page: là những thứ mà bạn có quyền kiểm soát ít hơn nhiều, chẳng hạn như: có bao nhiêu backlinks bạn nhận được và làm thế nào mọi người liên kết tới trang web của bạn.
Đây là hướng dẫn cho các nhà thiết kế và phát triển web. Mối quan tâm chính là khía cạnh SEO On-Page. Tuy nhiên nếu bạn làm tốt công việc của mình, thiết kế một trang web đẹp và (hoặc) có nội dung hữu ích ... bạn sẽ nhận được Off-Page backlinks và dấu trang trên các mạng xã hội mà không cần phải quảng cáo gì thêm.
Các lỗi thường gặp về SEO
Hình ảnh, Ajax và nội dung Flash
Spider cũng giống như một trình duyệt dựa trên văn bản, chúng không thể đọc được nội dung nhúng trong hình ảnh đồ họa hoặc Flash. Vì vậy, bạn nên tránh đưa các từ khóa trong các hình ảnh đồ họa trên website.
Rất nhiều nhà phát triển đang cố gắng gây ấn tượng với khách truy cập của họ bằng cách thực hiện hàng loạt các tính năng Ajax (đặc biệt là cho các mục đích chuyển hướng), nhưng bạn có biết rằng nó là một sai lầm lớn trong SEO? Bởi vì nội dung Ajax được tải tự động, do đó, nó không thể được index trong các công cụ tìm kiếm.
Một bất lợi nữa của Ajax – đó là địa chỉ URL không tải lại, khách truy cập của bạn không thể gửi trang hiện tại đến bạn bè của họ.
Những sai lầm thường gặp thẻ tiêu đề
Cùng một hoặc tương tự tiêu đề văn bản:
Mỗi trang trên trang web của bạn nên có một thẻ
Kỹ thuật SEO dành cho những người không chuyên
Hỏi một người không chuyên về kỹ thuật SEO không khác gì bạn đi hỏi một đứa trẻ về ngôn ngữ lập trình Pig Latin.
Khi mới bắt đầu con đường này, nhiều người trong chúng ta không hiểu được sự khác biệt giữa phía khách hàng và server, HTML và CSS, lập mã và soạn thảo chương trình. Nhưng trong ngành được tích hợp chặt chẽ này, bạn cần phải bỏ ra thời gian để học hỏi những kiến thức liên quan này. |
Ngay cả việc sửa chữa những vấn đề kỹ thuật nhỏ nhất cũng có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cả việc xây dựng thêm liên kết tốt. Khi bạn không thể tự mình sửa chữa những vấn đề này, thì việc thuê một nhà phát triển web giúp mình thực hiện là điều cần thiết.
Dưới đây là những kiến thức cơ bản cần thiết về kỹ thuật SEO dành cho những người không chuyên.
Redirects và Status Codes (Chuyển hướng và mã trạng thái)
Mô tả
Bất cứ khi nào ai đó truy cập trang web của bạn, trang đó sẽ gửi một phản hồi tới server cho biết điều gì đang diễn ra trên đó.
Ý nghĩa
Có rất nhiều các mã trạng thái, dưới đây là ý nghĩa của những mã trạng thái cơ bản:
• 200: tất cả đều tốt, trang load ổn
• 301: di chuyển vĩnh viễn thông tin trên trang này
• 302: thông tin được di chuyển tạm thời đến trang này, nhưng nó sẽ không ở đây mãi mãi.
• 404: trang này không tồn tại, hãy thử lại trang khác.
Công cụ sử dụng
Công cụ Screaming Frog sẽ cung cấp cho bạn một list các URL cùng với mã trạng thái đi kèm.
Chú ý
Hãy đảm bảo mã trạng thái đầu cuối phù hợp với nhau. Nếu bạn thực hiện chuyển hướng vĩnh viễn, mã trạng thái phải là 301, chứ không phải 302. Nếu bạn không làm như vậy, bạn sẽ không chuyển được bất kỳ giá trị nào từ trang A sang trang B, và trang B sẽ không bao giờ được xếp hạng.
Ngoài ra, đừng chuyển hướng mọi thứ quay lại trang chủ. Hãy thực hiện theo nguyên tắc căn bản 1-1.
Nếu trang web thực sự không tồn tại, mã trạng thái cần chuyển thành 404, chứ không phải là 200.
Thẻ Canonical
Mô tả
Trong mã nguồn của trang A, bạn có đoạn thông tin < link rel="canonical" href="http://www.example.com/page-b">.
Ý nghĩa
Bạn biết Google đang ở trang A, nhưng thẻ này sẽ nói cho Google biết nội dung tốt nhất không phải ở trang A mà ở trang B.
