Penny bồn chồn về việc không cho Oona theo được một chế độ ăn cân đối với đủ chất đạm, vitamin D và B12, vôi và sắt, ngay dù chị biết là có nhiều thức ăn chay được tăng cường với B12 và chất đạm. Tôi cho chị hay rằng, một em đang sức lớn có thể có được mọi chất dinh dưỡng cần thiết từ một chế độ ăn “được thiết kế” cẩn thận, dẫu cho là nếu chị muốn nuôi Oona theo cách ăn chay trường (không ăn thức ăn động vật kể cả trứng và sữa), nhưng chị sẽ cần phải đi gặp một chuyên viên dinh dưỡng nhi để được hướng dẫn.
Khi Oona được 4 tháng, Penny cho bé ăn dặm dần bằng cách thay thế những cữ bú bằng thức ăn đặc, sao cho cuối cùng Oona sẽ chỉ ăn 3 bữa mỗi ngày.
Penny và tôi lên kế hoạch để tập cho Oona mỗi lần làm quen với một thức ăn thôi, và ngưng không tập cho ăn món nào đó nếu không hợp với Oona và thử cho ăn lại sau 10 ngày. Chế độ ăn của Oona phải bao gồm các thức ăn từ mỗi nhóm thực phẩm chính.
Oona sẽ nhận chất đạm, là chất thiết yếu cho sức tăng trưởng của em bé, từ trứng, đậu hạt, đậu phộng, pho mai và sữa cũng như từ bơ hướng dương, yaourt, đậu nành và ngũ cốc. Tôi lưu ý Penny không nên thay thế sữa bò bằng sữa cừu hay sữa dê trước khi Oona được 12 đến 18 tháng tuổi và không được cho Oona ăn lòng trắng trứng cho tới khi bé được 9 đến 10 tháng.
Thức ăn làm từ ngũ cốc hay các loại hạt đem lại chất bột đường, cung cấp cho Oona năng lượng tăng trưởng và phát triển, trong khi trái cây và rau cung cấp vitamin và các chất khoáng thiết yếu. Tôi cho Penny hay là các chế độ ăn chay có khuynh hướng đầy bụng và ít năng lượng hơn là một chế độ ăn có thịt. Điều này có thể gay go cho một em bé vì Oona có thể no bụng trước khi ăn được đủ chất bé cần, nên Penny phải cho em bé ăn nhiều thức ăn khác, đa dạng mà lại có hàm lượng chất xơ thấp như trứng, sữa và pho mai. Penny và tôi cùng lên một thực đơn cho Oona và tôi đã cho chị một vài lời khuyên về cách bắt đầu cho bé ăn dặm.
Penny phải lựa lúc nào Oona đói bụng nhưng không đói quá, ví dụ như vào bữa trưa, để tập cho ăn những thức ăn đặc đầu tiên.
Những thức ăn đầu tiên của Oona phải là chất mịn, mượt và có vị dịu. Bột gạo em bé, trai cây nấu chín giã nhuyễn như táo, lê, rau, như cà rốt hay khoai tây (không bỏ muối thêm) là lý tưởng.
Penny phải tránh thêm nhiều gia vị hay đường.
Thêm một muỗng sữa Oona thường dùng vào thức ăn sẽ giúp bé nhận ra được vị quen.
Tôi cũng đã khuyên Penny là khi chế biến trái cây và rau thì không nên nấu nhừhoặc giữ lâu thức ăn ở nhiệt độ cao; như vậy làm cho thức ăn mất hết sinh tố. Bao giờ cũng phải gọt vỏ trái cây tươi và loại hết hột đi. Oona đã vượt qua giai đoạn ăn dặm một cách êm xuôi. Bé có vẻ thích thực sự các thức ăn không bỏ thêm muối cũng như đường, những thức ăn mà Penny nghĩ rằng lý ra em bé sẽ thấy là quá nhạt. Penny nhận thấy bé Oona mê bánh pu-đinh làm bằng đậu bí-bo, một món quà mà chị tập cho bé ăn hồi bé đuơợc5 tháng. Bé cũng khoái ăn lòng trắng trứng luộc tán nhuyễn với yaourt sữa đậu nành. Càng ăn đặc bao nhiêu thì Oona càng muốn uống nhiều chừng đó. Ngoài số lượng sữa thường lệ khoảng 10 lít , bé muốn uống một chút nước cam, không bỏ thêm đường pha với nước. Tỷ lệ nửa nước cảm, nước chín đã trở thành thức uống chuẩn của bé khi nào trời nóng bức, Penny nhận thấy là Oona có thể uống dễ dàng khoảng nửa ly thức uống mình ưa thích mỗi ngày.
