Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị của con người.
9 loại nhân cách điển hình
Ngoài những nét tính cách riêng biệt thì mỗi chúng ta đều có những nét tính cách tương đồng thuộc một nhóm người nào đó. Các nhà khoa học và tâm lý học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng có 9 loại nhân cách điển hình thường gặp. Các bạn hãy xem mình thuộc loại nhân cách nào nhé. Điều này khá quan trọng! Mỗi kiểu nhân cách sẽ có những ưu và nhược điểm, cho nên các bạn hãy "biết mình" để có thể phát huy hết khả năng đồng thời hạn chế nhược điểm đến mức tối thiểu. Hơn thế nữa, đối với những người xung quanh, hãy biết để ta có cách "đối nhân" phù hợp. "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng" người xưa đã có câu như vậy rồi.! |
1. Số 5: Người quan sát a. Đặc điểm chung:
2. Số 6: Người trung thành a. Đặc điểm chung:
|
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH:
1. Tính thống nhất của nhân cách:
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Mỗi nét nhân cách đều liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất.
Tính thống nhất của nhân cách còn thể hiện ở sự thống nhất giữa ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Đó chính là sự thống nhất giữa tâm lý, ý thức với hoạt động, giao tiếp của nhân cách.
Ở cấp độ thứ nhất, nhân cách được thể hiện dưới dạng cá nhân, ở tính không đồng nhất, ở sự khác biệt với mọi người, với cái chung.
Chính vì vậy giá trị nhân cách ở cấp độ này là tính tích cực của nó trong việc khắc phục những hạn chế của hoàn cảnh và những hạn chế của bản thân.
Có thể nói phân tích nhân cách ở cấp độ bên trong cá nhân là xem xét nhân cách ở bên trong cá nhân mình như một đại diện của toàn xã hội.
Ở cấp độ thứ hai, nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ, liên hệ với nhân cách khác.
Nhân cách nằm trong mối quan hệ liên nhân cách, tạo nên đặc trưng của mỗi nhân cách.
Giá trị của nhân cách ở cấp độ này được thể hiện trong các hành vi ứng xử xã hội của chủ thể.
Như vậy phân tích ở cấp độ liên cá nhân là đã tách nhân cách ra thành các mức độ trong nhóm của nó (nhân cách lệ thuộc, nhân cách bề trên..).
Ở cấp độ cao nhất, cấp độ siêu cá nhân, nhân cách được xem xét như là một chủ thể đang tích cực hoạt động và gây ra những biến đổi ở người khác.
Ở cấp độ này, giá trị nhân cách được xác định ở những hành động và hoạt động của nhân cách này có ảnh hưởng tới nhân cách khác. Như một tấm gương để người khác học tập noi theo.
2. Tính ổn định của nhân cách:
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi con người, những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý – xã hội của cá nhân, quy định giá trị xã hội của cá nhân.
3. Tính tích cực của nhân cách:
Nhân cách là chủ thể của hạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội, vì thế nhân cách mang tính tích cực. Tính tích cực của nhân cách thể hiện ở những hoạt động phong phú, đa dạng nhằm biến đổi thế giới và cải tạo bản thân con người.
4. Tính giao lưu của nhân cách:
Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong giao tiếp (giao lưu) với những nhân cách khác.
1. XU HƯỚNG
2. TÍNH CÁCH
3. KHÍ CHẤT
4. NĂNG LỰC
III-CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÍ CỦA NHÂN CÁCH:
Khái niệm:
Xu hướng nhân cách là một thuộc tính điển hình của nhân cách, bao gồm một hệ thống những động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó.
1. XU HƯỚNG:
a. NHU CẦU
b. HỨNG THÚ
c. LÍ TƯỞNG
d. TG QUAN
e. NIỀM TIN
CÁC MẶT BIỂU HIỆN CỦA XU HƯỚNG
a. Nhu cầu:
- KH: Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
- Đặc điểm:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng nhất định.
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy định.
Nhu cầu có tính chu kỳ.
Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội – lịch sử.
Nhu cầu của con người rất đa dạng.
b. Hứng thú:
- KN: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung chú ý cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của sự thích thú.
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc.
Như vậy, cùng với nhu cầu, hứng thú là một trong những hệ thống động lực của nhân cách.
c. Lí tưởng:
KN: Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.
Lí tưởng khác với ước mơ ở chỗ:
Trong lí tưởng chứa đựng mặt nhận thức sâu sắc của chủ thể về các điều kiện chủ quan và khách quan để vươn tới lí tưởng.
