Các loại tôm biển được ưa chuộng nhất

seminoon seminoon @seminoon

Các loại tôm biển được ưa chuộng nhất

19/04/2015 01:30 PM
6,054

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào hàng ngũ các nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đem về nguồn ngoại tệ ngày càng lớn cho đất nước. Trong đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng… là những đối tượng nuôi quan trọng và góp phần làm nên thành công đó.




1. Tôm sú


Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi biển có giá trị kinh tế cao và được nuôi phổ biến ở hơn 22 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh mẽ từ Bắc tới Nam, với trên 600.000 ha diện tích nuôi, sản lượng tôm sú mỗi năm đạt trên 300.000 tấn.

Nhưng hiện nay, nghề nuôi tôm sú đang đối mặt với nhiều thách thức và có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là không chủ động được tôm bố mẹ do khai thác từ tự nhiên và các loại dịch bệnh tràn lan gây chết tôm hàng loạt.

Tôm sú
Đặc điểm

Sú tôm sống ở các bờ biển của Úc, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Phi. Tương tự như tất cả tôm penaeid, chủy cũng phát triển và có răng cưa.

 Tôm cái có đóng loại thelycum. Petasma trong tôm đực đối xứng với thùy mỏng trung bình.

Tùy thuộc vào tầng nước, thức ăn và độ đục, mà màu sắc cơ thể khác nhau từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. Lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tôm thành thục có thể đạt đến 33 cm chiều dài và tôm cái thường lớn hơn tôm đực.

Phân bố

Phân bổ tự nhiên của loài này là khu vực Ấn-Tây-Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản. Ở đông Úc cũg có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez. Ngoài ra còn có ở Hawaii và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ (Florida, Georgia và Nam Carolina).

Khả năng thích nghi với môi trường sống:

Nền đáy thủy vực

Nền đáy thủy vực có nh hưởng khá lớn đối với sự phân bố của các loài tôm trong tự nhiên. Một số loài thích nền cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn cao như tôm sú, tôm rằn, tôm he Nhật, tôm gậy, tôm chì,... các loài này thường có màu sắc đa dạng. Và nhiều vân màu, xen kẻ trên thân, trong khi đó có một số loài thích thủy vực rộng, nền đáy bùn, bùn cát, có nồng độ muối tương đối thấp như tôm thẻ, tôm đất, tép bạc,... các loài này thường có màu không rực rỡ, (ngoại trừ một số loài như tôm sắt, tôm giang,...).

Nhiệt độ

   Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ nh hưởng đến quá trình chuyển hoá vật ch���t bên trong cơ thể (biểu hiện bên ngoài là sự ngừng bắt mồi, ngưng hoạt động và nếu kéo dài thời gian có nhiệt độ thấp tôm sẽ chết). Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng kéo dài thì tôm bị rối loạn sinh lý và chết (biểu hiện bên ngoài là cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm yên, ngừng ăn, tăng cường hô hấp).
    Các loài tôm khác nhau có sự thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau, khả năng thích ứng này cũng theo các giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời, Tôm con có khả năng chịu đựng về nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành.

Nồng độ muối

    Trong thủy vực tự nhiên, các loài tôm có khả năng chịu đựng về sự biến động nồng độ muối khác nhau. Tôm thẻ, bạc, có khả năng chịu đựng sự biến động của nồng độ muối thấp hơn so với tôm sú, tôm rằn, tôm đất... Nồng độ muối ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với nhiệt độ. Khi nghiên cứu tỉ lệ sống của tôm, các thực nghiệm cho thấy nh hưởng của nồng độ muối lên hoạt động sống của tôm không rỏ, chỉ có ý nghĩa ở mức ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của tôm..

pH

pH của nước thường biến động theo tính chất môi trường nước và nền đáy thủy vực, trong tự nhiên tôm thích nghi với pH biến động từ 6.5- 8.5, trên hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho sự phát triển của tôm, pH thích hợp cho hoạt động của Tôm là từ 7-8.5

Tập tính

Dinh Dưỡng:

Tập tính ăn, cơ chế tiêu hóa thức ăn và cấu trúc và chức năng của cơ quan dinh dưỡng (kể cả phụ bộ) được nghiên cứu khá nhiều trên tôm thẻ đuôi xanh (Penaeus merguiensis). Nói chung, họ tôm he ăn tạp thiên về động vật, và tập tính ăn và loại thức ăn khác nhau theo giai đoạn sinh trưởng.

