Trong 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý do Bộ Y tế vừa ban hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp từng lứa tuổi, như một phần quan trọng trong chế độ ăn.
Những tiêu chí chọn sữa nước cho trẻ.
Một số không ít các bà mẹ thường chọn loại sữa uống đắt tiền nhất cho con với quan niệm “đắt là tốt”. Trong khi một số khác cho rằng các loại sữa nước không khác nhau là mấy, nên vẫn cho trẻ uống chung một loại sữa với cả gia đình. Thực chất, trên thị trường đã có những loại sữa nước được sản xuất theo công thức riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất và trí tuệ phù hợp với trẻ.
Sữa bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Những năm qua, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam có sự cải thiện, nhưng tỷ lệ vẫn ở mức cao (16,2%), nhất là tỷ lệ thấp, còi lên đến 26,7%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn bổ sung chưa đúng cách. Trong 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý do Bộ Y tế vừa ban hành đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng sữa và các sản phẩm sữa phù hợp từng lứa tuổi, như một phần quan trọng trong chế độ ăn bổ sung để tăng cường các chất dinh dưỡng. (*
Sữa ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển thể chất của trẻ
Trẻ từ 2 đến 12 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng không giống với người lớn. Ở giai đoạn này, trẻ đặc biệt cần đến những vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, thúc đẩy các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những loại vitamin cần thiết phổ biến nhất ở giai đoạn này có thể kể đến Vitamin A, B1, D, sắt,… Ngoài việc duy trì hương vị thơm ngon của sữa bò, các loại sữa nước dành cho trẻ thường được mỗi nhà sản xuất với công thức bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, như vitamin A cho mắt sáng, vitamin D tốt cho xương, giúp tăng chiều cao cho trẻ. Việc đọc kỹ các thông tin trên bao bì sẽ giúp các bà mẹ lựa chọn đúng loại sản phẩm phù hợp nhất.
Sữa tăng cường các vi chất cho trẻ
Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng quốc gia, thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng mà ở cả trẻ dinh dưỡng tốt.
Magiê là một ví dụ điển hình của vi khoáng chất tuy ít nhưng lại rất quan trọng với cơ thể (tồn tại với số lượng rất nhỏ, trung bình 30g với cơ thể 60kg). Magiê đóng vai trò quan trọng vào sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy có đến 60% trẻ em Việt Nam thiếu khoáng chất quan trọng này (*).
Thiếu vi chất dinh dưỡng không chỉ gặp ở trẻ suy dinh dưỡng mà còn ở cả trẻ dinh dưỡng tốt
Với trẻ nhỏ, khi thời gian biểu thường xuyên thay đổi với nhiều hoạt động khác nhau trong ngày, việc cung cấp đủ Magiê càng khó duy trì thường xuyên. Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 130mg Magiê mỗi ngày, với lứa tuổi 9 – 13 là 240mg, bằng hơn một nửa nhu cầu Magiê của người trưởng thành. Uống sữa bổ sung Magiê là cách hiệu quả để trẻ chủ động trong việc tự nạp Magiê cho mình.
Lượng sữa chuẩn trẻ cần ăn mỗi ngày
Infographic là dạng bài cung cấp thông tin bằng những hình ảnh sinh động, hấp dẫn và thú vị. Những kinh nghiệm, kiến thức mới mẻ, độc đáo khi làm mẹ đều được truyền tải một cách hiệu quả.
Nhiều bà mẹ bị căng thẳng vì không biết cho con bú bao nhiêu lần là đủ. Liệu lượng sữa bé bú được mỗi cữ như vậy có là bình thường và hợp lý. Trên thực tế, không có đáp án duy nhất cho câu hỏi này. Nó tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng và việc bé dùng sữa ngoài hoàn toàn hay kết hợp bú bình với bú mẹ...
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CK1 Vũ Thị Thành (Vụ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Bộ Y Tế) cho biết: Theo lý thuyết bé bú trung bình từ 120ml-150ml x cân nặng của con (kg)/ngày. Tuy nhiên, cần nhớ là sự tính toán trên chỉ là công thức vì trên thực tế, sự thèm ăn của bé thay đổi theo mỗi cữ bú. Bé sẽ tự biết bú bao nhiêu thì là đủ. Vì thế, mẹ không nên ép buộc bé phải bú cạn bình.