Giờ đây Oona đuợc 10 tháng rồi và rất ra dáng một thành viên của gia đình, càng ngày càng ăn nhiều hơn những món ăn của gia đình, chỉ cần rây mịn, nghiền nát cho hợp với bé thôi. Bé thích các loại nước sốt và Penny khám phá ra rằng nước sốt giúp cho bé ăn được gần như bất cứ thức ăn nào mới lạ. Kem đã trở thành món “ruột” được ưa thích đến độ Penny phải hạn chế món này và chỉ cho ăn một hay hai lần mỗi tuần thôi vì sợ Oona ăn vào nhiều đường và chất béo quá. Em bé lên cân nhiều nhưng không béo; Penny rất hãnh diện vì điều này và cũng rất tự hào về những cố gắng mới đây của bé Oona muốn cầm muỗng tự xúc ăn một mình - điều mà bé đã cố gắng làm khi 7 tháng tuổi.
Vì Oona rõ ràng là thích thú với món ăn của mình, Penny rất nhanh nhạy trong việc tập cho bé làm quen với nhiều mùi vị mới. Penny hỏi tôi có tránh thức ăn nào không và tôi khuyên chịchỉ nên tập cho ăn lần lần những loại rau “có mùi hăng rõ rệt” như bông cải xanh, hành, hay ớt xanh không cay và đừng vội cho ăn bánh mỳ nguyên cám, hạnh nhân hay trái cây cả vỏ ngay, mà hãy đợi tới chừng Oona đầy năm hãy cho ăn.
THỰC ĐƠN ĂN CHAY CHO MỘT EM BÉ 7 THÁNG TUỔI
Điểm tâm
Bú mẹ hay bú bình,Yaourt tráng miệng cho bé
Bú mẹ hay bú bình, ngũ cốc điểm tâm với sữa.
Búmẹ hay bú bình, cháo cho em bé
Bữa trưa
Nước ép trái cây pha loãng hay nước đun sôi để nguội. Đậu lăng nấu tán nhuyễn với rau. Trái cây tán nhuyễn
Nước ép trái cây pha loãng hay nước đun sôi để nguội. Trứng luộc và cải xanh với ruột bánh mỳ sắt lát.
Nước ép trái cây pha loãng hay nước đun sôi để nguội. Pho mai và bơ đậu phộng với rau tán nhuyễn. Chuối nạo nhuyễn và yaourt.
Bữa xế
Bú mẹ hay bú bình
Bữa chiều
Khoai tây tán với phomai nạo và bông cải xanh.
Súp đậu lăng nấu đặc. Táo đút lò với cháo hoặc mầm lúa mỳ.
Bắp cải tán nhuyễn với bơ đậu phộng và bánh mỳ mềm
BẮT ĐẦU CHO UỐNG BẰNG TÁCH
Bạn có thể tập cho em bé uống bằng tách khi bé được khoảng 4 tháng tuổi. Cố giúp bé bỏ luôn uống bình vào khoảng 12 tháng.
Tách có vòi là kiểu tốt nhất để em bé nửa bú nửa uống để đưa bất kỳ thứ gì lỏng vào miệng. Những vòi mềm là dễ sử dụng nhất.
Khi em bé tiến bộ hơn, bé có thể chuyển sang kiểu tách có hai quai, bé có thể nắm được dễ dàng những tách kiểu có vòi thuôn thì rất tốt vì khi uống, bé rất ít khi làm vung vãi ra ngoài.
Tách để tập uống nước
Chắc hẳn bữa trưa và bữa xế là những lúc tốt nhất để sử dụng tách. Lúc này là lúc em bé có khả năng chịu ăn đặc hơn.
(St)