Sử dụng khi nào
Sử dụng thẻ này khi có hiện tượng nội dung trùng lặp:
• Trùng lặp các URL trang chủ. Ví dụ: www.example.com và www.example.com/default.aspx
• Trùng lặp đường dẫn đến cùng một trang. Ví dụ: www.example.com/news/page-a/ và www.example.com/press/page-a
Chú ý
Hãy sử dụng thẻ này trên trang mà bạn muốn công cụ tìm kiếm index. Hãy thêm sitemap và cấu trúc liên kết nội bộ vào URL của trang đó. Trong ví dụ trên, người dùng và trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm trên danh nghĩa là truy cập trang A, nhưng thực tế trang B mới là trang diễn ra hoạt động.
URL không có sự nhạy cảm
Mô tả
Hãy xem 2 URL sau đây:
http://www.example.com/angry-erin-attacks
và http://www.example.com/Angry-Erin-Attacks
Ý nghĩa
Thông báo cho Google biết đây không phải là 2 URL khác biệt, chúng đều cùng nói về một nội dung duy nhất.
Điều cần làm
Những developer của website nên sử dụng thẻ canonical hướng tất cả các URL dạng chữ hoa về URL dạng chữ thường. Theo đó, nội dung trùng lặp sẽ được sửa chữa và người dùng sẽ không gặp phải những trải nghiệm ngắt quãng trên website của bạn.
Chú ý
Tôi thường sử dụng chữ thường khi tạo URL do rất hiếm người dùng chữ hoa khi nhập URL vào thanh tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chuyển hướng 301 trong trường hợp này.
Các thông số URL (URL Parameters)
Mô tả
Hãy xem ví dụ sau đây:
http://www.example.com/angry-erin?color=green&size=15&id=12345&print=1
Ý nghĩa
Bất cứ khi nào bạn nhìn thấy dấu “?” trong URL, thì sau đó chính là điểm bắt đầu của những thông số URL.
Nhiều thông số cung cấp thông tin về những yếu tố làm thay đổi nội dung trên trang web, như kích cỡ hay màu sắc trên một website thương mại điện tử. Số khác lại không làm thay đổi nội dung và chỉ được sử dụng cho mục đích theo dõi trang như thông tin referral xuất phát từ đâu hay chỉ ra URL đó là phiên bản in của trang.
Ví dụ 1:
http://searchenginewatch.com/article/2299970/Securing-the-Future-of-SEO-Global-Brands-5-Not-Provided-Solutions?utm_content=buffera3518&utm_source=buffer&utm_medium=twitter&utm_campaign=Buffer
Trong ví dụ trên, trang SEW có những thông số bổ sung trong URL nhằm theo dõi số lượng người truy cập thông qua Twitter. Nếu bạn bỏ đi những thông số sau dấu “?” thì nội dung trang vẫn sẽ giữ nguyên không đổi.
Ví dụ 2:
http://www.example.com/catalog/sc-gear/women-39-s-kira-2-0-triclimate.html?variationId=A5L&variationName=BOREALIS%20BLUE
Trong ví dụ này, thông số sau dấu “?” cung cấp tính năng lọc bổ sung cho sản phẩm áo jacket, ở đây đó là thông số về màu sắc. Nếu bỏ mọi thông tin sau dấu “?”, bạn vẫn sẽ tìm được nội dung về sản phẩm áo jacket nhưng sẽ không tìm được màu sắc mà bạn mong muốn.
Điều cần làm
Các thông số trong URL có thể gây ra nội dung trùng lặp, do vậy bạn cần để mắt đến những yếu tố cần thiết cho nội dung của trang và những gì Google có thể bỏ qua. Trong Google Webmaster Tools, bạn có thể hướng dẫn Google đọc những thông số trong URL, nhưng bạn cũng nên sử dụng một số thẻ canonical nếu thấy cần thiết.
Tóm tắt
Với những hiểu biết căn bản về Seo, kỹ thuật SEO dành cho người mới bắt đầu, bạn có thể giúp ích cho website của mình nhiều hơn. Hiện nay nhiều người chỉ tập trung vào các thủ thuật SEO off-page nhưng nếu một website không hoàn mỹ về mặt kỹ thuật, thì dù bạn có bao nhiêu liên kết hay nội dung trên website có tốt như nào đi chăng nữa thì chúng cũng không có ý nghĩa gì cả.
Đôi nét về tác giả
Erin Everhart là Giám đốc tiếp thị số của 352, một công ty kỹ thuật số chuyên cung cấp thiết kế và các giải pháp tiếp thị, phát triển. Cô cũng thường xuyên đóng góp bài viết cho nhiều blog như Mashable, Search Engine Land, Search Engine Watch và Small Business Trends. Cô còn là diễn giả tại các hội thảo toàn quốc như SES và SMX. |
|
(St)