Đối với trẻ bú sữa mẹ:
Dụa theo nghiên cứu và khảo sát trẻ bú sữa mẹ, các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em kết luận rằng: Bé 03 tháng đầu tăng trưởng rất nhanh, bé cần năng lượng nhiều. 03 tháng sau bé tăng cân chậm lại nên nguồn dinh dưỡng nuôi bé tương tự như trong 03 tháng đầu cũng đủ để nuôi bé trong 03 tháng sau. Do đó bé bú mẹ thì các mẹ hãy luôn tin rằng sữa mẹ đủ cho bé.
Đối với trẻ bú sữa công thức:
Với bé bú sữa ngoài, hấp thu và dinh dưỡng chắc chắn là không bằng sữa mẹ, nên Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo mẹ nên cho bé uống theo liều lượng gợi ý của hãng sữa ghi trên vỏ hộp. Tuy nhiên, dù uống nhiều hay ít, trẻ dưới 06 tháng cũng không nên uống quá 150ml sữa/lần uống. Đây là lượng sữa thích hợp cho bé tiêu hóa/lần ăn. Bé qua 06 tháng nâng lên 180ml, dần dần đến 12 tháng bé uống được từ 200 – 250ml/lần. Ở giai đoạn này mẹ nên cho bé bú các loại sữa có vị nhạt giống sữa mẹ.
Bé từ giai đoạn 9-12 tháng, có thể cho ăn dặm thêm nên nhiều món bé ăn, lượng 1000ml nước bé cần hàng ngày là hợp lý. Mẹ nên cho bé uống 700ml sữa + 300ml nước khác bao gồm nước lọc, nước hoa quả, trái cây, sữa chua, váng sữa, nước cháo... Lượng 1000ml là trung bình, có bé ăn ít nhưng hấp thụ tốt, có bé ăn nhiều nhưng hấp thụ kém.
Bé sẽ tự biết bú bao nhiêu thì là đủ. Vì thế, mẹ không nên ép buộc bé phải bú cạn bình (ảnh minh họa)
Độ tuổi và trường hợp cần thay đổi sữa
Quyết định đổi sữa cho con cần cân nhắc nhiều mặt: tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp và thích ứng của cơ thể trẻ với những loại sữa khác nhau. Chọn loại sữa nào đều không ra ngoài mục đích cuối cùng là thỏa mãn và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ở trẻ em, cần tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, trí thông minh, tăng cao mà không tăng cân nhiều,... Tuy nhiên, để hiểu cho đúng và có kiến thức trong từng quyết định, website Sữa bột đưa ra những tư vấn cho bạn như sau:
- Cần phù hợp độ tuổi của trẻ: Trẻ dưới sáu tháng chỉ nên dùng sữa công thức 1, nếu muốn đổi sữa (vì bé bú ít, không lên cân hay táo bón nhiều, ọc sữa nhiều, đi tiêu phân không tốt…) thì phải đổi sang nhãn hiệu sữa khác nhưng vẫn phải thuộc nhóm công thức 1, vì chức năng thận còn non yếu của trẻ chỉ phù hợp với lượng chất đạm trong sữa công thức 1.
Trẻ bắt đầu tròn sáu tháng thì phải đổi sang sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng của loại sữa đã sử dụng trước đó, vì lúc này chức năng thận của trẻ tốt hơn nhiều và thích nghi được với sữa công thức 2 giàu đạm hơn, tương ứng với nhu cầu đạm gia tăng ở trẻ lớn. Trẻ trên một tuổi có thể dùng nhiều loại sữa trong ngày, có thể dùng sữa tươi… Nếu cần thiết, có thể thay đổi tuỳ theo khẩu vị, ý thích trẻ, hoàn cảnh gia đình,…
Sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không. |
Có thể đổi sữa mới ngay lập tức mà không cần giai đoạn chuyển tiếp: nếu trẻ vẫn thích nghi được, uống sữa mới bình thường giống như sữa trước đó, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt…, việc đổi sữa khi đó thành công.
Trong trường hợp bé bú hay uống ít hơn, rối loạn tiêu hoá, không tăng cân,… thì cần có giai đoạn chuyển tiếp: tiếp tục uống sữa cũ nhưng bớt đi một cữ mà thay bằng một bữa bú sữa mới, sau đó mỗi 5 – 7 ngày, thay thêm một bữa bú sữa cũ bằng sữa mới cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn, để cơ thể có thời gian thích nghi dần.
Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không. Và một điều rất quan trọng, cần biết rõ những trục trặc của trẻ là do sữa hay do thiếu uống nước, do thức ăn đặc không phù hợp, cơ thể trẻ dị ứng, không dung nạp...
Nếu đã thay đổi hai, ba loại sữa mà vẫn không đạt mục tiêu mong muốn thì hãy nghĩ đến rắc rối không phải do sữa mà do nguyên nhân khác. Trường hợp gặp khó khăn khi chọn sữa hoặc đổi sữa, có thể đến tư vấn ở các bác sĩ dinh dưỡng.
Những lưu ý khi đổi sữa
Bác sĩ Đặng Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, việc đổi sữa cho con không phải cứ thích là làm. Trong trường hợp sữa bị nhiễm khuẩn như công bố, việc các mẹ phải đổi sữa cho con là điều hoàn toàn nên làm. Tuy nhiên, việc đổi sang hộp sữa cùng hãng không bị nhiễm khuẩn hay đổi hẳn sang loại sữa khác thì các mẹ cần lưu ý những điều sau:
Đối với các bé, mẹ không nên đổi thường xuyên các loại sữa. |
- Hầu hết các sản phẩm sữa cùng chủng loại có giá trị dinh dưỡng và thành phần tương đương nhau. Có bé dùng sữa A thấy rất tốt, người mẹ khác thấy vậy cũng mua cho con mình thì chưa chắc đã tốt vì mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.
- Khi đổi loại sữa cho bé, mẹ cần chú ý xem bé có phản ứng với sữa không như là bị táo bón, hay nôn trớ… Và ít nhất là sau 2 tuần uống sữa thì thì mẹ mới biết được con có hợp với loại sữa đó hay không.
- Điều quan trọng là mẹ cần biết rõ là những trục trặc của bé là do sữa, do nước hay do thức ăn đặc không phù hợp với cơ thể bé. Nếu mẹ đã thay đổi hai, ba loại sữa mà vẫn chưa hài lòng thì hãy nghĩ đến những nguyên nhân khác như cơ thể bé không hợp với sữa bò… và nên hỏi lời khuyên của các bác sỹ.
- Đối với các bé, mẹ không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Mỗi loại sữa có thể tự tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm thay đổi các hệ vi sinh đó, làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác.
- Khi đổi loại sữa cho bé (đổi từ sữa số bé sang số lớn của cùng một loại sữa, hoặc thay đổi hẳn loại sữa), mẹ nên thay đổi từ từ để bé dễ thích nghi. Ví dụ, nếu một ngày bé uống 3 bữa sữa, mẹ có thể thay bằng 2 bữa sữa cũ + 1 bữa sữa mới. Sau khoảng 3 – 4 hôm, mẹ có thể thay bằng 1 bữa cũ + 2 bữa mới. Sau 1 tuần, mẹ có thể thay thế hoàn toàn loại sữa mới cho bé.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Chế biến các món ăn giàu kẽm dành cho các bé biếng ăn
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Bởi kẽm tham gia cấu tạo hơn 300 enzym khác nhau, vì thế kẽm có vai trò trong nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Trong đó kẽm có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch. Thiếu kẽm dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, dễ mắc cách bệnh nhiễm khuẩn.
Mẹ có thể bổ sung kẽm cho con trong những bữa ăn hàng ngày. Sau đây là gợi ý về những bữa ăn giàu kẽm bậc nhất mà mẹ dễ kiếm, dễ làm và đặc biệt vô cùng hấp dẫn với trẻ.
Cháo tôm/ngao đậu xanh rất giàu kẽm
Hải sản và các loại hạt đậu nói chung chứa hàm lượng kẽm khá cao. Một bát cháo tôm/ngao thơm ngọt cộng với vị bùi của đậu xanh khiến bé khó có thể chối từ.
Cháo thịt bò cải bó xôi rất bổ dưỡng cho bé biếng ăn
Trong 100g thịt bò có chứa 12,3mg kẽm và trong 100g cải bó xôi đã nấu chín chứa 0,8 mg kẽm. Sự kết hợp giữa thịt bò và cải bó xôi cung cấp cho bé một lượng kẽm khá dồi dào.
Ức (đùi gà) hầm bí đỏ, đậu trắng
Ức gà (hoặc đùi gà) cắt miếng vừa ăn cộng với một nắm đậu trắng hay đậu hà lan, tất cả trộn đều gia vị, ướp trong vòng 1 tiếng rồi cho vào 1 quả bí đỏ Nhật đã bỏ ruột, hấp cách thủy hoặc hầm chín, mẹ đã cho con một món ăn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Thịt gà và hạt đậu cũng như bí đỏ rất giàu kẽm.
Hàu sữa nấu cháo hoặc nướng phô mai
Hàu sữa được coi là nguồn cung cấp kẽm số 1 trong các loại thực phẩm, khoảng 6 con hàu cỡ vừa có thể chứa đến 33mg kẽm. Một bát cháo hàu hạt sen cà rốt hay những mẻ hàu nướng phô mai thơm lừng, ngọt lịm không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn mang lại năng lượng dồi dào cho người lớn.
Nấm sốt thịt
Đây cũng là món ăn dễ làm và ngon miệng dành cho trẻ. Mẹ có thể nấu nấm sốt thịt để con ăn với cơm hoặc nấu cháo nấm thịt với những bé nhỏ. Trong mỗi 100g nấm và thịt có khoảng 6mg kẽm.
Mầm đậu xanh (giá đỗ)
Các hạt đậu là những kho chứa dưỡng chất dồi dào, trong đó có kẽm. Một điều kì diệu là ở cơ chế nảy mầm (từ hạt đậu thành mầm đậu – giá), hàm lượng kẽm và các dưỡng chất tăng lên gấp bội lần. Đặc biệt trong giá đỗ còn có men tiêu hóa tự nhiên, kích thích bé ăn uống ngon miệng. Một bát canh thịt giá đỗ hay giá đỗ xào là cách bổ sung kẽm tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe của bé.
Kẽm trong chế độ ăn của bé
Kẽm quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Bởi vì, hơn 70 enzyme cần kẽm để hoàn thành tốt vai trò tiêu hóa và hấp thu. Vì thế, thiếu kẽm làm bé còi cọc, chậm lớn.
Lượng kẽm phù hợp theo độ tuổi
Giai đoạn 1-3 tuổi: bé cần 3mg kẽm/ngày.
Giai đoạn 4-8 tuổi: bé cần 5mg kẽm/ngày.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn. Dưới đây là một số nguồn thức ăn giàu kẽm:
¼ bát súp cà chua, thịt lợn và đậu đỗ: 3,3mg kẽm.
30g thịt bò hầm: 3mg kẽm.
30g thịt lợn nướng: 2,6mg kẽm.
½ cốc sữa chua hoa quả: 0,8mg kẽm; ½ cốc sữa: 0,4 mg kẽm.
¼ cốc phômai: 0,8mg kẽm.
¼ bát bí ngô nấu chín: 0,8mg kẽm.
30g đùi gà: 0,6mg kẽm; ¼ bát ức gà rút xương: 0,4 mg kẽm.
30g đậu phụ: 0,5mg kẽm.
1 thìa bột mỳ: 0,3 mg kẽm.
Hàm lượng kẽm trong thực phẩm rất đa dạng và khác nhau. Các bé có thể ăn nhiều (hoặc ít) các món chứa kẽm tùy độ tuổi và nhu cầu riêng. Bạn có thể tự ước lượng hàm lượng kẽm trong thực phẩm phù hợp với bé.
Nếu bé thừa kẽm
Nếu chỉ thông qua ăn uống, bé thường không bị thừa kẽm nhưng liên tục dùng viên bổ sung kẽm có thể gây ảnh hưởng như nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy. Thừa kẽm trong thời gian dài còn khiến bé bị ngộ độc. Do vậy bố mẹ hãy lưu ý trong việc bổ sung kẽm hay dưỡng chất nói chung ở mức độ chừng mực.
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chuẩn nhất
Cách chọn mua bình sữa cho trẻ sơ sinh
Cho bé ăn váng sữa đúng cách
Bí quyết cai sữa cho bé hiệu quả
Cách vệ sinh bình sữa cho bé an toàn, hợp vệ sinh
Kinh nghiệm cai sữa cho bé, cẩm nang toàn tập
Cho trẻ ăn váng sữa có tốt không?
(ST)