Ứng xử của bé sơ sinh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ứng xử của bé sơ sinh

18/04/2015 10:40 AM
309
 

Một khi em bé đã ra đời, có thể bạn phải mất một thời gian để làm quen với cách ứng xử của bé. Bạn nên nghiên cứu các phản ứng của em bé trước những tác nhân kích thích khác nhau và làm quen với những đặc điểm sẽ ghi dấu nhân cách của cháu. Các bé sơ sinh có nhiều cá tính hơn người ta thường nghĩ và điều này bạn phải ghi nhớ trong đầu khi làm quen với bé.

Các phản xạ

Một điều thông thường chung cho một em bé khoẻ mạnh là một số phản xạ có thể được kích thích ngay từ lúc mới sinh. Các phản xạ này lúc đầu là những cử động vô thức và vào lúc khoảng 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu được thay thế bằng những cử động có ý thức.

Có lẽ bạn đã để ý thấy là em bé sơ sinh của bạn đáp ứng rõ ràng với sự hiện diện của bạn bằng các biểu hiện như nhăn mặt, co cơ toàn thân. Khi đã biết kiểm soát các cử động, bạn sẽ thấy các phản ứng của bé trở nên đinh hướng hơn và ít ngẫu nhiên hơn. Thí dụ như vào 6 tuần tuổi, thay vì nhăn nhó toàn bộ gương mặt, bé có thể cho bạn thấy một cái mỉm cười rõ rệt.

Khám phá phản xạ

Cho đến khi các khả năng của bé về mặt thể chất và tinh thần phát triển, các phản xạ đầy bản năng sẽ phản ánh được tình trạng trưởng thành của bé. Các bác sỹ có thể khám những phản xạ này để kiểm tra tổng trạng sức khoẻ của em bé và xem hệ thần kinh trung ương có hoạt động tốt hay không. Các bé thiếu tháng sẽ không phản ứng giống như các bé sinh đủ ngày đủ tháng.

Mặc dù có tới hơn 70 phản xạ ban sơ đã được nhận biết ở trẻ sơ sinh, chắc hẳn là bác sỹ sẽ chỉ chọn một số nào đó để khám nghiệm thôi. Hai phản xạ thông thường nhất được mọi người công nhận mà bạn có thể tự mình khám dễ dàng là phản xạ tìm vú và phản xạ nắm tay. Bạn chớ có tìm cách khám phản xạ Moro ở nhà, vì điều đó có thể làm cho em bé cảm thấy sợ hãi và khiến cho bé khóc thét lên.

Phản xạ nắm tay

Nếu bạn đặt một cái gì vào lòng bàn tay bé, bé sẽ nắm chặt một cách bất ngờ. Nhiều khi cái nắm tay của bé đủ chặt để chịu được cả trọng lực toàn thân bé (nói thế chứ bạn đứng có bao giờ làm việc đó đấy)

Phản xạ sục tìm vú mẹ

Đây là bản năng cơ bản nhất, bản năng giúp bé sơ sinh tìm thấy bầu vú mẹ để bú. Nếu bạn dùng ngón tay vuốt nhẹ lên má bé, bé sẽ xoay đầu về phía ngón tay và há miệng ra. Nếu bạn rờ vào giữa môi trên, bạn cũng sẽ thấy miệng bé há ra.

Phản xạ Moro

Nếu để đầu bé ngả ra đằng sau bất thình lình, bạn có thể sẽ nhận thấy là bé sẽ dang hai chân, tay ra rồi dần dần để chân tay rũ xuống trở lại gần thân.

Phản xạ đi bộ

Khi bạn xốc nách em bé lên, giữ em bé ở tư thế thẳng đứng, và cho bàn chân bé chạm một bề mặt vững chắc, bé sẽ cử động chân theo động tác cất bước đi bộ. Phản xạ này mất đi trong 3 đến 6 tuần lễ, và nó không giúp gì được cho bé tập đi sau này đâu.

Phản xạ đặt chân

Phản xạ này rất giống phản xạ đi bộ. Nếu bạn giữ em bé trong tư thế thẳng đứng và đưa phía trước bàn chân cho chạm mép bàn, bé sẽ nhấc bàn chân lên như thể bước lên bàn. Phản xạ giống như thế cũng có ở cánh tay; nếu đưa mặt sau cầm tay em bé sẽ giơ cánh tay lên.

Phản xạ bò

Khi bạn đặt em bé nằm sấp, bé sẽ tự động giữ tư thế bò, nhô xương chậu lên (ở tư thế “chổng mông”) và đầu gối co lên dưới bụng. Khi bé đá chân về phía sau, bé có thểdi chuyển hao hao như trong động tác bò. Tuy nhiên, đây chưa phải bò thật sự, và cách ứng xử này sẽ biến đi ngay khi chân duỗi ra được và em bé có thể nằm sấp thẳng được.

Xử trí khi bé bị trứng đau bụng

Khi bé khóc không dỗ được trong nhiều giờ liền, đồng thời thường co hai chân lên bụng như để chống chọi với cơn đau ở vùng bụng thì rất có khả năng bé bị đau bụng.

