Hiện nay,có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh. Tuy nhiên mỗi người sẽ có cách học phù hợp cho riêng mình và tùy theo điều kiện mà bạn sẽ có phương pháp học riêng phù hợp và hiệu quả hơn. Cùng tham khảo những hướng dẫn học tốt môn Tiếng Anh nhé.
5 bí quyết để đạt điểm cao môn Tiếng Anh
Thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.Theo cô Bùi Lan Anh, để kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010 đạt hiệu quả cao, học sinh cần bám sát chuẩn kiến thức, nội dung chương trình ôn tập, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đối với môn Ngoại ngữ nói chung và môn tiếng Anh nói riêng, học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi do Bộ Giáo dục ban hành. Đề thi hàng năm thể hiện rất rõ những vấn đề cơ bản như: Ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu và kỹ năng viết.
Môn Ngoại ngữ là môn thi trắc nghiệm nên học sinh cần lưu ý một số kỹ năng làm bài như sau:
I. Đọc đề bài:
Ngay khi nhận đề thi, học sinh nên đọc lướt toàn bộ đề thật nhanh trong vòng vài phút, dùng bút chì gạch ngay vào những vấn đề cần lưu ý trong câu hỏi hoặc các loại bài như xác định cách phát âm, tìm đúng dạng của từ, tìm lỗi sai trong câu....
II. Xác định loại bài:
Để tiết kiệm thời gian, khi làm bài thi, học sinh nên chia câu hỏi thành 3 nhóm.
Nhóm 1: là câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được ngay (ví dụ như cách chia động từ khi có điểm thời gian xác định, các giới từ quen thuộc đi với động từ hoặc tính từ, xác định mạo từ...).
Nhóm 2: là những câu hỏi hoặc vấn đề cần phải tính toán và suy luận (thường thể hiện trong các bài đọc hiểu, tìm thông tin đúng hoặc sai, hoặc suy diễn để tìm ý chính cho đoạn văn..).
Nhóm 3: là những câu hỏi còn phân vân hoặc vượt quá khả năng của mình thì học sinh cần đọc kỹ lại và dành thêm thời gian để lựa chọn cho đúng.
III. Phương pháp loại trừ
Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại.
Thường trong bốn đáp án của mỗi câu hỏi, chắc chắn đã có hai đáp án loại bỏ ngay và chỉ để ý hai đáp án còn lại sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn được câu trả lời chính xác và việc lựa chọn này cũng nên quyết đoán.
Vì thi trắc nghiệm là một cuộc đua về thời gian nên học sinh không nên dừng lại quá lâu ở bất cứ câu hỏi nào.Với những câu không biết chắc đáp án chính xác, nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt.
Tuyệt đối không nên để trống một câu nào. Kể cả với những câu không thể trả lời được cũng nên đánh dấu vào một trong các phương án bởi nếu may mắn, học sinh có thể trả lời đúng còn nếu trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm.
IV. Chú ý tới vấn đề thời gian:
Đối với mỗi câu hỏi, học sinh sẽ có khoảng từ 1 đến 2 phút để tìm ra đáp án trả lời. Học sinh cần đặc biệt lưu ý những câu hỏi "bẫy", đưa ra nhiều đáp án gần giống với đáp án đúng. Cần hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu kỹ câu hỏi và các phương án trả lời để lựa chọn chính xác nhất.
Không nên mất nhiều thời gian vào những câu hỏi mà mình không rõ.
V. Một số gợi ý ôn tập môn tiếng Anh:
1. Học sinh nên ôn tập theo chủ đề. Mỗi một chủ đề đều cung cấp cho người học một số lượng từ đủ để đọc hiểu một đoạn văn tương tự theo chủ đề đó.
2. Nắm vững các hiện tượng ngữ pháp thông qua các bài tập đã được sách giáo khoa cung cấp như phần Language Focus (các loại bài chia động từ theo các thì (tenses), qui tắc phù hợp về thì (Sequence of tenses), câu chủ động, bị động, các loại câu và cách kết hợp các loại câu cơ bản ...).
3. Làm lại tất cả các bài ôn tập (Consolidation) trong sách. Đây là loại bài tổng hợp kiến thức cơ bản nhất, giúp cho người học khái quát được những vấn đề đã học qua mỗi một chủ đề. Tôi đánh giá rất cao loại bài tập này.
4. Phần khó và hay sai nhất là phần phát âm (Pronuciation), học sinh nên đọc toàn bộ các từ mới ở phần Glossary, vừa kết hợp ôn từ mới, vừa luyện và ghi nhớ cách phát âm cũng như cách đánh trọng âm.
Phương pháp học tốt tiếng Anh
Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã.
Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols - IPS) để tập thói quen tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Ngoài giờ học trên lớp với các thầy cô,các bạn nên tự học phát âm bằng các phần mềm học tiếng Anh trên đĩa CD-rom,trên internet…v..v…
Học từ vựng
Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng.
Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng và sử dụng chúng thường xuyên. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học, không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì như vậy chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ thôi.
Và một điều không thể quên là bạn cũng cần mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì .Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay như : Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper - Intermediate Students.
Học nói
Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói.Và để học nói các bạn đừng nên quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong môi trường tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ.
Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau:
- Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, tránh tình trạng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống).
- Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể.
- “Học thầy không tầy học bạn” -Học cùng với bạn bè giúp bạn có thể khắc phục được các lỗ hỏng kiến thức của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.Tuy nhiên bạn cũng cần quan tâm đến khả năng và trình độ của bạn bè bạn.Bạn nên tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn hẹn nhau đến lớp sớm 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ.
Để giỏi văn phạm tiếng Anh bạn có thể tự học từ các sách Văn phạm tiếng Anh soạn bởi tác giả Việt Nam, như của Lê Bá Kông chẳng hạn. Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để đọc báo. Khi khá hơn bạn có thể bắt đầu đọc phần chữ nhỏ chi tiết của các bản tin tức.
- Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần ở các trung tâm Anh ngữ.
Học viết
Tập viết là dễ nhất. Bạn có thể học từ một sách đàm thoại song ngữ. Cố gắng học thuộc lòng các câu tiếng Anh tương phản với các câu tiếng Việt. Kế đó, che câu tiếng Việt rồi cố gắng dịch ra tiếng Anh. Làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi không còn lỗi nào. Nói chung khi thấy câu tiếng Anh nào hay trong sách hay trên báo chí, hãy học thuộc lòng rồi tự trả bài bằng cách viết lại nguyên câu ấy.
Mỗi ngày dành khoảng nửa tiếng đồng hồ để tập viết, sau vài tháng, bạn sẽ có thể viết được hầu hết các câu đàm thoại căn bản và tường thuật ngắn một số tin tức.
Học nghe
Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau:
Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn.
Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh …). Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều sách luyện nghe tiếng Anh để bạn có thể tự học thêm ở nhà.
Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Anh ngày nay, đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. Một số trang web để các bạn có thể tham khảo và tự học thêm ở nhà.
• www.bbclearningenglish.com
• http://www.britishcouncil.org/learning
• http://esl.about.com/
• http://::1e4::sl.org
• www.manythings.org
• www.freenglish.com
• www.english-at-home.com
• www.tolearnenglish.com
• www.vocabulary.com
Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, tôi tin rằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng và bạn sẽ thêm yêu cái thứ tiếng thú vị và rất cần thiết cho tương lai của bạn sau này.
Bí quyết học giỏi tiếng Anh
Ông Carl Owen, giám đốc Trung tâm du học ISC-UKEAS tại Việt Nam, chia sẻ với độc giả báo Dân Trí những hạn chế của sinh viên Việt Nam khi học tiếng Anh và cách khắc phục những hạn chế đó cũng như một vài bí quyết để học giỏi tiếng Anh.
Học sinh Việt Nam dành rất nhiều tiết học ở trường để học về từ vựng và ngữ pháp, học một cách rất “tập trung”. Nhưng tại sao các em vẫn không sử dụng thành thạo tiếng Anh? Đó là bởi vì các em chỉ học trên sách vở. Có nghĩa là các em không dành đủ thời gian để thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết một cách thực tế như các học sinh trên khắp thế giới học ngoại ngữ. Các em cần học theo kiểu “thoáng” hơn một chút. Chẳng hạn như sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày như là gửi email cho một người bạn, thảo luận để giải quyết 1 vấn đề nào đó, nghe dự báo thời tiết hoặc tin tức trên tivi, hoặc đơn giản chỉ là đọc thực đơn tại nhà hàng.
Ông Carl Owen là một giáo viên tiếng Anh có chuyên môn cao. Ông đã dạy tiếng Anh gần 20 năm tại Anh, Nhật Bản, Đài Loan và Úc. Ông cũng đã có 8 năm làm giám khảo các kỳ thi IELTS. 3 năm trở lại đây, ông làm việc tại ISC-UKEAS(thành viên của Tập đoàn Ngôn ngữ & Kỹ năng AAC), chi nhánh Đài Loan và Việt Nam, với mong muốn giúp đỡ các sinh viên nâng cao trình độ tiếng Anh, tìm được trường du học tốt nhất và chương trình học phù hợp nhất. Ông đã sống ở châu Á được 17 năm và tại Việt Nam được 2 năm. |
Theo ông, người học cần làm những gì để khắc phục những hạn chế đó?
Các em cần phải học cách sử dụng tiếng Anh. Có thể thấy một số hướng dẫn viên du lịch người Việt nói tiếng Anh rất tốt mà họ chưa bao giờ dành nhiều thời gian để thực sự học ngữ pháp và từ vựng, nhưng họ đã có rất nhiều thời gian sử dụng tiếng Anh. Tôi nói tiếng Trung Quốc phổ thông rất giỏi nhưng tôi chỉ dành khoảng 100 giờ để học nó một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, tôi đã sống ở Đài Loan 14 năm nên đó là khoảng thời gian tôi thực hành nó.
Các em cần phải thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết nhiều hơn nữa. Nếu các em muốn bơi giỏi thì đừng dừng lại ở việc chỉ học về kỹ thuật bơi, cách thở hay tập luyện ở phòng thể dục để tăng cường cơ bắp. Các em cũng cần phải nhảy xuống bể bơi và bơi hàng ngày, làm được như vậy, mọi thứ đều trở nên tự nhiên, về sau không cần suy nghĩ đến các động tác mà chúng ta vẫn bơi được một cách dễ dàng. Hàng tuần, các em cần dành một thời lượng nhất định cho việc thực hành tiếng Anh của mình, dành một khoảng thời gian nào đó trong ngày để luyện tập và tự nhủ: “Tôi sẽ nghe/nói/đọc hoặc viết với bạn khoảng 30 phút”.
Chẳng hạn như các em có thể luyện tập thường xuyên bằng cách đọc một cuốn tiểu thuyết hoặc một tờ báo nhưng khi gặp những từ không biết thì không được tra từ điển. Các em cứ đọc và cố gắng đoán nghĩa của chúng. Việc này là một kỹ năng học rất cơ bản và quan trọng. Ví dụ, khi tôi nói: “Anh wen tên cua Em”. Không người Việt nào hiểu được tôi nói gì vì tôi đã phát âm sai từ “quên”! Nhưng nếu họ có kỹ năng đoán từ thì họ có thể dễ dàng hiểu tôi muốn nói gì: Từ nào có thể thay thế vào đó? “Yêu” chăng? “Anh yêu tên của em” thật khác xa trong ngữ cảnh. “Ăn” thì sao? “Anh ăn tên của em” nghe thật kỳ quặc. Cứ như vậy, người nghe cần phải có kỹ năng đoán nghĩa của từ trong 1 ngữ cảnh cụ thể để nâng cao khả năng giao tiếp của mình. Đây là kỹ năng đọc và nghe quan trọng mà nhiều người Việt đã bỏ qua. Tuy nhiên nếu thực hành thường xuyên chúng ta có thể tự cải thiện năng này hoặc học và phát triển chúng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo.
Các tổ chức giáo dục và giáo viên tiếng Anh có thể làm gì để giúp học viên vượt qua những hạn chế đó?
Học tiếng Anh tại các trung tâm ngôn ngữ uy tín như AAC có thể giúp các em phát triển tất cả các kỹ năng cần thiết. Tại đây có một hệ thống dạy học, từ việc trang bị cho các em các kỹ năng đến các tài liệu tham khảo và các trang thiết bị truyền thông đa phương tiện hiện đại để giúp các em đạt được mục tiêu của mình. Chỉ có kiến thức về ngữ pháp và từ vựng thôi chưa đủ, các em cần phải thực hành những gì mình đã học. Các em phải thực hành sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên thật nhiều trong lớp học chứ không chỉ như cách học thụ động từ trước tới nay. Các em đừng ngại việc mắc lỗi. Quan trọng là học từ những lỗi đó vì ngôn ngữ được dùng để trao đổi ý nghĩ, thông tin khi chúng ta đọc, nghe, viết hoặc nói. Các giáo viên ở đây sẽ giúp các em làm được điều này.
Sau đây là 1 vài ví dụ về các cách luyện tập: Các em hãy cố gắng nghe đài trên Internet hoặc nghe nhạc hoặc xem CNN mỗi sáng khi các em ăn sáng hoặc đọc sách mỗi ngày khi ở trên xe buýt hoặc khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Các em có thể tìm những người bạn trên mạng và viết email hàng ngày cho nhau sau bữa tối, hoặc có thể dễ dàng thành lập 1 câu lạc bộ nói tiếng Anh với bạn bè hoặc bạn cùng lớp.
(St)