Kế hoạch tổ chức lễ cưới độc đáo, tiết kiệm

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kế hoạch tổ chức lễ cưới độc đáo, tiết kiệm

19/04/2015 01:38 PM
292

Nếu gắn bó cuộc đời mình với người mà bạn yêu thương là một quyết định chín chắn, thì chẳng có lý do gì khiến bạn để đám cưới của mình diễn ra với những "hạt sạn" ngoài ý muốn. Dưới đây là những điều cần biết khi lên kế hoạch tổ chức đám cưới.




 

Đơn giản vì với hàng núi công việc cần chuẩn bị cho dịp trọng đại này, người ta dễ "bấn loạn" và không biết phải bắt đầu từ đâu. Để tránh những sự cố không mong muốn như quên nhẫn cưới, bất đồng quan điểm giữa hai họ hay đơn giản là cô dâu chú rể hốc hác vì lo toan công việc…, tốt nhất bạn nên lập một kế hoạch chi tiết từ trước.

Trong khoảng từ 5 đến 6 tháng trước khi đám cưới diễn ra, bạn không thể bỏ qua những việc quan trọng sau:

- Chọn "ngày lành tháng tốt" để tổ chức đám cưới: Trong tín ngưỡng của người Việt, chọn ngày cưới là việc hệ trọng. Dù cho quan niệm này mỗi vùng một khác nhưng đều chứa đựng mong muốn ngày tân hôn là sự khởi đầu cho một cuộc sống hôn nhân bền vững, lâu dài và hạnh phúc. Ngoài ngày "đẹp"làm lễ rước dâu, chọn ngày thích hợp để bà con, bạn bè có điều kiện dự tiệc đông đủ cũng không kém phần quan trọng.
 


 

- Thu xếp và dự toán ngân sách cho các khoản chi: Bạn đừng bỏ qua việc tối quan trọng này để tránh tiêu tiền lãng phí hoặc tổ chức một đám cưới đầu voi đuôi chuột.

- Đặt chỗ tổ chức hôn lễ và đãi tiệc: Thông thường, các nhà hàng nhận làm tiệc cưới trước từ 6 đến 8 tháng. Có những nơi, nếu thời gian đặt trước càng lâu sẽ có những khuyến mãi về dịch vụ kèm theo.
 


 

- Tham khảo những kiểu áo cưới, kiểu tóc hay xu hướng trang điểm mà cả hai thấy vừa ý nhất.

- Bạn cũng có thể lựa chọn và đặt luôn kiểu hoa cưới cầm tay cô dâu, kiểu thiệp mời và nơi để chụp ảnh cưới.

- Chọn địa điểm sẽ đi hưởng tuần trăng mật, sau đó đăng ký tour hoặc đặt trước phòng. Việc này càng phải thống nhất sớm nếu đôi vợ chồng sắp cưới có ý định nghỉ trăng mật ở nước ngoài. Hai bạn phải xin visa, gia hạn hay làm hộ chiếu mới…

Trong khoảng 2 tháng trước ngày cưới, bạn nên bắt tay vào những việc sau:

- Lập danh sách khách mời và gửi thiệp thông báo ngày tổ chức hôn lễ.

- Chốt lại mọi vấn đề liên quan đến nghi lễ giữa nhà trai và nhà gái, khâu tổ chức hôn lễ và đãi tiệc với người hay nơi chịu trách nhiệm.

- Chọn và mua nhẫn cưới

- Hoàn tất những thủ tục đăng ký kết hôn theo luật định.

- Mua hay thuê váy cưới, hẹn chuyên gia trang điểm, làm tóc cho cô dâu: Tốt nhất bạn nên chăm sóc tóc, da ngay từ lúc này để có thể xuất hiện với hình ảnh đẹp nhất trong ngày cưới.

- Chuẩn bị phương tiện đi lại và nơi ăn ở cho những khách ở xa.

- Chụp ảnh cưới, nhất là khi các bạn muốn có một album cưới ngoại cảnh đẹp và độc đáo.
 



Hai tuần trước lễ cưới:

- Liên lạc với khách mời một lần nữa để xác nhận chắc chắn sự có mặt của họ trong tiệc cưới.

- Báo cho nơi nhận làm tiệc biết số lượng khách mời chính xác, tránh tình trạng thừa hay thiếu tiệc.

- Chuẩn bị cho việc trang trí phòng tân hôn, nhà cửa, bàn thờ, rạp che, cổng hoa

- Bố trí người sẽ bê-nhận đồ lễ, trải giường tân hôn "lấy khước"…
 



Một tuần trước ngày cưới:

- Kết lại mọi chi tiết về nghi thức cử hành hôn lễ với những người, những bên liên quan, ví dụ nơi đặt hoa, nơi cử hành hôn lễ, người giữ trách nhiệm đón khách, thợ chụp ảnh và thợ quay phim…

- Chuẩn bị hành lý cho kỳ trăng mật.

- Cô dâu sắp cưới nên chăm sóc da, móng, tóc.. và thư giãn
 



Một ngày trước ngày cưới:

-  Nhắc lại lịch trang điểm, làm tóc với chuyên gia

- Sắp xếp những đồ vật bạn cần dùng vào ngày cưới và để ở nơi thuận tiện nhất.

- Sắp xếp người sẽ chịu trách nhiệm gởi trả lại đồ trong trường hợp bạn thuê đồ cưới và những gì liên quan đến việc trả đồ này: tiền bạc, nơi trả, người nhận.