Điều đầu tiên phải làm là phải kiểm tra xem bé có thật sự bị đau bụng không. Khi bác sỹ đã khám và loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm khác thì điều quan trọng nhất đối với mọi bà mẹ là phải huy động mọi sự hỗ trợ để vượt qua giai đoạn thử thách này.

Hãy tận dụng mọi sự hỗ trợ của chồng, các thành viên trong gia đình, bạn bè, láng giềng và người làm. Không nên để bà mẹ phải một mình đối mặt với đứa trẻ khóc liên tục, không có giờ nghỉ ngơi.

Vì việc chăm sóc cho một em bé khóc vì đau bụng sẽ làm bà mẹ bối rối, cho nên phải có sự giúp đỡ của mọi người, tránh cho bà mẹ có những phản ứng tiêu cực đối với bé.

Điều đáng mừng là những em bé bị đau bụng thường là khoẻ mạnh hơn các bé khác. Trừ những lúc khóc vì đau bụng, còn lại bé ăn ngủ khoẻ, tăng cân đều đặn, và không có dấu hiệu bệnh do đau bụng. Cũng nên biết rằng những cơn đau bụng thường không kéo dài; trong khoảng từ 3 đến bốn tháng, bé sẽ khỏi hẳn chứng này.

Khóc

Giả sử rằng bé sẽ khóc nhiều thì bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi bé nín khóc. Còn nếu bạn cứ nghĩ là bé sẽ không khóc và rồi tự nhiên bé khóc, bạn có thể cảm thấy mình chịu hết nổi và mất phương hướng.

Bạn nên nhớ rằng em bé thực sự chỉ có thể ở trong ba trạng thái: ngủ, thức và yên tĩnh, hoặc thức và khóc. Nếu bé khóc thì có thể vì nhiều nguyên do.

Các nguyên do có nhiều khả năng làm bé khóc nhất là: mệt, đói, cô đơn, và khó chịu – do nóng quá, hay lạnh quá, đang ở một tư thế thiếu thoải mái, hay cần thay tã (tã ướt, lạnh đít chẳng hạn). Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng phải chấp nhận là em bé khóc vì một nguyên nhân không rõ. Tiếng khóc kiểu này có thể gây căng thẳng hết sức cho cha mẹ.

Đáp ứng với việc bé khóc

Bạn chớ có bao giờ để bé khóc một mình, dù cho bạn có được nghe lời khuyên đó nhiều lần. Nếu trong những tuần đầu, tháng đầu một em bé không nhận được sự chăm sóc và tình cảm của người thân, bé có thể lớn lên trở thành nhút nhát, rụt rè và thiếu chan hoà với mọi người xung quanh. Những nghiên cứu trên trẻ sơ sinh cho thấy nếu cha mẹ chậm đáp ứng khi con khóc, thì kết quả có thể là đứa trẻ khóc nhiều hơn chứ không phải ít hơn.

Một công trình nghiên cứu mới đây cho thấy là những bé khóc mà bị phớt lờ đi như không nghe thấy trong mấy tuần lễ đầu sẽ có khuynh hướng hay khóc thường xuyên hơn và dai hơn khi chúng lớn lên.

Nhiều khi người ta lẫn lộn việc chiều chuộng một đứa trẻ với việc thương yêu nó. Thật ra, không thể có cái gọi là nuông chiều quá đáng một em bé. Một em bé 6 tháng mà vẫn được ẵm lên, cho bú và nựng nịu, có người nói chuyện, dỗ dành, trìu mến không phải là để cho nó học cách gây sự chú ý mà đó là để bé học tập về tình thương và về cách hình thành những mối quan hệ với người khác – và đây là một trong những bài học quan trọng nhất một đứa trẻ có thể học được về mặt phát triển cảm xúc và tâm lý về sau này. Điều mà chúng ta có khuynh hướng gọi là nuông chiều (làm hư) vừa là một sự đáp ứng tự nhiên của mẹ với đứa con đang trong lúc đang khó chịu, khổ sở, vừa là đáp ứng nhu cầu tự nhiên của em bé.

Các kiểu giấc ngủ

Một khi bạn đã đưa bé về nhà sau thời gian nằm ở bệnh viện, bạn sẽ có một vài đêm không ngủ trừ phi là bạn rất may mắn. Mặc dù đa số các trẻ sơ sinh thường ngủ khi chúng không bú mẹ - thường là ngủ suốt 60% thời gian của bé - một số em bé vẫn cứ hoạt động và tỉnh táo trong những khoảng thời gian kéo dài đến bất ngờ, cả ban ngày lẫn ban đêm.

Một bà mẹ trẻ sửng sốt khi khám phá ra em bé sơ sinh của mình không bao giờ chợp mắt được quá 1 – 2 giờ / mỗi lần trước 4 tháng tuổi. Đối với các ông bố bà mẹ, thời gian này dường như vô tận, đặc biệt là khi cơ thể của bạn đang cần nghỉ ngơi, sau một cuộc thai kỳ và cuộc sinh nở đã làm bạn kiệt sức. Nếu bạn có một em bé rất tỉnh táo, bạn hãy tự an ủi mình rằng một khi bé không bị để ở một mình chán ngắt, cứ phút nào bé thức tỉnh là bé học được một cái gì mới lạ -và về lâu dài bạn sẽ được đền đáp vì mình có một đứa con linh lợi và khôn ngoan.

Không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, và ngu cầu giấc ngủ của trẻ tuỳ thuộc vào sinh lý từng cá nhân. Vì lý do đó, sắp xếp giờ giấc đi ngủ một cách cứng nhắc cho tương ứng với một em bé trung bình là một việc làm vô lý. Như tôi đã nói, không bao giờ có em bé “chuẩn” cả.

Đa số trẻ sơ sinh lăn ra ngủ ngay sau khi bú. Trước tiên, em bé của bạn có hay thức không, là tuỳ thuộc vào số cữ bú bé cần đến, và số cữ bú thì tùy thuộc vào số cân nặng của em bé.

Những âm thanh em bé phát ra

Các bé phát ra nhiều âm thanh kỳ lan, dù là trong lúc ngủ hay lúc thức, và điều này hoàn toàn là bình thường. Đa số các âm thanh này là do tình trạng chưa phát triển đầy đủ của hệ thống hô hấp,và sẽ nhanh chóng biến đi thôi.

Ngáy

Em bé có thể phát ra những âm thanh khi đang ngủ. Đây không thực sự là một tiếng ngáy, và nhiều phần là do những âm rung trên phần mềm của vòm miệng sau khoang miệng khi bé thở.

Khụt khịt

Em bé của bạn có thể khụt khịt theo mỗi nhịp thở, nghe rõ đến độ bạn nghĩ là chắc cháu bị cảm hay bị viêm phía sau cuống họng. Ở đa số các bé, những tiếng khụt khịt này vô hại và là do sống mũi bé thấp, không khí cố lọt vào những ngõ vào rất ngắn và rất hẹp. Khi bé lớn lên, sống mũi bé sẽ cao lên và tiếng khụt khịt sẽ dần dần biến mất.

Hắt hơi

Bạn có thể tưởng tượng là cháu bị cảm vì cháu hắt hơi nhiều. Trên thực tế, hắt hơi là một dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi các bé mở mắt và bị đưa ra ánh sáng chói. Tiếng hắt hơi này thực sự là có lợi cho bé – nó giúp cho bé thông lỗ mũi.

Nấc cụt

Các em bé sơ sinh nấc cụt nhiều, đặc biệt là sau một cữ bú. Điều này khiến cho nhiều bà mẹ sợ là con mình mắc phải chứng khó tiêu, tuy nhiên trường hợp này hiếm khi nào xảy ra. Chứng nấc cụt ở đây là do không điều khiển được hoàn toàn cơ hoành – là lớp cơ bắp ngăn chia lồng ngực với ổ bụng và các cơn nấc cụt sẽ biến mất khi việc điều khiển cơ hoành bằng dây thần kinh của em bé đã phát triển đầy đủ.

Bé trai sơ sinh

Từ khi sinh ra đời các bé trai đã thể hiện những tính cách của phái nam và một số tính cách này sẽ còn mãi trong cuộc đời của bé.

Thính lực của bé trai không bén nhạy bằng bé gái vì vậy be trai khó được dỗ nín hơn.

Nếu bé trai nghe một bé khác khóc, bé sẽ khóc theo nhưng cũng sẽ nín khóc rất nhanh.

Khi còn nhỏ, bé trai không phát ra âm thanh để đáp lại giọng nói của mẹ. Thói quen chỉ nghe mà ít khi trả lời sẽ còn mãi trong đời bé.

Bé trai mới sinh không xác định được nguồn phát ra âm thanh dễ dàng như bé gái.

Bé trai cần có nhiều kích thích thị giác hơn bé gái. Bé trai sẽ dễ chán một bức tranh hay hình ảnh hơn bé gái và trong thời gian bảy tháng đầu sẽ chậm hơn bé gái về khả năng nhận thức thị giác.

Bé trai quan tâm nhiều hơn đến sự khác biệt giữa các sự vật.

Thang điểm Apgar

Ngay sau khi sinh, em bé của bạn sẽ trải qua 5 khám nghiệm ngắn để xác định tình trạng sức khoẻ.

Người ta sẽ cho em bé điểm 0, 1 hay 2 cho mỗi loại khám nghiệm. Nếu tổng cộng bé đạt điểm 7, là tình trạng của bé tốt. Nếu bé đạt điểm dưới 4, bé cần được giúp đỡ và sẽ đuợc làm cho tỉnh lại.

Màu sắc da: Da có sắc hồng cho thấy phổi hoạt động tốt.

Nhịp tim: Khám nghiệm này cho thấy tim đập mau và mạnh như thế nào.

Phản xạ mặt: Các biểu hiện nét mặt và cách đáp ứng cho thấy bé nhanh nhẹn như thế nào khi có kích thích.

Hoạt động: Khám nghiệm này cho biết các cơ bắp em bé có lành mạnh và có trương lực không.

Nhịp thở: Nhịp thở cho biết phổi có lành mạnh không.



(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý