Hướng dẫn học kế toán online đơn giản mà hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn học kế toán online đơn giản mà hiệu quả

19/04/2015 01:31 PM
169
Cùng tham khảo những hướng dẫn học kế toán online đơn giản mà hiệu quả nhé các bạn.



CÁCH HỌC KẾ TOÁN TỐT NHẤT

Vậy cách học kế toán tốt nhất là gì? Lượng kiến thức trên nhà trường là một khối lượng khổng lồ, nếu như bạn không biết cách sắp xếp và phân bố tốt lượng thời gian, không biết học bài một cách khoa học thì những kiến thức đó cũng chỉ là vô nghĩa mà thôi.

1. Sắp xếp khoa học Sắp xếp xem khi nào mình sẽ học, học cái gì? Bạn hãy bắt đầu bằng những việc dễ hoặc đơn giản để khiến bạn có được sự tự tin cần thiết. Sau đó sẽ hướng đến cho mình những việc khó khăn hơn, phức tạp hơn. Đơn giản hoá những chỉ dẫn phức tạp và nâng dần lên từ đó. Luyện tập và lặp lại những bài cơ bản nếu có thể để củng cố kiến thức. Sự khoa học trong học tập là một yếu tố hàng đầu giúp bạn thành công.

2. Chịu khó học hỏi Chịu khó tìm tòi, linh hoạt, thử mọi cái có thể, học bằng cách thử. Tìm những ví dụ cụ thể, có thể và những ý tưởng khác để trình bày nên bạn chưa thật sự hiểu bài. Tham khảo thầy cô giáo cho những bản tóm tắt bài giảng, hoặc nguồn thông tin có kiến thức tương tự. Bạn cũng có thể học hỏi những người đi làm kế toán xung quanh bạn. Nguồn kiến thức luôn vô tận, nếu bạn chịu khó học hỏi, lượng kiến thức của bạn sẽ ngày một phong phú hơn Bên cạnh đó bạn cũng cần chịu khó tìm cách tiếp cận vấn đề mà trong đó bạn tự khám phá, tìm tòi, làm mô hình… Sử dụng các vật cụ thể như giáo cụ trực quan, dùng tay khi giải thích, hoặc cơ thể để diễn đạt.

3. Tìm ví dụ cho những ghi chép trong vở.
Sử dụng hình ảnh, tranh vẽ để miêu tả các luận điểm. Trao đổi về những ghi chép với một người khác cũng khá về kỹ năng thể chất. Bạn cũng có thể tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ở các doanh nghiệp thực tế để ứng dụng vào bài học của mình. Điều này sẽ giúp bạn hiểu vấn đề một cách tốt hơn, cụ thể hơn

4. Luyện tập kỹ năng viết.
Bạn cũng cần tập cho mình kỹ năng viết, bạn sẽ thành thạo được các nghiệp vụ khi bạn tập viết ra trên giấy.

5. Sử dụng kỹ năng sơ đồ hóa
Để sắp xếp các thông tin để tiếp thu một cách tốt hơn những điều bạn muốn học, bạn có thể tận dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại để thu thập và sắp xếp thông tin từ các nguồn khác nhau. Những trò chơi hoặc ứng dụng trên máy vi tính có thể giúp bạn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học là vô cùng quan trọng. Bởi công việc kế toán ở các Doanh nghiệp luôn luôn đòi hỏi bạn làm việc với công nghệ, phương pháp hiện đại thông qua công nghệ thông tin.

6. Hình dung rõ ràng vấn đề. Làm việc với từng phần của công việc và thử nghiệm. Đồng thời phỏng theo, thay thế hoặc luyện trả lời cho những tình huống tương tự có thể gặp phải ở ngoài đời. Mình học là để làm do đó việc xử lý các tình huống thực tế sẽ giúp cho bạn hình dung rõ ràng được vấn đề, hiểu biết một cách tốt hơn các kiến thức có ở trên lớp.

7. Viết ra các câu hỏi và đối chiếu với bạn cùng lớp.

Tập viết nháp các câu trả lời. Thử làm như mình đang làm bài kiểm tra. Thử xem những gì bạn học có thể được kiểm tra qua mô hình, diễn thuyết hay những hình thức khác, ngoài việc làm một bài kiểm tra viết. Bạn nên đối chiếu với bạn cùng lớp bởi bạn không thể chắc chắn là mình hoàn toàn đúng, sự trao đổi đối chiếu sẽ giúp bạn tìm ra được những sai sót đồng thời học hỏi những kiến thức, kỹ năng từ những người bạn của mình Ngoài những kinh nghiệm trên, để học tốt kế toán bạn cũng cần có được một sức khỏe tốt, áp dụng những kỹ năng khéo léo về thể chất, tìm cho mình một người có thể đưa ra được những lời khuyên hữu ích trong quá trình học tập của bạn.

Tự học kế toán thuế

Hướng dẫn thực hành khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT

Tại điểm 5 điều 9 chương 2 thông tư 29/2011 có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 quy định như sau: 

I.  Khi chưa hết hạn nộp hồ sơ khai thuế ( chưa đến ngày 20) nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ đã  gửi có sai sót thì lập lại tờ khai mới và gửi cơ quan thuế đánh dấu trạng thái trên tờ khai là lần đầu.

II.  Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định 

Trường hợp 1: người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp ( sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty…) thì người nộp thuế có văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, ko lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS.

Cơ quan thuế căn cứ văn bản giải trình, điều chỉnh lại số liệu tờ khai, người nộp thuế kê khai bổ sung, điều chỉnh theo số liệu tờ khai mới.

Trường hợp 2:

Thay đổi làm tăng giảm số thuế phải nộp, số thuế đc khấu trừ

1. Trường hợp kỳ cần điều chỉnh (kỳ gốc ) có số phát sinh phải nộp chỉ tiêu 40. 

Nếu sau khi điều chỉnh tăng số thuế phải nộp, hồ sơ gồm: 

Khai mẫu 01/KHBS, tính phạt chậm nộp trên số thuế tăng thêm kể từ ngày hết hạn nộp thuế của kỳ gốc

Nộp thuế tiền thuế tăng thêm và tiền phạt chậm nộp

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1 năm 2011, công ty hỗ trợ doanh nghiệp HN có chỉ tiêu 40 : 200.000.000 đ

Ngày 1/8/2011: công ty phát hiện đã khai thiếu hóa đơn đầu ra số tiền thuế tăng thêm là 30.000.000 đ ( hóa đơn đầu ra) thuế suất 10%. Biết rằng, doanh nghiệp vừa áp dụng HTKK thuế phiên bản mới tháng 7 nên ko chứa tờ khai của các tháng trước.

cách làm:

Bước 1: Kiểm tra xem trong phần mền HTKK đã tồn tại tháng cần điều chỉnh chưa; trường hợp nếu chưa tồn tại tờ khai đó thì kế toán phải tự gõ tay vào và phải chọn kỳ tính thuế kê khai sai ( ở ví dụ trên là tháng 1) và chọn ở trạng thái khai lần đầu

Bước 2: chọn tháng kê khai sai và chọn trang thái khai bổ sung  

Sau khi điều chỉnh lại số đúng trên tờ khai thì bấm vào nút “ tổng hợp KHBS”

Cách tính số ngày chậm nộp: tính từ ngày 21/2 đến ngày 1/8/2011: 161 ngày

Cách tính số tiền phạt chậm nộp: = số tiền thuế nộp chậm * 0,05% * số ngày chậm 

—>>> 30.000.000 x0,05% x 161

giải thích

Sau đó in làm 3 bộ, ký, đóng dấu 

Chú ý: Trường hợp này ko thực hiện điều chỉnh vào chỉ tiêu 37, 38 của tờ khai tháng hiện tại

Nếu sau khi điều chỉnh giảm số thuế phải nộp, hồ sơ gồm:

Khai 01/KHBS, theo dõi và được trừ vào số phát sinh phải nộp của tháng hiện tại

2.  Trường hợp kỳ kê khai gốc có số thuế còn đc khấu trừ ( chỉ tiêu 43)

Nếu sau khi điều chỉnh làm tăng số thuế được khấu trừ chỉ tiêu 43

Hồ sơ gồm: khai 01/KHBS, số thuế chênh lệch điều chỉnh vào chỉ tiêu 38 của tờ khai thác hiện tại

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế GTGT tháng 2 năm 2011, công ty hỗ trợ doanh nghiệp HN có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau ( chỉ tiêu 43) 150.000.000 đồng

Ngày 31/8/2011 công ty đã phát hiện khai trùng 1 hóa đơn đầu ra số tiền thuế là 40.000.000. VAT 10%.

Nếu sau khi điều chỉnh, giảm số thuế còn được khấu trừ, người nộp thuế chưa dừng khấu trừ, chưa có quyết định hoàn thuế. 

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh âm chỉ tiêu 43, hồ sơ gồm:

Khai 01/KHBS số thuế chênh lệch điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng hiện tại ( là tháng phát hiện) ko phải là tháng gốc sai mô.

Ví dụ: kỳ khai thuế GTGT tháng 3 năm 2011, công ty hỗ trợ có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau 250.000.000 đ ( chỉ tiêu 43) 

Ngày 3/9/2011 công ty phát hiện đã khai trùng 1 hóa đơn đầu vào, số tiền thuế là 60.000.000 đ ( VAT là 10%), yêu cầu điều chỉnh trường hợp trên.

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh dương dư trên chỉ tiêu 40

Hồ sơ gồm: khai 01/KHBS; số thuế chênh lệch dương thì phải tính phạt chậm nộp; nộp số thuế phát sinh dương và tiền phạt chậm nộp

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế tháng 4 năm 2011. Công ty có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43: 50 triệu

Ngày 3/9/11 Công ty phát hiện đã khai trùng một hóa đơn đầu vào số tiền thuế là 140.000.000 đ VAT10%. Yêu cầu điều chỉnh trường hợp trên.

Cách làm: công ty khai KHBS chỉ tiêu 40 là 90.000.000. thì tính ngày phạt nộp từ 21/5 đến 3/9 số tiền chậm nộp = 90 tr x 0,05% x 105 ngày.

Điều chỉnh số tiền 50.000.000 vào chỉ tiêu 37 của chỉ tiêu tháng 9/2011, ko tính phạt chậm nộp

Nếu điều chỉnh, giảm số thuế còn đc khấu trừ, người nộp thuế đã dừng khấu trừ, đã có quyết định hoàn thuế 

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh âm chỉ tiêu 43: hồ sơ gồm:

Khai 01/KHBS số thuế chênh lệch đã đc hoàn phải nộp lại; tính phạt chậm nộp từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.

Ví dụ:  Kỳ kê khai thuế tháng 2/2011 công ty có số thuế đc khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43 : 160.000.000 đồng.

Ngày 3/6/2011, cơ quan thuế đã có quyết định hoàn thuế trong đó đã hoàn hết số tiền này. 

Ngày 3/9/2011 công ty phát hiện khai trùng một hóa đơn đầu vào số tiền thuế là 60.000.000 VAT 10%. 

Cách làm:  công ty điều chỉnh 01/KHBS t2 chỉ tiêu 43 là 100.000.000 đồng.

Do đã có quyết định hoàn thuế nên công ty phải nộp lại số tiền thuế đã hoàn thừa 60 triệu, đồng thời tính phạt chậm nộp từ ngày 4/6 đến ngày 3/9

Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh dương chỉ tiêu 40:

Hồ sơ bao gồm: Khai 01/KHBS số tiền thuế chênh lệch đã đc hoàn phải nộp lại; tính phạt chậm nộp từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế

Số thuế chênh lệch dương thì phải tính phạt chậm nộp từ ngày hết hạn nộp thuế: nộp số thuế phát sinh dương, và số tiền phạt chậm nộp.

Ví dụ:  kỳ kê khai thuế tháng 4/2011, công ty có số thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43 : 70.000.000 đ, ngày 3/7 cơ quan thuế đã ra quyết định hoàn thuế cho số tiền này.

Ngày 3/9/11 cty phát hiện đã khai sót 1 hóa đơn đầu ra, số tiền thuế là 110.000.000

Cách làm: sau khi điều chỉnh có số phát sinh số thuế phải nộp chỉ tiêu 40 là 40.000.000 đồng

công ty nộp lại số tiền đã hoàn, tính phạt chậm nộp từ ngày có quyết định hoàn, từ ngày 4/7 đến 3/9 = 70.000.000 x 0,05% x số ngày chậm nộp
nộp số tiền thuế chậm nộp tăng thêm 40 triệu, đồng thời tính ngày phạt chậm nộp từ ngày 21/5 đến ngày 3/9: 40 triệu x 0,05% x số ngày chậm nộp.


Tham khảo thêm.

Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết ?

Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết? Một câu hỏi không ít người phải phân vân khi lựa chọn (trong đó có cả tôi), nên chọn học cái nào cho phù hợp? Nếu chọn Tổng hợp thì bạn không biết truy nguyên nguồn gốc của những chứng từ, phần hành này từ đâu? Còn nếu chọn Chi tiết thì học biết khi nào mới xong vì có nhiều phần hành kế toán? Và quan trọng vẫn là học ở đâu? Liệu có đáng tin cậy không? Suy nghĩ đó của bạn cũng chính là suy nghĩ trong tôi lúc bấy giờ. Lúc tôi mới vừa chập chững vào nghề có bạn có tin rằng là đến mặt mũi tờ hóa đơn ra sao tôi cũng không biết, huống hồ viết nó như thế nào!?!? Nhưng nay đã khác rồi, vì tôi đã được hướng dẫn, tự trãi nghiệm cũng như tích lũy kinh nghiệm từ người đi trước và cả chính tôi!

Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết khi mới vào nghề ?
Nên học kế toán tổng hợp hay kế toán chi tiết

Kế toán tổng hợp thực ra là 1 quá trình trải nghiệm qua các khâu của kế toán phần hành. Kế toán tổng hợp là người có khả năng phối hợp số liệu của các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính. Nếu vào làm ngay kế toán tổng hợp mà chưa có kinh nghiệm qua kế toán chi tiết thì bạn sẽ không thể làm được gì. Kế toán tổng hợp chỉ dưới quyền kế toán trưởng, nên các việc: hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra kiểm soát, điều chỉnh chứng từ là điều không thể thiếu. Để được đưa vào vị trí này, người kế toán cần có sự hiểu biết bao quát toàn bộ quy trình kế toán của đơn vị, sự am hiểu các quy định về báo cáo tài chính và thuế cũng như khả năng phối hợp công việc các nhân viên trong bộ phận kế toán.

Bạn phải đi từ kế toán chi tiết phần hành, nhưng điều đó không nhất thiết bạn phải qua hết các khâu. Mà bạn có thể đi đường tắt bằng cách học lóm từ Kế toán phần hành khác mà theo bạn nó là chủ đạo hay nghiệp vụ nó gần với kế toán tổng hợp.


 

Kế toán chia ra các nhóm:

  • Kế toán thanh toán: thu chi, tạm ứng, vật tư
  • Kế toán lương&bảo hiểm: lương, bảo hiểm
  • Kế toán thuế: mỗi loại thuế là 1 kế toán đảm trách
  • Kế toán tổng hợp: công nợ, ngân hàng, doanh thu

* Cũng như Tôi, một ví dụ điển hình: bạn có thể chọn Kế toán doanh thu (hay còn gọi là kế toán bán hàng), công việc này bạn kiêm luôn Kế toán công nợ. Làm ở khâu này, bạn có thể bỏ qua: Kế toán kho, công nợ phải trả (vì công nợ phải thu cũng tương tự công nợ phải trả) và khi bán hàng, bạn cũng phải đối chiếu lượng xuất ra với kế toán kho thành phẩm (bạn có thể liên hệ công việc quản lý kho thành phẩm với các kho vật tư của Doanh nghiệp). Rồi những chứng từ thanh toán chi phí vận chuyển, phí khác: liên quan đến kế toán tiền mặt, tạm ứng,… mặc dù bạn chỉ xác nhận trên chứng từ, rồi bàn giao cho các kế toán nêu trên, nhưng bạn hoàn toàn có thể quan sát cách thức người ta làm, và tự rút ra bài học cho bản thân – đó là điều hiển nhiên bạn có thể làm được!

Bởi theo kinh nghiệm của tôi là thế, bạn có thể chạy nước rút bằng cách trên. Tuy nhiên, nếu bạn chọn Kế toán tổng hợp trước thì bạn phải tăng tốc và làm việc với tần suất nhiều, đó là: song song với công việc Kế toán tổng hợp mà bạn đang đảm trách hàng ngày, bạn phải chấp vá và lấp đầy lỗ hổng kiến thức về nghiệp vụ các phần hành chi tiết thật nhanh. Điều này đòi hỏi bạn phải khéo léo để kế toán viên của bạn không nhận ra điều đó. Nếu không, chiếc ghế của bạn sẽ bị “cưa” vào bất cứ lúc nào bởi kế toán viên có thâm niên đấy bạn à!


 

Bí quyết của riêng tôi là:

  • Trước tiên, Bạn đầu quân vào Doanh nghiệp lớn,
  • Chọn công việc mà bạn yêu thích.
  • Sau đó, làm giúp việc cho đồng nghiệp.

Bởi theo như tôi thấy, bất kỳ ai cũng vậy, khi mới vào làm họ đều có ý tìm tòi, học hỏi rất nhiều thứ. Nhưng khi quen việc rồi, họ sẽ chán! Rồi nhìn ngó sang việc người khác! Hãy nắm bắt tâm lý đó! Hãy trở thành một tay – bị sai việc lành nghề, dễ mến của phòng Kế toán bạn nhé! Không những bạn đươc học hỏi thêm nhiều thứ mà bạn sẽ còn được họ chỉ việc tận tình nữa là khác! Bạn làm, họ ở không! Họ rất thích! Cơ hội quan sát học hỏi của bạn là đây. (Kinh nghiệm của tôi là: bạn hãy là bạn thân của họ trước khi bạn muốn họ chia sẻ cho bạn điều gì! Đừng sấn vào hỏi ngay điều bạn muốn nếu bạn chưa quen lâu vì tôi không muốn bạn chuốc thù hằn, ghim ghút trong lòng đối phương!)

Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng đối với người dễ gần, thoải mái. Còn những người – mang suy nghĩ ích kỷ! Họ sợ ai đó biết rõ công việc họ đang làm, họ mất việc! Thì họ sẽ không muốn chỉ cho ai đâu bạn nhé! Nhưng mà bạn vẫn có thể học được từ người tiền nhiệm của họ! Còn nếu họ chính là “Cổ thụ lâu năm”, thì hãy hỏi thẳng Kế toán trưởng về công việc của họ!

Cho dù, bạn đang bắt đầu học hay đã là một Kế toán viên thì bạn hãy đi từ Kế toán các phần hành trước rồi mới đến Kế toán tổng hợp nha! Hãy trang bị cho riêng bạn những kinh nghiệm thực tế, một nền tảng kiến thức vững chắc, đồng thời bạn cũng quên phải thường xuyên cập nhật những quy định mới trong nghề để sự nghiệp của bạn có thể tiến nhanh, tiến xa trong tương lai. Trường hợp bạn muốn rút ngắn thời gian, bạn muốn đi tắt bạn vẫn có thể theo học các lớp Kế toán tổng hợp thực hành để bạn rút ngắn giai đoạn của kế toán viên (chi tiết). Tôi chúc bạn, tìm được môi trường học cũng như nơi làm việc tốt như bạn mong muốn! Thân chào các bạn!




Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Cách tính giá thành sản phẩm
Cách xử lý hóa đơn viết sai đúng cách nhất



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý