Cai sữa cho bé đôi khi là ác mộng đối với nhiều bà mẹ trẻ. Dưới đây là rất nhiều cách cai sữa cho con đơn giản và hiệu quả để chị em áp dụng nhé!
Thời điểm cai sữa cho bé
BS Đinh Thạc, BV Nhi đồng 1, trả lời:
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng rồi cũng đến lúc cần cai sữa cho bé. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu tất cả trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ, hơn một triệu rưỡi trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống mỗi năm.
Đó là lý do Bộ Y tế khuyên các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn đến sáu tháng tuổi. Sau thời gian này, trẻ vẫn nên bú mẹ bên cạnh chế độ dinh dưỡng mới cho đến ít nhất hai tuổi.
Nguyên tắc chung để cai sữa cho con là giảm thời gian bú, cho bé bú thưa dần hoặc ăn no trước khi bú. Nhưng làm thế nào bạn biết đã đến lúc nên và có thể cai sữa cho bé? Những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn:
1. Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước, không cần sự trợ giúp bên ngoài.
Khi có thể làm được những động tác này, trẻ đã gần một tuổi. Hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối, trẻ cứng cáp, đã có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.
2. Bé nói được thêm hai đến ba từ ngoài "bố", "mẹ" hay đã có thể nói được một câu ngắn
Câu nói của bé lúc này chỉ bao gồm vài từ đơn giản nhưng có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và đi thẳng vào vấn đề như: "Mẹ bế", "Bố đi chơi". Thời điểm này, hệ thần kinh, thính giác trẻ phát triển. Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.
Giai đoạn này, bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500-600ml/ngày.
3. Trẻ ăn được cháo và cơm nhão
Khi trẻ có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc này trẻ đã được một tuổi rưỡi đến hai tuổi. Bạn nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Điều này rất có lợi trong việc phát triển trí tuệ của bé cũng như để thắt chặt thêm tình cảm trong gia đình.
4. Khi bé có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc
Bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú, bạn có thể cai sữa cho bé. Cách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc. Khi không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú.
Bạn chỉ nên dùng những màu tự nhiên để “nhuộm” đầu vú. Chẳng hạn như dùng nghệ tạo màu vàng, củ dền để lấy màu đỏ.
5. Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang
Đạt đến mức độ này, trẻ đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa.
6. Trường hợp đặc biệt
Trong những trường hợp sau, trẻ cần được cai sữa ngay: mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú.
Lưu ý: Vẫn xin nhắc lại rằng không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường khỏe mạnh, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm. Điều này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bé sẽ càng tồi tệ hơn về sau và rất dễ gây nên hiện tượng biếng ăn, còi xương.
Mẹo bỏ bú cho bé đơn giản
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và tốt nhất cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất, bú mẹ bé sẽ lớn nhanh và có sức đề kháng để phòng chống được bệnh. Cai sữa mẹ chỉ đơn giản là ngừng cung cấp các chất dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ nhưng bé lại được bổ sung bằng nguồn sữa khác.
Quá trình cai sữa cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản chút nào vì việc cai sữa thường phụ thuộc vào độ tuổi của bé và sự khéo léo của mẹ. Nếu người mẹ thiếu hiểu biết và chọn không đúng thời điểm, dễ xảy ra những tổn hại không đáng có.
Bé nhà mình sắp được 18 tháng tuổi, mình đang có kế hoạch sẽ cai sữa cho con. Mình đã được các chị cơ quan và mọi người xung quanh chỉ bảo hướng dẫn nhiều cách cai sữa nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con. Xin chia sẻ cùng các mẹ để việc cai sữa cho con trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Quá trình cai sữa cho bé tưởng chừng đơn giản nhưng chẳng hề đơn giản chút nào (Ảnh minh họa).
Cách 1 (cách này là của mẹ mình đấy!)
Ngày xưa mẹ cai sữa cho ba chị em rất đơn giản. Mẹ mình bảo chỉ cần bôi ít cao vào đầu ti, nếu con đòi bú thì trước tiên chỉ cho ngửi thôi đừng cho bé bú ngay. Bé sẽ gửi thấy mùi hăng hắc và sẽ bỏ không bú nữa. Vài ba ngày sẽ quên luôn.
Mẹ mình còn kể ngày ấy, mỗi lần mẹ vạch ti lên mình đều nói “cay lắm”…”cay lắm” và bỏ ti luôn.
Cách 2
Lưu ý: - Mẹ bé không nên cai sữa khi bé đang bị ốm vì sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương. - Không cai sữa cho bé trong thời kỳ nắng nóng hay thời tiết khắc nghiệt, chuyển mùa. Không cai sữa khi bé đang có vấn đề về sức khoẻ, nhiễm khuẩn, hay suy dinh dưỡng. - Khi tiến hành cai sữa cần quan tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của bé để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết thay thế bầu sữa mẹ. - Quá trình cai sữa cho bé các mẹ sẽ rất sốt ruột khi con quấy khóc nhưng các mẹ hãy kiên trì nhé. |
Ví như bạn có thể làm hề trên đầu ti như tô son, buộc sợi chỉ, buộc tóc…bé sẽ sợ và bỏ ti. Đây là cách hay và cũng rất hiệu quả vì rất nhiều chị em đã áp dụng thành công.
Cách 3
Bạn có thể tạm xa bé 2 - 3 ngày. Có thể vào các ngày lễ bạn cho bé về quê thăm ông bà. Đấy cũng là cách để giúp bạn cai sữa cho bé.
Cách 4
Một số người còn giã lá lốt hay lá dâu để lấy nước uống vì sau khi uống 2 loại nước này, mẹ sẽ mất sữa. Lúc bé ti mẹ mà thấy không có sữa sẽ chán và tự bỏ.
Cách này cũng rất hiệu quả nhưng mẹ sẽ bị rát và đau đầu ti khi bé đòi bú trong những ngày đầu.
Cách 5
Mẹ bé thay vì hóa trang đầu ti hay uống nước để làm bớt sữa thì có thể chế biến cho bé các món ăn ngon, hợp khẩu vị với bé. Mẹ bé có thể làm thưa dần các bữa bú của bé. Ví như ngày bé thường ti mẹ 5 lần/ngày thì dần dần giảm xuống 3 -4 lần/ngày và 1-2 lần/ngày để thay vào đó là các bữa sữa hoặc những đồ uống, hoa quả, bữa ăn phụ cho bé.
Cách này thì khoa học hơn nhưng mẹ sẽ mất nhiều thời gian hơn để có thể cai sữa cho bé.
Đấy là cách để cai sữa cho bé còn về phần mẹ thì phải làm sao đây khi dòng sữa về liên tục sẽ làm cương, tức khó chịu. Mẹ bé hãy
- Lấy lá bắp cải cho vào tủ lạnh rồi úp lên ngực, mỗi bên 1 lá hay có thể giã nát ra rồi lấy hai chiếc khăn sữa của con cho lá bắp cải vào và úp lên hai bầu ti, cách này sữa sẽ rút nhanh hơn.
- Khi sữa căng bạn có thể dùng tay hoặc máy để vắt sữa nhưng mình được tư vấn là không nên vắt kiệt chỉ nên vắt theo nguyên tắc giãn dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra, trước khi vắt sữa bạn nên lấy khăn ấm đắp lên hai bầu ngực để cho mềm rồi hãy vắt nếu không sẽ bị đau đấy.
Chúc các mẹ cai sữa cho bé thành công!
Những lưu ý khi cai sữa cho con
Với trẻ em, bú mẹ không đơn thuần là ăn uống mà còn là một trò chơi, một nhu cầu tình cảm. Vì vậy, theo bác sĩ Ý Nhi, không nên đột ngột ngừng hẳn việc cho con bú vì điều đó có thể khiến trẻ bị sốc và sinh biếng ăn. Tốt nhất là nên giảm từ từ, nếu vẫn cho bú 4-5 lần một ngày thì giảm thành 3, sau đó thành 2, rồi 1. Thay các bữa bú bằng những thức ăn khoái khẩu của trẻ. Và khi trẻ chịu ăn những món này, không nên tiếc lời khen để khuyến khích.
Khi ngừng hẳn việc cho bú, người mẹ sẽ thấy xót ruột vì bé có thể quấy khóc, hờn dỗi, bỏ ăn. Tuy nhiên, lúc này cần dứt khoát vì chỉ cần bạn mềm lòng cho bú lại, những lần cai sau này sẽ rất khó khăn. Từ lúc này, cũng không nên cho trẻ sờ ti bởi việc này sẽ gợi cơn thèm bú và tạo thói quen xấu.
Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu như trời quá nóng, quá ẩm hay quá rét, khi mà ngay cả người lớn cũng thấy mệt mỏi khó chịu. Sự thay đổi một thói quen ăn uống và các stress xuất hiện lúc này dễ làm trẻ ốm. Cũng nên tránh thời điểm trẻ bị ốm, mệt mỏi, sốt và đặc biệt là khi bị tiêu chảy (lúc này, hệ tiêu hoá còn yếu nên sữa mẹ là thức ăn an toàn nhất).
Ngành y tế khuyến cáo các bà mẹ cho con bú đến 24 tháng tuổi. Tuỳ vào hoàn cảnh, một số người có thể cai sữa sớm hơn. Tuy nhiên, việc cai trước 12 tháng sẽ gây thiệt thòi nhiều cho bé, bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo mà còn chứa các kháng thể giúp bé phòng chống bệnh tật - những yếu tố mà thực phẩm khác không có được.
(St)
Cai sữa cho bé như thế nào là chuẩn?
Cai sữa mẹ uống thuốc gì?
Làm sao để hết căng sữa khi cai sữa
Giúp mẹ cai sữa đêm cho con
Kinh nghiệm cai sữa cho bé, cẩm nang toàn tập