Chủ thể có tình cảm mãnh liệt đối với hình ảnh mẫu mực của mình.
Lí tưởng vừa có tính hiện thực, vừa có tính lãng mạn; lí tưởng luôn mang bản chất xã hội - lịch sử.
Lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển của cá nhân.
d. Thế giới quan:
Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người.
Thế giới quan khoa học là thế giới quan duy vật biện chứng, mang tính khoa học, tính nhất quán cao.
e. Niềm tin:
Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức , tình cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý vững bền trong mỗi cá nhân.
Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.
Vấn đề động cơ là vấn đề trọng tâm trong cấu trúc nhân cách. Động cơ là động lực thúc đẩy con người hoạt động.
Những đối tượng đáp ứng nhu cầu của con người và được chủ thể nhận biết sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Khi ấy nó trở thành động cơ của hoạt động.
Toàn bộ các thành phần trong xu hướng nhân cách như nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, là động lực của hành vi, hoạt động.
Động cơ của nhân cách:
- KN: Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của nó đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ , cách nói năng tương ứng.
Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất và đồng thới cũng thể hiện tính độc đáo, riêng biệt, thể hiện cho mỗi cá nhân.
Tính cách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội.
2. TÍNH CÁCH:
CẤU TRÚC CỦA TÍNH CÁCH
HỆ THỐNG THÁI ĐỘ CỦA CÁ NHÂN
HỆ THỐNG HÀNH VI, CỬ CHỈ, CÁCH NÓI NĂNG CỦA CÁ NHÂN
TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN
LAO ĐỘNG
MỌI NGƯỜI
BẢN THÂN
Hai hệ thống của tính cách không tách rời nhau, mà có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Trong đó thái độ là mặt nội dung, mặt chủ đạo, còn hành vi, cử chỉ, cách nói năng là hình thức biểu hiện của tính cách.
Kết luận sư phạm:
Người giáo viên cần hình thành cho học sinh những nét tính tốt đẹp, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Trong việc giáo dục tính cách cho học sinh cần chú ý đến việc giáo dục hệ thống thái độ lẫn hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của các em.
a. Khái niệm:
Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Khí chất có cơ sở sinh lí là các kiểu thần kinh, qui định nhịp độ, tiến độ của các hoạt động tâm lí.
Khí chất không tiềm định các giá trị đạo đức – xã hội, những nét tính cách, trình độ năng lực của nhân cách.
3. KHÍ CHẤT:
b. Các kiểu khí chất:
Quan điểm của Hipocrat (Hy-lạp): Cơ sở sinh lý của khí chất là sự pha trộn bốn chất lỏng có trong cơ thể theo một tỉ lệ nhất định.
Quan điểm của I.P. Pavlov:
I.P.Pavlov nhà sinh lý học người Nga đã khám phá ra hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế, có ba thuộc tính cơ bản:
Cường độ: chỉ khả năng của hai quá trình thần kinh mạnh hay yếu.
Tính cân bằng: chỉ sự cân đối của hai quá trình thần kinh.
Tính linh hoạt: chỉ sự chuyển hoá từ quá trình thần kinh này sang quá trình thần kinh kia nhanh hay chậm.
Sự kết hợp giữa ba thuộc tính này sẽ tạo ra 4 kiểu thần kinh cơ bản làm cơ sở cho 4 kiểu khí chất.
- Nhận thức nhanh, nhạy bén, ứng xử linh hoạt, dễ thích nghi với môi trường mới, tình cảm dễ xuất hiện, vui tính, lạc quan…
Nhận thức nhanh nhưng cũng hay quên, tình cảm dễ thay đổi, hành động thiếu kiên định, hấp tấp,…
Khí chất hăng hái
Nhược điểm
Ưu điểm
Khí chất bình thản
Nhận thức chắc chắn, làm việc gì cũng tính toán kĩ càng.
Tình cảm thường kín đáo, biết kiềm chế cảm xúc, bình tình kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, thận trọng, ít ưa cãi cọ…
- Hay do dự nên dễ bỏ lỡ thời cơ, tính nết khó thay đổi, chậm chạp, có tính ỳ khi khởi động hoạt động, khó thích nghi đối với môi trường mới, lạnh lùng, ít cởi mở...
- Có tính quyết đoán, hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, thẳng thắn, chân tình, trung thực, không nham hiểm…
Khả năng kiềm chế thấp, dễ bị kích động, hay vội vàng, bộp chộp, phung phí sức lực, có tính gay gắt, nóng nảy…
Khí chất nóng nảy
Nhược điểm
Ưu điểm
Khí chất ưu tư
Có sự suy nghĩ sâu sắc, chín chắn, tình cảm bền vững và thắm thiết, có thái độ hiền dịu, dễ thông cảm với mọi người…
Họ thường hay sống với nội tâm của mình, khó thích nghi với môi trường mới.
Phản ứng chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thường bi quan và thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã…
Tóm lại:
* Mỗi loại khí chất đều có mặt mạnh, mặt yếu. Trong thực tế thường gặp hơn cả là các loại khí chất trung gian, bao gồm nhiều đặc điểm của bốn loại khí chất trên.
* Mặc dù khí chất của cá nhân có cơ sở là kiểu thần kinh, nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của xã hội, có thế biến đổi do rèn luyện và giáo dục.
a. Khái niệm: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả.
b. Các mức độ năng lực:
* Năng lực: Là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó.
* Tài năng: Là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó.
* Thiên tài: Là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất trong hoat động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
4. NĂNG LỰC:
c. Sự hình thành và phát triển năng lực:
- Năng lực của con người được hình thành và phát triển trên cơ sở của tư chất.Tư chất ảnh hưởng nhất định đến tốc độ và chiều hướng của sự hình thành và phát triển năng lực.
- Năng lực của con người hình thành, phát triển trong hoạt động tích cực của họ dưới sự tác động của rèn luyện, dạy học và giáo dục.
IV – CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách:
GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG
GIAO TIẾP
TẬP THỂ
1. Giáo dục và nhân cách:
* Khái niệm: Giáo dục là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội.
* Vai trò của giáo dục:
Giáo dục vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
Thông qua giáo dục, mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hoá xã hội - lịch sử đã được tinh lọc và hệ thống hóa để tạo nên nhân cách của mình.
Với mục đích hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục tác động tới con người một cách hiệu quả nhất.
Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác như: yếu tố thể chất (bẩm sinh - di truyền), hoàn cảnh sống, đồng thời bù đắp những hạn chế do các yếu tố trên sinh ra.
Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội (giáo dục lại).
Tóm lại:
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Tuy vậy, không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, vì giáo dục không thể biến bất cứ ai đều trở thành vĩ nhân, thành thiên tài kiệt xuất.
Cần tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức các hoạt động, các quan hệ giao tiếp.
Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
2. Hoạt động và nhân cách:
- Mọi hoạt động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Thông qua 2 quá trình xuất tâm (đối tượng hoá) và nhập tâm (chủ thể hoá) trong hoạt động, con người, một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, lịch sử để hình thành nhân cách, một mặt xuất tâm lực lượng bản chất vào xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách” của mình ở người khác, trong xã hội.
Tóm lại:
Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách, vì vậy trong công tác giáo dục cần chú ý việc tổ chức hoạt động sao cho phong phú, hấp dẫn cả về mặt nội dung lẫn hình thức để lôi cuốn cá nhân tham gia tích cực, tự giác.
Đặc biệt, cần chú ý tổ chức tốt hoạt động chủ đạo ở mỗi lứa tuổi, vì hoạt động ấy quyết định sự hình thành các cấu trúc tâm lí – nhân cách đặc trưng của lứa tuổi đó.
3. Giao tiếp và nhân cách:
Giao tiếp là một con đường quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện tồn tại trong xã hội loài người.
Giao tiếp là con đường hình thành nhân cách con người.
Qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức-một thành phần quan trọng trong nhân cách.
Tóm lại: giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, là một yếu tố cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.
4. Tập thể và nhân cách:
* Khái niệm: Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung, phục tùng các mục đích của xã hội.
Nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung.
Tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách:
Tập thể giúp con người tìm thấy chỗ đứng của mình và thỏa mãn nhu cầu hoạt động, giao tiếp vốn là những nhu cầu cơ bản và xuất hiện rất sớm ở con người.
Hoạt động tập thể là điều kiện, đồng thời là phương thức thể hiện và hình thành năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách.
Tập thể tác động đến nhân cách thông qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lí tập thể.
Trong giáo dục, người ta thường vận dụng nguyên tắc giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
Bệnh rối loạn đa nhân cách
Tính cách người tuổi Mão qua các năm
Tính cách nam Thiên Bình
Tính cách cung Cự Giải
Tính cách nhóm máu A
(ST)