Ung thư đại tràng

seminoon seminoon @seminoon

Ung thư đại tràng

18/04/2015 10:40 AM
452

Ung thư đại tràng và trực tràng là gì?

Đại tràng là một phần của hệ tiêu hóa, chứa phân. Trực tràng là phần cuối ùng của dạ tràng , nằm sát hậu môn. Đại tràng còn được gọi là ruột già , là đoạn ruột có kích thước rộng . U đại tràng và trực tràng xuất phát từ thành trong của ruột già ( đại tràng) . Những khối u lành tính của đại tràng gọi là polyp.

Các khối u ác tính của ruột già gọi là ung thư. Các polyp lành tính không xâm lấn và lây sang mô kế cận hay những bộ phận khác của cơ thể . Polyp lành tính có thể dễ dàng cắt bỏ khi nội soi đại tràng. Và không đe dọa tính mạng người bệnh. Nếu polyp lành tính không thể cắt bỏ được thì nó có thể trở thành ác tính ( ung thư hóa ) theo thời gian. Nhiều ung thư đại tràng được phát triển từ những polyp . Ung thư đại trực tràng có thể xâm lấn và làm tổn thương các cơ quan lân cận.

Các tế bào ung thư cũng có thể tách ra và lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể ( như gan và phổi ) tạo ra những khối u mới . sự lan của ung thư đại tràng đến các bộ phận khác xa hơn gọi là ung thư đại tràng di căn. Một khi ung thư đại trực tràng đã di căn , thì việc điều trị sẽ không còn hiệu lực nữa.

Nói chung ung thư đại trực tràng là ung thứ đứng hàng đầu của nam và đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nữ. tần suất bị ung thư đại tràng thay đổi tùy theo vùng trên thế giới.

Ung thư đại tràng thường gặp ở các nước phương tây nhưng hiếm gặp ở các nước châu Á và châu Phi . ở những nước có chế độ ăn uống theo kiểu tây thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng gia tăng.

Nguyên nhân nào gây ra ung thư đại tràng?

Các bác sỹ chắc chắn một điều rằng ung thư đại tràng không phải là một bệnh lây ( nghĩa là một người không thể bị bệnh từ người bị ung thư khác). Một số người lai dễ mắc phải ung thư đại tràng hơn so với những người khác . những yếu tố làm tăng nguy có mắc ung thư đại tràng bao gồm : ăn nhiều chất mỡ, bệnh sử trong gia đình có người bị ung thư đại tràng, và polyp , sự hiện diện của polyp trong ruột già , và viêm loét đại tràng mãn tính.

Chế độ ăn giàu chất béo có thể dẫn đến ung thư đại tràng .Ở những nước có tỷ lệ ung thư đại tràng cao , người ta thấy ăn nhiều chất béo thì có tỷ lệ mắc ung thư đại tràng cao hơn so với những người ăn ít chất béo. Ung thư đại tràng được cho là do các sản phẩm chuyển hóa chất béo gây ra ung thư( chất sinh ung) . chế đọ ăn nhiều rau quả và nhiều chất xơ như các loại hạt , bánh mỳ , ngũ cốc có thể làm giảm nguy cơ ung thư do đào thải các chất sinh ung trong ruột.

Nền tảng di truyền của một người là yếu tố quan trọng trong nguy cơ ung thư đại tràng . trong số các yếu tố hàng đầu liên quan đến ung thư đại tràng . Trong suốt cuộc đời người có nguy cơ bị ung thư đại tràng là 18% ( tức là gấp 3 lần dân số chung của Mỹ). một số gia đình chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền thì ung thư đại tràng có tính chất di truyền.

ở những thành viên gia đình có ung thư đại tràng , thì những người trong gia đình thường bị ung thư đại tràng sớm hơn. Những bênh di truyền khác có thể là nguyên nhân gây ung thư đại tràng gọi là hội chứng đa polyp có tính gia đình. Ở những gia đình có người mắc bệnh polyp thì những thành viên còn lại thường có rất nhiều polyp trong đại tràng.