(i) Giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ nên thức ăn phi phù hợp với cở miệng. Các loại thức ăn chúng ưu thích là to khuê (Skeletonema, Chaetoceros), luân trùng (Brachionus plicatilis, Artemia), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật.

(ii) sang giai bột, tôm sử dụng các loại thức ăn như giáp xác nhỏ, (ấu trùng Ostracoda, Copepoda, Mysidacea), các loài nhuyễn thể (Mollucs) và giun nhiều tơ (Polychaeta). Ngoài ra, tôm cũng có thể sử dụng thức ăn chế biến;

(iii) Giai đoạn trưởng thành tôm sử dụng thức ăn như giáp xác sống đáy (Benthic crustacean), hai mãnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều tơ và hậu ấu trùng các loài động vật đáy. Hoạt động tìm kiếm thức ăn của tôm liên quan đến điều kiện môi trường.

Sinh Trưởng:

Tôm là loài giáp xác có vỏ kitin bao bọc bên ngoài cơ thể, cho nên sự sinh trưởng của chúng hoàn toàn khác với cá, cá mang tính liên tục do không có vỏ bao bọc, sinh trưởng của tôm mang tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Tôm muốn gia tăng kích thước (hay sinh trưởng) phi tiến hành lột bỏ lớp vỏ cũ để cơ thể tăng kích thước. Quá trình này thường tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước và giai đoạn phát triển của cá thể.

Chu kỳ lột xác

    Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau, chu kỳ này mang tính đặc trưng riêng biệt cho loài và giai đoạn sinh trưởng của Tôm. Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm càng lớn.

Bảng: Thời gian lột xác của tôm sú

Cở tôm (g) Thời gian lột xác (ngày)
Postlarvae Hàng ngày
2-3 8-9
5-10 9-10
10-15 10-11
15-20 11-12
20-40 14-15
Tôm cái (tôm đực) 50-70 18-21 (23-30)

Sinh học của sự lột xác

    Để lớn lên được thì tôm hay các sinh vật thuộc ngành Arthropoda phi thực hiện quá trình loại bỏ lớp vỏ bám Kitin bên ngoài bám vào lớp biểu bì của cơ thể Tôm. Khi thoát khỏi lớp vỏ bên ngoài thì Tôm sẽ hút nước để tăng kích cỡ cơ thể khi lớp vỏ mới bên ngoài còn mềm, sau đó lớp vỏ mới sẽ cứng nhanh nhờ các nguyên tố vi lượng (minerals) và Protein. Chính quá trình này làm cho tăng trưởng của tôm mang tính giai đoạn. Ở mỗi lần lột xác tôm có sự tăng kích thước, về chiều cao (vertical increases). Giữa hai lần lột xác thì các phần chiếm chổ bởi nước trong lúc gia tăng đột ngột sẽ dần thay thế bằng các tế bào mới hình thành.

    Sự lột xác là một sự hoàn chỉnh của một tiến trình phức tạp mà được bắt đầu vài ngày hay một tuần trước đó, tất c các tế bào đều tham gia vào quá trình cho sự chuẩn bị cho sự lột vỏ sắp xảy ra. Các mỡ dự trử sẽ chuyển hóa vào trong tuyến ruột giữa (được xem như là cơ quan tiêu hóa và dự trữ). Các tế bào phân chia nhanh chóng, và các mARN được hình thành và sau đó là sự tổng hợp của các Protein mới. Tập tính của sinh vật có thay đổi, tiến trình này kéo dài có sự phối hợp của các cơ quan trong cơ thể và tiến hành trong môi trường Hormon. Quá trình lột vỏ của Tôm trãi qua nhiều giai đoạn, và mỗi giai đoạn có nhiều giai đoạn phụ, tuy nhiên mỗi loài sẽ có số giai đoạn khác nhau. Một cách đơn giản nhất là chia thành bốn giai đoạn: early premolt (đầu của giai đoạn tiền lột xác); latepremolt (cuối giai đoạn tiền lột xác); intermolt (giữa giai đoạn lột xác), và postmolt (sau lột xác).

    Giai đoạn lột vỏ của tôm chỉ xảy ra trong vài phút, bắt đầu là sự vỡ ra của lớp vỏ cũ ở phần lưng nơi tiếp giáp giữa phần đầu ngực và phần bụng, sau đó tôm sẽ thoát ra từ vị trí hở của vỏ

Tuổi thọ

    Tuổi thọ của tôm có sự thay đổi theo loài và theo giới tính, Hothius (1980) cho biết tuổi thọ của tôm sú nuôi thí nghiệm trong ao và các mẫu thu ngoài tự nhiên là 1.5 năm đối với tôm đực và 2 năm đối với tôm cái.


2. Tôm thẻ chân trắng

Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) xuất hiện lần đầu tiên ở bang Florida, Mỹ vào năm 1973. Sau đó, được các nhà khoa học đưa vào nuôi thử nghiệm cách ly để phục vụ công tác nghiên cứu. Trên thế giới, TTCT được nuôi nhiều ở các nước Nam Mỹ và Nam Trung Mỹ. Từ những thập niên 1980, ở châu Á, TTCT đã được thử nghiệm và nuôi thành công ở Trung Quốc, Đài Loan, nhưng mãi cho đến năm 1996 mới thực sự đưa vào nuôi trồng sản xuất đại trà. TTCT chính thức di nhập vào Việt Nam từ năm 2001. Từ đó đến nay, nghề nuôi tôm thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị trường xuất khẩu.

TTCT không cần thức ăn có lượng protein cao như tôm sú và lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3 gram với mật độ 100 con/m2 (tại Hawaii), sau khi đã đạt được 20 gram tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1 gram/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực. Đặc trưng của TTCT là khả năng kháng bệnh khá cao, mức độ kháng chịu tốt với các thay đổi của điều kiện môi trường nuôi, sinh trưởng nhanh, có thể nuôi với mật độ từ 50 - 80 con/m2.

Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm thẻ chân trắng

PHÂN LOÀI

Tôm thẻ chân trắng (Tên tiếng Anh: White Leg shrimp) được định loại là:

Ngành: Arthropoda

Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda

Họ chung: Penaeidea

Họ: Penaeus Fabricius

Giống: Penaeus

Loài: Penaeus vannamei

PHÂN BỐ

Châu Mỹ La Tinh, Hawaii, hiện nay được nuôi ở rất nhiều nước trên thế giới như: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam...

CẤU TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN SINH THÁI

Cũng như các loài tôm cùng họ Penaeid, tôm chân trắng cái ký thác hoặc rải trứng ra thay vì mang trứng tới khi trứng nở. Chủy tôm này có 2 răng cưa ở bụng và 8-9 răng cưa ở lưng. Tôm nhỏ lúc thay vỏ cần vài giờ để vỏ cứng nhưng khi tôm đã lớn thì cần khoảng 1-2 ngày.

Tôm chân trắng không cần đồ ăn có lượng protein con như tôm sú, 35% protein được coi như là thích hợp hơn cả, trong đó đồ ăn có thêm mực tươi rất được tôm ưa chuộng.

Trong thiên nhiên, tôm trưởng thành, giao hợp, sinh đẻ trong những vùng biển có độ sâu 70 mét với nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn khá cao (35 phần ngàn). Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loan quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn Potlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. Nơi đây điều kiện môi trường rất khác biệt: đồ ăn nhiều hơn, độ mặn thấp hơn, nhiệt độ cao hơn ... Sau 1 vài tháng, tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn cuộc sống giao hợp, sinh sản làm chọn chu kỳ.

Tôm chân trắng lớn rất nhanh trong giai đoạn đầu, mỗi tuần có thể tăng trưởng 3g với mật độ 100con/m2 tại Hawaii không kém gì tôm sú, sau khi đã đạt được 20g tôm bắt đầu lớn chậm lại, khoảng 1g/tuần, tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.

Nếu nuôi tôm mẹ thì nên tạo nhiệt độ nước ít thay đổi (27 độ C), nước cần phải lọc bằng than nhằm mục đích loại bỏ tất cả những chất hữu cơ hòa tan trong nước. Tôm sinh đẻ nên chọn những con nặng ít nhất 40gr. Những tôm đực mà nơi bộ phận mang tinh trùng bị xám đen thì nên tránh.