- Đón khách mời ở xa

- Nghỉ xả hơi và ngủ thật ngon

Ngày cưới, ngày đưa bạn từ bến độc thân cập bờ hôn nhân đã đến. Bạn không còn phải lo toan việc gì to tát vì "đâu đã vào đó" cả rồi. Những việc cần làm trước khi lên xe hoa chỉ là:

- Ăn sáng thật kỹ nhưng đừng quá no: Nếu bạn bỏ qua khâu ăn sáng này, bạn sẽ khó đủ sức để thực hiện các nghi lễ, tiếp chuyện khách và…cười tươi để chụp ảnh.

-  Nếu bạn là chú rể, đừng quên nhẫn và hoa cưới. Còn các cô dâu tương lai hãy nhớ bố trí người mang giúp vài bộ quần áo thường ngày lên xe hoa cùng về nhà mới.

Giờ thì bạn có thể yên tâm cảm nhận từng giây phút thiêng liêng, đón nhận từng lời chúc phúc của người thân, bạn bè. Một kế hoạch cho đám cưới hoàn hảo không hề phức tạp, quan trọng là bạn hãy ghi nhớ nó ngay từ bây giờ.

Tiết kiệm cho đám cưới


Cưới xa hoa ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc?

Nhưng có quá nhiều bài học kinh nghiệm về hạnh phúc sau ngày cưới cho thấy sự cần thiết phải tổ chức cưới tiết kiệm, bởi vì đối với những gia đình khá giả thì khỏi phải bàn, còn đám cưới linh đình thực sự là một mối lo, một gánh nặng cho những gia đình và đôi bạn trẻ có kinh tế bậc trung trở xuống. Sau những tiệc cưới xa hoa, khi quay về với thực tại, cô dâu chú rể thường phải đối mặt với quá nhiều vấn đề về chuyện chi tiêu, thậm chí sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc vợ chồng.


 

Những đám cưới tiết kiệm


1. Thế nào là đám cưới tiết kiệm?: Tiết kiệm hiểu theo nghĩa phù hợp với túi tiền của mỗi người, sao cho niềm vui ngày cưới mãi là dư âm êm đềm của cuộc sống hôn nhân về sau.


2. Cân nhắc để cân đối: Hãy xem mình có bao nhiêu tiên và lên kế hoạch chi tiêu theo đúng khả năng tài chính của mình. Thật khó chấp nhận và đáng chê trách khi bạn vẽ ra những dự định to tát để rồi phải tốn công cân nhắc, lược bỏ.


3. Thời gian của lễ cưới: Từ đúc kết kinh nghiệm của các đám cưới hỏi ngày nay thì lễ nghi cưới hỏi nên gói trọn vào một ngày, vừa bớt phiền hà lại giảm chi tiêu.


4. Khuynh hướng mới: Đó là những đám cưới giản dị, tiết kiệm mà vẫn đầy ắp tiếng cười, không cầu kỳ nhưng phải thật vui. Chẳng hạn như đám cưới cô P mới đây ở đường Bình Thới, Q.11,TP.HCM. Khách mời tuy không nhiều nhưng ai cũng hồ hởi, thân mật. Vì là tiệc buffet nên rất tiện lợi, ai ăn gì tuỳ thích. Khách khứa góp vui cũng hết sức tự nhiên và chân tình. Cô dâu chú rể cũng có điều kiện trò chuyện với hết thảy, không bỏ sót một người nào, vừa không khách khí lại rất ấm cúng, thân mật.

5. Chụp ảnh: Nên thảo luận chi tiết với người chụp ảnh về các kiểu ảnh bắt buộc phải có để tránh chụp tràn lan, lãng phí, đề phòng “phó nháy” có dịp để căng hầu bao.


6. Áo cưới: Chỉ nên dao dộng trong 2-3 bộ, mặc khi làm lễ, lúc đãi tiệc và khi tiễn khách. Chẳng có quy định nào bắt buộc cả, cái chính là do cô dâu thích đơn giản, tiết kiệm hoặc muốn “càng nhiều áo cưới càng tốt” mà thôi.

7. Xe cưới: Hiện đang xúât hịên các loại xe như Daewoo, Toyota, Fiat…vẫn đẹp và sang, trong khi giá lại phải chăng. Ngoài ra, không cần thiết những chiếc xe cưới đắt tiền, bóng lộn.


8. Đãi tiệc: Tiệc đãi cần gọn nhẹ, đơn giản. Chỉ nên mời những người có quan hệ thân thiết, tránh mời theo kiểu “càng đông càng vui”, hoặc mời theo kiểu “bắt cua trong lỗ”… dễ tạo nên việc thừa cỗ.


9. Buổi ra mắt thân tình: Do thành phần tham dự chỉ gói gọn trong gia đình hai bên và bạn bè thân thiết nên không có sự khách sáo, niềm vui rất thật và chan hoà. Và cũng do toàn người thân nên cô dâu chú rể cũng không phải quan tâm nhiều đến những sự kiểu cách làm sang.
10. Để dành tiền: Do quan niệm hạnh phúc lứa đôi mới là điều quan trọng nhất nên dù điều kiện kinh tế cho phép, nhiều đôi tân lang vẫn chỉ đưa nhau đi đăng ký kết hôn, rồi tổ chức cuộc gặp gỡ bạn bè, người thân với bữa tiệc nhỏ, sau đó đi du lịch trăng mật. Đối với những người muốn dành tiền mua sắm tiện nghi đầy đủ cho cuộc sống chung và khỏi phải “kéo cày trả nợ” thì đám cưới chỉ là khoảnh khắc họ được thuộc về nhau mãi mãi và họ ý thức được việc cần phải tổ chức cưới tiết kịêm…

 (St)

6 điều cần tránh khi tổ chức đám cưới
Chi phí đám cưới
Ý tưởng độc đáo cho đám cưới
Tổ chức tiệc cưới ngoài trời tiết kiệm kinh phí
Các nghi lễ, thủ tục của đám cưới
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý