PHA LUÔN MỘT LÚC NHIỀU BÌNH
Dụng cụ
Dụng cụ pha sữa phải được tráng nước đun sôi và để cho ráo nước trước khi sử dụng.
Bình sữa và nắp đậy
Dao gạt sữa bằng nhựa
Muỗng lường sữa – đi liền với hộp sữa
Phễu (quặng)
Núm vú
Nắp bình
Bình đong
Đong sữa
Sử dụng muỗng lường (có trong hộp sữa), để đong lượng sữa cần thiết. Sử dụng con dao nhựa để gạt ngang muỗng lượng khi múc sữa và nhớ đừng nén chặt.
Pha sữa
Hãy cho lượng sữa cần thiết vào trong bình đong cùng với nước đun sôi đã để nguội. Đừng bỏ thêm sữa vào bình kẻo công thức pha sẽ quá đậm, khi bú có thể nguy hại cho bé. Khuấy đều sữa bột và nước cho đến khi chắc chắn không còn cục vón hay cặn lắng nào và sữa pha được mịn mặt.
Trữ sữa
Bạn hãy đặt núm vú tiệt trùng, đầu chúc ngược xuống, vào trong bình nhưng đừng để đụng vào sữa; đạy chặt nắp an toàn, và chụp nắp nhựa lên. Cất ngay các bình sữa vào tủ lạnh, đặt các bình sữa trên một cái khay để giữ cho đứng thẳng.
CÁCH CHO BÚ BÌNH
Bạn hãy cứ ngồi cho thật thoải mái tự nhiên và tựa tay cho đàng hoàng. Hãy giữ em bé trong tư thế nửa ngồi, đầu bé dựa vào hõm khuỷu tay bạn và lưng bé dọc theo cần tay của bạn; ngồi như thế bé sẽ nuốt sữa an toàn và dễ dàng. Mặt bạn gần mặt bé và hãy nói chuyện với bé suốt thời gian cho bú.
Bạn có thể có những tư thế thích hợp khác để cho bú. Ví dụ, bạn có thể nằm để cho bú, với em bé rúc trong nách mẹ - tư thế này đặc biệt thoải mái khi cho bú ban đêm. Bạn nên thử các tư thế khác nữa cho tới khi nào quyết định được tư thế nào thích hợp nhất cho mình.
Trước khi cho bú, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa; trước đó, bạn đã phải kiểm tra dòng chảy của bình sữa. Hãy vặn nhẹ, nới lỏng nắp bình sữa để cho không khí lọt vào. Trong trường hợp em bé bú sữa vào gặp khó khăn, bạn hãy nhẹ nhàng làm cho em bé nhả miếng vú ra, cho không khí có thể lọt vào bình sữa, rồi tiếp tục cho bú lại. Hãy cầm bình sữa nghiêng theo một góc sao cho em bé đừng nuốt không khí vào cùng với sữa.
HÂM NÓNG BÌNH SỮA
Một số bà mẹ thích hâm nóng lại bình sữa, và cốc nước hoà nếu bình sữa chỉ cần làm ấm bằng với nhiệt độ căn phòng.Bạn chớ có hâm nóng bình sữa trong lò vi-ba; các lò vi-ba không phải bao giờ cũng hâm nóng đều, và có khả năng tạo nên những “điểm nháy” trong khối sữa có thể làm phỏng miệng em bé.
Hâm nóng bình sữa
Hãy đặt bình sữa vào một tô nước nóng trong vài phút. Bạn cũng có thể để bình sữa dưới vòi nước nóng, cứ luôn luôn lắp bình sữa trong khi nước chảy.
Kiểm tra nhiệt độ sữa
Bạn hãy nhỏ vài giọt sữa lên cườm tay: sữa phải cho cảm giác không nóng quá, mà cũng không lạnh quá.
MỘT VÀI MẸO KHI CHO BÚ BÌNH
Cho bú bình chằng có gì là khó khăn nhưng bạn sẽ cần kiểm tra xem em bé có nuốt được tốt hay không và đừng để bé nuốt không khí vào cùng với sữa.
Không được bỏ em bé một mình với cái bình sữa được chèn gối cho dốc vào miệng; làm như vậy có thể rất nguy hiểm. Em bé có thể khó chịu nếu mút phải không khí vào cùng với sữa, và bé có thể bị sặc nữa. Hơn thế nữa em bé sẽ thiếu sự nựng nịu và thương yêu mà lẽ ra bé đã được hưởng khi bạn cho bé bú mẹ.
Hãy cho em bé nằm nghiêng trên tay bạn. Em bé sẽ rất khó nuốt sữa trong tư thế này, do đó bạn không nên để em bé nằm ngửa khi cho bú; bé có thể bị nghẹn hay thậm chí ọc sữa ra nữa.
Trong trường hợp em bé bị ngạt mũi, bé không thể nào vừa nuốt vừa thở được. Bác sĩ có thể cho bạn thuốc để nhỏ mũi cho bé trước khi cho bé bú.
Chớ nên đổi hiệu sữa trước khi hỏi ý kiến chuyên viên dinh dưỡng hay nhân viên y tế, ngay cả khi bạn cho là em bé không thích sữa đó. Hiếm khi sữa là nguyên nhân khiến cho em bé không bú được tốt. Rất hiếm có các trường hợp sữa bò gây dị ứng cho các em bé, và bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng một công thức sữa đậu nành để thay thế.
Em bé biết khi nào mình đã bú đủ, nên bạn đừng cố ép bé bú cạn bình sau khi bé đã ngưng bú.
(St)