Trừ khi bệnh được phát hiện và điều trị sớm. theo thời gian, những người này hầu như chắc chắn phát triển thành ung thư đại tràng.

bác sỹ cho rằng, ung thư đại tràng thường phát triển từ những polyp này . Tuy nhiên, việc cắt bỏ các polyp này có thể phòng ngừa được ung thư đại tràng. Polyp đại tràng phát triển khi nhiễm sắc thể trong tế bào niêm mạc đại tràng bị tổn thương.. nhiễm sác thể là nơi chứa thông tin di truyền từ cha mẹ của mỗi người.

bình thường , nhiễm sắc thể lành mạnh sẽ kiểm soát kiểm soát sự phát triển của tế bào theo một cách có trật tự. khi nhiễm sác thể bị tổn thương , các tế bào tăng trưởng một cách loạn xạ , không thể kiểm soát được., kết quả là tạo ra một khối mô thừa.( gọi là polyp). Các polyp này lúc đầu là lành tính . theo thời gian, các polyp lành tính của đại tràng có thể bị tồn thương nhiễm săc thể và biến thành ung thư.

Viêm loét đại tràng mãn tính lâu ngày cũng dễ hóa ung thư. Nguy cơ ung thư đại tràng gia tăng đáng kể sau 10 năm bị viêm loét đại tràng.

Triệu chứng của ung thư đại tràng là gì?

Có nhiều triệu chứng của ung thư đại tràng nhưng không đặc hiệu. các triệu chứng này bao gồm mệt mỏi , thở ngắn , khuôn phân dẹt , tiêu chảy –táo bón xen kẽ, thay đỏi thói quen đi cầu hay ỉa ra máu đỏ hay đen , sụt cân, đau oặn bụng …….Những bệnh khac như hội chứng đại tràng kích thích viêm loét đại tràng , bệnh Crohn’s viêm túi thừa loét dạ dày tá tràng cũng có những triệu chứng tương tự như vậy. Muốn biết thêm thông tin xin bạn hãy đọc trong trang web bacsigiadinh. Com.

Ung thư đại tràng có thể đã có trước đó vài năm trước khi xuất hiện triệu chứng . Triệu chứng của ung thư đại tràng tùy thuộc vào khối ung thư đó nằm ở vị trí nào củ đại tràng . đại tràng có thể phát triển rất lơn trước khi xuất hiện các trieuj chứng ở bụng. Điển hình là , ung thư có thể là nguyên nhân gây nên thiếu máu thiếu sắt, do máu bị mất qua đường tiêu hóa theo thời gian, làm người bệnh mệt mỏi suy nhược và thở ngắn. Đại tràng trái thì hẹp hơn đại tràng phải..

Tuy nhiên, ung thư đại tràng trái thường gây ra triệu chứng bán tắc ruột hay tắc ruột hoàn toàn . Bệnh nhân cũng có những triệu chứng như táo bón , đi phân dẹt , ỉa chảy , đau bụng và bụng căng chướng ( do tắc ruột ) Đi cầu ra máu đỏ tươi gợi ý là khối ung thư nằm ở đại tràng trái gần đợn cuối hay nằm trong trực tràng.

Cần phải làm xét nghiệm gì để phát hiện ung thư đại tràng?

Khi nghi ngờ bị ung thư đại tràng , thì cần phải chụp đại tràng có cản quang hay nội soi đại tràng , giúp chuẩn đoán xác định và biết được vị trí khối u .

Chpj đại tràng có cản quang là kỹ thuật chụp bằng cách bơm vào đại tràng qua hậu môn một chất có tên là Baium , có tính cản quang. Chính chất này làm làm cho hình ảnh đại tràng trở nen rõ nét hơn, khối u được thấy dễ dàng hơn.

Soi đại tràng là một phương pháp mà người bác sỹ nội soi dùng một loại ống soi mềm ( có thể bẻ cong được) dưa vào hậu môn nhằm mục đích quan sát bên trong lòng đại tràng. Phương pháp soi đại tràng thường chính xác hơn là chụp đại tràng có cản quang , đặc biệt trong việc phát hiện ra những polyp nhỏ.

Nếu trong lúc nội soi bác sỹ thấy có polyp thì sẽ cắt bỏ đi và đem gửi phòng xét nghiệm giải phẫu bệnh . bác sỹ giải phẫu sẽ quan sát polyp dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Đa số các polyp được cắt bỏ đi khi nội soi thường là lành tính , có một số ít là tiền ung thư. Cắt bỏ các polyp tiền ung thư là nhằm phòng ngừa phát triển thành ung thư đai tràng từ những polyp này .

Nếu ung thư tìm thấy trong lúc nội soi , bác sỹ sẽ lấy một mẫu nhỏ (sinh thiết ) và quan sát dưới kính hiển vi để chuẩn đoán xác định. Nếu đã chuẩn đoán được ung thư đại tràng , phân chia giai đoạn ung thư được thực hiện để xem ung thư đã xâm lấn đến các cơ quan khác hay chưa. Vì ung thư đại tràng có xu hướng lan tới phổi và gan . các xét nghiệm giúp phân chia giai đoạn thường sử dụng là : chụp x quang phổi , siêu âm bụng hay chụp CT scan phổi , gan và bụng.

Đôi lúc bác sĩ cũng cần phải làm xét nghiệm CEA trong máu . CEA là một loại chất được tế bào ung thư sản xuất ra . chất này tăng cao ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng, đặc biệt là khi ung thư đã di căn.

Ung thư đại tràng được phòng ngừa như thế nào?

Đáng tiếc là ung thư đại tràng có thể tiến triển rất sớm trước khi phát hiện . phòng ngừa hiệu quae nhất của ung thư đại tràng là phát hiện sớm và cắt bỏ các polyp tiền ung thư của đại tràng trước khi chúng biến thành ung thư. Ngay cả khi ung thư đã phát triển , việc phát hiện ra cũng có thể sớm cải thiện đáng kể cơ may chữa khỏi bằng phẫu thuật căt bỏ khối ung thư trước khi ung thư lây sang các cơ quan khác. Nhiều tổ chức y tế thế giới cũng đã đưa ra hướng tầm soát bệnh ung thư này.

Họ khuyên tất cả những người trên tuổi nên tìm bác sĩ .

Ung thư đại tràng được phòng ngừa như thế nào?

Đáng tiếc là ung thư đại tràng lại có thể tiến triển rất sớm trước khi được phát hiện. Phòng ngừa hiệu quả nhất của ung thư đại tràng là phát hiện sớm và cắt bỏ cac polyp tiền ung thư của đại tràng trước khi chúng biến thành ung thư. Ngay cả khi ung thư đã phát triển, việc phát hiện sớm cũng có thể cải thiện đáng kể cơ may chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư trước khi ung thư kịp lan sang các cơ quan khác. Nhiều tổ chức y tế trên thế giới cũng đã đưa ra hướng tầm soát bệnh ung thư này.

Họ khuyên tất cả những người trên 40 tuổi nên được bác sỹ khám trực tràng bằng tay hàng năm hay xét nghiệm tim máu ẩn trong phân. Đối với những người trên 50 tuổi, được khuyên nên đi nội soi đại tràng xích - ma mõi 3 – 5 năm một lần. Ở những người có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn dân số chung, thì cần phải được nội soi đại tràng để tầm soát.

Trong lúc khám trực tràng, bác sỹ sẽ dùng ngón tay đeo găng để khám và tìm xem có khối u bất thường nào trong đại tràng hay không. Mỗi mãu phân có thể được lấy để làm xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân (xem bên dưới). Đồng thời khi khám trực tràng bác sĩ cũng sẽ khám luôn tiền liệt tuyến.

Xét nghiệm quan trọng để tầm soát ung thư và polyp đại tràng là tìm máu ẩn trong phân. Khối u đại tràng và trực tràng có xu hướng làm chảy máu rỉ rả trong phân. Một lượng nhỏ máu trong phân không thể phát hiện được bằng mắt thường.

Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân thường được sử dụng bằng cách dựa vào sự đổi màu của chất thử giúp phát hiện lượng máu vi thể có trong phân. Xét nghiệm này có hai lợi điểm là thuận tiện và rẻ tiền. Một lượng nhỏ phân được phết trên lam để tìm máu ẩn.

Thường thì cần phải làm xét nghiệm 3 lam liên tiếp để tìm máu ẩn trong phân. Một người mà xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính, thì 30 – 45% người đó bị polyp đại tràng và có 3 – 5 % bị ung thư đại tràng . Ung thư đại tràng khi được phát hiện sớm trong những tình huống như vậy thì về lâu dài có tiên lượng tốt hơn.

