Những kiểu phá khóa xe máy tại Việt Nam
Ở hầu hết các loại xe hiện nay, khóa điện trung tâm là bức tường chống trộm duy nhất. Thế nhưng nó lại mong manh trước những ngón nghề đạo chích.
Tình trạng phá khóa, ăn trộm xe ngày càng phổ biến bởi mức độ bảo vệ khóa điện ở hầu hết các loại xe máy thường ở mức sơ khai. Để phòng tránh, cần hiểu rõ những "mánh" mà kẻ gian thường sử dụng.
Nguyên lý làm việc của khóa xe máy cũng tương tự như các loại khóa khác. Các cặp chốt kim loại làm nhiệm vụ hãm trục xoay. Khi tra đúng chìa vào ổ, biên dạng chìa đẩy các chốt bên trong trục di chuyển lên xuống, khi tất cả các mặt tiếp xúc của các cặp chốt trùng với đường sinh của trục, vặn chìa trục sẽ xoay, khóa mở. Bất kỳ cặp chốt nào sai lệch vị trí đều cản trở trục quay.
Cấu tạo khóa. |
Xe cùng chủng loại, điểm khác biệt của chìa nằm ở biên dạng. Nhưng với thợ sửa khóa lâu năm, hiểu được quy luật biên dạng thì việc nhìn xe chế chìa không phải là chuyện quá khó, thậm chí một chìa có thể mở được cả chục xe khác nhau. Những loại chìa này có cái tên mỹ miều "chìa khóa vạn năng".
Chìa vạn năng không mở tất cả các xe trong một dòng, nhưng có rất nhiều xe bị khuất phục, đặc biệt là những chiếc có ổ khóa mòn, độ dơ lớn. Xe mới khó mở hơn, nếu mở được sẽ phải dùng lực lớn hơn. Giá của những chìa vạn năng dao động từ vài trăm nghìn tới hơn 1 triệu đồng.
Bộ dụng cụ siêu phá khóa
Bộ dụng cụ được giới nghề truyền tai là có thể khuất phục mọi ổ khóa dẹt dùng chốt gồm: 1 thanh kim loại dẹt, cứng hình chữ Z; bộ móc dẹt, đầu cong hoặc lượn sóng dùng để đẩy chốt.
Bộ dụng cụ siêu phá khóa và van phá khóa giới thiệu tại một website tiếng Việt. Ảnh chụp từ màn hình |
Quá trình thao tác đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Một đầu thanh cứng hình chữ Z cắm vào ổ khóa, ở vị trí sống lưng chìa khi tra vào ổ. Chiếc móc nhỏ đưa vào vị trí ứng với biên dạng. Di chuyển móc để gạt các chốt hãm lên xuống, đồng thời đối tượng kết hợp vặn nhẹ thanh kim loại theo chiều vặn khóa để chốt mắc lại ở phía trên không trượt xuống. Khi tách được tất cả các cặp chốt, công việc cuối cùng là vặn trục xoay mở khóa.
Tùy vào kỹ năng làm việc, số lượng móc mà giá bộ dụng cụ siêu phá khóa từ 1 đến vài chục triệu.
Van phá chốt chặn
Thay vì tìm cách mở khóa nhẹ nhàng, kẻ gian thường dùng thanh cứng, dẹt chọc thẳng vào ổ khóa, sau đó dùng tay đòn dài vặn mạnh bẻ gẫy hoặc làm trượt chốt chặn, phá hỏng ổ khóa. Thao tác thực hiện đơn giản, chỉ cần mô-men lớn, không đòi hỏi tỉ mỉ, thời gian thực hiện nhanh vì thế thủ đoạn này khá phổ biến trong nghề đạo chích.
Cắt khóa bằng kìm cộng lực
Đây là thủ đoạn kẻ gian áp dụng đối với những xe sử dụng khóa bánh hình chữ “U”. Không quá khó khăn để có thể tìm trang web tại Việt Nam rao bán với giá khoảng 3 triệu đồng. Nhu cầu sử dụng cơ động nên các loại kìm cắt thường nhỏ gọn, dễ giấu.
Tham khảo thêm:
Cấu tạo khóa và hướng dẫn mở các loại khóa
Hướng Dẫn Mở Các Loại Ổ Khóa
Nghề mở ổ khóa cũng là một cái nghề rất nhàn lại có nhiều tiền. Hầu như các nước tây phương, nghề mở ổ khóa rất thịnh hành vì họ đã đem lại rất nhiều tiện nghi cho những người có tính hay quên trước quên sau, đi ra ngoài thì bấm khóa bỏ chìa khóa lại bên trong nhà. Khi về nhà thì hổi ôi, lục tung túi sách tìm không thấy. Cái lo lắng nhất là chùm chìa khóa có những chìa khóa liên quan khác rất quan trọng.
Còn ở VN thì như thế nào ? mở tiệm " chuyên mở ổ khóa thuê " ? có ai dám thuê không ? hay chỉ 3 bữa là đóng cửa tiệm tìm nghề khác ?
Nghe qua cái tên cửa tiệm " chuyên mở ổ khóa thuê " là thấy ớn cả óc rồi...
Còn những ai hay bỏ quên chìa khóa ở trong nhà quá lắm thì chạy qua nhà hàng xóm mượn đại cái cưa sắt cưa bỏ rồi ra chợ mua ổ khóa mới về sài là xong.
Tóm lại : Bài viết này chỉ mang tính học hỏi thêm về 1 khía cạnh khác của khoa học và kỷ thuật thôi. Các bạn không nên dùng kỷ thuật này để làm những chuyện bất chánh.
1) Cấu tạo bên trong của ổ khóa :
2) Cách mở khóa :
- Dùng một thanh sắt dẹp để xoay trục ổ khóa, thanh sắt dẹp còn lại để đẩy các chốt về vị trí mở.
3) Tay trái để xoay trục ổ khóa, tay phải đẩy các chốt mở.
4) Nhiều loại ổ khóa cấu trúc bên trong hơi khác nhau 1 tí, vì vậy ta phải chế thêm những dụng cụ để mở các loại ổ khóa đó.
a) Các bạn có thể dùng lưỡi cưa sắt bẻ lấy 2 đầu có lỗ vừa nhìn đẹp lại tiện cho việc cột chùm.
b) Dùng máy mài sắt mài tạo hình dáng theo ý thích.
5) Đây là 1 bộ khóa đã làm xong, tương đối đã mở được 50 loại ổ khóa khác nhau.
6) Đây là bộ khóa mua ở tiệm nhìn cũng đẹp nhưng chưa đủ bộ.
7) Thay vì lâu nay chúng ta dùng thanh sắt dẹp để đẩy các chốt về mức mở. Đẩy bằng tay hơi lâu có thể là từ 3 tới 10 phút. Người ta đã chế ra 1 loại súng để đẩy liên tục các chốt mở về vị trí mở chỉ trong vòng 3 tới 10 giây.
8) Trong quá trình dùng máy mài, các bạn nên cẩn thận mang bao tay và kính bảo vệ mắt.
Đâu có gì là không thể phải không các bạn ?
“Kẻ gác cửa” và những tay mở khóa chuyên nghiệp
Thợ khóa có thể dễ dàng mở những ổ khóa được gọi là “bất khả xâm phạm” Chàng thanh niên hùng hồn tuyên bố: không ai có thể mở được chiếc khóa cổ mà anh mới gắn trên “con” SH trị giá cả trăm triệu đồng mới tậu. Người thợ khóa nhỏ nhẹ hỏi: “Mở được thì bao nhiêu?”. Đám đông hiếu kỳ vây lại coi. Mười giây sau người thợ khóa nhận được một tờ bạc polymer màu xanh. Chủ chiếc SH hậm hực lên xe lao đến đại diện hãng khóa - một cuộc “khẩu chiến” ở đâu đó sắp xảy ra...
“Rởm” là chủ yếu
Câu chuyện trên xảy ra tại một góc bùng binh quận 1, TP.HCM trong một ngày cuối tháng 7 vừa qua. Chiếc khóa - mà chàng thanh niên chạy SH cho rằng "giá cả triệu bạc" - thuộc một hãng khóa với những sản phẩm được quảng cáo là "bất khả xâm phạm" với các tay "đột vòm" và thợ khóa.
Trong nhiều thập kỷ trước, người ta chỉ quen với một vài loại khóa "Tàu" và một số hãng khóa nước ngoài khác. Khi đó, do mức sống chưa được như bây giờ nên chiếc khóa chưa được coi trọng. Trong khoảng mười năm trở lại đây, một số "kẻ gác cửa" mang trên mình những thương hiệu nổi tiếng từ Mỹ, Ý, Đức... đã tràn ngập Việt Nam với muôn vàn chủng loại khác nhau. Loại khóa nào cũng tự nhận là "top security" (an toàn nhất) với đủ loại giá: Loại chìa vuông, chìa bốn cạnh Solex, Capbin có giá từ vài chục đến hơn trăm nghìn đồng, một bộ Zikon của Đức loại "xịn" có giá không dưới 1 triệu đồng, loại khóa Yale (Mỹ) cũng có giá từ vài chục đến vài ba trăm nghìn... Tuy nhiên, theo một số dân buôn khóa thì hầu hết những loại đang được bán trôi nổi trên thị trường hiện nay đều là khóa "rởm" xuất xứ Trung Quốc. Những loại khóa chính hãng như Solex, Capbin... có giá gấp vài ba chục lần hàng "nhái". Người Trung Quốc đã "cải cách" những sản phẩm uy tín toàn cầu này theo cách phổ thông, đơn giản, ít tốn kém nhất: Những chiếc khóa chính hãng hầu hết được cấu tạo bởi hai hàng bi (hoặc nhíp) bằng thép hoặc vật liệu siêu cứng khác và có thân khóa khó có thể cắt, phá bằng cách thông thường. Người ta đã bớt đi một vài hàng bi (nhíp) trọng yếu nhất, các thành phần còn lại đều được chế tạo bởi những chất liệu rẻ tiền, thân và càng khóa mặc dù có vẻ rất tinh xảo nhưng đều có thể bị cắt, phá dễ dàng.
Thế nhưng, đây chưa phải là những sản phẩm tồi tệ nhất vì dù sao chúng cũng còn được sản xuất ở "nước ngoài". Theo một số thợ khóa, trên thị trường còn có những loại khóa theo kiểu "Hồng Kông bên hông Chợ Lớn" với chất lượng rất kém.
Nhưng “xịn” có an toàn?
Cách đây vài tháng, tại TP.HCM đã xảy ra một vụ trộm két với số tài sản bên trong trị giá hàng tỉ đồng, thủ phạm đã mang luôn cả chiếc két nặng hơn trăm ký để phá két lấy tiền sau đó. Một trong những tay thợ khóa "tầm tầm" ở quận 1 đã tuyên bố rằng những kẻ trộm này chẳng thuộc loại "tài ba" gì vì không thể mở được chiếc két này ngay tại chỗ. Nếu vào tay anh ta (trong điều kiện thoải mái một chút) thì không chiếc két nào "cố thủ" được quá 2 tiếng đồng hồ cả. Điều này có vẻ đúng với thực tế: Tại những thùng khóa ở nhiều ngã tư, ngã năm Sài Gòn, các thợ khóa gần như chẳng bó tay trước một loại khóa nào, từ khóa "rởm" cho đến các loại khóa "xịn", từ khóa chìa bình thường cho đến khóa số, khóa từ... Tất cả chỉ là "vấn đề thời gian" thôi vì mọi loại khóa đều có những kết cấu mang tính quy luật, người thợ khóa có nghề hiểu tường tận kết cấu này, có đôi tay vàng biết "nghe" và khéo léo một chút là có thể "hạ gục" bất kỳ hãng khóa có tên tuổi nào.
Chiếc khóa cổ xe SH - mà người viết bài chứng kiến đã bị mở một cách không mấy khó khăn - thuộc một hãng khóa có tên tuổi trong nước. Đây là loại khóa đắt tiền không kém các hãng khóa tên tuổi trên thế giới và được bảo hiểm hẳn hoi. Tuy nhiên, một số thợ khóa cho biết loại này có kết cấu kỹ thuật bình thường, không có gì đặc biệt hơn so với các sản phẩm khác. Đến nay, một số loại được coi là khó mở là khóa cửa của một số loại xe hơi cao cấp như Lexus, Mercedes... Các xe này được lắp loại khóa bằng những chất liệu rất tốt, có tới 9 hàng nhíp đôi bằng thép bất đối xứng. Tuy nhiên, nếu bạn có nhu cầu mở loại khóa như thế này thì chẳng có thợ khóa nào từ chối và công mở một lần như vậy không hề thấp chút nào, thường là từ vài trăm nghìn trở lên.
Cẩn tắc vô áy náy
Thực tế nhiều vụ án "nhập nha" hoặc trộm xe máy cho thấy các loại khóa nhà, khóa xe máy thường bị cắt phá nhiều hơn là mở. Điều này là hợp lý. Một thợ khóa tài ba có thể mở một chiếc khóa siêu an toàn tại điểm hành nghề của anh hoặc khi gia chủ mời đến. Tuy nhiên, anh ta khó có thể làm được điều này khi "tim đập, chân run" trong một ngôi nhà xa lạ với những hiểm họa không thể lường trước.
Ngôi nhà thân yêu của bạn có chiếc cổng sắt rất kiên cố với chiếc khóa Mỹ "xịn" hẳn hoi, thế nhưng những kẻ "đột vòm" có thể sẽ không quan tâm mấy đến chiếc khóa đâu. Chiếc khoen cổng cửa sắt chỉ được hàn sơ sài một mặt, qua vài mùa mưa là han gỉ và sẽ được phá dễ dàng bằng một cây sắt 30 phân. Còn nếu khó hơn thì một cây kìm cộng lực mini sẽ giải quyết được mọi chuyện. Cách đây gần mươi năm, hàng loạt chiếc "giấc mơ 2" đã được gắn thêm một chiếc khóa dưới gầm và nghe đâu người nghĩ ra loại khóa này đã đề nghị hãng Honda công nhận bản quyền. Thế nhưng đến nay thì loại khóa này hầu như đã biến mất trên thị trường vì theo một số thợ khóa, chỉ cần một nhát búa là chiếc khóa bung ngay.
Nhiều thợ khóa thừa nhận rằng họ không thể phá, mở khóa chỉ bằng một tay, và họ không thể thò một tay vào trong cửa, cổng nhà để mở khóa. Do vậy, bạn có thể yên tâm hơn nếu khóa cửa bên trong. Trong những năm 80, nhiều địa phương phía Bắc đã áp dụng cách khóa này thành công. Còn với các loại xe máy thì tùy thuộc hoàn toàn vào sự "quan tâm" của các đạo chích và sự cảnh giác của bạn. Vừa qua, trên thị trường đã xuất hiện một loại khóa có tên Smart Lock dùng để khóa đĩa xe máy một số loại xe cao cấp như SH, Dylan, @... Những người bán hàng nói rằng loại khóa này do Đài Loan sản xuất, không thể bị cắt phá, thế nhưng, với khoản tiền công chỉ mươi ngàn đồng, một thợ khóa ở ngã sáu Phù Đổng (TP.HCM) đã mở một chiếc khóa mới tinh loại này chỉ trong vài tích tắc !
Khám phá nghệ thuật mở khóa
Có thể bạn đã từng xem những bộ phim về điệp viên hay các tên trộm chuyên nghiệp với khả năng mở khóa tài tình, chỉ với 2 thanh kim loại nhỏ trong vòng 10 giây cánh cửa đã bật mở như có phép màu.
(St)