Nguồn dinh dưỡng cho bé biết đi

seminoon seminoon @seminoon

Nguồn dinh dưỡng cho bé biết đi

18/04/2015 10:40 AM
155
 

Khi con bạn lớn lên, các nhu cầu dinh dưỡng của cháu cũng tăng lên một cách tương xứng. Cần phải có những lượng lớn hơn trong những giai đoạn bộc phát tăng trưởng và khi cháu tập đi. Con bạn cần tới một chế độ ăn có đầy đủ chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, và cháu sẽ nhận được tất cả những dưỡng chất đó miễn là bạn cho cháu ăn nhiều thức ăn đa dạng. Bởi lẽ cháu đang sức lớn, cháu cũng cần cho số cân nặng của mình nhiều chất đạm và calori hơn là một người trưởng thành.

Mặc dù, nói một cách tổng quát, những thức ăn đa dạng từ ba trên bốn nhóm thực phẩm - bột đường, rau và trái cây và các thức ăn giàu đạm - sẽ đáp ứng các nhu cầu của con bạn, một số thức ăn trong phạm vi từng nhóm còn có giá trị dinh dưỡng đặc biệt. Hầunhư các loại trái cây và rau đều cung cấp các loại carbonhydrate và chất xơ, nhưng rau lá thì đặc biệt dồi dào chất khoáng, trong khi trái cây như cam, chanh là một nguồn vitamin A và C rất tốt.

CÁC BỮA PHỤ

Cho tới tuổi lên bốn hay lên năm, con bạn sẽ thích ăn thường xuyên hơn. Bao tử của cháu vẫn chưa thể nào có khả năng đối với phó với ba bữa ăn như của người lớn, nên cháu chưa sẵn sàng ăn theo cách ăn của người lớn. Cháu có thể muốn ăn 13 đến 14 lần mỗi ngày, nhưng số bữa điển hình là từ 5 đến 7 bữa. Cái cháu ăn quan trọng hơn là số lần cháu ăn. Trên nguyên tắc , số bữa ăn càng nhiều bao nhiều thì số lượng mỗi bữa ăn sẽ càng nhỏ đi.

Bạn có thể quen nghĩ rằng bữa phụ là “bữa ăn thêm”, nhưng những bữa này là một phần trong toàn bộ khẩu phần ăn của cháu, nên không thể từ chối không cho cháu ăn được, nếu giữ được để các bữa phụ không làm giảm khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của cháu, và không dùng để thay thế “bữa ăn chính”, các bữa phụ có thể là một phương tiện tuyệt vời để giới thiệu lần lần những thức ăn mới lạ mà không làm sáo trộn nếp ăn uống của con bạn. Nên tránh cho con bạn ăn những thức ăn công nghiệp quá tinh luyện như bánh quy, kẹo, bánh ngọt và kem, chứa nhiều calo và rất ít chất dinh dưỡng. Trái cây và rau tươi, phomai xắt từng miếng vuông, và bánh sanwich bằng bột mỳ trắng hay nguyên cám kẹp phômai có vitamin và nước ép trái cây, tất cả những thứ đó làm thành những bữa phụ lành mạnh và bổ dưỡng.

Trù tính các bữa phụ

Các thức ăn cho bữa phụ phải đóng góp cho khẩu phần dinh dưỡng của cả ngày, vậy bạn đừng chọn thức ăn ngẫu nhiên; hãy trù tính cẩn thận các bữa phụ và phối hợp các bữa ăn chính và phụ sao cho có thể dọn cho ăn những thứ khác nhau cho bữa chính và bữa phụ.

Sữa và nhữngthứ đồ uống chế biến từ sữa làm thành bữa phụ rất tốt và chứa chất đạm, chất vôi cùng nhiều vitamin nhóm B. Cho đến tuổi lên 2, bạn nên sử dụng sữa nguyên kem cho cháu; sau đó bạn có thể dùng sữa nửa béo chứ không phải sữa gầy đã hớt hết kem trừ phi con bạn bị dư cân. Nước ép trái cây tươi cũng rất bổ dưỡng và có rất nhiều vitamin C. Nếu bạn có mua nước ép trái cây, bạn hãy tránh đừng mua loại có bỏ thêm đường.

Con bạn có thể đâm ra chán loại thức ăn nào đó, nên bạn hãy thử cho bé ăn rất nhiều thức ăn đa dang, và nếu có thể được, làm cho những bữa phụ trông vui mắt: thí dụ bạn có thể dùng những khuôn cắt bột làm bánh quy cắt pho mai hay ruột bánh mỳ thành những hình thù ngộ nghĩnh, hoặc sắp xếp những mẩu trái cây trên một lát ruột bánh mỳ thành một khuôn mặt vui cười.

Một thức ăn bị con bạn từ chối dưới một hình thức này có thể lại được chấp nhận dưới một hình thức khác: yaourt có thể làm đông lạnh biến thành một loại kem, và một đứa trẻ từ chối bánh sanwich phomai có thể thích ăn phomai cùng với những mẩu cà chua xắt hột lựu từ một cái bánh quế hình chóp dùng để ăn kem.

Bạn cũng có thể làm cho con bạn chú ý tới thức ăn hơn bằng cách cho cháu tham gia vào việc sắp xếp hay thậm chí chuẩn bị một phần cho bữa ăn phụ. Cháu sẽ rất hãnh diện nếu cháu phụ giúp bạn rửa hay nhặt lá xà lách chẳng hạn, hoặc nếu bạn cho cháu tự xắt miếng bành mỳ và kẹpphomai vào giữa.

GHẾ DI ĐỘNG

Con bạn có thể ngồi ở bàn ăn trên chiếc ghế cao quen thuộc, tuy nhiên trên thị trường hiện nay còn có nhiều kiểu ghế có tính cách linh động hơn và sẽ cho bé ít bị lệ thuộc hơn.

Ghế để gắn vào bàn

Những chiếc ghế nhẹ gấp được này thích hợp cho những em bé trên 6 tháng tuổi. Một số ghế bám chặt vào bàn khi em bé ngồi vào. Loại ghế khác gắn vào bàn nhờ những cái kẹp. Những loại ghế này thường chỉ thích hợp với một kiểu bàn nhất định, nên bạn hãy cẩn thận đọc kỹ hướng dẫn của các nhà sản xuất trước khi mua.

Dụng cụ nâng tầm

Giúp cho con bạn ngồi cao lên tới mặt bàn với một dụng cụ thiết kế đặc biệt, thích hợp cho trẻ trên 18 tháng tuổi. Ngồi bằng dụng cụ này sẽ vững hơn dùng nệm kê và có thể cột nó vào ghế ngồi của bé.


(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý