Trong những năm đi mẫu giáo, con bạn thực sự phát triển các kỹ năngvề thể chất và cháu tỏ vẻ kiêu hãnh mỗi khi đạt được một thành quả mới. Vào tuổi lên ba, con bạn đã trở nên nhanh nhẹn hơn nhiều và leo lên cầu thang một cách tự tin. Cháu có thể đứng vững vàng trên một chân trong vài giây. Cháu có thể đong đưa cánh tay khi đi bộ và lái xe đạp ba bánh. Lên bốn, con bạn rất nhanh nhẹn và phối hợp động tác tốt hơn. Cháu rất thích nhảy cao, nhảy xa, leo trèo và có thể leo xuống cầu thang mau lẹ, một bậc cầu thang chỉ đặt một bàn chân. Thậm chí cháu có thể bưng một ly nước mà không đánh đổ. Lên năm, khả năng phối hợp các động tác đã phát triển khá thuần thục. Cháu có thể đi thẳng một đường, bước xuống cầu thang bằng hai chân luân phiên nhau, nhảy dây đổi chân luân phiên nhau, leo trèo một cách tự tin và thích thú với những đồ chơi và trò chơi chuyển động nhanh.
KHUYẾN KHÍCH CÁC KỸ NĂNG
Bạn có thể khuyến khích kỹ năng nhảy xa của đứa con lên ba của mình bằng trò chơi lò cò, và nhảy dây bằng một chân. Làm như vậy sẽ giúp tiêu hao bớtnăng lượng dư thừa. Bạn có thể tập vung tay với cháu bằng cách di bộ theo điệu nhạc. Để cháu đi xe ba bánh sẽ làm cho các cơ bắp ở bắp chuối cẳng chân mạnh hơn và tăng tính mềm dẻo ở bàn chân, trong khi các dụng cụ đặt ngoài vườn như cái đu quay, ván bập bênh hay trượt sẽ làm cho cháu thêm tự tin về thể chất.
Vào tuổi lên bốn, con bạn cần tiếp cận với các dàn khung sắt để leo trèo đặt ngoài vườn để cháu có dịp luyện tập cơ bắp của mình. Bạn cũng có thể giúp cháu nhảy dây thành thạo và thử tập những trò chơi về thể chất khác.
Trẻ năm tuổi biết nhảy dây và sẽ thích những đồ chơi như đôi cây cà kheo, tấm ván trượt, hay những trò chơi có tính thách thức khác.
CÁC TRÒ CHƠI MẠO HIỂM
Nếu con bạn được khuyến khích phát triển tính mạo hiểm, cháu sẽ tự thúc mình tới mức giới hạn cao nhất và phát triển hết tiềm năng của mình. Một đứa trẻ lên ba hay bốn tuổi ý thức rẩt rõ về bản thân và những khả năng của mình, bên cạnh đó bé đang tự khám phá ra các giới hạn giữa những điều an toàn và những điều mà bé có thể làm được. Nếu bạn che chở cháu quá mức và không cho con bạn thử thách khả năng của mình, thực hành về một kỹ năng phối hợp động tác và thiếu sự tự tin. Bạn phải phân biệt giữa những cái cháu sợ với những điều bạn sợ; những cái cháu sợ sẽ khiến cháu thận trọng và có óc xét đoán, trong khi những điều bạn sợ sẽ làm tê liệt cả tính tò mò lẫn lòng nhiệt tình của cháu.
Khi cháu được ba tuổi, cháu có thể đi và chạy được một cách tự tin. Sinh lực của cháu không có giớihạn và cháu sẵn sàng thực hiện những hoạt động khó khăn hơn, vậy bạn hãy cho cháu nhiều cơ hội để phát huy: chạy, leo trèo, và đạp xe sẽ phát triển kỹ năng của cháu và giúp cháu tiêu hao bớt phần năng lượng dư thừa. Nếu bạn có điều kiện, thì hãy đặt làm cho cháu một dàn khung sắt để leo trèo, một cái thang dây, hay cái đu trong vườn nhà bạn, ở đó có thể quản lý cháu từ trong nhà. Tuỳ thuộc vào sự khéo léo và sự tự tin của con bạn, cháu có thể sẵn sàng trượt được patin, đạp xe đạp có gắn bánh phụ để giữ thăng bằng. Bây giờ cho cháu làm quen với các môn thể thao và những hoạt động khác có thể là đặt nền móng cho cả một cuộc đời năng động, nên bạn hãy cho cháu thật nhiều những môn khác nhau: bơi lội, nhảy múa, đá banh, cưỡi ngựa. Tối thiểu đi nữa, bạn hãy cố gắng bảo đảm cho cháu có được một nơi để chạy nhảy, leo trèo, hay chỉ để đá bóng loanh quanh.
Bạn luôn luôn có thể hướng dẫn cháu thực hiện những động tác mới và khó khăn, nắm tay cháu và hướng dẫn cháu thực hiện cho đến khi cháu có thể tự làm được để bạn yên tâm là cháu có đủ khả năng và như vậy là cháu đượcan toàn. Bạn hãy mở rộng tính mạo hiểm và óc tò mò nơi con bạn trên mọi lãnh vực, chứ không chỉ riêng về mặt phát triển thể chất mà cả với đồ chơi, âm nhạc, hội hoạ, sách đọc và các trò chơi phát triển óc sáng tạo.
(St)