Mẹo chữa nứt cổ gà hiệu nghiệm. Những cách đơn giản loại bỏ nỗi lo của mẹ trẻ bị nứt cổ gà khi cho con bú
Do đâu mà “nứt cổ gà”
Không phải do vệ sinh kém hay do vô tình để chạm đầu ti xuống chiếu như các cụ nói, “nứt cổ gà” chủ yếu là do bé bú không đúng cách: Bé không ngậm hết quầng vú mà chỉ mớm hời hợt vào núm vú, mỗi lần bé mút, núm vú bị kéo, giật mạnh, lâu ngày gây “nứt cổ gà”.
Mới đầu chỉ là một vết nứt nhỏ, nếu bà mẹ không chữa trị kịp thời, vết nứt sẽ lan dài quanh chân núm vú, gây đau đớn cho mẹ, và mất vệ sinh cho bé.
Trầm trọng hơn, vết nứt có thể bị nhiễm trùng và mưng mủ.
Phòng “nứt cổ gà” như thế nào?
Nếu chưa bị “nứt cổ gà”, bạn hãy thực hiện ngay việc cho bé bú đúng cách và chăm sóc vú bằng các sản phẩm chuyên dụng như mỡ cừu tinh chế, dầu hướng dương, kem dưỡng núm vú.
Việc lau vú bằng nước ấm sau khi cho con bú cũng có tác dụng phòng “nứt cổ gà”.
Chăm sóc vết thương
Trước tiên cần rửa sạch chỗ đau bằng nước muối loãng (nước ấm càng tốt). Sau đó lau khô và bôi thuốc.
Có rất nhiều phương thuốc để trị “nứt cổ gà”. Ngoài các loại tân dược đang được bày bán trên thị trường như Tetracylin, Bepanthen, Lanolin, Fuciort, các loại thuốc dân gian cũng tỏ ra khá hiệu nghiệm trong việc điều trị căn bệnh đáng ghét này.
Bí ngô (bí đỏ, bí rợ): Đốt thành than cuống của quả bí ngô, tán nhỏ, rắc vào vết thương.
Rượu hạt gấc: Hạt gấc sao vàng, hạ thổ, tán mịn, ngâm rượu trắng. Dung dịch có tác dụng sát khuẩn tốt, giúp da mau lành.
Lá tía tô: Dùng khoảng 20 lá tía tô, rửa sạch, đốt cháy thành than, rắc lên vết thương được rửa sạch bằng nước muối loãng.
Lá mồng tơi: Giã nát mồng tơi và một ít muối hạt, đắp lên vết thương cũng rất mau lành.
Rau ngót: Rửa sạch, giã nãt, vắt lấy nước cốt lên chỗ nứt.
Vỏ kén tằm: 5 – 7 cái kén tằm, đặt trên một viên ngói sạch. Nướng viên ngói trên bếp than cho tới khi vỏ kén cháy tồn tính. Tán mịn than kén tằm, rắc lên vết thương đã được rửa sạch bằng nước muối loãng.
Mề gà: Phần màu vàng của mề gà (phần mà ta hay cạo bỏ đi) rửa sạch, sao khô, tán mịn, rắc lên vết thương.
Một khi núm vú đã bị nứt, bạn nên điều trị ngay và hạn chế cho bé bú kẻo vết thương ngày càng đứt rộng. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết thương đã kín miệng và lên da non) bạn mới nên cho bé bú lại và chú ý cho bú đúng cách.
Một số lưu ý
Nếu đã thử nhiều cách mà tình hình vẫn không cải thiện bạn nên tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Một khi núm vú đã bị nứt, bạn nên điều trị ngay và hạn chế cho bé bú kẻo vết thương ngày càng đứt rộng. Để tiếp tục duy trì nguồn sữa trong khi điều trị, bạn hãy vắt sữa thường xuyên vào đúng các cữ bú của bé và tiếp tục cho bé dùng sữa mẹ. Chỉ đến khi thực sự khỏi (vết thương đã kín miệng và lên da non) bạn mới nên cho bé bú lại và chú ý cho bú đúng cách.
Nếu bạn bị đau, nứt nẻ hay chảy máu đầu vú, hoặc bạn thấy xuất hiện một số nốt trắng ở đầu vú, hoặc trên miệng bé, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
Điều cần biết khi cho bé bú mẹ
Những ngày đầu tiên cho bé bú, mẹ thường đối mặt với 2 vấn đề: xử trí khi bị đau ngực và làm sao cho bé bú đúng cách.
Những rắc rối khi cho bé bú
Đau ngực: Cơn đau bùng phát khi bạn bắt đầu cho bé bú. Nguyên nhân là do các cơ phải hoạt động để đấy sữa từ tuyến sữa ra núm vú. Cơn đau thường biến mất sau vài ngày cho bé “ti mẹ”. Nên chắc chắn là bé luôn bú đúng tư thế.
Căng ngực: Khi sữa từ bên trong ngực không được dẫn hoàn toàn ra ngoài, nó sẽ khiến bầu ngực căng lên và gây đau. Điều quan trọng là khi cho con bú, nếu sữa chưa hết thì bạn nên tìm cách vắt sữa, cho đến khi bầu ngực rỗng. Nên đảm bảo bé bú đúng tư thế và nhận đủ sữa trong mỗi cữ bú.
Mẹo với lá bắp cải lạnh: Khoảng 4 giờ đồng hồ một lần, có thể chườm lá bắp cải lạnh lên bầu ngực, trong vòng 20 phút. Cách này có tác dụng làm mát ngực, giúp cho sự tiết sữa thường xuyên hơn.
Rạn núm vú: Mỗi lần bé mút sữa mẹ, nếu bé không biết cách ngậm cả quầng vú mẹ (lớp da sậm màu, có hình tròn bao quanh núm vú) vào miệng thì áp lực từ việc mút sữa sẽ khiến cho núm vú mẹ bị đau và nứt.
Dù đau đến mấy, mẹ cũng không nên chấm dứt việc cho bé bú. Để làm dịu những vết rạn, thử chà vài giọt sữa mẹ vào núm vú, sau mỗi lần cho bé bú và để sữa mẹ ở đó khô tự nhiên.
Ống dẫn sữa bị đóng: Nó sẽ gây nên những cơn đau dữ dội ở bầu ngực mẹ. Nên kiểm tra xem bé đã bú đúng tư thế chưa, ngoài ra, cho bé bú thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa ống sữa bị tắc. Cũng nên thay đổi tư thế cho bé bú để tránh ảnh hưởng của việc tắc ống dẫn sữa.
Tắc ống dẫn sữa có thể dẫn tới hiện tượng viêm vú, khiến bầu ngực mẹ bị đỏ và sưng phù, kèm theo sốt nhẹ. Trường hợp nặng, chứng viêm vú sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
Hướng dẫn cách cho bé bú đúng
- Trước tiên, bạn ngồi thoải mái trên một chiếc ghế tựa, lưng thẳng. Bế bé áp sát vào ngực mẹ thay vì mẹ dướn người, đưa ngực mẹ lại gần bé.
- Giữ cho bụng bé chạm nhẹ vào người mẹ, mặt của bé đối diện một bên ngực mẹ, còn chân bé duỗi theo bên ngực còn lại của mẹ. Có thể kê thêm vài chiếc gối nhỏ để cân bằng cơ thể mẹ khi cho bé bú. Một tay mẹ đỡ phần thân trên (cổ) của bé, tay còn lại vòng qua lưng bé, sao cho khuỷu tay mẹ ở phía mông của bé. Không nên kẹp chặt đầu của bé.
- Cánh tay mẹ, cùng chiều với bầu ngực bé đang “ti mẹ” luôn gập nhẹ như hình chữ C. Khi bé “ti mẹ”, đầu của bé sẽ nằm ở khúc quanh của cánh tay mẹ.
- Bế bé ở vị trí mũi của bé luôn đối diện với núm vú mẹ; sau đó, mẹ chỉ cần nghiêng đầu bé một tẹo là miệng bé ôm trọn bầu vú mẹ. Vị trí bú đúng là cằm của bé chạm nhẹ vào ngực mẹ trong khi mũi được “tự do”, cho phép bé thở dễ dàng. Bé sẽ ngậm chặt quầng ngực mẹ, nhờ thế, núm vú mẹ nằm trọn trong khoang miệng của bé.
- Nếu bạn nghe rõ từng cử động mút sữa của bé thì có khả năng bé đang bú không đúng cách. Thử đặt ngón tay mẹ vào góc miệng của bé, kéo miệng của bé ra khỏi vú mẹ và cho bé bú lại.
- Lúc đói, bé mút sữa khá nhanh nhưng khi đã thư giãn, bé chuyển qua “nhịp điệu” chậm hơn. Nếu bạn nghe thấy tiếng mút sữa nhẹ, đôi tai của bé khẽ ngọ nguậy thì có thể bé đã bú đúng tư thế.
- Nên cho bé bú khoảng 20 phút mỗi cữ để đảm bảo bé nhận đủ sữa đầu (lớp sữa có màu trắng như nước, tiết ra ngay khi bé bú) và sữa sau (lớp sữa giàu chất dinh dưỡng, tiết ra một lúc sau khi bé bắt đầu bú). Nếu bú đúng vị trí, bé sẽ nhận được đủ sữa.
(St)
Chăm sóc ngực khi cho con bú cách
Chăm sóc cơ thể sau khi sinh
Làm gì khi bị tắc tia sữa sau khi sinh
Nứt đầu vú – nỗi kinh hoàng của các bà mẹ đang cho con bú
Cách trị nứt da bụng sau khi sinh cho bà bầu hết lo lắng