1. Cách chữa bỏng
Khi bị bỏng, trước tiên, ta dùng nước lạnh rửa sạch vết bỏng, sau đó ngâm vào nước lạnh nửa tiếng. Thường thì ngâm vào nước càng sớm, nhiệt độ nước càng thấp (không được thấp dưới 50 C, để tránh tổn thương do giá rét), thì hiệu quả càng tốt. Nhưng nếu vết thương đã phồng rộp hoặc trớt da thì không được ngâm vào nước, nếu không dễ bị nhiễm trùng.
Với những vết bỏng lửa, ta có thể dùng nước muối nhạt để lau vết bỏng sẽ tránh bị viêm nhiễm.
Khi bỏng, dùng xì dầu hoặc dầu mật ong chín trộn với nhua bôi vào vết bỏng có tác dụng chốn viêm nhiễm và giảm đau.
Lấy vài lát lê đắp vào chỗ bị bỏng, có tác dụng giảm đau và cầm không cho dịch chảy ra.
Khi trẻ con bị bỏng, ta có thể dùng 25g đậu đen cho vào nước đun lên lấy nước đặc, bôi vào vết bỏng, tác dụng rất tốt.
Với những vết bỏng nhẹ, ta có thể lấy bã chè khô, sấy hơi vàng, giã nhỏ, trộn với một ít dầu hạt cải thành dạng hồ, bôi lên vết thương.
Khi bị bỏng ở bàn chân hoặc tay, lập tức lấy chậu hoặc thùng nhỏ đổ cồn vào đó , sẽ có tác dụng giảm đau, chống tấy, chống phồng rộp. Nếu ngâm 1 -2 tiếng, chỗ da bị bỏng có thể từ từ hồi phục lại trạng thái ban đầu. Nếu vết thương ở những nơi khác không ngâm được, ta có thể lấy bông y tế ngập vào rượu trắng, ấp vào vết thương, đồng thời liên tục đổ rượu vào bông cho ướt (không được để bông khô). Vài tiếng sau, sẽ thấy đỡ nhiều.
Khi bị bỏng mỡ hoặc nước sôi, có thể dùng dầu gió hoặc dầu thực vật (nhưng không dùng dầu vừng) bôi nhẹ len vết thương, với những vết thương chưa trớt, chỉ khoảng 5 phút sẽ đỡ đau.
2. Cách xử lý khi bị côn trùng cắn
Khi bị bọ chó, muỗi, sâu róm hoặc kiến cắn, ta bôi 1 ít thuốc đánh răng, giấm ăn, nước chanh hay lá hành, băng phiến, hành tây băm nhỏ đều có thể đỡ ngứa.
Khi bị muỗi đốt, ta có thể lấy xà phòng giặt (bánh) hoặc xà phòng thơm chấm vào nước bôi lên chỗ muỗi đốt, 1 lúc sau, sẽ hết ngứa.
Muỗi vừa đốt xong, lập tức lấy nắp phích đặt lên chỗ bị đốt 2 – 3 phút, làm liên tục vài lần, vừa đỡ ngứa da lại không bị mẩn đỏ. Chú ý, nhiệt độ cao của nắp phích phải nóng nhưng không được gây bỏng là được.
Nếu bị muỗi đốt thấy ngứa ngáy khó chịu, có thể lấy thuốc Aspirin giã nhỏ hoà tan với 1 ít nước đun sôi để nguội cho thành dạng quánh như hồ, bôi vào chỗ muỗi đốt, sẽ đõ bị sưng và ngứa.
3. Cáchxử lý nhanh khi bị ong, bọ cạp đốt
Khi bị ong bò vẽ hay bọ cạp đốt, lấy bột kiềm và dầu hoả bôi lên vết thương.
Khi bị ong vàng hoặc sâu róm ddoort, nếu bôi ngay dung dịch amôniắc loãng vào chỗ bị đốt, hiệu quả rất tốt, lập tức hết đau.
Khi bị ong đốt, có thể lấy sữa người bôi lên sẽ đỡ đau.
4.Cách xử lý nhanh khi bị rết cắn
Bị rết cắn, dùng ngay nước muối rửa vết thương sẽ hết.
5. Cách xử lý nhanh khi bị sâu, rắn (không độc) cắn
Khi bị sâu răng hoặc rắn cắn, đun nước muối đặc rửa chỗ đau, có thể ổn định trạng thái.
6. Cách chữa ngứa
Nếu trên người có những chỗ da bị ngứa, ta có thể dùng lá mướp tươi giã nhỏ bôi vào chỗ ngứa, hiệu quả tương đối.
Khi da bị ngứa, ta có thể lấy 1 dúm tàn thuốc lá, nhỏ vào vài giọt nước cho thành dạng quánh, bôi vào chỗ ngứa có tác dụng.
Ta cũng có thể dùng nước muối để rửa những chỗ da ngứa hoặc bị viêm.
7. Nước muối hoà với phèn chua phòng chữa nước ăn chân
Mùa hè làm đồng thường đi chân đất hay những người do công việc phải đi chân đất vào những chỗ có nước thường dễ bị nước ăn chân, do vậy, sau khi làm xong, để chống bị nước ăn chân, bạn có thể dùng nước sạch rửa chân, sau đó ngâm rửa chân một lúc vào nước muối có hoà tan với phèn chua.
8. Cách chữa mụn nhọt, lở loét
Da bị lở loét, ta vắt nước hành trộn với dầu vừng bôi vào chỗ đau.
Nếu nhọt bị vỡ, ta lấy đậu đen rửa sạch, phơi khô, giã nhỏ, trộn với nước lạnh, bôi vào chỗ đau, ngày bôi 2 lần, 5 ngày sẽ khỏi.
9. Cách phòng chữa cước vào mùa đông
Mùa hè khi ăn dưa hấu, đê lại vỏ dày 1 chút sao cho vỏ có cả màu trắng và đỏ. Lấy vỏ này xoa nhẹ vào những chỗ đã bị cước vào mừa đông, mỗi lần 3 – 5 phút, mỗi ngày 1 – 2 lần, xoa 5 ngày liền, làm như vậy sẽ giúp chống cước.
Lấy tỏi tươi vỏ tím, bóc vỏ, giã nhỏ, đặt phơi dưới ánh nắng mặt trời (ngày nắng to) khoảng 1 tiếng cho nước tỏi nóng lên, lấy nước tỏi nóng này bôi vào những chỗ từng bị cước, mỗi ngày 3 – 4 lần, bôi liên tục 4 – 5 ngày, sẽ hết bị cước.
10. Cách chữa nẻ da
Khi bị nẻ, ta hoà giấm và glixêrin theo tỷ lệ 5:1, bôi mỗi ngày 2 lần, da sẽ bóng và mịn.
Luộc chín 2 quả trứng gà, bóc lấy phần long đỏ, cho vào nồi đun nhỏ lửa đun cho thật nhuyễn, để nguội bôi lên chỗ bị nẻ, mỗi ngày 2 lần, 3 – 4 ngày sẽ hết nẻ.
11. Cách chữa hôi nách
Lấy 2 – 3 quả ớt (khô tươi đều được), 10ml cồn iốt nồng độ 2,5%, cắt ớt thành từng khúc nhỏ, cho vào ngâm với cồn iốt, bịt kín lắc đều. dùng bông y tế thấm đẫm dung dịch đã ngâm, bôi vào nách, mỗi ngày 3 lần, cho đến khi khỏi.
Lấy 3g băng phiến (long não), 20ml cồn nồng độ 50%. Cho băng phiến vào trong cồn, đậy kín cho băng phiến tự tan. Trước khi bôi dung dịch đã ngâm, ta lấy nước xà phòng ấm rửa sạch nách, lau khô. Mỗi ngày làm 2 lần, mỗi đợt thuốc bôi 10 ngày.
Sau khi tắm xong, ta cho vào bồn tắm 500ml nước cà chua, ngâm nách vào trong nước 15 phút, mỗi tuần làm 2 lần, hiệu quả cũng rất tốt.
12. Cách khử mùi hôi chân
Ta cho vào nước rửa chân 25g chè và một ít muối, ngâm chân vào nước đó, đồng thời xoa 2 chân vào nhau liên tục trong vòng 5 – 10 phút, mùi hôi chân sẽ hết.
Mỗi tối khi rửa chân trước khi đi ngủ, ta cho vào chậu nước rửa chân 50g phèn chua, làm như vậy khử mùi hôi chân rất có hiệu quả.
13. Chữa nấm chân hoặc bệnh ecpet mảng tròn ở chân
Khi bị nấm chân, ta liên tục dùng tỏi tươi bôi vào chân,có thể khỏi bệnh.
Dùng nước luộc gốc cây cà với muối để rửa chân cũng chữa được nấm chân.
Nếu bị nấm chân lâu năm, có thể dùng thuốc đánh răng bôi vào những chỗ nấm, tác dụng rất tốt.
14. Ấu trùng bọ rậy, bọ đa, bọ dừa chữa được mụn cơm,chai chân,chai tay
Trước tiên ta chọc thủng vỏ trắng bên ngoài của ấu trùng ở bên trong, dùng băng dính vải dính ấu trùng vào chỗ bị bệnh là được.
15. Phương pháp giãn xương cốt
Nếu cảm thấy mỏi vai, chỉ cần xoa bóp 1 lúc sẽ đỡ. Nếu không thấy đỡ, ta có thể cho 1 ít muối và giấm vào nước nóng, sau đó nhúng khăn bông vào nước đã pha vắt khô, đắp lên chỗ mỏi, tận dụng hơi nước thoát ra, giúp giãn xương giãn cốt.
Nếu các khớp bị cứng, mỗi ngày uống 3 lần giấm, mỗi lần 1 cốc nhỏ khoảng 30g, các khớp xương sẽ dần hồi phục.
16. Chữa đau khớp xương
Khi đau khớp xương đau hoặc bị trúng gió, ta lấy hành giã nhỏ đắp lên chỗ đau, đồng thời dùng muối hạt rang nóng, bọc vào túi vải, đặt lên trên chỗ hành vừa đắp.
Một ngày ăn 1 quả táo tây để cả vỏ sẽ có tác dụng rất tốt đối với các chứng cứng động mạch, viêm khớp và các chứng bệnh tuổi già.
Hàng ngày uống 1 chút rượu táo cũng có tác dụng đối với những người mắc bệnh viêm khớp, kết sỏi.
17. Chữa bệnh trĩ
Lấy 20g vỏ cây hồng, phơi khô, sấy chín, giã nhỏ, uống với nước cơm, mỗ ngày uống 1 lần, uống liền trong2 tuần, sẽ được trĩ chảy máu.
(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12