Điều quan trọng nên nhớ là xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân dương tính không có nghĩa là người đó bị ung thư đại tràng. Nhiều bệnh khác cũng có máu ẩn trong phân. Tuy nhiên, những bênh nhân có xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính nên được đánh giá thêm bằng xét nghiệm như chụp đại tràng có cản quang bằng barium, nội sọi đại tràng, và các xét nghiệm khác để loại trừ ung thư đại tràng và lý giải nguồn gốc của máu ẩn này. Một vấn đề khác cũng quan trọng để đánh giá là khi không tìm thấy máu ẩn trong phân (xét nghiệm âm tính) thì cũng không thể nói là không bị ung thư hay polyp đại tràng.

Ngay cả khi trong những điều kiện lý tưởng, cũng có ít nhất 20% ung thư đại tràng có thể không tìm thấy máu ẩn trong phân khi xét nghiệm tầm soát. Nhiều bệnh nhân bị polyp đại tràng có thể lấy kết quả xét nghiệm máu ẩn trong phân âm tính. Ở những bệnh nhân nghi ngờ có u đại tràng, và ở những người có nguy cơ cao bị polyp đại trực tràng và ung thư đại tràng, thì nội soi đại tràng xích – ma bằng ống soi mềm hay nội soi đại tràng để tầm soát thường được thực hiện nếu kết quả xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân âm tính.

Bắt đầu từ 50 tuổi, người ta khuyến cáo là nên nội soi đại tràng để tầm soát mỗi 3 – 5 năm một lần. Nội soi đại tràng xích- ma là một xét nghiệm quan sát trực tràng và đoạn đại tràng nằm ở thấp nhất. Các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng việc nội soi đại tràng xích – ma bằng ống soi mềm để tầm soát ung thư đại tràng có thể làm giảm tỉ lệ tử vong do ung thư đại tràng. Kết quả này là do phát hiện sớm polyp và ung thư đại tràng ở những người không có triệu chứng.

Đa số polyp đại tràng có thể cắt bỏ hoàn toàn qua nội soi mà không cần phải mổ bụng. Mới đây các bác sỹ khuyên nên nội soi để tầm soát ung thư đại tràng ở những người khỏe mạnh tuổi từ 50 - 55.

Những bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao cần phải nội soi đại tràng để tầm soát ung thư. Những người này gồm bệnh nhân mà trong gia đình có người bị ung thư đại tràng, và hội chứng polyp đại tràng có tính chất gia đình. Những bệnh nhân có tiền sử bị polyp hay ung thư đại tràng cũng cần phải nội soi đại tràng để loại trừ bệnh tái phát. Những bệnh nhân có bệnh sử bị viêm loét đại tràng mãn tính lâu ngày (trên 10 năm) thì nguy cơ ung thư đại tràng cũng gia tăng. Ở những bệnh nhân này việc nội soi đại tràng cũng được khuyến cáo.

Cuối cùng, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống bằng cách giảm chất mỡ, ăn nhiều chất xơ, nguồn cung cấp chất mỡ chính là thịt, trứng, sản phẩm bơ, xốt xà lách, và dầu ăn. Chất xơ là một chất không tan và không tiêu hóa được, chúng có trong rau, trái, các loại hạt và ngũ cốc. Với những chất này trong thức ăn tạo ra khuôn phân đi dễ tiêu, để tống các chất có khả năng sinh ung thư ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, chất xơ sẽ làm nhu động ruột được nhanh hơn để tháo phân ra ngoài, điều này làm giảm thời gian phân nằm trong ruột, giảm khả năng gây ung thư.

Vấn đề điều trị và sống còn của ung thư đại tràng như thế nào?

Phẫu thuật là biện pháp thường dùng nhất để điều trị ung thư đại – trực tràng. Trong lúc phẫu thuật, khối u và bờ xung quanh khối u ở ruột và hạch bạch huyết bên dưới được cắt bỏ. Sau đó phẫu thuật viên nối lại hai đầu ruột bình thường lại với nhau. Ở những bệnh nhân bị ung thư trực tràng, thì trực tràng sẽ được cắt bỏ hẳn. Phẫu thuật viên sẽ tạo ra một lỗ trên thành bụng (mở đại tràng ra da), phân được bài tiết qua lỗ này. Điều dưỡng được huấn luyện đặc biệt giúp hỗ trợ những bệnh nhân này, và đa số bệnh nhân mở đại tràng ra da đều trở về cuộc sống bình thường.

Tiên lượng lâu dài sau phẫu thuật tùy theo ung thư có ăn lan sang cơ quan khác hay chưa (di căn). Nguy cơ di căn tỉ lệ với độ xâm lấn của ung thư trên thành ruột. Bênh nhân ung thư đại tràng giai đoạn sớm, ung thư chỉ nằm trên bề mặt nông của thành ruột, thường điều trị chỉ việc cắt bỏ. Những bệnh nhân này có thể sống được lâu với tỉ lệ trên 80%. Ở những bệnh nhân ma ung thư đại tràng đã tiến triển, khối u xâm lấn ra khỏi thành ruột, thường đã di căn xa, thì tỉ lệ sống sót sau 5 năm là dưới 10%.

Ở những bệnh nhân khi phẫu thuật không rõ có di căn xa hay không, nhưng ung thư đã ăn sâu vào trong thành ruột, hay đã vào hạch bạch huyết bên dưới. Những bệnh nhân này dễ có nguy cơ tái phát ung thư tại chỗ và ung thư di căn xa. Hóa trị liệu ở những bệnh nhân này có thể trì hoãn khối u tái phát và cải thiện khả năng sống còn cho bệnh nhân.

Hóa trị liệu là dùng những loại thuốc để giết tế bào ung thư. Đây là một phương pháp trị liệu mang tính hệ thống, nghĩa là thuốc vào trong cơ thể đi đến nơi có tế bào ung thư để tiêu diệt chúng. Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng, một số bệnh nhân có thể có di căn vi thể (tức ổ tế bào ung thư rất nhỏ không thể phát hiện được).

Hóa trị liệu thường dùng trong thời gian ngắn sau phẫu thuật để tiêu hủy những tế bào ung thư còn sót lại. Hóa trị liệu dùng trong trường hợp này gọi là hóa trị liệu bổ sung. Các nghiên cứu mới đây đã cho thấy kéo dài thời gian sống còn và làm chậm tái phát ung thư ỏe những bệnh nhân có điều trị bổ sung bằng hóa trị trong thời gian 5 tuần sau phẫu thuật.

Các loại thuốc thường được sử dụng là: 5-flourauracil (5 -FU). Mặt khác, hóa trị liệu làm chậm tiến triển hoặc kiểm soát khối u di căn. Khi ung thư đã di căn lan rộng thijftaij phòng mạch bác sĩ, trong bệnh viện cũng như điều trị ngoại trú, hay tại nhà. Hóa trị theo chu kỳ, sau giai đoạn nghĩ. Tác dụng phụ của hóa trị liệu thay đổi theo người, và cũng tùy thuộc vào loại thuốc.

Các thuốc trị ung thư hiện đại thường dung nạp tốt và ít có tác dụng phụ. Thương, các loại thuốc trị ung thư phá hủy những tế bào phát triển và phân chia nhanh. Vì vậy,các tế bào máu thường chịu ảnh hưởng của hóa trị. Tác dụng phụ thường gặp nhất của hóa trị là thiếu máu, mệt mỏi, dễ bầm máu, và khả năng đề kháng kém với nhiễm trùng. Những tế bào của chân tóc và ruột là những tế bào phân chia nhanh. Vì vậy hóa trị liệu có thể làm rụng tóc, loét miệng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Xạ trị trong điều trị ung thư đại trực tràng thường chỉ giới hạn ở ung thư trực tràng. Xạ trị thường giảm nguy cơ tái phát tại chỗ của ung thư trực tràng, thường xạ trị trước hoặc sau khi phẫu thuật. Nếu không xạ trị, nguy cơ tái phát ung thư trực tràng là gần 50%. Nếu có xạ trị đi kèm thì nguy cơ tái phát này giảm còn khoảng 7 %. Tác dụng phụ của xạ trị gồm mệt mỏi, rụng lông vùng chậu, da vùng xạ trị bị kích thích.

Các biện pháp trị liệu khác là truyền tại chỗ, cho vào bên trong gan một loại thuốc, thường là ở vùng di căn. Dùng một bơm đưa thuốc trực tiếp vào khối u. Tỉ lệ đáp ứng điều trị này là khoảng 80%. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó có thể nghiêm trọng.

Các biện pháp điều trị khác nhằm gia tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống lại ung thư đại tràng. Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao khi phẫu thuật, khối u lớn, gây tắc ruột hay xuất huyết, thì điều trị bằng laser có thể được dùng để phá hủy khối u này và giảm triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có nhiều biện pháp điều trị khác là dùng liệu pháp quang động. Trong cách điều trị này, yếu tố nhạy cảm của ánh sáng được khối u bắt giữ và khi đó nó được hoạt hóa để phá hủy khối u.

Theo dõi, chăm sóc bệnh nhân ung thư đại tràng như thế nào?

Việc thăm khám sau khi điều trị ung thư đại tràng là rất quan trọng. Ung thư có thể tái phát nhanh trở lại ngay tại vị trí ban đầu hay có thể tái phát ở nơi xa như gan, hay phổi. Thăm khám lâm sàng phải được bác sĩ khám kỹ, xét nghiệm men gan trong máu, chụp X-quang phổi, chụp CT Scan bụng và vùng chậu, nội soi đại tràng, và đo lượng CEA trong máu. Bất thường men gan chứng tỏ có di căn gan.

Mức độ CEA có thể tăng trước khi mổ và trở về bình thường trong một thời gian ngắn sau khi ung thư được cắt bỏ. CEA tăng từ từ có thể chứng tỏ ung thư có thể tái phát. Chụp CT Scan vùng chậu có thể cho thấy ung thư tai phát tại gan, vùng chậu hay ở những vùng khác. Nội soi đại tràng có thể thấy được polyp tái phát hay ung thư đại tràng.

Để kiểm tra xem ung thư có tái phát hay không, những bệnh nhân bị ung thư đại tràng có khả năng tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì vậy, khi khám lâm sàng phải khám cả những cơ quan này.

Tương lai người bệnh ung thư đại trực tràng như thế nào?

Ung thư đại tràng là nguyên nhân chính gây tử vong đặc biệt ở những nước phương Tây. Sự hiểu rõ căn bệnh và diễn tiến của nó đang bắt đầu hé mở. Cắt bỏ polyp đại tràng giúp phòng ngừa ung thư đại tràng. Phát hiện sớm ung thư đại tràng có thể giúp cải thiện cơ hội chữa khỏi và sống còn. Mới đây người ta thấy rằng lợi ích của điều trị bằng aspirin và các kháng viêm không steroid ở bệnh nhân ung thư đại tràng.

Trong những thử nghiệm, việc sử dụng những thuốc này có thể làm hạn chế đáng kể hình thành ung thư đại tràng ở một số động vật thí nghiệm. Những loại thuốc khác có khả năng tăng phòng ngừa ung thư như Canxi, selenium, vitamin A, D và E. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi có thể sử dụng đại trà cho công chúng để phòng ngừa ung thư.

Tóm lược về ung thư đại tràng

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý u ác tính xảy ra ở lớp trong thành đại tràng.

Ung thư đại trực tràng đứng h��ng thứ 3 trong các loại ung thư ở nam giới, đứng hàng thứ 4 trong ung thư ở nữ giới tại Hoa Kỳ.

Nguy cơ bị ung thư đại trực tràng gồm: yếu tố di truyền, polyp đại tràng, viêm loét đại tràng lâu ngày.

Ung thư đại trực tràng thường được phát triển từ polyp. Cắt bỏ polyp đại tràng có thể phòng ngừa được ung thư đại trực tràng.

Polyp và ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm có thể không triệu chứng. Vì vậy, điều quan trọng là nên làm xét nghiệm để tầm soát ung thư đại tràng.

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng bằng chụp đại tràng có cản quang, hay nội soi đại tràng kèm sinh thiết giúp chẩn đoán xác định.

Điều trị ung thư đại trực tràng tùy thuộc vào vị trí, kích thước, và mức độ lan rộng của ung thư cũng như tuổi tác và tình trạng sức khỏe người bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp thường dùng để điều trị ung thư đại trực tràng.

Xúp lơ xanh giúp chống ung thư kết tràng

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện Dinh dưỡng Mỹ cho thấy, xúp lơ xanh có thể ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng. Theo đó, do xúp lơ xanh là loại rau chứa nhiều vitamin, khoáng chất và sulphorapane vốn là chất có tác dụng kích hoạt loại enzym chống ung thư sẵn có trong cơ thể.

Các nhà khoa học còn cho biết, các loại bắp cải, cải xoong, củ cải, giá đỗ cũng được xem có công dụng trị ung thư. Tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ cao hơn nếu sử dụng các cây rau khi còn non.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
anh cháu bị mắc một chứng bệnh là : mới đầu thì đau lưng nhưng sau dó lại đi ia nhiều lần mỗi ngày phải đi dến 20 đến 30 lần lúc đi xong người rất mệt mỏi mà lúc nào cũng như rặn cố đấy ạ.a dấy bị 3,4 tháng nay rồi mà chưa khỏi đi khám nội soi bác sĩ bảo bị dạ tràng ma uong thuốc thì mãi không khỏi.kinh mong cho chau lời giải đap về căn bệnh này.cháu xin cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
con em có bố bị ung thư đại tràng thì có di truyền không và đến khoảng bao nhiêu tuổi thi đi khám để phát hiện sớm nếu như có nguy cơ mắc bệnh?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
Bệnh ung thư xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh cho đến người có tuổi. Tùy theo giới và độ tuổi mà giới chuyên môn khuyến cáo các chế độ khám phát hiện ung thư khác nhau. Bạn hãy liên hệ với các bệnh viện chuyên về ung thư như viện K để có tư vấn và có những biện pháp đúng đắn nhé. Chúc bạn sức khỏe
em đặt câu hỏi rồi thì tìm câu tra lời ở đâu?
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
Bệnh ung thư có thể di truyền cũng có thể do môi trường tác động. Điều này còn tùy vào từng trường hợp cụ thể
Mẹ của em bị ung thư đại tràng cách đây 3,5 năm, đã mổ cắt khối u và đã từng qua 1 đợt hóa trị 12 lần rồi, kể từ sau khi hóa trị thì vẫn đều đặn tái khám, xét nghiệm máu nhưng không nội soi vết mổ ở dưới hậu môn. gần đây, mẹ em kêu đau buốt ở bên trong hậu môn, mới đi khám và nội soi hậu môn rồi. bác sĩ phát hiện 1 khối u cách vết mổ trước 4 phân. như vậy mẹ em có phải bị ung thư đại tràng tái phát không ạ? và sau khi mổ cắt khối u đó mẹ em có phải điều trị hóa trị thêm nữa không?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
nguoi da mo dai trang.roi lam gi .song duoc bao lau
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Đừng nghĩ đến việc sống bao lâu hay nghĩ lạc quan là mình sống làm gì cho đời đi
hoi ve an uong
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
toi 64 tuoi toi muon hoi ve an nen an cai gi va ko nen an cai gii
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
chị em bị ung thư đại trực tràng đã phẩu thuật và đã xạ 28 tia vô hóa chất 8 lần được 6 tháng. Đã đi kiểm tra tổng quát chụp Pet-CT và phát hiện bị di căn gan trái 2 thùy và tiếp tục vô háo chất để chữa gan vậy cho em xin hỏi chị em có bị rụng tóc không?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Việc mất tóc có thể ảnh hưởng tới tinh thần của bệnh nhân rất nhiều. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hóa chất trị liệu đều làm mất tóc, và một số bệnh nhân chỉ bị mất rất ít tóc mà chỉ có họ mới biết mà thôi. Bác sĩ của quý vị có thể cho quý vị biết là loại hóa chất mà quý vị sẽ dùng có gây nên việc mất tóc hay không. Nếu quý vị bị mất tóc, hầu h! êt tóc sẽ mọc trở lại sau khi cuộc chữa trị đã xong. Tóc mới mọc thường mịn và dầy hơn trước và đậm mầu hơn.
Bi bênh polyp dai trang thi cách chua bênh nhu the nao
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý