Cá là một nguồn thực phẩm quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên chỉ khi nhiều người e ngại chứng béo phì và các chứng bệnh về tim mạch thì món cá mới được quan tâm nhiều.
Những loại cá cực tốt cho sức khỏe
Cá chim thịt ngon và bổ, được nhân dân ta coi là đặc sản hàng đầu trong các loài cá biển (chim, thu, nụ, đé). Biển nước ta có nhiều loại cá chim như: Cá chim trắng, cá chim đen, cá chim gai, cá chim Ấn Độ... nhưng gặp phổ biến và có giá trị hơn cả là cá chim trắng và đen. |
Đặc biệt, thịt cá chim trắng ngon và giàu chất bổ dưỡng . Trong 100g thực phẩm ăn được có 75,2g nước, 19,4g protein, 5,4g lipit, 1,1g tro, 15mg canxi, 185mg photpho, 0,6mg sắt, 145mg natri, 263mg kali, 27mg vitamin A, 2mg vitamin PP, 1mg vitamin C, các vitamin B1, B2... cung cấp được 126kcal. |
Nhìn chung, thịt cá chim, dù là cá chim trắng, chim đen hay chim trắng nước ngọt đều là loại thực phẩm ngon và nhiều chất dinh dưỡng , giàu omega - 3, nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Cá chim thường được bán trên thị trường dưới các dạng đông lạnh nguyên con, phi lê đông lạnh tươi, cắt khúc đông lạnh tươi. |
Thông thường, các thực phẩm đông lạnh đều được yêu cầu giữ ở -18 độ C vậy, khi mang về nhà bảo quản, thực phẩm đông lạnh dễ bị hỏng. Nếu khi chế biến, không chú ý có thể gây ngộ độc do thực phẩm đã biến chất và sự phát triển trở lại của vi khuẩn. Bởi vậy, khi sử dụng phải hết sức chú ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏ e. |
Cá Basa: Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mỡ cá basa Việt Nam (loại cá nước ngọt nuôi bè trên sông Mekong) không những có đủ thành phần axit tốt cho sức khỏe mà còn chứa DHA. Trước đây, loại axit béo quan trọng này được xác định là chỉ có trong mỡ cá hồi, cá sọc, một số loài cá vùng biển sâu, vùng Greenland, Nhật Bản. |
Đặc biêt, DHA có tác dụng chuyển hóa cholesterol thành những dẫn xuất không gây tắc mạch máu, làm giảm các chứng loạn đập tim, đau bụng kinh ở phụ nữ và tiền sản giật. Cá tốt nhất cho sức khỏe nam giới Hải sản, như cá và các loại sò ốc, rất đa dạng và vốn có hàm lượng cholesterol cao, nhưng ăn hải sản hai lần một tuần sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol trong máu của bạn. Hơn nữa, hải sản sẽ cung cấp cho bạn với các khoáng chất có giá trị và axit béo omega-3. Cá mòi Cá mòi là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất, chúng chứa một lượng lớn omega-3 giúp điều hòa cholesterol trong máu và cải thiện sự khỏe mạnh của máu. Cá mòi cũng là thực phẩm tốt cho trí não. Ngoài ra, cá mòi là số ít hải sản mà bạn có thể ăn hết tất cả bộ phận của chúng. Cá mòi không ảnh hưởng nhiều thuốc trừ sâu hay hóa chất thủy ngân. Do kích thước nhỏ và tuổi thọ ngắn, chúng hấp thụ một số lượng rất nhỏ các chất gây ô nhiễm này. Cá thu Cá thu là một loại cá nhỏ khác rất có ích. Giàu omega-3 (gấp hai cá hồi) và selen, cá thu tốt cho hệ thống miễn dịch. Selen hoạt động cùng các protein trong cơ thể để tạo thành các enzym chống oxy hóa và bảo vệ bạn chống lại những ảnh hưởng của ngộ độc thủy ngân. Cá rô phi Cá rô phi là loại cá rất phổ biến do sự sẵn có, giá cả phải chăng và hương vị thơm ngon. So với các hải sản khác, cá rô phi chứa ít cholesterol và cũng ít natri và chất béo bão hòa. Axit béo omega-3 trong cá rô phi đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch, duy trì huyết áp, phát triển não và chức năng tâm thần và có thể làm giảm nguy cơ ung thư nhất định. Nếu có thể, chọn cá rô phi tự nhiên vì cá nuôi không nhiều omega-3 và omega-6. MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM: Con cá và thói quen ẩm thực Trước đây các bà nội trợ rất ngại đi chợ mua cá vì tốn thời gian chế biến. Tuy nhiên gần đây, những dịch vụ làm cá sẵn ở các chợ và siêu thị đã thay đổi thói quen đi chợ của nhiều người. Nhiều loại cá mới, cá nhập cũng góp phần tạo sự tò mò và thay đổi thói quen ẩm thực của người tiêu dùng. Nhiều loại cá biển của Việt Nam lẫn cá nhập đã tạo nên sự phong phú trong các bữa cơm gia đình. Cá biển cũng được phân loại theo những tiêu chuẩn riêng: vị trí đánh bắt; nguồn cung cấp thực phẩm - cá ăn phiêu sinh vật, ăn thịt hay ăn tạp… Bà Lê Thị Thanh Lâm, phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế biển Duyên Hải nhận xét: "Ngày càng có nhiều gia đình có mức sống cao chọn cá biển cao cấp làm thực phẩm. Do đó, một số loại trước giờ chỉ xuất khẩu đang quay ngược về thị trường nội địa như ngừ đại dương, cá mú, cá gộc…”. Quy trình bảo quản quyết định lớn đến giá trị thương phẩm của cá biển. Bà Thanh Lâm cho biết: “ Ở các nước, ngư phủ đầu tư hệ thống kho cấp đông ngay trên tàu, nhưng ở ta chỉ làm được tới mức trữ lạnh”. Một mẻ cá sau khi đánh bắt, ngư dân có nhiều cách xử lý: xẻ khô, hấp hoặc được trữ lạnh bằng nước đá và muối hột trong khoảng 15 ngày, tuỳ theo thời hạn quay vào bờ, sau đó được đưa đến nhà máy sơ chế, phân loại rồi cấp đông. Nhiệt độ cấp đông phòng lạnh - 400 C, sản phẩm sau cấp đông - 180 C rồi mới đưa đến tay các nhà phân phối. Nhiều người tiêu dùng có thói quen chọn cá "nguội", còn máu chảy là cá tươi. Trong khi đó, bà Lâm khuyên "cá biển khi tới nơi phân phối lẻ đã qua ít nhất hai khâu: trữ lạnh (ở biển) và cấp đông (ở nhà máy), do vậy nếu rã đông lần nữa thì thời gian bảo quản sẽ ngắn hơn, giá trị sản phẩm chỉ còn khoảng 80 - 90% mà các bà nội trợ không phải ai mua về đều dùng ngay". Một bà nội trợ nói: "Nhà tôi đi chợ một lần/ tuần, thực phẩm dùng suốt nguyên tuần nhưng tôi có thói quen chọn cá biển hấp hơn loại khác. Do cá hấp được nấu chín ngay trên biển, lúc mới vừa đánh bắt xong, chất dinh dưỡng chắc chắn nhiều hơn cá trữ lạnh- cấp đông. Tuy nhiên, khi dùng cá hấp tôi thường bỏ ruột, phần đầu". Nguồn cung cấp acid béo không no Theo các nhà khoa học, năng lượng cung cấp của cá biển từ 90 -120 Kcal/100g, gần bằng so với thịt nhưng người ta biết nhiều đến cá biển như là loại thực phẩm cung cấp "chất béo an toàn". Trong 100g cá biển có từ 5 - 6g lipid, lượng chất béo này cao hơn thịt gà, lại là những acid béo không no (khác với thịt heo, bò: acid béo no). Do vậy hầu như thịt cá không chứa cholesterol. Mặt khác, những acid béo không no này còn chứa nhiều thành phần tốt cho trí não, hệ tim mạch. Một trong số đó là DHA, acid omega 3, có nhiều trong cá thu, nục, cá đối … Hai thành phần này bổ sung lượng chất dinh dưỡng nuôi não bộ trẻ em, hệ thống tim mạch của người lớn. Các bác sĩ dinh dưỡng thường khuyên: "Trong 3 tháng đầu, thai phụ nếu sử dụng thường xuyên cá biển, thì đứa trẻ khi sinh ra có não bộ phát triển tốt hơn những đứa khác”. Ðặc biệt, thành phần vitamin A trong cá biển cao hơn hẳn cá đồng, thịt gia cầm và tương đương thịt heo, thịt bò. Không phải bất cứ loại cá biển nào có trọng lượng lớn thì lượng lipid tập trung nhiều, bác sĩ Ðào Thị Yến Phi, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết: “Ở những khu vực biển khác nhau và tùy nhóm cá mà mỗi loại có lượng lipid khác nhau. Thông thường lipid tập trung nhiều ở những loại sống trong lưu vực nước có nhiệt độ lạnh, thuỷ triều ít biến đổi đột ngột. Chẳng hạn trong 100g phi lê cá hồi có 5,3g lipid; trong khi đó cá ngừ là 0,3g lipid/100g (theo Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam)”.
5 loại cá biển nên cẩn thận khi ăn Bất cứ ai cũng có thể ăn nó thường xuyên. Cá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất đạm, các vitamine, các chất khoáng và các axit béo omega-3...
Tuy nhiên cũng có những nguy hiểm khi ăn cá: hầu hết chúng đều chứa thủy ngân, và thứ kim loại này rất độc cho cơ thể. Thủy ngân có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Những phụ nữ mang thai (và cả phụ nữ đang có kế hoạch mang thai) cũng được khuyên nên loại bỏ món cá ra khỏi thực đơn của mình, đặc biệt là những động vật có vỏ như trai, sò, vẹm… rất giàu thủy ngân.
Có 5 loại cá: cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá pecca vàng và cá ngừ - đã được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) liệt vào danh sách những loại cá có lượng thủy ngân cao nhất. Cá hấp thụ thủy ngân từ nước dưới dạng methyl thủy ngân - một hợp chất thậm chí còn độc hơn cả chất gốc. Methyl thủy ngân nguy hiểm đối với sức khỏe con người vì nó tích tụ trong cơ thể, gây ra nguy hiểm cho não và hệ thần kinh, đặc biệt là hệ thần kinh của trẻ nhỏ và bào thai. Thủy ngân còn có thể ảnh hưởng đến thận và gan. Một số loài hải sản có lượng thủy ngân thấp, bao gồm: cá hồi (cá tự nhiên), cá trê, cua, cá tuyết, cá trích, tôm được cho là hoàn toàn an toàn và tốt cho sức khỏe con người.
Bà bầu ăn cá quả có tốt không? Thực phẩm tốt cho làn da bị mụn trứng cá Thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản
Thực phẩm tốt cho sức khỏe phụ nữ chị em nên biết Khi nào cho bé ăn hải sản (ST) |