3. Tôm càng xanh


Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), còn gọi là tôm lớn nước ngọt hay tôm Malaysia (theo cách gọi của người Âu - Mỹ), là một loài tôm nước ngọt có nguồn gốc ở vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương và Bắc Australia. Loài này (cũng như các loài khác thuộc chi Macrobrachium) có tầm quan trọng thương mại nhờ các giá trị dinh dưỡng của nó như là một nguồn thực phẩm có giá trị.

Trong khi loài này được coi như một loài động vật thân giáp nước ngọt thì giai đoạn ấu trùng của nó lại phụ thuộc vào độ lợ của nước. Khi nó chuyển qua giai đoạn như là sinh vật phù du và trưởng thành thì nó lại hoàn toàn sống trong nước ngọt.

Nuôi tôm càng xanh trong ao

Chọn lựa địa điểm

a. Địa điểm sử dụng ao nuôi.

Ao nuôi tôm càng xanh thường được xây dựng ở vùng gần kinh rạch nơi có thể trao đổi nước dễ dàng có thể bằng thủy triều hay máy bơm. Nói chung nguồn nước cần ổn định về c số lượng và chất lượng như 7-8, nhiệt độ 26-32oC và Oxy hòa tan > 3mg/L. Đặc biệt là không bị nhiễm bẩn bởi chất thi công nghiệp hay hóa chất trong nông nghiệp. Những khu vực nguồn nước bị nhiễm mặn nhẹ (thấp hơn 10%o) vẫn có thể nuôi tôm càng xanh. Hầu hết các khu vực nước ngọt ở Nam Bộ (trừ các vùng bị nhiễm phèn) kể c ruộng lúa đều có thể nuôi tôm càng xanh tốt.

b. Tính chất đất
Một trong những tính chất quan trọng nhất của đất đối với ao nuôi là tính giữ nước và không sinh phèn. Đất sét, thịt pha sét đều đảm bảo được chức năng giữ nước. Tuy nhiên cũng cần kho sát đặc tính của đất về thành phần cơ học, độ phèn (độ sâu tầng sinh phèn...) từ đó xác định phương án xây dựng ao.

c. Nguồn giống

Có hai nguồn giống tôm càng xanh chính ở khu vực Nam Bộ là giống tự nhiên và giống nhân tạo. Hiện nay, nguồn giống tự nhiên vẫn còn chiếm vai trò quan trọng trong các mô hình nuôi tôm càng xanh nhất là ở khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, hai loại giống này có các ưu và nhược điểm riêng.

Khi thả nuôi, tôm giống tự nhiên cần phân nhóm theo kích cở (3-5g, 6-8g và 9-12g). Mục đích phân cở là giảm hiện tượng ăn nhau và tranh giành thức ăn trong quá trình nuôi.


4 Tôm hùm


Tôm hùm (Panulirus.spp) thuộc họ Palinuniade là loài tôm có giá trị kinh tế cao. Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố tự nhiên và được nuôi nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… Mùa khai thác con giống chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4, 5 năm sau.

Ở Việt Nam có 7 loài tôm hùm gồm tôm hùm bông, tôm hùm đá, tômhùm sỏi, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm sen và tôm hùm bùn. Trong đó, tôm hùm bông có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất và có giá trị cao nhất.

Tôm hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên và cũng như nuôi thương phẩm. Thức ăn chủ yếu là cá, giáp xác và nhuyễn thể. Môi trường sống của chúng thường là những nơi nước sạch, có hang hốc, san hô, chất đáy ở tầng đáy sạch, độ mặn cao (>30‰) và nhiệt độ nước luôn ổn định trong khoảng 22 - 320C. Cũng như những loài tôm khác, tôm hùm cũng lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tuy nhiên, tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn, do đó tốc độ tăng trưởng cũng chậm hơn. Tôm hùm nuôi trong lồng sau thời gian từ 18 tháng trở đi mới đạt giá trị thương phẩm, cỡ 1 kg trở lên.

Mặc dù có hiệu quả kinh tế cao nhưng khó khăn lớn nhất của nghề nuôi tôm hùm là chưa thể sản xuất giống nhân tạo. Người nuôi hiện nay chỉ dựa vào con giống khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên, số lượng khai thác được ít, không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Bên cạnh đó, dịch bệnh của tôm hùm (bệnh sữa), giá thức ăn tăng cao, thời gian nuôi dài, là những rủi ro chính trong quá trình nuôi.

Tôm hùm bổ dưỡng, nhiều canxi và khoáng chất, vốn là món hải sản ưa thích của quý ông. Ở Mỹ, món tôm hùm vùng Maine được coi là biểu tượng của sự viên mãn và thành đạt.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Các ăn tôm Hùm


Dưới đây là câu chuyện chế biến tôm hùm và cách thưởng thức tôm hùm đúng điệu từ bà Melissa Bouchard, bếp trưởng nhà hàng danh tiếng Dimilo's on the Water, bang Portland (Maine, Mỹ). Trong mùa hè, nhà hàng này dùng 150 con tôm hùm sống phục vụ khách du lịch mỗi ngày.

1. Khi chọn tôm hùm tươi còn bơi lội trong bể, nên chọn con động cựa nhiều nhất. Mặc dù tôm hùm lúc tươi sẽ có màu khác nhau như xanh đậm, nâu hoặc đen, nhưng đến khi nấu chín, chúng đồng loạt chuyển qua màu đỏ gạch.

Khi chọn tôm hùm tươi còn bơi lội trong bể, nên chọn con động cựa nhiều nhất. Mặc dù tôm hùm lúc tươi sẽ có màu khác nhau như xanh đậm, nâu hoặc đen, nhưng đến khi nấu chín, chúng đồng loạt chuyển qua màu đỏ gạch.


 2. Một con tôm hùm tươi ngon sẽ giơ đuôi và càng lên trên không khí khi bị tóm ra khỏi bể chứa. Tôm hùm nên được nấu trong cùng một ngày nó bị đánh bắt, nhưng loại hải sản này có thể nấu chậm hơn bằng cách bỏ trong tủ lạnh, phủ khăn lạnh và ẩm lên tôm sống.

Một con tôm hùm tươi ngon sẽ giơ đuôi và càng lên trên không khí khi bị tóm ra khỏi bể chứa. Tôm hùm nên được nấu trong cùng một ngày nó bị đánh bắt, nhưng loại hải sản này có thể nấu chậm hơn bằng cách bỏ trong tủ lạnh, phủ khăn lạnh và ẩm lên tôm sống.


 3. Người ta "giết" tôm hùm sống bằng cách thả chúng vào nước ngọt bởi đây là sinh vật nước mặn. Trước đó, càng tôm nên được bó chặt bằng băng dính.

Người ta "giết" tôm hùm sống bằng cách thả chúng vào nước ngọt bởi đây là sinh vật nước mặn. Trước đó, càng tôm nên được bó chặt bằng băng dính.


4. Cách truyền thống để ăn tôm hùm là hấp hoặc luộc chín. Ngoài ra, tôm hùm còn có thể được nướng hoặc đốt lò. Trước đó, đầu bếp phải dùng dao sắc xẻ dọc thân và làm sạch con tôm. Thời gian nấu tôm dưới bất kì phương pháp nào cũng kéo dài từ 10 đến 25 phút.

Cách truyền thống để ăn tôm hùm là hấp hoặc luộc chín. Ngoài ra, tôm hùm còn có thể được nướng hoặc đốt lò. Trước đó, đầu bếp phải dùng dao sắc xẻ dọc thân và làm sạch con tôm. Thời gian nấu tôm dưới bất kì phương pháp nào cũng kéo dài từ 10 đến 25 phút.


 5. Đây là con tôm khi đã chín. Hầu hết các nhà hàng khi phục vụ tôm hùm thường đi kèm khăn ăn//tạp dề nhỏ và nước rửa tay vì loại hải sản này khá mùi.

Đây là con tôm khi đã chín. Hầu hết các nhà hàng khi phục vụ tôm hùm thường đi kèm khăn ăn//tạp dề nhỏ và nước rửa tay vì loại hải sản này khá "mùi".
 

Một chiếc kẹp tôm và xiên thịt là đồ nhất định phải có.

Một chiếc kẹp tôm và xiên thịt là đồ nhất định phải có.


7. Khi tôm hùm chín đã được đặt lên bàn, "công cuộc" thưởng thức bắt đầu với việc tách càng tôm. Một tay giữ con tôm, tay kia túm càng tôm và vặn xoắn nhẹ nhàng.

Khi tôm hùm chín đã được đặt lên bàn, "công cuộc" thưởng thức bắt đầu với việc tách càng tôm. Một tay giữ con tôm, tay kia túm càng tôm và vặn xoắn nhẹ nhàng.


Bẻ đi phần càng tôm nhỏ hơn.

Bẻ đi phần càng tôm nhỏ hơn.


Dùng xiên thịt nhỏ để xoáy thịt tôm ra khỏi càng.

Dùng xiên thịt nhỏ để xoáy thịt tôm ra khỏi càng.

10. Dùng kìm để bẻ tiếp phần càng tôm lớn. Xong đó bẻ đôi phần này, để lộ ra phần thịt thơm bên trong. Lại dùng xiên thịt nhỏ để lấy phần thịt này ra.

Dùng kìm để bẻ tiếp phần càng tôm lớn. Xong đó bẻ đôi phần này, để lộ ra phần thịt thơm bên trong. Lại dùng xiên thịt nhỏ để lấy phần thịt này ra.


 11. Chú ý không nên bỏ qua phần thịt trong đốt chân tôm (phần nối càng tôm với mình tôm).

Chú ý không nên bỏ qua phần thịt trong đốt chân tôm (phần nối càng tôm với mình tôm).


Chuyển qua công đoạn xử lý phần đuôi tôm.

Chuyển qua công đoạn xử lý phần đuôi tôm.


 13. Một tay giữ phần đầu tôm chúi xuống dưới, tay kia nhấc ngược đuôi tôm lên. Vặn xoắn đuôi tôm để tách đuôi ra khỏi mình tôm.

Một tay giữ phần đầu tôm chúi xuống dưới, tay kia nhấc ngược đuôi tôm lên. Vặn xoắn đuôi tôm để tách đuôi ra khỏi mình tôm.


14. Sau đó, lật ngửa phần đuôi và bóp vỡ vỏ để lấy thịt. Chú ý phần chót đuôi tôm vẫn còn 1 chút thịt, người ăn có thể bóp vỏ để lấy phần thịt này ra. Phần chót đuôi còn dính một chất màu xanh nhạt, nên bỏ phần này đi. Phần thịt lấy từ đuôi ra nên liền một khối chứ không nên xé nhỏ.

Sau đó, lật ngửa phần đuôi và bóp vỡ vỏ để lấy thịt. Chú ý phần chót đuôi tôm vẫn còn 1 chút thịt, người ăn có thể bóp vỏ để lấy phần thịt này ra. Phần chót đuôi còn dính một chất màu xanh nhạt, nên bỏ phần này đi. Phần thịt lấy từ đuôi ra nên liền một khối chứ không nên xé nhỏ.


15. Các phần khác của tôm hùm còn chứa thịt là càng tôm và phần mình tôm dưới lớp vỏ cứng. Trong trường hợp khách hàng khó bóc tôm, nhà hàng sẽ dùng dao cắt tôm là 2 phần.

Các phần khác của tôm hùm còn chứa thịt là càng tôm và phần mình tôm dưới lớp vỏ cứng. Trong trường hợp khách hàng khó bóc tôm, nhà hàng sẽ dùng dao cắt tôm là 2 phần.
 

Món tôm hùm bóc hoàn chỉnh.

Phần tôm hùm bóc hoàn chỉnh.


17. Tôm hùm bóc vỏ thường ăn kèm với món soup, khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng.

Tôm hùm bóc vỏ thường ăn kèm với món soup, khoai tây chiên hoặc khoai tây nướng.

 

Cách chế biến tôm hùm
Chế biến món ngon từ tôm hùm
Hướng dẫn làm tôm hùm đủ món
Cách chọn tôm tươi cực chuẩn
Cách làm tôm sú hấp bia ngon hảo hạng
Cách bảo quản hải sản tươi sống



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý