Em bé trông đợi hoàn toàn vào mẹ để được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đối với một trẻ sơ sinh, bú mẹ haybú bình đều tốt cả. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho một em bé, tuy nhiên nếu bạn lựa chọn cho em bé bú bình, thì bạn cứ yên tâm rằng em bé cũng sẽ mau lớn thôi. Cho bú sẽ mất nhiều thời gian của bố mẹ, nên điều quan trọng là cần lựa chọn một phương pháp nào thích hợp cho cả bố mẹ lẫn em bé. Ngay trước khi sinh, bạn đã phải xác định mình sẽ cho bé bú sữa mẹ hay bú bình và chuẩn bị cho phương án nào mà mình đã lựa chọn.
Với mọi em bé, bú mẹ hay bú bình cũng vậy, không bú được nhiều sữa non lúc đầu là lẽ rất bình thường vì phải mất một thời gian thì bé mới học được cách bú. Em bé sẽ khóc khi đói bụng và bạn phải dựa vào nhu cầu của em bé để sắp xếp các cữ bú.
Các em bé lớn mau nhất trong 6 tháng đầu – đa số các bé tăng được gấp đôi số cân lúc sinh khi được khoảng 4 đến 5 tháng. Nhu cầu dinh dưỡng của em bé phản ánh sức tăng trưởng nhanh chóng ấy. Thức ăn của một em bé lành mạnh phải chứa những lượng thích hợp về calo, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng, và ít nhất là đến 4 tháng tuổi, em bé của bạn sẽ tiếp nhận các dưỡng chất này từ bầu vú mẹ hay từ bình sữa.
TẠI SAO SỮA MẸ LẠI LÀ THỨC ĂN LÝ TƯỞNG NHẤT
Sữa mẹ là một thức ăn hoàn hảo đối với các em bé, bởi vì sữa mẹ trông có vẻ không béo bổ và đặc như sữa bò, khiến bạn có thể tưởng là nó không đủ tốt, tuy nhiên bạn chớ lầm. Sữa mẹ chứa mọi dưỡng chất em bé cần đến và đúng với liều lượng cần có.
Sữa mẹ có nhiều lợi ích đối với em bé. Các em bé được bú mẹ có khuynh hướng ít bị những căn bệnh như viêm dạ dày, ruột haynhiễm trùng hô hấp hơn trẻ bú bình. Đó là vì các chất kháng thể từ sữa non và sữa mẹ được hấp thụ vào máu tuần hoàn, nơi đây chúng có tác dụng bảo vệ em bé chống lại các bệnh nhiễm trùng. Trong những ngày đầu sau sinh, chúng cũng bảo bệ cả ruột nữa, làm giảm các nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá.
Sữa mẹ còn có những ích lợi khác đối với tiến trình tiêu hoá của em bé. Những bé bú mẹ không táo bón, vì sữa mẹ dễ tiêu hơn sữa bò, mặc dù đi ra phân ít hơn vì sữa được tiêu hoá hoàn toàn nên ít có cặn bã. Bé cũng ít bị hăm tã vì amoniac như trẻ bú bình. Theo quan niệm của nhiều bà mẹ, cho bú mẹ tiện lợi hơn cho bú bình vì không cần phải hâm cho sữa ấm lên, không cần tiệt trùng bình sữa, không phải pha sữa, và không phải mua sắm vật dụng gì nhiều.
Các em bé bú mẹ thường ngủ lâu hơn, ít bị đầy hơi và ít trớ - nghĩa là ít bị ọc thức ăn – và sữa trớ ra ít có mùi khó chịu hơn. Bạn cũng chẳng nên thắc mắc nếu con bạn trông mập mạp hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi. Mỗi em bé có sức ăn và tốc độ chuyển hoá riêng và em bé của bạn sẽ có số cân phù hợp với cơ thể cháu.
Một số bà mẹ ngại rằng cho con bú sẽ làm ngực bị chảy xệ xuống. Thật ra, không hoàn toàn như thế: hai bầu vú có thể thay đổi kích thước hay sệ xuống khi bạn sinh em bé, nhưng những biến đổi ấy là do tình trạng thai nghén mà ra chứ không phải là do việc cho con bú. Trên thực tế cho con bú rất tốt cho vóc dáng của bạn, vì kích thích cho bạn trút bỏ được số cân tăng thêm khi mang bầu. Trong khi bạn cho bú, hormone oxytocin kích thích cho sữa xuống, đồng thời cũng giúp cho tử cung co bóp tình trạng trước khi có thai. Khung chậu và vòng eo của bạn cũng sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy là bệnh ung thư vú hiếm gặp hơn ở những vùng trên thế giới có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ, và rất có thể là tục lệ cho con bú có khả năng bảo vệ chống lại căn bệnh này.
CHO BÚ BÌNH
Người phụ nữ nào cũng có khả năng cho con bú sữa mẹ và nếu muốn bạn cũng nên thử mới biết. Nhiều phụ nữ cảm thấy họ phải cho bú để tỏ ra mình là một người mẹ tốt, và cảm thấy tội lỗi nếu quyết định không cho con bú sữa mẹ. Mặt khác, về mặ cảm xúc hay tâm lý, một số bà mẹ thấy khó lòng mà cho con bú sữa mẹ được; một số khác thì cho rằng, dù có cố gắng đến đâu, họ cũng không tài nào cho bú thành thạo được. Nếu đúng như thế thì bạn hãy quên điều đó đi và tập trung cho con bạn bú bình thật tốt: cháu cũng sẽ mau lớn thôi. Trong trường hợp bạn quyết định không cho con bú mẹ, chắc hẳn bác sĩ sẽ kê toa hormone để ngăn chặn không cho sữa tiết ra.
Bạn có thể tính đến việc phải cho con bú bình nếu bạn cảm thấy cho con bú sẽ ràng buộc bạn, đặc biệt là nếu bạn tính đi làm trở lại sớm sau khi sinh. Đây có thể là giải pháp tốt nhất cho bạn, tuy nhiên bạn đừng quên rằng bạn cũng có thể nặn ra được đủ sữa để bố cháu hay người giữ em có thể cho cháu bú khi bạn vắng nhà. Như vậy, con bạn có thể hưởng được lợi ích của sữa mẹ, và bạn vẫn có thể tận dụng tính linh hoạt của cách cho bú bình và hưởng sự tự do bạn có được nhờ cho bú theo cách này.
Một trong những ưu điểm của việc cho bú bình là người bố có thể tham gia vào việc cho con bú. Người bố nên thử cho bé bú càng sớm càng tốt sau khi sinh, để có thể tự tin ẵm bế em bé, và nếu có thể, chia sẻ đồng đều với bạn công việc với bạn cho bé bú. Hãy khuyến khích bố cháu ôm sát em bé vào người và nói chuyện với bé khi cho bé bú, để em bé quen với sự tiếp xúc với làn da, với hơi cơ thể và giọng nói của bố.
NHU CẦU VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
Cũng như các dưỡng chất cơ bản, sữa sẽ cung cấp cho em bé các vitamin và khoáng chất cần thiết
Vitamin
Vitamin là chất thiết yếu cho sức khoẻ. Các công thức sữa chứa đầy đủ vitamin cho nhu cầu của em bé, tuy nhiên sữa mẹ thì không có được nguồn vitamin D, viatmin này do lớp da sản xuất khi được ánh sáng kích thích. Bạn nên hỏi nhân viên y tế xem em bé có cần thêm thuốc bổ sinh tố không.
Khoáng chất
Canxi, Phốt - pho và Manhê, là những chất cần thiết cho sự tăng trưởng của xương và cơ bắp, đều có trong sữa mẹ và sữa bò – theo công thức. Các em bé sinh ra sẵn có một lượng dự trữ chất sắt, đủ để dùng trong khoảng 4 tháng. Sau đó thì cần phải cung cấp sắt cho em bé, hoặc là trong thức ăn đặc, hoặc là dưới dạng thuốc bổ.
Các yếu tố vi lượng
Các khoáng chất như Kẽm, Đồng và Flourlà thiết yếu cho sức khoẻ em bé. Hai chất đầu thì có trong sữa mẹ cũng như trong sữa bò đã được pha theo công thức, nhưng chất Flour bảo vệ chống sâu răng thì không. Bạn không nên tự ý cho em bé uống thêm Flour mà không hỏi ý kiến chuyên viên dinh dưỡng hay bác sĩ, vì những liều lượng Flour quá mức có thể dẫn đến nhiễm độc Flour (làm men răng đổi màu).
ĐẢM BẢO CÓ ĐƯỢC NGUỒN SỮA TỐT
Tự chăm sóc bản thân một cách thích hợp sẽ là điều then chốt để có được nguồn sữa tốt. Nếu bạn cứ sống cho thoải mái, ăn đủ dưỡng chất, uống đủ nước, là bạn sẽ có nhiều sữa cho em bé bú.
Bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt là trong mấy tuần đầu sau sinh và bạn nên cố ngủ lúc nào có thể.
Sữa tiết ra nhiều nhất là vào buổi sáng khi bạn đã được nghỉ ngơi. Nếu trong ngày bạn bị căng thẳng, thì nguồn sữa sẽ có thể ít đi vào buổi chiều. Bạn hãy tập lại các động tác thư giãn thường lệ bạn đã tập trước khi sinh, và bạn nên tranh thủ ngả lưng mỗi ngày.
Bạn cứ để công việc nhà đó; chỉ làm những gì hết sức cần thiết thôi.
Hãy tự dành cho mình một số ưu đãi; như thư giãn cuối ngày với một cốc rượu vang chẳng hạn.
Hãy ăn theo một chế độ ăn cân đối khá dồi dào chất đạm. Tránh những chất thuỷ thán carbonhydrate quá tinh luyện (bánh ngọt, bánh quy, kẹo,…).
Nên hỏi ý kiến bác sĩ về chất sắt và có thể là những thuốc bổ vitamin.
Nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày; thậm chí một số bà mẹ còn thấy họ luôn cần có một thứ gì đó khi họ đang cho con bú.
Trong những cữ bú đầu ngày, bạn hãy nặn phần sữa nào mà em bé không bú hết để khuyến khích cho hai bầu vú bạn tiếp tục tiết ra sữa.
Viên thuốc ngừa thai kết hợp (hai thứ hormone) làm giảm nguồn sữa, do đó bạn nên tránh uống trong năm tháng sau sinh. Bạn nên bàn với bác sĩ về những phương pháp ngừa thai thay thế.
Nên tránh những thức ăn nhiều gia vị, có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn, và làm rối loạn bao tử em bé.
(St)